Giáo án dạy các môn Lớp 1 - Tuần 29

Giáo án dạy các môn Lớp 1 - Tuần 29

Tiết 2: Tập đọc: (tiết 1)

Đầm sen

I. mục đích yêu cầu:

- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết.

- Ôn vần en, oen. Hiểu từ ngữ: đài sen, nhị, thanh khiết, ngan ngát.

II. Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài "Vì bây giờ mẹ mới về"

- Lúc bị đứt tay cậu bé có khóc không?

- Vì sao mẹ về cậu bé mới khóc?

- GV nhận nét, cho điểm

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV đa tranh giới thiệu Đầm sen

- GV đọc mẫu lần 1:

b. Hớng dẫn HS luyện đọc:

* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ

- GV yêu cầu HS tìm và ghi bảng: xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết.

- Cho HS luyện đọc các tiếng vừa tìm

- Phân tích từ: xoè, ngát khiết

- GV giải nghĩa từ:

 

doc 25 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn Lớp 1 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Em cần làm gì để không bị muỗi đốt ?
- GV thả bọ gậy vào cá cho HS quan sát
- Khi ngủ phải mắc màn...
H: Em thấy điều gì xảy ra.
- Cá ăn bọ gậy 
+ GV chốt lại ý chính
4. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi "Diệt các con vật có hại"
- Hs chơi tập thể
- NX chung giờ học.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tuần 29 : 
Ngày soạn: 28/3/2010
Giảng: Thứ hai ngày 29/3/2010
Tiết 1: Chào cờ: 
Tập trung trên sân trường
Tiết 2: Tập đọc: (tiết 1)
Đầm sen
I. mục đích yêu cầu: 
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết.
- Ôn vần en, oen. Hiểu từ ngữ: đài sen, nhị, thanh khiết, ngan ngát.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài "Vì bây giờ mẹ mới về"
- Lúc bị đứt tay cậu bé có khóc không?
- Vì sao mẹ về cậu bé mới khóc?
- GV nhận nét, cho điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV đưa tranh giới thiệu Đầm sen
- GV đọc mẫu lần 1:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu HS tìm và ghi bảng: xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết.
- Cho HS luyện đọc các tiếng vừa tìm
- Phân tích từ: xoè, ngát khiết
- GV giải nghĩa từ:
- Ngan ngát: Mùi thơm ngát, lan toả rộng, gợi cảm giác thanh khiết.
- Thanh khiết: 
* Luyện đọc câu:
- Mỗi câu 2 HS đọc
* Luyện đọc đoạn, bài: bài chia 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu -> khắp mặt đầm.
- Đoạn 2: Hoa sen -> xanh thẫm.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gọi Hs đọc từng đoạn.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
+ Thi đọc trơn cả bài:
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1HS chấm điểm
- GV nhận xét, cho điểm HS
- Cả lớp đồng thanh
* Ôn các vần en, oen
? Tìm tiếng trong bài có vần en
- Yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần en trong bài.
? Tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen?
- Gọi HS đọc từ mẫu trong SGK
- Gọi các nhóm nêu từ tìm được và ghi nhanh lên bảng .
* Nói câu chứa tiếng có vần en, oen?
- Gọi HS đọc câu mẫu trong SGK
4. Củng cố:
Đọc lại bài
5. Dặn dò:
(Chuyển tiết 2)
- Hát
2 HS đọc bài
- HS luyện đọc các tiếng vừa tìm
- Nối tiếp ( cá nhân )
- HS phân tích từ
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp.
- 3 em nối tiếp theo đoạn
Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.
- 3 em
- 2 HS đọc
HS thi tìm: sen
HS nêu mẫu, tìm CN
- Chia nhóm 4 HS thảo luận với nhau để tìm tiếng có vần en
HS nêu mẫu, tìm CN
2 HS đọc
Tiết 3: Tập đọc: (tiết 2)
Đầm sen
I. mục đích yêu cầu: 
- Hiểu nội dung bài: Nắm được đặc điểm của lá sen, hoa sen và hương sen, qua đó thấy được vẻ đẹp của đầm sen.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK: Nói về hoa sen
II. Đồ dùng:
- bảng phụ tranh minh hoạ bài đọc
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài
Tìm tiếng trong bài có vần en
3. Bài mới:
* Tìm hiểu bài học và luyện nói:
a. Tìm hiểu và luyện đọc:
- Gọi Hs đọc đoạn 1:
- Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen?
- đầm: là khoảng nước rộng, sâu nằm giữa đồng.
- Gọi Hs đọc đoạn 2:
- Khi nở, hoa sen trông đẹp nh thế nào?
- đài sen: bộ phận phía ngoài cùng của chân cánh hoa sen.
- Đài sen như thế nào?
GV KL: Qua đoạn 1 và đoạn 2 tác giả đã cho chúng ta thấy rõ được đặc điểm của lá sen, hoa sen. Vậy hương hoa sen thế nào? Các em hãy đọc câu văn tả hương sen?
- Gọi Hs đọc đoạn 3.
Vào mùa sen mọi người thường làm gì?
- Qua bài tập đọc này cho ta biết điều gì?
- Luyện đọc: Gọi HS đọc bài: câu, đoạn, cả bài.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
c. Luyện nói: Chủ đề luyện nói của chúng ta ngày hôm nay là gì?
Cho Hs quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Cây sen mọc ở đâu?
- Lá sen trông như thế nào? dùng để làm gì?
- Cánh sen có màu gì?
- Đài sen, hương sen như thế nào?
- Em có biết người ta dùng hương sen để làm gì không?
- Gọi HS lên bảng nói về sen.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố:
- Gọi Hs đọc lại toàn bài.
- Nhà em có hoa sen không? 
Mẹ thường dùng hoa sen để làm gì?
5. Dặn dò:
Về nhà đọc bài xem trước bài Mời vào
- Hát
2 HS đọc bài
- 2 HS đọc
- Lá màu xanh mát, cao, thấp, chen nhau phủ khắp mặt đầm.
- Khi hoa sen nở: cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng trông rất đẹp.
- Đài sen khi già thì dẹt lại, xanh thẫm.
- Hương sen ngan ngát, thanh khiết.
- Vào mùa sen, có những người ngồi trên thuyền nan rẽ lá, hái hoa.
 Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sen.
10 - 15 Hs đọc.
- Hs khác nhận xét.
Nói về sen.
HS luyện nói theo cặp.
- Cây sen mọc trong đầm. Lá sen màu xanh mát. Cánh sen đỏ nhạt...
- Người ta dùng hương sen để ớp trà.
- 2 - 4 HS.
- Trả lời câu hỏi theo tranh 
2 Hs đọc bài
Tiết 4: Đạo đức:
Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 2)
I. MỤC TIấU: 
- Nờu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt 
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong cỏc tỡnh huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày. 
- Có thỏi độ tụn trọng, lễ độ với người lớn tuối; thõn ỏi với bạn bố và em nhỏ. 
- Biết nhắc nhở bạn bố và thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cỏch phự hợp. 
II. CHUẢN BỊ 
 Tranh, vở đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Bài cũ:
 - Khi nào cần nói lời chào hỏi, tạm biệt?
 - Khi nói lời chào hỏi hay tạm biệt chúng ta nói thế nào?
 - Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
* Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi theo BT3: 
- Yêu cầu HS ứng xử theo các tình huống bài tập 3.
- Trong cuộc sống, nếu các em gặp những tình huống trên: Em cần chào hỏi ntn? Vì sao em làm như vậy?
- HS thảo luận theo cặp.
- Hs trình bày kết quả.
? Theo em cách ứng xử nào phù hợp? Vì sao?
? Vì sao em không chọn cách ứng xử thứ nhất?
- GVKết luận:Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, rạp chiếu bóng, rạp hát lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy.
* Hoạt động 2: BT4 - Trò chơi "Vòng tròn chào hỏi".
 + Gv nêu cách chơi: - HS đứng thành hai vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một.
 - Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm hai vòng tròn và nêu các tình huống để HS đóng vai chào hỏi.
 - HS, GV nhận xét tuyên dơng HS thực hành tốt.
* Hoạt động 3: BT5: Hát bài : Con chim vành khuyên.
- GV hát mẫu, hướng dẫn HS hát.
- Bài hát nói về con vật nào?
- Theo em con vật đó đáng khen hay đáng chê? Vì sao?
- Em học tập đợc điều gì ở chim vành khuyên?
 Các em ạ! “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đó cũng chính là câu tục ngữ mà cha ông ta đã dạy.
- Gọi HS đọc câu tục ngữ cuối bài.
3. Củng cố:
- Thi hát hoặc đọc thơ về chủ đề “ Chào hỏi, tạm biệt”.
? Vì sao chúng ta phải chào hỏi và tạm biệt?
4. Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và chuẩn bị bài sau.
- Chào hỏi khi gặp gỡ nhau, tạm biệt khi chia tay.
- Phải nói rõ ràng, nhẹ nhàng, dễ nghe.
- HS nêu lại: Chào hỏi và tạm biệt
- HS nêu yêu cầu.
Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau:
a, Gặp ngời quen trong bệnh viện?
b, Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu bóng lúc đang biểu diễn?
 - Chào thật to.
 - Không nói gì, nhìn và mỉm cời.
 - Nhìn và gật đầu. 
 - Chào hỏi nhẹ nhàng không nên chào hỏi một cách ồn ào.
 - HS nêu.
 - Vì ở những nơi công cộng chúng ta nói to sẽ làm phiền đến mọi người xung quanh.
 - HS nghe ghi nhớ.
Tình huống:
 1. Hai người bạn gặp nhau.
 2. HS gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đờng.
 3. Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn.
 4. Hai người bạn gặp nhau ở nhà hát khi giờ biểu diễn đã bắt đầu. 
 - Sau mỗi tình huống, ngời điều khiển hô: “ Chuyển dịch!” khi đó vòng tròn trong đứng im, còn tất cả những ngời ở vòng tròn ngoài bước sang bên phải một bước, làm thành đôi mới. Người điều khiển tiếp tục ra ra tình huống chào hỏi mới.
- HS lắng nghe + hát theo mẫu.
- Nói về con chim Vành Khuyên
- Đáng khen. Vì chim Vành Khuyên gặp ai cũng chào.
- Gặp ai cũng phải chào.
2 đội thi đua.
- Chào & tạm biệt là biểu hiện lễ độ với người có tuổi nhiều hơn mình, và biểu hiện phép lịch sữ với bạn bè cùng tuổi.
Ngày soạn: 28/3/2010
Giảng: Thứ ba ngày 30/4/2010
Tiết 1: Toán: 
Tiết 113: Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
I. mục đích yêu cầu: 
- Nắm được cách cộng số có hai chữ số; biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số; vận dụng để giải toán.
- Bài tập cần làm bài 1, 2, 3 trong bài học
II. Đồ dùng:
- bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
Có : 5 ô tô
Thêm : 2 ô tô
Có tất cả: ... ô tô?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài: Gv ghi bảng
b) Giới thiệu cách làm tính cộng (không nhớ): Dạng 35 + 24:
- Hướng dẫn trên que tính
Lấy 35 que tính, gồm 3 chục và 5 que tính rời.
- Em vừa lấy được bao nhiêu que tính?
- Em hãy lấy tiếp 24 que tính nữa?
- GV ghi bảng: 24 thẳng dòng với 35.
- Vậy chúng ta đã lấy được tất cả bao nhiêu que tính? Làm cách nào mà em biết?
=> Có cách nhanh hơn để tìm ra số que tính sau hai lần lấy là thực hiện phép tính cộng. GV ghi dấu cộng vào giữa hai số.
Chúng ta vừa tìm kết quả trên que tính. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn chúng ta thực hiện cách tính theo cột dọc.
Hướng dẫn đặt tính & tính:
- 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi 3 vào cột chục, 5 vào cột đơn vị.
24 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Ghi số 24 thế nào?
- Thêm ta làm thế nào?
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính.
Chục
Đơn vị
3
+
2
5
4
 35
+
 24
5
9
 59
- Ta bắt đầu tính từ đâu?
- Gọi HS đứng tại chỗ thực hiện phép tính, GV ghi bảng kết quả.
Vậy 35 + 24 = bao nhiêu?
- Em có nhận xét gì về 2 số trong phép cộng trên?
Dạng 35 + 20: (tiến hành ưtơng tự như trên ).
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính.
- Tính từ hàng nào? 
c) Hướng dẫn Hs làm bài tập:
Bài 1(154): Hs nêu yêu cầu.
Hs làm bài cá nhân.
- Gọi 3 Hs lên bảng làm.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
- Hãy nêu lại cách tính.
 - Gv nhận xét, ghi điểm.
Bài 2(155): Hs nêu yêu cầu.
- Hãy nêu lại cách đặt tính &tính?
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- 3 HS lên chữa bài.
Nhận xét, sửa sai.
Bài 3(155) Hs đọc bài toán.
- ...  0
 96
-
 66
 30
Đúng ghi đ, sai ghi s:
- Ta phải kiểm tra cách đặt tính và kết quả phép tính.
 57
-
 23
đ
 34
 95
-
 24
s
 61
 88
-
 80
đ
 08
 47
-
 47
đ
 00
- 2 HS lên chữa bài.
- 3 - 5 HS đọc.
- Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở ô li.
Bài giải
Số trang sách Lan còn phải đọc là:
64 - 24 = 40 (trang)
 Đáp số: 40 trang.
Tiết 4: Chính tả: (tập chép)
Mời vào
i. mục đích yêu cầu : 
- Nhìn bảng chép chính xác, khổ thơ 1, 2 bài Mời vào khoảng 12 - 15 phút.
- Điền đúng vần ong hay oong, chữ ng hay ngh vào chỗ trống
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ bài viết, bảng con, vở ô li.
iii. Các hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Điền chữ: g hay gh?
Tủ ...ỗ lim, đường ...ồ ...ề con ...ẹ
- Hs khác nhận xét.
3. Bài mới:
- GV Đọc mẫu bài thơ viết (chép bảng)
Gọi HS đọc bài
- Ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
- Phân tích viết bảng con tiếng khó
- nếu, thật . gạc
Gv nhận xét chữ lỗi sai
*Viết bài vào vở
- HS nhìn bảng chép bài vào vở
- Gọi Hs nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Gv hướng dẫn cách trình bày bài viết.
- Bài viết theo thể loại gì?
- Trình bày bài viết như thế nào?
- Chữ nào trong bài phải viết hoa?
- Hs viết bài - Gv quan sát, uốn nắn.
- GV đọc lại bài cho HS soát đánh vần, những từ khó viết
- GV chấm bài- nhận xét 
* Bài tập: Điền vần: ong hay oong?
Treo bảng phụ. Quan sát bức tranh vẽ gì?
Yêu cầu Hs làm bài tập.
Gọi Hs đọc lại bài đã điền được.
- Chữa bài, nhận xét
+ Điền chữ ng hoặc chữ ngh?
- Hs quan sát tranh vẽ gì?
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
Cho HS nêu luật chính tả viết âm gh
- GV chấm bài, chấm một số vở của HS.
4. Củng cố. 
- Khi nào viết là ng?
- Khi nào viết là ngh?
5. Dặn dò. 
Viết chữ chưa đẹp, chưa đúng vào vở ô li.
1 HS lên bảng làm
tủ gỗ lim đường gồ ghề con ghẹ
- 3, 5 HS đọc bài thơ trên bảng phụ
- Những con vật đến gõ cửa ngôi nhà là: Nai, Thỏ.
- HS phân tích: gạc
- 1, 2 HS lên bảng, lớp viết trong bảng con
HS viết bài
 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
Viết theo thể thơ
- Mỗi câu thơ viết một dòng.
- HS soát từng từ theo Gv đọc.
Hs đổi vở chữa lỗi cho nhau.
- 8 bài
H/s nêu y/c
- Hs đọc suy nghĩ vần để điền.
Nam học giỏi. Bố thưởng cho em một chuyến đi tham quan vịnh Hạ Long. Đứng trên boong tàu, ngắm mặt biển rộng, Nam mong lớn lên sẽ trở thành thuỷ thủ.
- Hs đọc lại.
ngôi nhà, nghề nông, nghe nhạc.
- Hs làm bài.
- 1 Hs đọc lại.
Nhiều HS nêu
Tiết 3: Kể chuyện: 
Niềm vui bất ngờ
i. mục đích yêu cầu :
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu được nội dung của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ câu chuyện
- Một bông cúc trắng, khăn, gậy để đóng vai
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện: Bông hoa cúc trắng
- Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nghe kể chuyện:
- GV kể lần 1 để HS biết chuyện 
- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ
c) Hướng dẫn HS kể từng đoạn.
+ Bức tranh 1: Tranh vẽ cảnh gì?
- Hãy đọc câu hỏi dưới tranh
Các em có thể nói câu các bạn nhỏ xin cô giáo không?
- Y/c HS kể lại nội dung bức tranh 1.
+ Với bức tranh 2, 3, 4 GV làm tương tự như bức tranh 1.
d) Hướng dẫn HS kể toàn chuyện
- Gv nêu yêu cầu, Hs kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu Hs kể theo vai.
- Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
*Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Bác Hồ và thiếu nhi rất gần gũi. 
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
3. Củng cố:
- Kể lại câu chuyện
Câu chuyện cho ta biết điều gì?
4. Dặn dò:
Về nhà tập kể lại chuyện cho gđ nghe
- 2 em lên kể
- HS chú ý nghe
- HS quan sát
- Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đi qua Phủ Chủ tịch....
- Cô ơi! Cho chúng cháu vào thăm nhà Bác đi. 
- Hs kể đoạn 1 theo tranh.
- Hs khác nhận xét.
- Hs kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm tự phân vai và kể.
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ
2 HS lên kể chuyện
Tiết 4: Tự nhiên & Xã hội: 
Bài 29: Nhật biết cây cối và các con vật
i. mục đích yêu cầu :
- Kể tên và chỉ được một số loại cây và các con vật
- Nêu được diểm giống (hoặc khác nhau giữa mọt số cây hoặc giữa một số các con vật.
II. Đồ dùng:
- Tranh vẽ minh hoạ SGK
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Gv 
Hoạt động của Hs
1. Bài cũ.
 Muỗi thường sống ở đâu?
Nêu tác hại do bị muỗi đốt?
Nêu 1 số cách phòng chống muỗi?
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay giúp chúng ta nhận biết cây cối và con vật.
b) Dạy bài mới.
*HĐ1: Phân loại các mẫu vật về thực vật.
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 từ bìa khổ to, hồ dán, mỗi nhóm 1 góc lớp.
HS tự làm phiếu bài tập:
Gv quan sát, uốn nắn.
- HS trình bày kết quả: 
- Các nhóm có thể đặt câu hỏi cho nhau:
Chỉ và nói tên từng cây mà nhóm sưu tầm?
Nêu ích lợi của chúng?
- HS, Gv nhận xét, bổ sung.
=> KL: Có rất nhiều loại cây khác nhau, cây thì cho hoa (cây hoa); cây thì làm thức ăn (cây rau); cây thì lấy gỗ để xây nhà, đóng bàn gế...(cây gỗ); nhưng các cây đều có chung đặc điểm là đều có thân, rễ, lá, hoa.
* HĐ2: Làm việc với các mẫu vật và tranh ảnh về động vật.
- GV yêu cầu HS dán tranh, ảnh về con vật lên tờ giấy khổ to theo 2 cột: Con vật có ích; Con vật có hại.
- Nêu ích lợi và tác hại của con vật đó đối với ngời?
- Trình bày kết quả.
- HS, Gv nhận xét, bổ sung.
KL: Có nhiều động vật khác nhau về hình dáng, kích kỡ, nơi sống... nhưng chúng đều giống nhau là đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
3. Củng cố, dặn dò:
* Trò chơi: Đố cây, đố con.
Gv hướng dẫn cách chơi.
- HS được chơi đeo 1 tấm bìa có vẽ hình 1 cây, (con) sau lưng và không biết đó là cây (con) gì. Để biết được em đó đặt câu hỏi (đúng/sai) hỏi các bạn dưới lớp.
- Con đó có hai chân phải không?
- Con đó có cánh phải không?
- Con đó biết gáy phải không?
- Đó là con gà.
- HS đoán ra con (cây) đúng sẽ gọi Hs khác lên thay.
- Tuyên dương, động viên HS.
Nhận xét tiết học.
Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
- Muỗi thường sống ở bụi rậm, cống rãnh.
- Sẽ bị mẩn ngứa, truyền bệnh.
- Mắc màn khi đi ngủ, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm...
2 - 4 Hs nhắc lại đầu bài.
Nhóm 10 em.
HS dán tranh, ảnh về cây cối đã mang đến lớp, dán theo 3 cột: cây rau, cây hoa, cây gỗ.
- Từng nhóm lên treo sản phẩm và cử đại diện lên trình bày kết quả.
- Hs lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm 10.
 - Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS dưới lớp trả lời câu hỏi đúng/sai.
- Sai.
- Sai.
- Đúng.
Tuần 30 : 
Ngày soạn: 3/4/2010
Giảng: Thứ hai ngày 5/4/2010
Tiết 1: Chào cờ: 
Tập trung trên sân trường
Tiết 2: Tập đọc: (tiết 1)
Chuyên ở lớp
I. mục đích yêu cầu: 
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Bước đầu biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ
- Ôn vần uot, uôc. Hiểu từ ngữ trêu.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài "Chú công"
- Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì?
- Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc ntn?
- GV nhận nét, cho điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV đưa tranh giới thiệu Chuyện ở lớp
- GV đọc mẫu lần 1:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu HS tìm và ghi bảng: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. 
- Cho HS luyện đọc các tiếng vừa tìm
- Phân tích từ: bẩn, trêu
- GV giải nghĩa từ:
Trêu: 
* Luyện đọc câu:
- Mỗi câu 2 HS đọc
* Luyện đọc đoạn, bài: bài chia 3 đoạn mỗi khổ thơ là một đoạn
- Gọi Hs đọc từng khổ thơ.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
+ Thi đọc trơn cả bài:
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1HS chấm điểm
- GV nhận xét, cho điểm HS
- Cả lớp đồng thanh
* Ôn các vần uôt, uôc
? Tìm tiếng trong bài có vần uôt
- Yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần uôt trong bài.
? Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc?
- Gọi HS đọc từ mẫu trong SGK
- Gọi các nhóm nêu từ tìm được và ghi nhanh lên bảng .
4. Củng cố:
Đọc lại bài
5. Dặn dò:
(Chuyển tiết 2)
- Hát
2 HS đọc bài
Chú công có bộ lông màu nâu gạch
Thành một thứ xiêm áo đủ sắc màu
- HS luyện đọc các tiếng vừa tìm
- Nối tiếp ( cá nhân )
- HS phân tích từ
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp.
- 3 em nối tiếp theo khổ thơ
Hs đọc nối tiếp kt đến hết bài.
- 3 em
- 2 HS đọc
HS thi tìm: vuốt
HS nêu mẫu, tìm CN
2 HS đọc
Tiết 3: Tập đọc: (tiết 2)
Chuyện ở lớp
I. mục đích yêu cầu: 
- Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan ntn? 
- Trả lời được câu hỏi trong SGK: Nói về chuyện ở lớp
II. Đồ dùng:
- bảng phụ tranh minh hoạ bài đọc
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài
Tìm tiếng trong bài có vần uôt
3. Bài mới:
* Tìm hiểu bài học và luyện nói:
a. Tìm hiểu và luyện đọc:
- Gọi Hs đọc khổ thơ 1, 2:
- Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
Gọi HS nhận xét, nhắc lại
- Gọi HS đọc khổ thơ 3:
- Mẹ nói gì với bạn nhỏ?
Gọi HS nhận xét, nhắc lại
- Qua bài tập đọc này cho ta biết điều gì?
b. Luyện đọc lại: 
Gọi HS đọc bài: khổ thơ, cả bài.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
c. Luyện nói: Chủ đề luyện nói của chúng ta ngày hôm nay là gì?
Cho Hs quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Gọi 2 hs làm mẫu theo tranh 
- Đúng vai: mẹ và con
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố:
- Gọi Hs đọc lại toàn bài.
- bạn kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp? 
5. Dặn dò:
VN đọc bài xem trước bài Mèo con đi học
- Hát
2 HS đọc bài
- 2 HS đọc
- Bạn Hoa không học bài, bạn Hùng cứ trêu con, bạn Mai tay đầy mực
Muốn con kể chuyện ở lớp con đã ngoan thế nào
- mẹ không muốn nghe chuyện ở lớp mà muốn nghe chuyện ngoan của bạn
10 - 15 Hs đọc.
- Hs khác nhận xét.
- Hãy kể với cha mẹ hôm nay ở lớp em đã ngoan ntn?
HS quan sát tranh thực hành hỏi đáp theo cặp
2 Hs đọc bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc