Giáo án Đạo đức (cả năm)

Giáo án Đạo đức (cả năm)

A : MỤC TIÊU :

 1- Học sinh biết được:

 - Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền đựơc đi học.

- Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.

 2- Học sinh có thái độ:

 - Vui vẻ, phấn khởi đi học; tự hào trở thành học sinh lớp Một.

 - Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

 

doc 35 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1103Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
A : MỤC TIÊU : 
	1- Học sinh biết được: 
	- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền đựơc đi học.
- Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.
	2- Học sinh có thái độ:
	- Vui vẻ, phấn khởi đi học; tự hào trở thành học sinh lớp Một.
	- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vở bài tập Đạo Đức 1.
	- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như: “Trường em” (nhạc, lời : Phạm Đức Lộc), “Đi học” (nhạc: Bùi Đình Thảo, lời : Bùi Đình Thảo – Minh Chính), “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân), “Đi đến trường” (nhạc: Đức Bằng, lời: theo sách Học vần lớp 1 cũ)
C : HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Ổn định TC :
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra ĐDHT môn đạo đức.
Bài dạy : Em là học sinh lớp 1.
- Giới thiệu bài: Năm học này các em còn học mẫu giáo không?
 Em là học sinh lớp mấy?
- Giáo viên ghi tựa bài:
- Hoạt động 1: Chơi “Vòng tròn giới thiệu tên”
 + Tranh minh họa: em biết các bạn đang chơi trò chơi gì không?. Bây giờ chúng ta cùng chơi trò chơi giới thiệu tên nhé. Mỗi nhóm là 1 tổ, mỗi bàn có 2 bạn, bạn thứ nhất nói tên mình, bạn thứ hai nhắc lại tên bạn thứ nhất và nói tên mình. Sang bàn tiếp theo thực hiện tương tự.
 + Thảo luận: 
 Trò chơi có vui không?
 Trò chơi giúp em điều gì?
 Em đã nhớ và biết tên những bạn nào?.
 Em có thấy thích được giới thiệu tên mình với các bạn và nghe các bạn giới thiệu tên mình không?
 + Chốt: Mỗi người đều có 1 cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
- Hoạt động 2: Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình.
 + Tranh minh họa: 
 Hai bạn đang làm gì?
 Bạn trai thích những gì?
 Bạn gái thích những gì?
 Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.
 Giới thiệu trong nhóm 2 người.
 Giới thiệu trước lớp và chỉ định bạn khác giới thiệu
 Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không? Em có yêu cầu bạn phải thích giống như mình không?
 + Chốt: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa giữa người này và người khác, chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác.
- Nghỉ giữa tiết: Trò chơi “Nhớ tên”
- Hoạt động 3: Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
 + Nêu yêu cầu:
 Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em.
 + Tranh min họa:
 Tranh vẽ gì? Bạn gái chuẩn bị đi đâu?
 Mọi người trong nhà đã chuẩn bị cho bạn ấy như thế nào? (mẹ, bố, bà)
 Còn em, mọi người đã quan tâm và chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào?
 Em có thấy vui khi là học sinh lớp 1 không?
 Em có thích trường, lớp mới của mình không?
 Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1.
 Giáo viên liên hệ giáo dục tư tưởng: Là học sinh lớp 1, các em đã là học sinh tiểu học. Các em có thêm nhiều bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới. Các em sẽ được biết thêm nhiều điều mới lạ, sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán  Các em có quyền được học tập, được quan tâm chăm sóc vì vậy các em phải ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời thầy cô, cha mẹ, học hành chăm chỉ.
- Hát vui: Đi học về.
- Củng cố – dặn dò:
 Năm nay em là học sinh lớp mấy?
 Em sẽ làm những gì để thầy cô, cha mẹ được vui lòng? Để được mọi người yêu mến?
 Xem bài tập 4 : Chuẩn bị kể chuyện theo tranh (tiết 2)
- Nhận xét tiết học.
- Múa vui.
- Em không còn học mẫu giáo, em là học sinh lớp 1.
- SGK bài tập 1trang 3.
- Học sinh nêu.
- Chia làm 4 nhóm (4 tổ).
- Bàn 1: Sang – Sang, Hương.
 Bàn 2: Nhi – Nhi, Vân
 Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ tên bạn kế mình và 1 số bạn khác.
- Bạn biết tên em, em biết tên bạn.
- Nêu cá nhân.
- Bài tập 2 trang 3.
- Thảo luận, nêu ý kiến.
- Giới thiệu sở thích của mình.
- Xem hoạt hình, đá bóng, thả diều.
- Xem báo Nhi đồng, vẽ tranh.
- Có (hoặc không)
Nhận xét ý kiến bạn đúng hay sai, bổ sung.
- Thi đua xung phong, ai nhớ được tên nhiều bạn nhất.
- Bài tập 3 trang 4.
- Học sinh nêu cá nhân.
- Nêu trong nhóm nhỏ.
-Nêu trước lớp.
- Em vui và tự hào là học sinh lớp 1.
- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
TIẾT 2
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Khởi động:
3- Vào bài:
- Hoạt động 1: Tranh minh họa.
 + Giáo viên cho học sinh 5 phút xem tranh và chuẩn bị.
+ Giáo viên kể lại truyện, vừa kể, vừa chỉ vào từng tranh.
 Tranh 1: Đây là bạn Mai, Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp 1. Cả nhà: mẹ, bố, bà đều vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học.
 Tranh 2: Mai đã đến trường học. Trường Mai thật là đẹp, sạch sẽ và thoáng mát. Cô giáo tươi cười đón Mai và các bạn vào lớp. Mai học lớp 1A.
 Tranh 3: Ở lớp, Mai cùng các bạn được cô giáo dạy bao điều mới lạ. Rồi đây, em sẽ biết đọc, biết viết và biết làm toán nữa. Em sẽ tự đọc được truyện, đọc báo cho ông bà nghe, sẽ tự viết thư cho bạn bè hoặc người thân. Mai sẽ cố gắng học thật giỏi và ngoan.
 Tranh 4: Giờ ra chơi thật là vui, Mai có thêm nhiều bạn mới, cả bạn trai lẫn bạn gái, các em cùng chơi đùa ở sân trường.
 Tranh 5: Về nhà, Mai tíu tít kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn của em. Cả nhà đều vui, Mai đã là học sinh lớp Một rồi!
- Nghỉ giữa tiết: thể dục vui.
- Hoạt động 2: Chủ đề: “Trường em”
 Giáo viên để học sinh tự chọn và thể hiện tùy thích của mình.
 + Câu hỏi củng cố:
 Trẻ em có những quyền gì?
 Em cảm thấy thế nào khi đã là học sinh lớp Một?
 Kể từ nay em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một?
 + Giáo viên chốt ý và kết luận.
- Dặn dò: Về nhà tập kể lại cho người thân nghe hôm nay ở trường điều gì làm cho em vui thích nhất?
- Nhận xét tiết học: Tuyên dương cá nhân học sinh phát biểu tốt, động viên học sinh còn thụ động.
- Hát tập thể bài : “Đi đến trường”
- SBT/trang 4: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
- Học sinh tập kể chuyện trong nhóm(2 bạn cùng bàn).
- 2,3 học sinh kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân, tổ, nhóm, bàn.
- Múa hát, đọc thơ, vẽ tranh về chủ đề “Trường em”.
- Có họ tên, được đi học, được yêu thương và chăm sóc.
- Vui thích, tự hào, sung sướng
- Học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép.
TUẦN 3+4
BÀI 2 : GỌN GÀNG, SẠCH SẼ 
A : MỤC TIÊU : 
	1- Học sinh hiểu: 
	- Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	- Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng.
	2-Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ:
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vở bài tập Đạo Đức 1.
- Bài hát “Rửa mặt như mèo”(Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích).
- Bút chì hoặc sáp màu.
- Lược chải đầu.
C : HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định TC :
2- Kiểm tra bài cũ : Bài 1.
 Năm nay các con học lớp mấy?
 Con bao nhiêu tuổi thì học lớp 1?
 Con biết trẻ em có những quyền gì?
 Con làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1?
 Nhận xét.
3- Bài dạy : Gọn gàng, sạch sẽ.
- Hoạt động 1: Thảo luận.
 + Mời bạn lên đứng trước lớp.
 Vì sao em cho là bạn đó gọn gàng, sạch sẽ?
 + GV khen học sinh đã nhận xét chính xác.
- Hoạt động 2: Thực hành.
 + Giáo viên giải thích yêu cầu BT1: Tìm xem bạn nào có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
 + Vì sao em cho là các bạn số 1, 2, 3, 4, 6, 7 là chưa ăn mặc gọn gàng sạch sẽ? Và chưa gọn gàng sạch sẽ ở những điểm nào?
 + Nếu chưa gọn gàng sạch sẽ thì em nên sửa lại như thế nào để tốt hơn?
 + Giáo viên chốt ý: Đi học cần ăn mặc quần áo phẳng phiu, lành lặn, gọn gàng, sạch sẽ.
- Nghỉ giữa tiết: Hát “Rửa mặt như mèo”
- Hoạt động 3: Thực hành.
 + Giáo viên giải thích yêu cầu của BT2: Hãy chọn 1 bộ quần áo đi học cho nữ và 1 bộ cho nam.
 + Hỏi và chốt ý: Em có thích mặc những bộ quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, dơ bẩn khi đến lớp không? 
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- Củng cố, dặn dò:
 + Khi đến lớp em cần ăn mặc như thế nào? Vì sao?
 + Thực hành bài học. Chuẩn bị học T2.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- Lớp 1.
- 6 tuổi.
- Cả lớp nhận xét trong lớp bạn nào có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- CN bạn số 4, số 8.
- Aùo bẩn, giặt sạch.
- Aùo rách, đứt cúc, nhờ mẹ vá, đơm cúc.
- Cài cúc áo lệch: cài lại ngay ngắn.
- Quần áo ống thấp ống cao: Sửa lại ống.
- Quần áo nhàu nát: rà ủi cẩn thận.
- Dây giầy không buộc: thắt lại dây.
- Đầu tóc bù xù: chải lại tóc.
- HS tự chọn và nối với hình.
- Trình bày sự lựa chọn của mình, các bạn khác góp ý, bổ sung.
- Không.
- Trả lời CN.
TIẾT 2
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra tiết 1:
 + Khi đi học, em cần mặc quần áo như thế nào?
 + Tuần qua em đã chuẩn bị cho việc ăn mặc của mình khi đến trường như thế nào?
 + Nhận xét.
3- Vào bài:
- Hoạt động 1: Bài tập 3.
 + Yêu cầu : Trong tranh bạn đang làm gì? Em muốn làm như bạn nào? Vì sao?
 + Câu hỏi:
 Bạn nhỏ trong tranh đang làm  ...  + Trong tranh 2 học sinh ra khỏi lớp ra sao?
 + Việc ra lớp như vậy có tác hại gì?
 + Các em cần thực hiện theo các bạn ở tranh nào? Vì sao?
Kết luận: Xếp hàng ra vào lớp là biết giữ trật tự, chen lấn, xô đẩy là gây mất trật tự, có khi bị ngã, nguy hiểm. Trong trường học các em phải giữ trật tự.
- Hoạt động 2: Thảo luận toàn lớp.
Câu hỏi:
 + Để giữ trật tự em có biết nhà trường và cô giáo quy định những gì?
 + Để tránh mất trật tự các em cần không nên làm gì trong giờ học, khi ra vào lớp, trong giờ ra chơi ?
 + Việc giữ trật tự ở lớp, ở trường có lợi ích gì cho việc học tập, rèn luyện của các em?
 + Việc gây mất trật tự có hại gì cho việc học tập, rèn luyện của học sinh?
Kết luận: Để giữ trật tự trong trường học các em cần thực hiện những quy định như trong lớp thực hiện yêu cầu của cô giáo, xếp hàng vào lớp, lần lượt ra khỏi lớp, đi nhẹ, nói khẽ  không tự tiện làm việc riêng, nói chuyện riêng, trêu chọc nhau trong lớp, không chen lấn, xô đẩy nhau khi ra vào lớp, không la hét, nghịch phá trong giờ ra chơi.
- Nghỉ giữa tiết: Thể dục vui.
- Hoạt động 3: Học sinh liên hệ thực tế.
Kết luận: Việc giữ trật tự giúp các em học tập, rèn luyện thành người trò giỏi, ngoan ngoãn. Nếu gây mất trật tự trong lớp thì sẽ ảnh hưởng xấu đến việc học tập của bản thân và các bạn, bị mọi người chê cười.
- Trò chơi củng cố:
Giáo viên khen ngợi cá nhân, tổ biết giữ trật tự, nhắc nhở cá nhân, tổ còn có bạn vi phạm.
- Nhận xét tiết học.
- Cá nhân trả lời, các bạn góp ý, bổ sung.
- Từng cặp học sinh xem tranh và thảo luận.
- Trình bày kết quả thảo luận, bổ sung cho nhau theo nội dung tranh, so sánh nội dung 2 tranh với nhau.
- Học sinh thảo luận, bổ sung ý kiến cho nhau theo từng nội dung.
- Cả lớp múa, hát bài thể dục vui
- Tự liên hệ, việc các bạn trong lớp đã biết giữ trật tự trong trường học chưa?
- Bạn nào chăm chú, thực hiện các yêu cầu của cô giáo.
- Bạn nào còn chưa trật tự trong giờ học? Vì sao?
- Thi xếp hàng ra, vào lớp giữa các tổ.
- Tổ nào thực hiện tốt sẽ được cắm cờ đỏ.
- Tổ nào còn có bạn chưa tốt sẽ bị nhận cờ vàng.
TIẾT 2
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: tiết 1
 + Con đã làm gì để giữ trật tự trong trường học?
 + Giữ trật tự như vậy có lợi gì cho học tập và rèn luyện?
Nhận xét.
3- Bài dạy: Luyện tập.
- Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3.
 + Các bạn trong tranh đang ngồi học thế nào?
 + Các bạn có trật tự không? Trật tự như thế nào?
Kết luận: Trong lớp khi cô giáo nêu câu hỏi, các bạn học sinh đã chăm chú nghe và giơ tay phát biểu, không có bạn nào nói chuyện riêng, làm việc riêng. Con cần noi gương các bạn đó.
- Quan sát tranh 4:
 Trong lớp các bạn đã chăm chú nghe cô giảng chưa? Còn bạn nào chưa ngoan, bạn đó đang làm gì? Con có làm như vậy không? Vì sao?
- Nghỉ giữa tiết: Trò chơi “Bão thổi”
- Hoạt động 3: làm bài tập 5.
Gợi ý: 
 + Cô giáo đang làm gì với học sinh?
 + Hai bạn nam phía sau đang làm gì?
 + Việc làm đó có đúng không? Vì sao?
 + Việc làm này ảnh hưởng gì đến lớp học và cô giáo?
Kết luận: Việc làm của 2 ban nam gây mất nề nếp, trật tự của lớp, cản trở công việc giảng dạy của cô và việc học tập của lớp. Hai bạn này thật đáng chê trách.
- Củng cố: Hướng dẫn học sinh đọc phần ghi nhớ.
 + Thực hành bài học và xem trước bài 9.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời cá nhân.
- Cá nhân học sinh xem tranh và làm bài tập 3.
- Từng học sinh độc lập suy nghĩ.
- Nêu ý kiến bổ sung cho nhau.
- Cá nhân học sinh phát biểu.
- Xem tranh và thảo luận theo cặp.
- Cá nhân học sinh trình bày kết quả thảo luận và bổ sung ý kiến cho nhau.
- 2, 3 em đọc .
- Chung cả lớp 1 lần.
TUẦN 17+18 KIỂM TRA HKI
TUẦN 19+20
BÀI 9 : LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO 
A : MỤC TIÊU : 
1- Học sinh hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc, dạy dỗ em. Vì vậy, các em cần lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo.
2- Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Bút chì màu.
- Tranh bài tập 2 phóng to(nếu có thể)
- Điều 12 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
C : HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Bài 8.
- Cần phải làm gì khi ra, vào lớp và trong giờ học? Vì sao?
- Hãy đọc câu ghi nhớ của bài.
- Tuần qua, con đã giữ trật tự, nề nếp như thế nào?
3- Bài dạy: Bài 9.
Giới thiệu và ghi tựa bài.
- Hoạt động 1: Đóng vai
 + Tình huống a) Em gặp thầy, cô giáo trong trường.
 + Tình huống b) Em đưa sách vở cho thầy giáo, cô giáo.
Giáo viên kết luận các ý:
 + Khi gặp thầy cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
 + Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy cô giáo cần đưa bằng 2 tay.
 Khi đưa nói: “Thưa cô(thầy), đây ạ!”
 Khi nhận nói: “Em cám ơn thầy(cô)”
- Nghỉ giữa tiết: trò chơi nhỏ.
- Hoạt động 2: Vâng lời thầy, cô giáo.
 Câu hỏi gợi mở:
 + Cô giáo, thầy giáo cần khuyên bảo các em những điều gì?
 + Những lời yêu cầu, khuyên bảo của thầy cô giáo giúp ích gì cho em?
 + Vậy khi thầy cô giáo dạy bảo thì các em cần thực hiện như thế nào?
Kết luận: Hằng ngày, thầy cô giáo chăm lo, dạy dỗ, giáo dục các em, giúp các em trở thành học sinh ngoan, giỏi. Thầy cô dạy bảo các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp của lớp của trường về học tập và các mặt khác. Các em thực hiện tốt điều đó mới chóng tiến bộ và được mọi người yêu mến.
- Hoạt động 3: Bài tập 2.
Cho biết: Việc làm nào thể hiện bạn nhỏ biết vâng lời thầy cô giáo?
Kết luận: Thầy cô giáo đã không quản khó nhọc, chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy cô giáo dạy bảo.
- Củng cố, dặn dò:
Hoạt động nối tiếp chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép vâng lời thầy, cô giáo.
Xem trước bài tập 3, 4 trang 30.
- Nhận xét tiết học.
- Cá nhân học sinh trả lời, các bạn góp ý, bổ sung.
- Trò ngoan vào lớp nhẹ nhàng
Trật tự nghe giảng em càng ngoan hơn.
- Học sinh tìm hiểu các tình huống ở bài tập 1, phân vai cho nhau và nêu cách ứng xử.
- Cả lớp có ý kiến, nhận xét. Qua việc đóng vai em thấy:
 + Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy, cô giáo? Nhóm nào chưa?
 + Cần làm gì khi gặp thầy, cô giáo?
 + Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy, cô giáo?
- Mưa rơi.
- Thảo luận lớp, phát biểu, bổ sung ý kiến cho nhau.
- Quan sát tranh và cho biết tranh nào thể hiện hành động đúng, nêu lý do.
- Tranh 1 và 4.
TIẾT 2
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: tiết 1
- Vì sao em cần phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
- Hãy nêu những việc làm chứng tỏ em đã vâng lời thầy cô giáo?.
- Nhận xét.
3- Bài dạy: Luyện tập.
- Hoạt động 1: Liên hệ bản thân.
Giáo viên chọn cả học sinh ngoan và học sinh có biểu hiện chưa ngoan, yêu cầu các em liên hệ mình đã thực hiện vâng lời thầy, cô giáo như thế nào?
Giáo viên nhận xét chung: 
Khen ngợi những em đã biết lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo, nhắc nhở học sinh còn vi phạm.
- Nghỉ giữa tiết: Múa vui.
- Hoạt động 2: Làm bài tập 3.
Hãy kể về một bạn học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
+ Giáo viên kể: 1-2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường.
- Hoạt động 3: Bài tập 4.
Nêu yêu cầu.
 + Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy cô giáo?
Kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa tự giác vâng lời thầy cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
* Vui, múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”
- Trò chơi – củng cố: Chơi sắm vai.
Mỗi tổ chọn 1 vở diễn và thi đua diễn xem tổ nào diễn hay và đúng nhất.
- Nhận xét, dặn dò:
 + Hướng dẫn đọc, ghi nhớ SGK/29
Thầy cô như thể mẹ cha
Vâng lời, lễ phép mới là trò ngoan.
 + Thực hành bài học, xem trước bài 10.
- Cá nhân trả lời.
- Học sinh tự liên hệ và nêu các ý:
 + Em lễ phép (hay vâng lời) thầy cô giáo trong trường hợp ..
 + Em đã tỏ ra lễ phép (hay vâng lời) thầy cô giáo qua việc .
 + Em làm như vậy vì : 
 + Kết quả của việc vâng lời thầy cô là: .
- Một số học sinh kể trước lớp.
- Cả lớp nghe, trao đổi, góp ý, bổ sung.
- Sau mỗi câu chuyện, cả lớp nhận xét bạn nào trong câu chuyện đã biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
- Thảo luận nhóm theo bài tập 4, nêu các ý:
 + Em nhắc nhở nhẹ nhàng 
 + Em khuyên bạn không nên làm như vậy
 + Em nói rõ cho bạn hiểu làm như vậy là sai, thầy cô sẽ buồn lòng nếu ta chưa ngoan 
- Cả lớp hát vui, thư giãn bài: Cô giáo em, chim vành khuyên, vịt và gà.
- Vở diễn ngắn gọn, rõ nội dung, chủ đề:
 a) Cô giáo gọi 1 bạn lên đưa vở cho cô kiểm tra.
 b) Cho học sinh chào cô giáo ra về.
 c) Cô trả 1 vở bài làm cho bạn học sinh.
 d) Một bạn học sinh tình cờ đi chợ gặp cô.
- 2, 3 em đọc cá nhân.
- Chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docDaoDuc.doc