Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Tuần 8 đến tuần 35

Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Tuần 8 đến tuần 35

ĐẠO ĐỨC

BÀI: Gia đình em (tiếp theo)

A/. MỤC TIÊU :

- Hs biết gia đình là tổ ấm của mỗi người.

- Hs hiểu quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình.

B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

III/.Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Trò chơi “Đổi nhà”

 Mục tiêu : Hs biết gia đình là tổ ấm của mỗi người.

 Cách thực hiện :

- Gv phổ biến luật chơi : Học sinh đứng vòng tròn đếm1, 2  đến hết. Người 1, 3 sẽ nắm tay đưa cao làm nhà, người số 2 ở giữa. Khi Gv nói to: “Đổi nhà” thì người số 2 (ở giữa) sẽ chạy đổi nơi khác, ai chậm chân bị phạt.

 Nhận xét

+ Em cảm thấy thế nào khi luôn phải đổi nhà?

+ Em có cảm nghĩ gì khi có 1 mái ấm?

+ Nếu không có gia đình, em cảm thấy thế nào?

- Nhận xét. Tuyên dương

 

doc 27 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Tuần 8 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 28/10/1018
Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
BÀI: Gia đình em (tiếp theo)
A/. MỤC TIÊU :
- Hs biết gia đình là tổ ấm của mỗi người.
- Hs hiểu quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình.
B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
III/.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1: Trò chơi “Đổi nhà”
Mục tiêu : Hs biết gia đình là tổ ấm của mỗi người.
Cách thực hiện :
Gv phổ biến luật chơi : Học sinh đứng vòng tròn đếm1, 2 à đến hết. Người 1, 3 sẽ nắm tay đưa cao làm nhà, người số 2 ở giữa. Khi Gv nói to: “Đổi nhà” thì người số 2 (ở giữa) sẽ chạy đổi nơi khác, ai chậm chân bị phạt.
à Nhận xét 
+ Em cảm thấy thế nào khi luôn phải đổi nhà?
+ Em có cảm nghĩ gì khi có 1 mái ấm?
+ Nếu không có gia đình, em cảm thấy thế nào?
Nhận xét. Tuyên dương
HOẠT ĐỘNG 2: Sắm vai
Mục tiêu : Hs hiểu quyền và bổn phận của trẻ em đối với gia đình.
Cách thực hiện :
Gv chia nhóm, sắm vai :
Mẹ đi làm, dặn Long : 
Hôm nay nắng, con ở nhà học bài , trông nhà?
Vâng ạ!
Các bạn đến rủ Long đi chơi
Tớ có bóng đẹp, đi chơi Long nhé !
Mẹ dặn tớ trông nhà.
Chơi đi, học sau cũng được.
Long lưỡng lự rồi đồng ý .
Nhận xét về việc làm của bạn Long? Phân tích đúng, sai?
Tác hại của sự không vâng lời?
Nếu là em, em có làm như vậy không?
IV/. Củng cố (5’)
Học bài gì?
Để bố mẹ vui lòng, cácem cần phải làm gì?
Thi hát về chủ đề gia đình
Nhận xét. Tuyên dương.
DẶN DÒ
Chuẩn bị bài “Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
TUẦN 9
Ngày soạn: 4/11/1018
Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (tiết 1)
I-Mục tiêu:
- Hs hiểu: Đ/v anh chị cần lễ phép, Đ/v em nhỏ cần biết nhường nhịn có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị. Biết nhường nhịn em nhỏ.
II-Hoạt động daỵ-học:
Hoạt động1: 
+Mục tiêu: Hướng dẫn Hs quan sát tranh và nhận xét
 việc làm của các bạn nhỏ trong 2 tranh vẽ.
+Cách tiến hành: Gv giới thiệu tranh và hướng dẫn Hs cho lời nhận xét về việc làm củacác bạn nhỏ trong tranh.
→Gv sửa bài: chốt lại nội dung từng tranh.
 Tranh1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh.
 .Tranh 2:Hai chị em cùng nhau chơi đồ hàng, chị giúp em mặt áo búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận.
+Kết luận: Anh chị em trong gia đình phải yêu thương và hoà thuận với nhau.
-Hoạt động 2: 
 +Mục tiêu:thảo luận, phân tích tình huống BT2.
 +Cách tiến hành: 
 . Cho biết tranh BT2 vẽ gì?
 .Tranh1: Lan đang chơi với em thì được cô cho quà.
 .Tranh 2: Bạn Hùng đang có một chiếc ô tô đồ chơi nhưng em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi.
 .Gv hỏi:
 .Theo em bạn Lan ở tranh 1 và Hùng ở tranh2 có những cách giải quyết nào?
 →Lan nhận quà và giữ tất cả cho mình.
 →Lan chia cho em.
 →Lan nhường hết cho em.
 → Hùng cho em mượn đồ chơi
 →Gv chọn câu trả lời hay và chốt lại kết luận cho cả lớp.
Hoạt động 3: 
 +Củng cố: 
 .Các em học được gì qua bài này?
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: Hôm sau học tiếp bài này.
 Về nhà chuẩn bị BT3.
TUẦN 10
Ngày soạn: 11/11/1018
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
Bài5: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (tiết 2).
I-Mục tiêu:
 Hs hiểu: Đ/v anh chị cần lễ phép, Đ/v em nhỏ cần biết nhường nhịn có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị. Biết nhường nhịn em nhỏ.
II-Hoạt động daỵ-học:
3.1-Hoạt động 1:
+Mục tiêu: Hs làm BT2.
+Cách tiến hành: 
Cho Hs đọc yêu cầu BT và hướng dẫn Hs làm BT→Hãy nối các bức tranh với chữ NÊN hoặc chữ KHÔNG NÊN cho phù hợp và giải thích vì sao→ gọi Hs lên bảng làm.
3.2-Hoạt động 2:
+Mục tiêu: Gv chia nhóm và hướng dẫn Hs đóng vai theo tình huống của BT2.
+Cách tiến hành:
.Chia nhóm để thảo luận về hoạt động đóng vai .
.Gv yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện tham gia.
.Hướng dẫn Hs đóng vai.
+Kết luận:
Anh chị cần phải nhường nhịn em nhỏ.
Là em phải lễ phép và vâng lời anh chị.
3.3-Hoạt động 3:
+Mục tiêu: Cho Hs tự liên hệ bản thân.
+Cách tiến hành: Gọi Hs lên nêu những liên hệ với bản thân hoặc kể những câu chuyện về lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ.
3.4-Hoạt động 4:
Xem trước bài: “Nghiêm trang khi chào
=====================================
TUẦN 11
Ngày soạn: 18/11/1018
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
I-Mục tiêu: 
- Ôn tập củng cố thực hành kĩ năng các bài đã học .
III-Hoạt động daỵ-học:
Hoạt động 1: 
-Gv lần lượt ôn lại tất cả các bài đã học theo thứ tự .
Hoạt động 2: 
-Liên hệ thực tế .
Hoạt động 3: 
+Củng cố, dặn dò: 
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học 
TUẦN 12
Ngày soạn: 25/11/1018
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (tiết 1).
I-Mục tiêu:
Hs hiểu: Trẻ em cần có quốc tịch.
 Lá cờ Việt nam là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
 Quốc kỳ tượng trưng cho đất nước cần phải trân trọng và giữ gìn.
II-Hoạt động daỵ-học:
Hoạt động 1: 
+Mục tiêu: Hs làm BT1.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT .
-Cho HS quan sát tranh bài tập 1 và KL.
+Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang tự giới thiệu để làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là việt Nam.
Hoạt động 2: 
+Mục tiêu: Cho Hs làm BT2.
+Cách tiến hành: Gv hỏi:
 .Những người trong tranh đang làm gì?
 .Tư thế họi đứng chào cờ như thế nào?
 .Vì sao họ đứng nghiêm trang khi chào cờ?
 .Vì sao họ sung sướng khi nâng lá cờ tổ quốc?
+Kết luận:
.Chào cờ là thể hiện tình cảm trang trọng và thiêng liêng của mình giành cho tổ quốc.
.Quốc kỳ tượng trưng cho một đất nước.
.Quốc kỳ Việt nam có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
.Quốc ca là bài hát chính thức khi chào cờ. 
.Khi chào cờ phải: Bỏ mũ nón, đầu tóc áo quần phải chỉnh tề, đứng nghiêm trang, mắt hướng nhìn về quốc kỳ.
.Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính quốc kỳ và tình yêu đối với tổ quốc.
Hoạt động 3: 
+Mục tiêu: Làm BT 3.
+Cách tiến hành: Yêu cầu Hs đọc Y/c BT3→ hướng dẫn làm BT theo nhóm 2 em .
+Kết luận:
. Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng.
Hoạt động 4:
+Củng cố: 
 .Các em học được gì qua bài này?
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: 
 .Về nhà xem lại bài và tập hát bài “Lá cờ Việt Nam” 
 . Chuẩn bị màu tô để tiết sau học tiếp.
TUẦN 13
Ngày soạn: 02/12/1018
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (tiết 2).
I-Mục tiêu:
Hs hiểu: Trẻ em cần có quốc tịch.
 Lá cờ Việt nam là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
 Quốc kỳ tượng trưng cho đất nước cần phải trân trọng và giữ gìn.
 Nhận biết được cờ tổ quốc. Biết nghiêm trang khi chào cờ.
II-Hoạt động daỵ-học:
3.1-Hoạt động 1: 
+Mục tiêu: Cả lớp tập chào cờ.
+Cách tiến hành: Gv hướng dẫn cả lớp chào cờ.
 .Gv chào mẫu cho Hs xem.
 .Sau đó hướng dẫn các em chào cờ.
 .Gv cho hoạt động theo tổ, cho thi đua giữa các tổ.
3.2-Hoạt động 2: 
+Mục tiêu: Hs làm BT4, vẽ và tô màu lá quốc kỳ.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT và hướng dẫn Hs làm BT→vẽ và tô màu lá quốc kỳ không quá thời gian quy định.
-Gv thu bài và chấm và chọn ra hình vẽ đẹp nhất.
-Gv hướng dẫn Hs đọc câu thơ cuối bài.
+Kết luận:
-Trẻ em có quyền có quốc tịch.
-Quốc tịch của chúng ta là Việt nam.
-Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính quốc kỳ, thể hiện tình yêu đối với tổ quốc Việt Nam.
3.3-Hoạt động 3: 
+Củng cố: 
 .Các em học được gì qua bài này?
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: 
 .Về nhà xem lại bài đã học và hát bài “Lá cờ Việt 
 Nam” 
 . Xem trước bài “Đi học đều và đúng giờ”
TUẦN 14
Ngày soạn: 9/12/1018
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tiết 1).
I-Mục tiêu:
- Hs biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
II-Hoạt động daỵ-học:
3.1-Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
→ Giới thiệu trực tiếp bài.
3.2-Hoạt động 2: 
+Mục tiêu: Hs làm BT1.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT, giới thiệu các nhân vật của câu chuyện và hướng dẫn Hs làm BT→Gv hỏi:
.Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạm lại đi học đúng giờ?
. Qua câu chuyện này em thấy bạn nào đáng khen và vì sao?
- Gv sửa bài .
3.3-Hoạt động 3: 
+Mục tiêu: Cho Hs làm BT2
 → đóng vai theo tình huống.
+Cách tiến hành: Gv cho Hs đọc yêu cầu BT.
 . Phân công & chọn vai theo tình huống đã cho
 → Hs làm BT theo Y/c của Gv. 
- Gv hỏi:
 .Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn? Vì sao?
3.4-Hoạt động 4: 
+Củng cố: 
 .Các em vừa học bài gì ?
 .Bạn nào luôn đi học đúng giờ ?
 .Em cần phải làm gì để đi học đúng giờ ?
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặn dò: 
 .Về nhà thực hiện bài vừa học.
 . Chuẩn bị BT 4 để tiết sau học tiếp.
TUẦN 15
Ngày soạn: 16/12/1018
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (tiết 2).
I-Mục tiêu:
- Hs biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
II-Hoạt động daỵ-học:
-Hoạt động 1: 
+Mục tiêu: Hs làm BT4 → đóng vai các nhân vật
 trong tình huống đã cho.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT, giới thiệu các nhân vật của câu chuyện và hướng dẫn Hs đóng vai các nhân vật trong BT.
-Gv hỏi :
.Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?
+Kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
Hoạt động 2: 
+Mục tiêu: Hs làm BT 5.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT và hướng dẫn Hs làm BT.
- Gv sửa bài .
+Kết luận: Theo BT này, dù trời mưa các bạn vẫn đội mũ , mặc áo mưa vượt khó đi học.
Hoạt động 3: 
+Mục tiêu: Hs thảo luận. 
+Cách tiến hành: Gv hỏi:
 . Đi học đều có lợi gì ?
 . Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ ?
 . Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào ?
 . Nếu nghỉ học phải làm gì ?
-Gv hướng dẫn Hs xem bài trong SGK→ đọc 2 câu thơ cuối bài và hát bài “Đi tới trường”
Hoạt động 4: 
+Củng cố: 
 .Các em vừa học bài gì ?
 .Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
 +Dặ ... t khi chia tay.
HOẠT ĐỘNG 2: Thảo luận BT3
Mục tiêu : Biết cách chào hỏi, tạm biệt ở nơi công cộng.
Cách thực hiện :
Gv chia nhóm
Gv đưa ra câu hỏi :
+ Ta cần chào hỏi khi nào ?
+ Vì sao ta phải làm như vậy ?
è Chốt ý: Cần chào hỏi, tạm biệt cho phù hợp với người đó về mối quan hệ, tuổi tác, lời chào hỏi, tạm biệt phải nhẹ nhàng, không gây ồn ào, không nói to, 
Nhận xét
Củng cố 
Học bài gì?
Khi nào cần chào hỏi?
Khi nào cần tạm biệt?
Hát bài “Con chim vành khuyên”
Nhận xét. Tuyên dương.
DẶN DÒ
Chuẩn bị tiết “Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng” (tiết 1)
TUẦN 30
Ngày soạn:13/4/2019
Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG
A/. MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu : Cần phải bảo vệ hoa và cây nơi công cộng vì chúng có nhiều lợi ích như làm đẹp, làm cho không khí trong lành
Biết thực hiện những quy định về bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, biết chăm sóc, bảo vệ cây hoa, cây xanh
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống :
Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức : Hs hiểu lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
Kĩ năng xác định giá trị : HS biết bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, biết bảo vệ môi trường trong lành.
B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát cây và hoa ở sân trường
Mục tiêu:Học sinh biết lợi ích của cây vàhoa.
Cách thực hiện :
Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường.
+ Em có thích chơi ở những nơi này không?
+ Những nơi này có đẹp, mát không ?
+ Làm gì cho sân trường, vườn trường thêm đẹp và mát?
+ Ích lợi? Nhiệm vụ?
Các em có quyền gì?
è Chốt ý: Hoa và cây là những cây xanh góp phần mang lại bầu không khí trong lành . Chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc vì lợi ích của nó mang lại cho con người .
HOẠT ĐỘNG 2: Làm BT 1
Mục tiêu : Biết cách chào hỏi và chăm sóc
Cách thực hiện :
Nêu yêu cầu BT 1
Gv đưa ra câu hỏi :
+ Các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Em tán thành những việc làm nào? Vì sao?
+ Em có thể làm được như các bạn đó không?
Bảo vệ, chăm sóc cây bằng cách nào? Ích lợi?
è Chốt ý: : Cây xanh cho ta bóng mát, góp phần mang lại bầu không khí trong lành. Dù được trồng ở đâu chúng ta cũng cần phải bảo vệ cây xanh .
Nhận xét
HOẠT ĐỘNG 3: Làm BT 2
Mục tiêu : Phân biệt hành động nên làm, nên tránh.
Cách thực hiện :
Chia nhóm (2Hs/ nhóm) : quan sát và thảo luận
Gv đưa ra câu hỏi :
+ Các bạn đang làm gì?
+ Em tán thành những việc làm nào? Vì sao?
+ Tô màu vào quần áo bạn có hành động đúng?
è Chốt ý: : Chúng ta chăm sóc hoa và cây bằng cách vun bón cho cây, không ngắt hoa, bẻ cành . Cần có những lời khuyên khi thấy bạn mình hoặc những ai có hành động gây hại cho cây xanh .
Nhận xét
Củng cố 
Học bài gì?
Vì sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
Nhận xét. Tuyên dương.
DẶN DÒ
Chuẩn bị tiết “Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng” (tiết 2)
=====================================================
TUẦN 31
Ngày soạn:20/4/2019
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG(TT)
A/. MỤC TIÊU :
: Học sinh hiểu : Cần phải bảo vệ hoa và cây nơi công cộng vì chúng có nhiều lợi ích như làm đẹp, làm cho không khí trong lành
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống :
Kĩ năng tư duy phê phán : Hs hiểu được : Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, các em cần trồng cây, tưới cây mà không được làm hại, gây hư hỏng đến chúng như trèo cây, bẻ cành, hái hoa lá, giẫm đạp lên chúng.
Kĩ năng xác định giá trị : HS thực hiện được những qui định về bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, biết chăm sóc, bảo vệ cây hoa, cây xanh (ở nhà mình, nơi công cộng).
Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức : Giáo dục Hs biết bảo vệ và chăm sóc cây hoa, cây xanh.
B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: Làm BT 3
Mục tiêu : Học sinh biết lợi ích của cây và hoa, cách góp phần làm cho môi trường thêm trong lành.
Cách thực hiện :
Nêu yêu cầu BT 3
Nhận xét
+ Những nơi này có đẹp, mát không ?
+ Làm thế nào cho môi trường xung quanh thêm trong lành? Ích lợi
è Chốt ý: Chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc vì lợi ích của nó mang lại cho con người .
HOẠT ĐỘNG 2: Làm BT 4
Mục tiêu : Biết thảo luận và sắm vai
Cách thực hiện :
Nêu yêu cầu BT 4
Gv gioa nhiệm vụ cho các nhóm
+ Các bạn nhỏ đang làm gì?
0+ Em tán thành những việc làm nào? Vì sao?
+ Việc làm nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường?
+ Em sẽ khuyên bạn thế nào?
Làm thế em đã thực hiện quyền gì?
è Chốt ý: : Dù cây xanh được trồng ở đâu chúng ta cũng cần phải bảo vệ cây xanh .
Nhận xét
HOẠT ĐỘNG 3: Xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa
Mục tiêu : Biết cách bảo vệ cây và hoa.
Cách thực hiện :
Chia nhóm (6Hs/ nhóm) : thảo luận xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa
Gv đưa ra gợi ý :
+ Bảo vệ, chăm sóc cây, hoa ở đâu? Lúc nào?
+ Cách làm?
+ Làm những công việc gì?
è Chốt ý: : Chúng ta cần có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
Nhận xét
Củng cố 
Học bài gì?
Đọc bài thơ?
Nhận xét. Tuyên dương.
DẶN DÒ
Chuẩn bị tiết sau
=====================================================
TUẦN 32
Ngày soạn:27/4/2019
Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP
A/. MỤC TIÊU :
Học sinh củng cố lại các kiến thức đã học.
Biết thực hiện những quy định.
B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG : Làm phiếu học tập
Mục tiêu : Học sinh ôn lại các kiến thức đã học
Cách thực hiện :
Bài 1 : Đúng ghi Đ, sai ghi S
Để bảo vệ cây và hoa, em nên :
 Bẻ cành, đu cây
 Tưới cây, rào cây, nhổ cỏ, bắt sâu
 Đạp lên cỏ
Bài 2 : Khoanh tròn câu đúng nhất
Để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo, ta nên :
Lễ phép chò hỏi lúc gặp mặt, lúc chia tay.
Lễ phép và lắng nghe.
Lễ phép và làm theo lòi thầy cô dạy bảo.
Bài 3 : Điền từ “cảm ơn” hay “xin lỗi”
Nói  khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
Nói  khi làm phiền người khác.
Bài 4 : Nói tiếp cho đủ ý
Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm 
Cây và hoa làm cho không khí thêm 
Bài 5: Chọn tình huống, sắm vai 
Nhận xét
Củng cố 
Học bài gì?
Nhận xét. Tuyên dương.
DẶN DÒ
Chuẩn bị tiết sau
=====================================================
TUẦN 33
Ngày soạn:4/5/2019
Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY XANH
A. Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc các kiến thức đã học trong các bài đạo đức 
 -Thực hiện đúng các kỹ năng cần thiết qua các bài học .-Thực hành chăm sóc và bảo vệ cây
 - HS thực hiện tốt bài học để áp dụng vào cuộc sống.
B/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập
*HDHS: ôn tập qua các câu hỏi:
?Hoa và cây xanh có ích lợi gì?
?Muốn cho vườn trường xanh ,sạch ,đẹp em cần làm gì?
*GV đưa ra các tình huống cho HS thảo luận:
-Trong giờ ra chơi em nhìn thấy có 1 bạn giẫm đạp lên bồn hoa trước lớp học .Khi đó em làm gì ?
*Khi nhìn thấy bạn hái hoa em phải nhắc nhở ,ngăn chặn bạn .Các bạn làm như vậy là sai.Vì làm hỏng hoa.
-Yêu cầu HS kể về một việc em đã trồng hoa ,trồng cây hoặc chăm sóc cây ,hoa.
Hoạt động 2: Thực hành
*HDHS nhổ cỏ ,bắt sâu ,tưới cho cây xanh trong lớp ,ngoài sân
-GV phân công theo tổ –Quan sát giúp đỡ ,nhắc nhở.
-Nhận xét tuyên dương
3.Củng cố – dặn dò
-Chốt nội dung bài ôn-Giáo dục HS 
- Thực hiện đúng theo bài học 
-Nhận xét tiết học
=====================================================
TUẦN 34
Ngày soạn:11/5/2019
Thứ hai ngày 13 tháng 5 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY Ở TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU 
- Tiếp tục cho HS hiểu được ích lợi của cây và hoa ở nơi công cộng 
- Biết bảo vệ và chăm sóc cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng 
- Rèn cho các em có ý thức tốt 
II. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động 1 : 
- HS quan sát thảo luận 
? ở sân trường có những cây và hoa gì ? 
? Những cây nào cho bóng mát nhất ? 
? Trồng hoa ở sân trường để làm gì ? 
Kết luận : Muốn làm cho môi trường trong lành các em cần phải trồng cây và chăm sóc cây , không bẻ cành , hái hoa ) 
Hoạt động 2 : 
? Khi các em nhìn thấy 1 bạn đang bẻ cành cây em phải làm gì ? 
? Em thấy bạn trèo lên cây em phải làm gì ? 
Kết luận : Không bẻ cành , hái hoa , không được trèo cây để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính bản thân .
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ 
- Về nhà thực hành tốt những điều các em vừa học . 
=====================================================
TUẦN 35
Ngày soạn:18/5/2019
Thứ hai ngày 20 tháng 5 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP HK II
I . MỤC TIÊU :
- Hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học trong HK II ( B 10.11.12 )
Nhận biết phân biệt được những hành vi đúng , hành vi sai . Biết cách xử lý các tình huống theo hướng tốt nhất .
- Vận dụng tốt vào thực tế đời sống .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Mt :Học sinh nắm được tên bài học , nội dung cần học ôn.
Trong HKII em đã học được bao nhiêu bài , gồm những bài gì ?
Giáo viên giới thiệu 3 bài cần ôn .(Bài 10, 11.12 )
Giáo viên ghi đầu bài 
Hoạt động 2 : 
Mt :Giúp Học sinh hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học ở 3 bài 10,11,12.
Giáo viên đặt câu hỏi :
+ Khi gặp thầy cô giáo trên đường em phải làm gì ?
+ Khi đưa hay nhận vật gì từ tay thầy cô giáo , em phải có thái độ như thế nào ?
+ Nói năng với thầy cô như thế nào ?
+ Khi thầy cô dạy bảo hay giao việc .. em phải làm gì ?
+ Vì sao em cần có bạn cùng học cùng chơi ?
+ Em phải cư xử như thế nào với bạn khi cùng học cùng chơi ?
+ Khi đi bộ trên đường em phải đi ở phần đường nào ? Vì sao ?
+ Ở đường nông thôn không có lề đường em đi ở đâu ?
+ Khi qua ngã 3 ,ngã 4 em cần nhớ điều gì ?
+ Đi bộ đúng quy định có lợi gì ?
Hoạt động 3: Luyện tập 
Mt : Học sinh luyện tập phân biệt đúng sai qua các hoạt động của các bạn trong tranh .
Giáo viên sử dụng một số tranh trong các bài tập trước để cho Học sinh thi đua theo nhóm, lên xếp những tranh có hành vi đạo đức đúng qua 1 nhóm , tranh có hành vi đạo đức sai qua 1 nhóm .
Giáo viên nhận xét tuyên dương đội xếp đúng xếp nhanh .
Hoạt đông 4 : Đóng vai 
Mt:Biết cách xử lý phù hợp với các tình huống . 
Giáo viên đưa ra 2 tình huống yêu cầu Học sinh chia nhóm thảo luận , đóng vai .
1/ Trên đường đi chơi với bố mẹ , em gặp cô giáo ở công viên .
2/ Bạn em chạy chơi bị vấp ngã , em đứng gần đó sẽ làm gì ?
- Giáo viên kết luận từng tình huống .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_tuan_8_den_tuan_35.doc