Giáo án dạy các môn học Tuần 23 - Lớp 1

Giáo án dạy các môn học Tuần 23 - Lớp 1

Đạo đức: Tiết 23: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH. (Tiết 1)

.I-Yêu cầu:

- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.

- Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.

- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 *KNS: Kĩ năng an toàn khi đi bộ.(Hoạt động 1)

II. Chuẩn bị : GV: - vở bài tập đạo đức, một số tranh ảnh minh hoạ.

 HS: VBT Đạo đức

III- Các hoạt động dạy học :

1. Kiểm tra bài cũ: (2’).

- Gọi học sinh trả lời câu hỏi:

? Muốn nhiều bạn cùng học, cùng chơi với mình ta phải làm gì ?

? Em đã biễt cử xử tốt với mọi người chưa ?

- Nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới: (25’).

 a. Giới thiệu bài.

- Hôm nay cô giới thiệu với cả lớp bài: “Đi bộ đúng qui định”.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

 

doc 26 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn học Tuần 23 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 24 tháng 01 năm 2011
Đạo đức: 	 Tiết 23: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH. (Tiết 1)
.I-Yêu cầu: 
- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
- Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.
- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 *KNS: Kĩ năng an toàn khi đi bộ.(Hoạt động 1)
II. Chuẩn bị : GV: - vở bài tập đạo đức, một số tranh ảnh minh hoạ.
 HS: VBT Đạo đức
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ: (2’).
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
? Muốn nhiều bạn cùng học, cùng chơi với mình ta phải làm gì ?
? Em đã biễt cử xử tốt với mọi người chưa ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (25’).
 a. Giới thiệu bài.
- Hôm nay cô giới thiệu với cả lớp bài: “Đi bộ đúng qui định”.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 b. Bài giảng.
*Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
- Đi bộ vào phần đường được phép đi bộ.
- Cho học sinh quan sát tranh 1+2/SGK.
? Ở thành phố đi bộ phải đi ở phần nào của đường ?
? Ở nông thông khi đi bộ ta phải đi như thế nào ?
- Cho học sinh lấy mầu tô vào hai bức tranh phần đường dành cho người đi bộ.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh.
- Gọi học sinh trưng bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Ở nông thôn khi đi bộ phải đi sát mép đường bên phải, còn ở thành phố cần đi trên vỉa hè và vạch qui định.
*Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Cho học sinh quan sát tranh SGK và thảo luận.
? Tranh nào các bạn đi bộ đúng qui định ?
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh.
- Gọi một số học sinh trình bày kết quả.
 +Tranh 1: Đi bộ đúng qui định
 +Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang qua đường là sai qui định.
 +Tranh 3: Hai bạn sang đường đi đúng phần đường qui định.
- Nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 3: Trò chơi: “Qua đường”.
- Vẽ sơ đồ ngã tư có đường giành cho người đi bộ.
- Chọn học sinh các nhóm, nhóm đi bộ, nhóm đi xe đạp, nhóm đi xe máy, ...
- Phổ biến luật chơi:
 Mỗi nhóm chia thành 4 nhóm nhỏ đứng ở 4 phần đường.
 Khi người điều khiển giơ đèn đỏ cho tuyến nào thì xe và người đi bộ phải dừng lại còn đèn xanh được đi tiếp, nếu người nào phạm luật thì phải đi lại.
- Cho học sinh tham gia chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: (2’).
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh trả lời câu hỏi:
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Nhắc lại đầu bài.
Học sinh trả lời:
=> Ở thành phố khi đi bộ phải đi trên vỉa hè.
=> Ở nông thôn khi đi bộ phái đi ở mép đường.
- Học sinh tô mầu
- Học sinh trưng bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét, bổ sung cách tô màu.
- Quan sát tranh bài tập và thảo luận.
- Trả lời câu hỏi.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, theo dõi.
- Nắm luật chơi để thực hiện.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Về học bài, đọc trước bài sau.
TNXH: 	 Bài 23: CÂY HOA
IYêu cầu: 
- Kể được tên và nêu lợi ích của một số cây hoa.
- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa, của hoa.
- Biết chăm sóc cây hoa.
 *KNS : Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cây hoa. Hoạt động 3
 II.Đồ dùng dạy học- Một số cây hoa (hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, ...)
III.Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ: (2').
- Nêu yêu cầu:
? Nêu tên một số loại rau mà em biết ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (25').
 a. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 b. Giảng bài:
*Hoạt động 1: Quan sát cây hoa.
- Giúp học sinh biết tên và các bộ phận chính của cây hoa, biết phân biệt giữa các loại hoa.
- Cho học sinh quan sát cây hoa và thảo luận nhóm.
? Hãy chỉ và nói rõ về: thân, lá, của cây hoa mà em biết ?
? Vì sao ai cũng thích ngắm hoa ?
? Em thích ăn loại hoa gì ?
- Nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận: Có rất nhiều loại hoa khác nhau, các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Mỗi loại đều có hình dáng, hương thơm và mầu sắc khác nhau. Có loại hoa được dùng để ăn và có nhiều loại hoa không ăn được.
*Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
 a/ Mục tiêu:
- Biết đặt câu hỏi và trả lời theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Biết ích lợi của việc trồng hoa.
 b/ Tiến hành:
- Chia lớp thành nhóm, tổ và quan sát tranh vẽ trong sách giáo khoa, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Gọi các nhóm trình bày.
? Tranh, ảnh trang 48+49/SGK có các loại hoa nào ?
? Hãy kể tên các loại hoa mà em biết ?
? Hoa được dùng để làm gì ?
- Nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận: Hoa được trồng để trang trí, làm cảnh ...
*Hoạt động 3: Trò chơi: “Tôi là hoa gì”.
 a/ Mục tiêu:
- Củng cố những hiểu biết về cây hoa mà các em đã học.
 b/ Tiến hành:
- Mỗi tổ cử một bạn lên giới thiệu đặc điểm của mình là hoa gì.
- Gọi lần lượt các nhóm lên mô tả cây hoa và trả lời đó là loại hoa gì.
- Gợi ý và hướng dẫn thêm.
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
3. Củng cố, dặn dò: (2’).
? Hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Tóm tắt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Nêu tên một số cây rau mình biết:
=> Su hào, bắp cải, rau muống, suplơ, ...
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Nhắc lại đầu bài.
- Mang các cây hoa của mình đã chuẩn bị.
- Học sinh quan sát cây hoa.
- Học sinh trả lời.
=> Hoa thiên lý, hoa bí, ...
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Học sinh thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi.
- Các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đóng vai là cây hoa.
- Các bạn khác quan sát, lắng nghe và thảo luận và trả lời tên loại hoa mà bạn vừa giới thiệu.
*Ví dụ:
Đố các bạn biết tôi là hoa gì ?
- Thân tôi có gai.
- Cánh hoa màu đỏ, ...
- Nhận xét và đoán tên các loài hoa mà các bạn giới thiệu.
=> Hôm nay học bài: “Cây hoa”.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Lớp học bài, xem trước bài học sau
Toán: Tiết 89: VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC.
I.Yêu cầu:
- Biết dùng thước có chia vạch xăng – ti –mét vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10 cm.
- Bài tập 1, 2, 3
II.Chuẩn bị:
GV:- Thước chia vạch Xăng-ti-mét, bút chì, ....
HS: - Sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập. 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ: (2').
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (30').
a..GTB:“Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước”.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 b. Bài giảng:
*Vẽ đoạn thẳng cho trước có độ dài 4cm.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Để vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4cm ta làm như sau:
 Đặt thước có vạch cm trên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút, chấm một điểm trùng với vạch 0, chấm một điểm trùng với vạch 4.
 Dùng bút nối điểm vạch 0 với điểm vạch 4 thẳng theo mép thước.
 Nhấc thước lên ta viết A bên điểm đầu và B bên điểm cuối ta được đoạn thẳng AB có độ dài là 4cm.
- Cho học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng.
 3. Thực hành: 
*Bài 1/123: Vẽ đoạn thẳng.
- Nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh vẽ các đoạn thẳng có độ dài: 5cm, 7cm, 2cm, 9cm.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Bài2/123:Giải bài toán theo tóm tắt sau:
- Nêu YC và hướng dẫn học sinh làm bài.
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Cho học sinh dựa vào tóm tắt nêu thành bài toán, thảo luận nhóm và giải bài tập.
Tóm tắt:
Đoạn thẳng AB : 5cm.
Đoạn thẳng BC : 3cm.
Cả hai đoạn thẳng : ?cm.
- Đại diện các nhóm lên bảng làm bài.
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài 3/123: Vẽ các đoạn thảng có độ dài.. 
- Nêu yêu cầu bài tập và HD học sinh làm.
? Bài tập yêu cầu vẽ các đoạn thẳng nào ?
? Độ dài các đoạn thẳng bằng bao nhiêu ?
- Gọi học sinh lên bảng vẽ.
4. Củng cố, dặn dò: (2').
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài “ LTC”
- Học sinh thực hiện.
2cm + 3cm = 5cm
7cm + 1cm = 8cm
14cm + 5cm =19cm
6cm – 2cm = 4cm
5cm – 3cm = 2cm
17cm – 7cm = 10cm
- Nhận xét, sửa sai.
- Học sinh lắng nghe
- Nhắc lại đầu bài.
*Vẽ đoạn thẳng cho trước có độ dài 4cm.
- Học sinh theo dõi các thao tác thực hiện của giáo viên.
 0 1 2 3 4 5 6
 A B
- Lên bảng vẽ theo yêu cầu của giáo viên.
*Bài 1/123: Vẽ đoạn thẳng.
- Học sinh lên bảng kẻ:
 2 cm
 5cm
 7cm
 9cm
- Nhận xét, chỉnh sửa cách vẽ.
*Bài2/123:Giải bài toán theo tóm tắt sau:
- Học sinh nhìn vào tóm tắt và nêu bài toán.
- Thảo luận nhóm và nêu cách giải.
- Lên bảng thực hiện.
Bài giải:
Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
5 + 3 = 8 (cm)
 Đáp số: 8cm.
- Các nhóm khác nhận xét bài bạn.
*Bài 3/123: Vẽ các đoạn thảng có độ dài .
=> Vẽ các đoạn thẳng AB, BC.
=> Đoạn thẳng AB = 5cm; BC = 2cm.
- Lên bảng vẽ. Lớp vẽ vào vở bài tập.
 A B C
 5cm 2cm
- Về nhà học bài xem trước bài học sau.
CHỦ ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG
TẬP ĐỌC: TRƯỜNG EM.
A. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
- Hiểu nội dung bài: ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ) .
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV: - Tranh, ảnh minh hoạ ngôi trường, ...- Tranh minh hoạ phần từ ngữ, ...
2. HS : - Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành Tiếng Việt.
C. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1 ,2
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Nhận xét qua kiểm tra.
II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu chủ điểm: “NHÀ TRƯỜNG”.
- Hôm nay chúng ta học bài “Trường em”
- Ghi tên bài Tập đọc lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu 1 lần.
- Gọi học sinh đọc bài.
*Luyện đọc tiếng, từ, câu.
u Đọc tiếng:
- Giáo viên nêu cácc từ:
Trường, giáo, dạy, hay, mái, rất.
- Nêu cấu tạo tiếng: Trường.
- Cho học sinh đọc tiếng.
- Đọc tiếng tương tự với các tiếng còn lại.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho HS
v Đọc từ:
- Đọc nhẩm từ: Ngôi nhà thứ hai.
- Gạch chân từ cần đọc.
- Cho học sinh đọc từ.
- Đọc từ tương tự với các từ còn lại: Thân thiết, ngôi nhà ...
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho HS
? Con hiểu thế nào là thân thiết ? Thế nào là ngôi nhà thứ hai ?
- Nhận xét, bổ sung.
Ž Đọc câu:
- Cho học sinh luyện đọc từng câu ... xem trước bài học sau.
Thứ sáu ,ngày 11 tháng 02 năm 2011
TẬP ĐỌC: CÁI NHÃN VỞ.
A/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Quyển vở, nắn nót, viết ngay ngắn, khen.
- Biết được tác dụng của nhãn vở.Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ) 
- HS khá, giỏi biết tự viết nhãn vở 
B/ Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên:- Tranh minh hoạ của bài Tập đọc, ...
2. Học sinh:- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành Tiếng Việt.
C/ Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1,2
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
I. Kiểm tra bài cũ: (4').
- Gọi học sinh đọc thuộc bài “Tặng cháu”.
? Bác Hồ tặng vở cho ai và Bác mong các cháu điều gì ?
- Nhận xét, bổ sung, ghi điểm.
II. Bài mới: (29').
 1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay ta học bài “Cái nhãn vở”.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- Gọi học sinh đọc bài.
*Luyện đọc tiếng, từ, câu:
 Đọc tiếng:
- Giáo viên nêu các từ cần luyện đọc:
nhãn vở, ngay ngắn, nắn nót.
- Nêu cấu tạo tiếng: “Nhãn”.
- Cho học sinh đọc tiếng.
- Đọc tiếng tương tự với các tiếng còn lại.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
‚ Đọc từ:
- Đọc ghi bảng từ: “nhãn vở”
- Cho học sinh đọc từ.
- Đọc từ tương tự với các từ còn lại: trang trí, nắn nót, ...
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.
ƒ Đọc đoạn, bài:
- Chia đoạn và cho học sinh luyện đọc từng đoạn.
? Đây là bài văn hay bài thơ ?
? Em hãy nêu cách đọc ?
- Cho cả lớp đọc bài.
- Theo dõi và chỉnh sửa phát âm.
 3. Ôn vần: ang - ac.
- Tìm tiếng chứa vần: ang - ac.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần: ang - ac.
- Cho học sinh quan sát tranh.
- Đọc từ mẫu: Cái bảng bản nhạc.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
- Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 3.
 4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
 Tìm hiểu bài:
*Tìm hiểu đoạn 1.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh.
? Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở ?
- Nhận xét, bổ sung.
*Tìm hiểu đoạn 2: 
- Gọi học sinh đọc đoạn 2.
? Bố Giang khen bạn ấy như thế nào ?
? Nhãn vở có tác dụng gì ?
- Nhận xét, bổ sung.
=> Kêt luận: Bài văn cho chúng ta thấy bạn Giang rất khéo léo, và biết tự viết nhãn vở cho mình.
- Đọc lại toàn bài.
- Cho học sinh đọc bài.
IV. Củng cố, dặn dò: (5').
- Cho học sinh đọc lại toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
- Đọc thuộc bài.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhắc lại đầu bài.
- Nghe giáo viên đọc, lớp đọc thầm.
- Đọc lại bài.
*Luyện đọc tiếng, từ, câu:
 Đọc tiếng.
- Lắng nghe, đọc thầm các từ.
=> Âm nh đứng trước vần an đứng sau, dấu ngã trên a, tạo thành tiếng nhãn.
- Đọc tiếng: CN - ĐT -N.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.
‚ Đọc từ.
- Đọc nhẩm, theo dõi.
- Đọc từ: CN - ĐT - N.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.
ƒ Đọc đoạn, bài.
- Lấy bút chì đánh dấu và chia đoạn.
=> Đây là bài văn.
=> Đọc ngắt hơi cuối dòng và nghỉ hơi ở cuối câu.
- Đọc bài theo đoạn: CN - ĐT - N.
- Nhận xét, sửa sai.
- Tìm tiếng trong bài.
- Tìm tiếng ngoài bài.
- Học sinh quan sát.
- Đọc từ ngữ: CN - ĐT - N.
- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.
Tiết 3
 Tìm hiểu bài:
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
=> Bạn viết tên trường, tên lớp, họ và tên.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
=> Bố khen Giang đã tự viết được nhãn vở.
=> Giúp ta biết quyển đó là quyển gì, quyển của ai, lớp nào, trường nào.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Đọc lại bài.
- Đọc lại toàn bài.
- Về đọc lại bài và CB bài cho tiết sau.
Toán: Bài 92: CÁC SỐ TRÒN CHỤC.
IYêu cầu: 
- Nhận biết các số tròn chục. biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
- Bài tập 1, 2, 3
II.Chuẩn bị: * Giáo viên:- Bảng phụ viết tóm tắt bài 1,bài 2, bài 3 (122).
 * Học sinh: - Vở toán, SGK
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Bài cũ : Làm bảng con
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm 
- Nhận xét. 
 2. Bài mới :Giới thiệu bài. 
a. Hướng dẫn học sinh tự giải bài toán .
HĐ.1: (20’) Giới thiệu các số tròn chục từ (10 đến 90).
- Lấy bó chục que tính, nói” có một chục que tính”
H. Một chục còn gọi là bao nhiêu? 
- GV viết số 10 lên bảng.
b/ Hd học sinh tương tự như trên từ 10 cho đến 90.
- HD đếm từ 1 chục đến 9 chục vàngược lại.
- Giới thiệu các số tròn chục từ 10 đến 90 là số có hai chữ số. 30 có hai chữ số là 3 và 0.
HĐ.2: (20’) Thực hành.
Bài 1: Viết theo mẫu.
HD cách làm bài.
 Bài 2: Điền các số tròn chục
- Hướng dẫn điền theo SGK 
Bài 3: , = ?
Chấm, nhận xét
4. Dặn dò:về nhà ôn lại bài
HS vẽ vào bảng con
 - HS quan sát, Làm theo GV
- Một chục que tính là 10 que tính
HS đếm các số tròn chục theothứ tự từ 10 đến 90 
BT 1: HS nêu miệng
Viêtsố
Đọc số
20
Hai mươi
10
 mười
Ba chục 
30
90
chínmươi
Tám chục 
80
70
Bảy mươi
Một chục 
10
a.Các số cần điền:20, 30, 40, 60, 70, 90.
b. 80, 70, 50, 40, 30, 20.
-HS làm vở.
 20..>. 10 40 ... 60
 30.... 40 60 .<.. 90
 50 ..>. 70 40 ..=. 40 90 .=.. 90
HS về ôn lại bài và CB các số tròn chục.
Luyện viết TÔ CHỮ HOA: B
A. Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: B 
- Viết đúng các vần: ang; ac các từ ngữ: cái bảng , bản nhạc.
Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 2( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1lần )
- Có ý thức rèn luyện chữ viết, biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp, ...
B. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên:- Chữ viết mẫu.
 2. Học sinh:- Vở tập viết, bảng con, bút, phấn, ...
C. Phương pháp:- Trực quan, giảng giải, đàm thoại, luyện tập thực hành ...
D. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
I. Kiểm tra bài cũ: (2').
- Nêu qui trình viết chữ.
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới: (25').
 1. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 2. Hướng dẫn học sinh tô chữ hoa.
*Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- Treo bảng mẫu chữ hoa.
? Chữ B gồm mấy nét ?
? Các nét được viết như thế nào ?
- Cho học sinh nhận xét chữ hoa B
- Nêu qui trình viết (Vừa nói vừa tô lại chữ trong khung).
? Chữ B gồm mấy nét ?
? Các nét được viết như thế nào ?
- Nêu qui trình viết (Vừa nói vừa tô lại chữ trong khung).
*Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng.
- Gọi học sinh đọc các vần, từ ứng dụng.
- Cho học sinh quan sát các vần, từ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Cho học sinh viết vào bảng con các chữ trên.
- Nhận xét, sửa sai.
*Hướng dẫn tô và tập viết vào vở.
- Cho HS tô các chữ hoa: B
- Tập viết các vần: ang, ac
- Tập viết các từ: cái bảng,bản nhạc
- Quan sát, uốn nắn cách ngồi viết.
- Thu một số bài chấm điểm, nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò: (2').
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết đúng, đẹp, ngồi đúng tư thế...
- Dặn dò học sinh.
- Học sinh nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nghe giảng.
- Nhắc lại đầu bài.
*Quan sát và nhận xét mẫu.
- Học sinh quan sát, nhận xét mẫu.
=> Chữ B gồm 2 nét, NÐt 1 gÇn gièng nÐt mãc ng­îc tr¸i nh­ng phÝa trªn h¬i l­în sang 
 ph¶i, ®Çu mãc cong vµo phÝa trong. NÐt 2 lµ kÕt hîp cña 2 nÐt c¬ 
 b¶n cong trªn vµ cong ph¶i nèi liÒn nhau, t¹o vßng xo¾n nhá gi÷a th©n ch÷.
- Học sinh nhận xét cách viết.
- Học sinh quan sát qui trình viết và tập viết vào bảng con
=> Chữ B viết hoa gồm 2 nét được viết bằng các nét cong, nét thắt.
- Học sinh quan sát qui trình viết và tập viết vào bảng con.
*Luyện viết vần, từ ứng dụng.
- Đọc các vần, từ: ang, ac; các từ ngữ: cái bảng,bản nhạc.
- Quan sát các vần các từ trên bảng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
*Tô và tập viết vào vở.
- Học sinh tô và viết bài vào vở.
- HS về nhà tập tô, viết bài nhiều lần.
KỂ CHUYỆN: RÙA VÀ THỎ.
A. Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kêu ngạo.
- HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn của câu chuyện 
* KNS: Xác định giá trị (Biết tôn trọng người khác)
B. Phương pháp:- Giảng giải, vấn đáp, trực quan, đóng vai, ....
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
I. Kiểm tra bài cũ: (4').
- Kể lại câu chuyện: Chuyện kể mãi không hết
- Nhận xét, bổ sung.
II. Bài mới: (29').
 1. GTB: kể cho các em nghe chuyện: “Rùa và Thỏ”.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 2. Giáo viên kể chuyện.
- Giáo viên kể chuyện lần 1.
- Kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.
 3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
- Cho học sinh quan sát lần lượt tranh.
? Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
? Nêu câu hỏi dưới tranh 1 ?
- Gọi học sinh kể đoạn 1.
? Nêu câu hỏi dưới tranh 2 ?
- Gọi học sinh kể đoạn 2.
? Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
? Câu hỏi dưới tranh là gì ?
- Gọi học sinh kể đoạn 3.
? Tranh 4 vẽ cảnh gì ?
? Câu hỏi dưới tranh là gì ?
- Gọi học sinh kể đoạn 4.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gọi các nhóm kể chuyện theo tranh.
 4. Hướng dẫn phân vai kể chuyện.
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Gọi nhóm thi kể chuyện thao tranh vẽ.
- Nhận xét, tuyên dương.
 5. Ý nghĩa câu chuyện.
? Vì sao Thỏ thua Rùa ?
? Câu chuyên khuyên ta điều gì ?
? Qua câu chuyên ta nên học tập ai ?
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố, dặn dò: (2').
=> Qua câu chuyện giúp ta hiểu:
 Hãy học tập Rùa dù chậm chạp nhưng với tính kiên trì, nhẫn nại không kiêu ngạo sẽ thành công.
- Nhận xét giờ học.
- Kể vắn tắt lại câu chuyện.
- Nghe, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhắc lại đầu bài.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Quan sát tranh và nghe.
- Quan sát các bức tranh.
=> Rùa tập chạy Thỏ nhìn theo tỏ ý mỉa mai.
=> Rùa đang làm gì ? Thỏ nói gì với Rùa ?
- Học sinh kể đoạn 1.
=> Rùa trả lời ra sao ?
- Kể lại đoạn 2.
=> Rùa cố sức chạy, Thỏ nhởn nhơ hái hoa bắt bướm.
=> Thỏ làm gì khi rùa cố chạy ?
- Kể lại đoạn 3.
=> Rùa miệt mài chạy nên Rùa đã về đích trước, Rùa thắng cuộc.
=> Cuối cùng ai thắng cuộc ?
- Đại diện nhóm kể chuyện.
- Thảo luận nhóm, phân vai.
- Các nhóm thi kể chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương.
=> Vì Thỏ chủ quan và kiêu ngạo.
=> Câu chuyện khuyên ta không chủ quan kiêu ngạo, ...
=> Nên học tập Rùa, cần kiên trì, nhẫn nại.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Về tập kể chuyện nhiều lần và trả lời các câu hỏi dưới tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23.doc