Ngày soạn: 22 – 02 – 2010 Ngày dạy: 23 – 02 – 2010
TUẦN: 25 MÔN: ĐẠO ĐỨC 2
TIẾT: 25 bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG giữa HỌC KÌ 2
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Hệ thống lại các kiến thức, kĩ năng thực hành đạo đức của các bài đã học: - HS trả lại của rơi khi nhặt được. HS biết quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày. HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp. Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại. Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.
Thái độ:
- Có ý thức và thái độ thực hành đạo đức ứng xử văn minh, lịch sự.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu bài tập, các tình huống đạo đức.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại”
- Các việc nên làm và không nên làm khi gọi và nhận điện thoại?
- GV nhận xét.
Ngày soạn: 22 – 02 – 2010 Ngày dạy: 23 – 02 – 2010 TUẦN: 25 MÔN: ĐẠO ĐỨC 2 TIẾT: 25 BÀI: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ 2 I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức – Kĩ năng: - Hệ thống lại các kiến thức, kĩ năng thực hành đạo đức của các bài đã học: - HS trả lại của rơi khi nhặt được. HS biết quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày. HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp. Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại. Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự. Thái độ: - Có ý thức và thái độ thực hành đạo đức ứng xử văn minh, lịch sự. II. Chuẩn bị GV: Phiếu bài tập, các tình huống đạo đức. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại” - Các việc nên làm và không nên làm khi gọi và nhận điện thoại? - GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Giới thiệu bài: Thực hành kĩ năng giữa kì 2 b. Nội dung: Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ bản thân -Yêu cầu: Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi. -GV nhận xét, đưa ra ý kiến đúng cần giải đáp. -Khen những HS có hành vi trả lại của rơi. Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi. Hoạt động 2: Tập nói lời đề nghị, yêu cầu -Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lại lời đề nghị của em với bạn nếu em là Nam trong tình huống 1, là Tuấn trong tình huống 3, là Hùng trong tình huống 4 của hoạt động 2. -Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau chọn 1 trong 3 tình huống trên và đóng vai. -Gọi một số cặp trình bày trước lớp. -Kết luận: Khi muốn nhờ ai đó một việc gì các em cần nói lời đề nghị yêu cầu một cách chân thành, nhẹ nhàng, lịch sự. Không tự ý lấy đồ của người khác để sử dụng khi chưa được phép. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm -Phát phiếu thảo luận và yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em. -Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung nếu cần. -Kết luận về các việc cần làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. - HS tự kể chuyện mình biết. -HS cả lớp nhận xét về độ đúng mực của các hành vi của các bạn trong các câu chuyện được kể. -HS nghe, ghi nhớ. -Viết lời yêu cầu đề nghị thích hợp vào giấy. -Thực hành đóng vai và nói lời đề nghị, yêu cầu. -Một số cặp trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. -Các nhóm HS suy nghĩ, thảo luận và ghi lại các việc nên làm và không nên làm khi gọi và nhận điện thoại. Ví dụ: -Các việc nên làm khi gọi và nhận điện thoại là: +Nhấc ống nghe nhẹ nhàng. +Tự giới thiệu mình. +Nói năng nhẹ nhàng, từ tốn rõ ràng. +Đặt ống nghe nhẹ nhàng. -Những việc không nên làm khi nhận và gọi điện thoại là: +Đặt mạnh ống nghe, phát ra tiếng động lớn. +Nói trống không. +Nói quá bé. +Nói quá to +Nói quá nhanh. +Nói không rõ ràng. HS khá giỏi thực hiện 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Dặn HS thực hành kĩ năng đã học GDTT: Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện. - Chuẩn bị bài cho tiết sau “Lịch sự khi đến nhà người khác” Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 01 – 03 – 2010 Ngày dạy: 02 – 03 – 2010 TUẦN: 26 MÔN: ĐẠO ĐỨC 2 TIẾT: 26 BÀI: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác. Kĩ năng: - Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen. + HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. Thái độ: - Có ý thức và thái độ thực hành đạo đức ứng xử văn minh, lịch sự. II. Chuẩn bị - Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Chuyện kể: Đến chơi nhà bạn Một lần Tuấn và An cùng đến nhà Trâm chơi. Vừa đến nơi, Tuấn đã nhảy xuống xe, đập ầm ầm vào cửa cổng nhà Trâm và gọi to: - Trâm ơi có nhà không? Mẹ Trâm ra mở cửa, cánh cửa vừa hé ra Tuấn đã chui tọt vào trong và hỏi mẹ Trâm: - Trâm có nhà không bác? Mẹ Trâm có vẻ giận lắm nhưng bác chưa nói gì. An thì từ nãy đến giờ quá ngỡ ngàng trước hành động của Tuấn nên vẫn đứng im. Lúc này An mới đến trước mặt mẹ Trâm và nói: - Cháu chào bác ạ ! Cháu là An còn đây là Tuấn, chúng cháu học cùng lớp với Trâm. Chúng cháu xin lỗi bác vì bạn Tuấn đã làm bác phiền lòng. Bác cho cháu hỏi bạn Trâm có nhà không ạ? Nghe An nói mẹ Trâm nguôi giận và mời hai bạn vào nhà. Lúc vào nhà An dặn nhỏ với Tuấn: - Cậu hãy cư xử cho lịch sự, nếu không biết thì thấy tớ làm thế nào, cậu làm theo như thế nhé? Ở nhà Trâm ba bạn chơi rất vui vẻ nhưng lúc nào Tuấn cũng để ý xem An cư xử ra sao. Thấy An cười nói rất vui vẻ, thoải mái nhưng lại rất nhẹ nhàng Tuấn cũng hạ giọng của mình xuống. Thấy An trước khi muốn xem một quyển sách hay một món đồ chơi nào đó đều hỏi Trâm rất lịch sự, Tuấn cũng làm theo. Lúc ra về, An kéo Tuấn đến trước mặt mẹ Trâm và nói: - Cháu chào bác, cháu về ạ ! Tuấn cũng còn ngượng về chuyện lúc trước nên lí nhí nói: - Cháu xin phép bác cháu về. Bác thứ lỗi cho cháu về chuyện ban nãy. Mẹ Trâm cười vui vẻ: - Bác đã không còn nghĩ về chuyện đó nữa rồi vì bác biết là cháu sẽ không bao giờ cư xử như thế nữa, thỉnh thoảng hai đứa lại sang chơi với Trâm cho vui nhé ! III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: + Hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi. + Khi muốn nhờ ai đó một việc gì các em cần nói lời đề nghị yêu cầu như thế nào? + Các việc cần làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. - Kiểm tra sách vở, hướng dẫn học tập. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài a. Hoạt động 1: Kể chuyện: Đến chơi nhà bạn - GV kể 1 lần. Hướng dẫn HS nắm nội dung cốt truyện. b. Hoạt động 2: Phân tích truyện: Đến chơi nhà bạn Tổ chức đàm thoại -Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì? -Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào? -Lúc đó An đã làm gì? -An dặn Tuấn điều gì? -Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử như thế nào? -Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa? -Em rút ra bài học gì từ câu chuyện? GV tổng kết hoạt động và nhắc các em luôn phải lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng mọi người và tôn trọng chính bản thân mình. c. Hoạt động 3: Học sinh liên hệ thực tế -Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó. -Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể. - HS khá đọc lại. -Tuấn đập cửa ầm ầm và gọi rất to. Khi mẹ Trâm ra mở cửa, Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không. -Mẹ Trâm rất giận nhưng bác chưa nói gì? -An chào mẹ Trâm, tự giới thiệu là bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi bác xem Trâm có nhà không. -An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, nếu không biết thì làm theo những gì An làm. -An nói năng nhẹ nhàng. Khi muốn dùng đồ chơi của Trâm, An đều xin phép Trâm. -Vì bác thấy Tuấn đã nhận ra cách cư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở, chỉ cho cách cư xử lịch sự. -Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi. -Một số HS kể trước lớp. -Nhận xét từng tình huống mà bạn đưa ra xem bạn cư xử như thế đã lịch sự chưa. Nếu chưa, cả lớp cùng tìm cách cư xử lịch sự. HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về Lịch sự khi đến nhà người khác. - Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện. - Chuẩn bị bài cho tiết sau “Lịch sự khi đến nhà người khác” (tiết 2) - Nhận xét tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 08 – 03 – 2010 Ngày dạy: 09 – 03 – 2010 TUẦN: 27 MÔN: ĐẠO ĐỨC 2 TIẾT: 27 BÀI: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác. Kĩ năng: - Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen. + HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. Thái độ: - Có ý thức và thái độ thực hành đạo đức ứng xử văn minh, lịch sự. II. Chuẩn bị - Phiếu tình huống Họ và tên : . Phiếu học tập Lớp : Lịch sự khi đến nhà người khác 1. Đánh dấu + vào ô c thể hiện thái độ của em. a) Hương đến nhà Ngọc chơi, thấy trong tủ của ngọc có búp bê người mẫu rất đẹp, Hương liền lấy ra chơi. c Đồng tình c Phản đối c Không biết b) Khi đến nhà Tâm chơi, gặp bà Tâm ở quê mới ra, Chi không chào mà lánh xa và cho rằng không cần hỏi bà nhà quê. c Đồng tình c Phản đối c Không biết c) Khi đến nhà An chơi, Giang tự ý bật ti vi vì đã đến giờ phim hoạt hình mà Giang không thể không xem. c Đồng tình c Phản đối c Không biết 2. Viết lại cách cư xử của em trong những trường hợp sau : a) Em đến chơi nhà bạn nhưng trong nhà đang có người ốm. b) Em được mẹ bạn mời ăn bánh khi đang chơi ở nhà bạn. c) Em đang chơi ở nhà bạn thì có khách của bố mẹ bạn đến chơi. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: + Khi đến chơi nhà người khác, em phải có cách cư xử như thế nào mới lịch sự? + Hãy nhớ lại một lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó. - GV nhận xét 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài Hoạt động 1: Thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà người khác ? -Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu thảo luận tìm các việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác. -Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. -Dặn dò HS ghi nhớ các việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác để cư xử cho lịch sự. Hoạt động 2: Xử lý tình huống -Phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài trong phiếu. -Yêu cầu HS đọc bài làm của mình. -Đưa ra kết luận về bài làm của HS và đáp án đúng của phiếu. -Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký, và tiến hành thảo luận theo yêu cầu. -Một nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung nếu thấy nhóm bạn còn thiếu, ví dụ : -Các việc nên làm : + Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà. +Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà . +Nói năng nhẹ nhàng, rõ ràng. +Xin phép chủ nhà trước khi muốn sử dụng hoặc xem đồ dùng trong nhà. -Các việc không nên làm : +Đập cửa ầm ĩ. +Không chào hỏi mọi người trong nhà. +Chạy lung tung trong nhà. +Nói cười ầm ĩ. +Tự ý sử dụng đồ dùng trong nhà. -Nhận phiếu và làm bài cá nhân. -Một vài HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét. -Theo dõi và sửa chữa nếu bài mình sai. HS khá giỏi thực hiện 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: - Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện. Chuẩn bị bài cho tiết sau “Giúp đỡ người khuyết tật” Nhận xét tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 15 – 03 – 2010 Ngày dạy: 16 – 03 – 2010 TUẦN: 28 MÔN: ĐẠO ĐỨC 2 TIẾT: 28 BÀI: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết: mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình dẳng với người khuyết tật. Kĩ năng: - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. - Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở công cộng phù hợp với khả năng. + HS khá, giỏi: Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật. Thái độ: - Có ý thức và thái độ thực hành đạo đức ứng xử văn minh, lịch sự. II. Chuẩn bị - Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hồ) Chuyện kể: Cõng bạn đi học Hồng và Tứ là đôi bạn thân, quê ở Thái Bình. Hồng bị liệt từ nhỏ, hai chân teo quắt lại không đi đứng được. Vậy mà Hồng rất ham học. Thấy các bạn hằng ngày ríu rít cắp sách đến trường, em cũng khóc xin mẹ cho đi học. Tứ ở cùng xóm với Hồng. Nhà Tứ nghèo, bố mẹ già thường xuyên đau ốm nên mới ít tuổi mà em đã phải lo toan nhiều công việc nặng trong gia đình. Có lẽ vì vậy mà Tứ trong gầy gò bé nhỏ so với các bạn cùng tuổi. Thương Hồng tàn tật, thương mẹ bạn già yếu, lại bận sản xuất. Tứ xin phép mẹ được giúp bạn. Hằng ngày, Tứ cõng Hồng đến trường rồi lại cõng Hồng về nhà, chẳng quản mưa nắng đường xa. Những hôm trời mưa, đường làng đầy vết chân trâu, trơn như đổ mỡ, cõng bạn trên lưng Tứ phải cố bấm mười đầu ngón chân xuống đất cho khỏi ngã. Có những hôm bị ốm, nhưng sợ Hồng bị mất buổi, Tứ vẫn cố gắng cõng bạn đi học. Ba năm liền Tứ đã cõng bạn đi học như vậy. Tấm gương của Tứ đã được bạn bè khắp xa gần học tập. Giờ đây, cùng với em, có cả một tiểu đội các bạn cùng lớp hằng ngày thay nhau đưa Hồng đi học. Biết câu chuyện cảm động này, Bác Hồ đã khen ngợi và gửi tặng đôi bạn huy hiệu của Người. - Phiếu thảo luận nhóm. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Em cư xử như thế nào khi: “Em đến chơi nhà bạn nhưng trong nhà đang có người ốm” -GV nhận xét, đưa ra ý kiến đúng cần giải đáp. -Khen những HS có hành vi cư xử đúng. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài Hoạt động 1: Kể chuyện : Cõng bạn đi học - GV kể 1 lần. Hướng dẫn HS nắm nội dung cốt truyện. Hoạt động 2: Phân tích truyện : Cõng bạn đi học Tổ chức đàm thoại : -Vì sao Tứ phải cõng Hồng đi học ? -Những chi tiết nào cho thấy Tứ không ngại khó, ngại khổ để cõng bạn đi học. -Các bạn trong lớp đã học được điều gì ở Tứ. -Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này. -Những người như thế nào thì được gọi là người khuyết tật ? -Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ là những người thiệt thòi trong cuộc sống. Nếu được giúp đỡ họ sẽ vui hơn và cuộc sống đỡ vất vả hơn. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm -Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật. -Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe HS trình bày và ghi các ý kiến không trùng nhau lên bảng. - Kết luận : Tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà các em làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp. Không nên xa lánh, thờ ơ, chế giễu người tàn tật. - HS khá đọc lại. -Vì Hồng bị liệt không đi được nhưng lại rất muốn đi học. -Dù trời nắng, hay mưa, dù có những hôm ốm mệt, Tứ vẫn cõng bạn đi học để bạn không mất buổi. -Các bạn đã thay nhau cõng Hồng đi học. -Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật. -Những người mất chân, mất tay, khiếm thị, khiếm thính, trí tuệ không bình thường, sức khỏe yếu, -Chia thành 4 nhóm thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu thảo luận nhóm. -Trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ: Những việc nên làm +Đẩy xe cho người bị liệt. +Đưa người khiếm thị qua đường. +Vui chơi với các bạn khuyết tật. +Quyên góp ủng hộ người khuyết tật Những việc không nên làm +Trêu chọc người khuyết tật. +Chế giễu, xa lánh người khuyết tật HS khá giỏi thực hiện 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Dặn HS về nhà thực hiện những điều đã học Chuẩn bị bài sau “Giúp đõ người khuyết tật” (tiết 2) Điều chỉnh bổ sung:
Tài liệu đính kèm: