Giáo án Đạo đức Tuần 1-2: Trung thực trong học tập

Giáo án Đạo đức Tuần 1-2: Trung thực trong học tập

ĐẠO ĐỨC- TUẦN 1-2

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng:

1. Nhận thức được:

- Cần phải trung tực trong học tập

- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

2. Biết trung thực trong học tập.

3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.

 

doc 3 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Tuần 1-2: Trung thực trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC- TUẦN 1-2
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nhận thức được:
Cần phải trung tực trong học tập 
Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
2. Biết trung thực trong học tập.
3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
TIẾT 1-TUẦN 1
1. Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
GV cho HS xem tranh và yêu cầu vài HS đọc nội dung tình huống .
GV yêu cầu HS liệt kê cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống (HS nêu)
GV tóm tắt một số cách giải quyết chính .
Mượn tranh ảnh của bạn đưa cô giáo xem.
Nói dối cô đã sưu tầm nhưng để quên ở nhà .
Nhận lỗi với cô và hứa sẽ sưu tầm, nộp sau .
GV hỏi: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quết nào? Vì sao em lại chọn cách đó ?
HS thảo luận và nêu , sau đó cả lớp trao đổi để đi đến thống nhất chọn cách giải quết thứ 3 là hợp lý hơn cả , thể hiện tính trung thực trong học tập .
GV: Tại sao ta phải trung thực trong học tập? HS nêu, từ đó rút ra Ghi nhớ SGK – vài HS đọc lại .
2. Hoạt động 2: Luyện tập cá nhân ( bài tập 1) 
GV nêu yêu cầu bài tập 1( SGK)
HS đọc thầm chọn ý đúng .
GV gọi 1 số Hs trình bày ý kiến – cả lớp trao đổi thảo luận 
GV kết luận : Việc ( c) là việc làm trung thực trong học tập ; các việc a,b,d là thiếu trung thực trong học tập .
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( bái tập 2) 
GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào một trong ba vị trí , quy ước theo 3 thái độ :
Tán thành , phân vân , không tán thành .
HS có cùng lựa chọn thảo luận ,giải thích lựa chọn của mình .
Cả lớp trao đổi , bổ sung .
GV nhận xét kết luận : ý kiến b, c là đúng , ý kiến a là sai .
Gọi vài HS nhắc lại Ghi nhớ .
4. Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối.
GV cho Hs kể 1 số mẩu chuyện về tấm gương trung thực trong học tập( GV có thể kể thêm)
GV yêu cầu HS liên hệ bản thân đã trung thực trong học tập chưa ? Nếu chưa em sẽ làm gì ?
GV nhận xét , biểu dương HS biết trung thực trong học tập .
Yêu cầu HS chuẩn bị bài tập 5( SGK)
TIẾT 2 (tuần 2)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nhận thức được:
Cần phải trung tực trong học tập 
Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
2. Biết trung thực trong học tập.
3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1. Hoạt động 1:Thảo luận nhóm ( bài tập 3)
GV chia lớp theo nhóm (2 nhóm) , yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong bài tập 3.
Các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi chất vấn, nhận xét bổ sung .
GV nhận xét và kết luận cách ứng xử đúng .
A, Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học lại .
B, Báo lại cho cô giáo để chữa lại điểm cho đúng .
c, Nói bạn thông và giải thích cho bạn hiểu .
2. Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được ( bài tập 4)
GV cho 1số HS trình bày, giới thiệu những mẩu chuyện hay tấm gương về trung thực trong học tập .
GV yêu cầu HS thảo luận : Em nghĩ gì về những mẩu chuyện , tấm gương đó ? HS trình bày ý kiến .
GV kết luận : Xung quanh ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó.
3. Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm ( bài tập 5)
GV nêu yêu cầu trình bày tiểu phẩm về chủ đề “ Trung thực trong học tập”
GV mời 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị .
GV tổ chức cho cả lớp thảo luận : Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem? Nếu em ở vào tình huống đó , em có hành động như vậy không ? Tại sao ? (HS trình bày)
GV nhận xét chung , biểu dương HS.
4. Hoạt động 4: 
Một HS đọc thực hành và yêu cầu HS thực hiện các nội dung ở mục thực hành đó 
Nhận xét chung, dặn dò.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4(1).doc