Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 26 đến 30

Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 26 đến 30

Tập đọc

Bàn tay mẹ

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc:

- Hs đọc đúng, nhanh bài " Bàn tay mẹ ".

- Luyện đọc các từ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.

- Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy.

2. Ôn các tiếng có vần an, at:

- Tìm tiếng có vần an trong bài.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at.

- Nhìn tranh nói câu có tiếng chứa vần an, at.

- Nói được câu chứa tiếng có vần an, at ngoài bài.

3. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ.

 Tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn Bình.

 - Hiểu từ: rám nắng, xương xương.

4. Hs chủ động nói theo đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh.

TCTV:- Hiểu từ ngữ: tã lót, gầy gầy.

 - Câu hỏi: Bình yêu nhất cái gì? Vì sao đôi bàn tay của mẹ rám nắng, gầy gầy, xương xương?

 

doc 115 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 26 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Hs đọc đúng, nhanh bài " Bàn tay mẹ ".
- Luyện đọc các từ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.
- Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy.
2. Ôn các tiếng có vần an, at:
- Tìm tiếng có vần an trong bài.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at.
- Nhìn tranh nói câu có tiếng chứa vần an, at.
- Nói được câu chứa tiếng có vần an, at ngoài bài.
3. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ.
 Tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn Bình.
 - Hiểu từ: rám nắng, xương xương.
4. Hs chủ động nói theo đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh.
TCTV:- Hiểu từ ngữ: tã lót, gầy gầy.
 - Câu hỏi: Bình yêu nhất cái gì? Vì sao đôi bàn tay của mẹ rám nắng, gầy gầy, xương xương?
II. Đồ dùng.
- Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Bài cũ:
?: Giờ trước học bài gì?
- Hs lên bảng đọc bài trong SGK.
?: Bình viết những gì lên nhãn vở?
?: Bố khen Bình điều gì?
- Viết bảng con từ: nắn nót.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
- Gv treo tranh yêu cầu Hs quan sát.
?: Tranh vẽ cảnh gì?
b. Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Gv đọc mẫu lần 1.
- Chú ý giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
* Hướng dẫn Hs luyện đọc.
+ Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương, hằng ngày.
- Gv ghi lần lượt các từ lên bảng 
- Gọi Hs đọc, phân tích tiếng khó, phân biệt, âm, vần, tiếng, từ dễ lẫn.
- Gọi Hs đọc lại toàn bộ các từ.
- Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng, từ khó.
Rám nắng: Da bị nắng làm đen lại.
Xương xương: Bàn tay gầy nhìn rõ xương.
Tã lót: Dùng để mặc cho em bé khi còn nhỏ
+ Luyện đọc câu:
- Sau mỗi dấu chấm là một câu. Vậy trong bài này có mấy câu?
- Gọi Hs đọc từng câu
- Gọi Hs đọc nối tiếp.
+ Luyện đọc đoạn, bài.
- Gv chia đoạn: bài này gồm 3 đoạn.
 Đoạn 1: Từ “ Bình  làm việc ”.
 Đoạn 2: Từ “ Đi làm  tã lót đầy”.
 Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gọi Hs đọc từng đoạn 
- Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.
- Gọi Hs đọc cả bài.
- Đọc đồng thanh cả bài.
Hs giải lao.
c. Ôn các vần an, at.
* Tìm các tiếng trong bài có chứa vần ai,ay.
- Yêu cầu HS đọc lướt bài và tìm tiếng trong bài có chứa vần an.
?: Có mấy tiếng bàn?
- Gọi Hs phân tích, đánh vần, đọc tiếng vừa tìm được.
* Tìm tiếng từ ngoài bài có chứa vần an, at:
- Yêu cầu Hs quan sát tranh trong SGK và hỏi: ?: Tranh vẽ gì?
- Gọi Hs đọc từ dưới tranh.
?: Trong từ tiếng nào chứa vần ôn?
- Gv tổ chức cho HS thi tìm tiếng từ chứa vần an, at ngoài bài.
- Cho Hs thảo luận 1'.
- Gọi Hs trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương Hs.
d. Củng cố tiết 1:
?: Hôm nay học bài tập đọc gì?
- Gọi HS đọc lại bài.
- Gv nhận xét tiết học.
- Nêu yêu cầu giờ học sau.
- Cái nhãn vở.
- 2 - 3 em đọc bài
- Cả lớp viết bài.
- Cảnh mẹ đang vuốt má em bé.
- 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
yêu nhất
nấu cơm
rám nắng
xương xương
hằng ngày
/ nhấc chân
/ lá lấu
/ giám khảo
/ giọt sương
/hàng cây
ât / âc
n / l 
r / d / gi
s / x
ang/ăng
- Lắng nghe.
- Bài tập đọc này có 5 câu.
- Hs nhẩm đọc từng câu theo Gv chỉ bảng.
- Hs đọc cá nhân 2 lượt.
- 3 HS đọc.
- Hs đọc cá nhân.
- 2 - 3 lượt.
- 2 - 3 HS đọc.
- Cả lớp đọc.
- Tiếng bàn ( an ).
- Có 4 tiếng bàn.	
Bàn: B + an + ( \ ).
Bờ – an - ban – huyền – bàn / bàn.
- Tranh vẽ mỏ than và vẽ bát cơm.
- Cá nhân đọc: mỏ than, bát cơm.
- Tiếng than (an); bát (at).
- Chia lớp thành 2 đội chơi.
+ An: bàn cãi, bàn gỗ, cản trở, bạn trai
+ At: tát nước, khát nước, hạt cát, hát hò...
- Bài Bàn tay mẹ.
- 1 - 2 HS đọc lại bài.
- Hs lắng nghe.
Tiết 2
đ.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
* Tìm hiểu bài.
- Gv đọc mẫu lần 2.
- Gọi Hs đọc đoạn 1 & 2.
?: Trong bài Bình yêu nhất cái gì?
+ Gv giải nghĩa từ yêu nhất.
?: Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình?
- Gv tiểu kết.
- Gọi Hs đọc đoạn 3.
?: Bàn tay mẹ Bình có hình dáng như thế nào?
- Gv giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương.
- 3 HS đọc toàn bài.
?: Vì sao đôi bàn tay của mẹ rám nắng, gầy gầy, xương xương?
?: Bài thơ nói lên điều gì?
* Luyện đọc:
- Gọi HS đọc đoạn, bài. 
?: Em hãy đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
* Luyện nói.
?: Chủ đề luyện nói của chúng ta ngày hôm nay là gì?
- Cho Hs quan sát tranh.
?: Tranh vẽ gì?
- Gọi 2 Hs lên bảng hỏi đáp theo mẫu.
VD: Ai nấu cơm cho bạn ăn?
 Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.
+ Gv cho HS tập nói theo câu hỏi gợi ý khuyến khích nói những câu hỏi khác nhau.
+ Gọi các cặp lên hỏi - đáp.
- HS, Gv nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố, dặn dò.
?: Hôm nay học bài gì?
- Gọi Hs đọc lại toàn bài.
?: Vì sao đôi bàn tay của mẹ trở nên gầy gầy, xương xương?
?: Tại sao Bình lại yêu nhất đôi bàn tay mẹ?
?: Con có yêu đôi bàn tay của mẹ không? Vì sao?
?: Để mẹ vui lòng và đỡ vất vả hơn thì con phải làm gì?
- Về nhà đọc và viết bài.
- Chuẩn bị bài học sau" Cái Bống".
- Hs mở SGK theo dõi.
- 1 - 3 Hs đọc.
- Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ.
- HS lắng nghe.
- Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
- 1 - 3 Hs đọc.
- Bàn tay mẹ Bình rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.
- Vì đôi bàn tay của mẹ phải làm rất nhiều việc
- Bài thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ và tấm lòng yêu quý biết ơn mẹ của bạn Bình.
- 2 Hs trong lớp.
- Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.
- Hs khác nhận xét.
Chủ đề: trả lời câu hỏi theo tranh.
- T.1: Mẹ nấu cơm cho bạn nhỏ ăn.
- T.2: Mẹ mua quần áo mới cho bạn nhỏ.
- T.3: Bố mẹ chăm sóc khi bạn ốm.
- T.4: Bố mẹ rất vui khi bạn được điểm mười.
- Từng cặp HS hỏi đáp theo mẫu.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận theo cặp và tự trả lời theo các tình huống trong tranh.
- HS xung phong lên bảng.
- Bài: Bàn tay mẹ.
- 1 – 2 HS đọc.
- Vì hằng ngày mẹ phải làm rất nhiều việc.
- Vì đôi bàn tay mẹ đã chăm sóc cho chị em Bình.
Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................
....................................................................................................................................................
_____________________________________
Đạo đức.
Cảm ơn và xin lỗi ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- HS biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, cần xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền đến người khác.
- Biết cảm ơn, xin lỗi là tôn trọng người khác và bản thân.
- HS có thái độ tôn trọng những người xung quanh.
- HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sống hằng ngày.
II. đồ dùng:
- Tranh minh hoạ.
II. Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
?: Giờ trước chúng ta học bài gì?
?: Em cần làm gì nếu bạn chưa lễ phép, vâng lời thầy ( cô ) giáo?
?: Em hãy nêu những quy định khi đi bộ trên đường?
- Gv nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2. Các hoạt động chủ yếu:
* HĐ1: QST – Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:
?: Bài tập 1 có mấy bức tranh?
?: Trong từng tranh vẽ những ai? 
?: Họ đang làm gì?
?: Họ đang nói gì? Vì sao?
+ Bước 2: Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
+ Bước 3: KL theo từng tranh.
- T1: 3 bạn đang cho bạn khác quả táo ( cam ). Bạn trai đưa tay ra nhận và nói “ cảm ơn bạn ” vì bạn đã cho quả.
- T.2: Cô giáo đang dạy học, 1 bạn HS đến muộn. Bạn đã khoanh tay xin lỗi cô giáo vì đi học muộn.
?: Vậy khi nào phải nói lời cảm ơn? khi nào nói lời xin lỗi?
* HĐ2: Thảo luận cặp đôi theo Bt 2.
+ Bước 1: GV nêu yêu cầu:
?: Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
?: Các bạn đó cần phải nói gì? Vì sao?
+ Bước 2: Hs trình bày kết quả, bổ sung ý kiến.
+ Bước 3: GVKL:
- T.1: Lan cần phải nói “ cảm ơn các bạn ” vì các bạn đã quan tâm, chúc mừng sinh nhật của mình.
- T.2: Bạn Hưng phải xin lỗi bạn vì gây phiền, có lỗi với bạn.
- T.3: Vân phải nói lời cảm ơn bạn, vì được bạn giúp đỡ.
- T.4: Tuấn làm rơi vỡ chiếc bình hoa. Tuấn cần xin lỗi mẹ vì đã có lỗi làm vỡ bình hoa.
HĐ3: Liên hệ thực tế
?: Em đã cảm ơn ( xin lỗi ) ai chưa?
?: Chuyện gì xảy ra khi đó?
?: Em đã nói gì để cảm ơn (hay xin lỗi )? 
?: Vì sao em lại nói như vậy?
?: Kết quả thế nào?
- 1 số HS liên hệ trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
III. Củng cố, dặn dò.
?: Hôm nay học bài gì?
?: Khi nào cần nói lời cảm ơn ( xin lỗi)?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
- Thực hành giữa kì 2.
- Khi đó con sẽ nhắc nhở bạn nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên làm như vậy.
- ở thành phố đi theo tín hiệu và đi trên vạch kẻ trắng. ở nông thôn đi sát lề đường bên phải.
- Các bạn trong tranh đang làm gì? Vì sao các bạn làm như vậy?
- QST thảo luận theo câu hỏi gợi ý 
- Có 2 bức tranh.
- T.1 vẽ 3 bạn trai.
- T.2 vẽ cô giáo và các bạn HS.
- Bạn Nam đang cho bạn quả táo.
- Lớp học có 1 bạn HS đi học muộn.
- Bạn trai giơ tay ra đỡ lấy quả táo và nói “ cảm ơn bạn ”. Vì bạn đã cho mình quả táo.
- Bạn trai nói “ em xin lỗi cô, em đi học muộn ”.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- Khi được người khác quan tâm, giúp đỡ thì chúng ta phải nói lời cảm ơn, khi có lỗi hoặc làm phiền người khác thì phải xin lỗi.
- Các bạn Lan, Hưng, Vân, Tuấn cần nói gì trong mỗi trường hợp? Vì sao?
- Từng cặp HS QST, thảo luận.
- Các cặp báo cáo 
- Lớp nhận xét
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trao đổi theo cặp.
- Tự liên hệ thực tế
- Lớp nhận xét
- Bài “ Cảm ơn và xin lỗi ”.
- Nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ.
- Nói lời xin lỗi khi có lỗi hoặc làm phiền người khác.
Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................
....................................................................................................................................................
____________________________________
Thủ công
Cắt, dán hình vuông ( tiết 1).
I. Mục tiêu:
 Sau bài học HS biết:
- Kẻ, cắt được  ... 
 22
 45
 56
-
 16
 40
 94
-
 92
 2
 42
- 
 42
 0
 99
-
 66
 33
- Đặt tính thẳng hàng. Tính từ hàng đơn vị.
Đúng ghi đ, sai ghi s:
- Ta phải kiểm tra cách đặt tính và kết quả phép tính.
a, 
 87
-
đ
 35
 52
 68
-
s
 21
 46
 95
-
s
 24
 61
 43
-
s
 12
 55
- Vì 68 – 21 = 47 mà trong bài lại ghi kết quả là 46 nên 46 là kết quả sai.
b,
 57
-
đ
 23
 34
 74
-
đ
 11
 63
 88
-
đ
 80
 08
 47
-
đ
 47
 00
- 3 – 5 HS đọc.
Tóm tắt:	
Có : 64 trang
Đã đọc: 24 trang
Còn :  trang?
- Ta thực hiện phép tính trừ: 64 – 24 = ?
Bài giải
Số trang sách Lan còn phải đọc là:
64 - 24 = 40 ( trang )
 Đáp số: 40 trang.
- HS nêu: 4 – 4 = 0, viết 0; 6 – 2 = 4, viết 4. Vậy 64 = 24 = 40.
62 - 32 44 + 22 66 - 13
 62
-
 32
 30
 44
-
 22
 22
 66
-
 13
 53
Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................
....................................................................................................................................................
_____________________________________
 Chính tả( nghe – viết )
Mời vào
I. Mục tiêu:
- HS nghe và viết chính xác, trình bày đúng các khổ thơ 1, 2 trong bài. 
- Điền đúng chữ ng/ ngh, vần ong hay oong vào chỗ trống.
- Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều đẹp. Sau dấu chấm có viết hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV, bảng phụ viết sẵn bài viết.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ. 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Dưới lớp làm bài vào nháp .
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Hướng dẫn Hs nghe – viết:
- Gv mở SGK đọc bài.
- Gọi HS đọc lại bài cần viết.
?: Ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
?: Tìm các tiếng khó viết trong bài?
- Phân tích, phân biệt các tiếng khó vừa tìm được.
- Gv chỉ đọc những tiếng dễ viết sai: nếu, thật, gạc.
- GV đọc các tiếng từ khó cho HS viết bảng.
- Quan sát, sửa sai cho HS.
* Hs nghe – viết bài vào vở.
- Gọi Hs nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Gv hướng dẫn cách trình bày bài viết.
?: Các chữ đầu dòng phải viết như thế nào?
?: Các khổ thơ trình bày thế nào?
- Gọi 1 Hs đọc lại bài viết.
- Hs nghe – viết bài vào vở.
- Gv quan sát, uốn nắn.
* Soát bài:
- Gv đọc bài thong thả.
- Gv chữa lỗi phổ biến Hs hay mắc phải.
- Gv thu vở, chấm một số bài.
3. Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu.
- Gv treo bảng phụ.
- Yêu cầu Hs làm bài tập.
- Gọi HS lên bảng điền.
- Gọi Hs đọc lại bài đã điền được.
- Gv nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh vẽ.
?: Tranh vẽ gì?
- 2 Hs lên bảng làm bài.
- Dưới lớp làm vào VBT.
- 1 Hs đọc các từ vừa điền được.
- Nhận xét cho điểm
4. Dạy ghi nhớ:
?: Ngh viết trước những âm nào?
?: Những âm nào viết được với ng?
- Gọi HS nhắc lại.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc Hs viết có nhiều lỗi về nhà chép lại bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm BT. Ghi nhớ quy tắc chính tả.
Điền vần: en hay oen.
đèn bàn
cưa xoèn xoẹt
 3. Điền chữ: g hay gh?
tủ gỗ lim đường gồ ghề con ghẹ
- Hs khác nhận xét.
- HS mở SGK theo dõi.
- 2 - 3 Hs đọc lại bài.
- Những con vật đến gõ cửa ngôi nhà là: Nai, Thỏ.
- Các từ: Nếu, Thật, gạc.
- Hs phân tích.
Nếu: n + êu + ( / ). / Lều
Thật: th + ât +( . ) / nhấc
Gạc: g + ac + ( . ) / gạt.
- Hs chú ý cách phát âm.
- Hs chú ý lắng nghe và viết bảng con.
- 1 - 2 Hs nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Các chữ đầu dòng phải gạch đầu dòng và viết hoa.
- Mỗi khổ thơ phải cách 1 dòng.
- 1 Hs đọc.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Hs soát từng từ theo Gv đọc.
- Hs đổi vở chữa lỗi cho nhau.
- Hs thu vở.
Điền vần: ong hay oong?
 Nam học giỏi. Bố thưởng cho em một chuyến đi tham quan vịnh Hạ Long. Đứng trên boong tàu, ngắm mặt biển rộng, Nam mong lớn lên sẽ trở thành thuỷ thủ.
- Hs đọc lại.
Điền chữ: ng hay ngh?
- Hs quan sát tranh.
- Vẽ một ngôi nhà, bác nông dân, bạn nhỏ đang nghe nhạc.
ngôi nhà nghề nông nghe nhạc.
- Hs làm bài.
- 1 Hs đọc lại.
- Ngh viết trước âm và vần bắt đầu bằng: i, e, ê.
- Ng viết trước âm và vần bắt đầu bằng: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư.
Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................
....................................................................................................................................................
___________________________________
Kể chuyện
Niềm vui bất ngờ
I. Mục tiêu:
- Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của Gv, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện biết phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ SGVK.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Yêu cầu Hs mở SGK kể lại câu chuyện
" Bông hoa cúc trắng ".
?: Em hãy nêu ý nghĩa của câu truyện?
- Nhận xét cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Hướng dẫn Hs kể chuyện.
a. Gv kể chuyện " Niềm vui bất ngờ ":
- GV kể chuyện 2 lần:
 + Lần 1: kể diễn cảm.
 + Lần 2: Kể kết hợp tranh, đặt câu hỏi.
b. Hướng dẫn Hs tập kể theo đoạn:
- Hs kể theo tranh.
* Đoạn 1: Gv treo tranh.
?: Tranh vẽ cảnh gì?
?: Hãy đọc câu hỏi dưới tranh?
?: Các em có thể nói câu các bạn nhỏ xin cô giáo không?
- Gọi 2 Hs kể lại đoạn 1.
?: Hãy nhận xét xem bạn kể được chưa?
- Gv nhận xét động viên Hs.
* Đoạn 2, 3, 4: Tiến hành tương tự như đoạn 1.
c. Hướng dẫn Hs kể lại toàn chuyện:
- Gv nêu yêu cầu, Hs kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu Hs kể theo vai.
- Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
d. ý nghĩa câu chuyện.
?: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Bác Hồ và thiếu nhi rất gấn gũi. 
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- 4 Hs kể lại.
- Hs khác nhận xét.
- Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã giúp mẹ khỏi bệnh. Là con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs quan sát tranh.
- Các bạn nhỏ đi qua Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác.
- Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch?
- Cô ơi! Cho chúng cháu vào thăm nhà Bác đi. 
- Hs kể đoạn 1 theo tranh.
- Hs khác nhận xét.
- Hs ngồi theo nhóm 3 em.
- Hs kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm tự phân vai và kể.
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................................
....................................................................................................................................................
__________________________________
Thể dục
Trò chơi
I. Mục tiêu:
- Làm quen với chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức nhất định.
- Làm quen với trò chơi "Kéo cưa lừ a xẻ". Yêu cầu biết tham gia được vào trò chơi ở mức ban đầu.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập. 
- G chuẩn bị còi và một số quả cầu trinh.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
nội dung
định lượng
phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- G nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động
2 phút
3 phút
- Cán sự tập hợp lớp thành 2 hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang. Điểm số và báo cáo sĩ số cho G.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường: 50 - 60m.
- Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
* Ôn bài thể dục: 1 lần, mỗi động tác 2 X8 nhịp.
* Trò chơi "Diệt các con vật có hại"
 2. Phần cơ bản:
- Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ".
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
8 - 12 phút
10 - 12 phút
- H tập hợp theo đội hình vòng tròn.
G nêu tên trò chơi, sau đó cho H đứng theo từng đôi một quay mặt vào với nhau (theo đội hình vòng tròn). 
 Kéo cưa lừa xẻ,
 Kéo cho thật khoẻ
 Cho thật nhịp nhàng
 Cho ngực nở nang
 Chân tay cứng cáp
 Hò dô! Hò dô!".
- Cho H học cách nắm tay nhau, G đi sửa chữa uốn nắn. H chơi. Giới thiệu thêm cách ngồi kéo cưa để các em chơi ở nhà
- Cho H cả lớp tập hợp thành 2 hàng dọc , sau đó quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một cách nhau 1,5 - 3m. Trong mỗi hàng, người nọ cách người kia tối thiểu 1m. 
- G chọn 2 H có khả năng thực hiện động tác tốt, chỉ dẫn bằng lời cho 2 H đó làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi cho cả lớp biết, rồi cho từng nhóm tự chơi.
 3. Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh.
- G cùng H hệ thống bài học. 
- Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
2 - 3 phút
2 phút
1 phút
- H đứng vỗ tay và hát.
* Ôn động tác vươn thở và điều hoà của bài thể dục: mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
__________________________
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 29
I. Nhận xét chung:
 1. Nền nếp:
- Các em đi học tương đối đều, đúng giờ.
- Ra vào lớp đúng giờ, nhưng khi xếp hàng còn mất trật tự, chưa nghiêm túc.
- Mặc đồng phục tương đối đầy đủ.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều đặn . Xong chất lượng của giờ sinh hoạt chưa hiệu quả, còn nhiều em mất trật tự.
 2. Đạo đức :
- Các em tương đối ngoan, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS chơi đùa quá chớn rồi đến đánh nhau gây mất đoàn kết: Điệp, Lan.
 3. Học tập : 
 - Nhìn chung các em trật tự, chú ý nghe giảng.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Nhiều tiết học tương đối sôi nổi- có hiệu quả.
 - Nhiều em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài như các em : Lan, Thắm.
 - Bên cạnh đó cũng còn không ít em lười học, lời viết bài: Trình bày bài cẩu thả: Điệp, Thạch.
II. Phương hướng tuần tới:
 - Tích cực rèn đọc đúng, hay.
 - Rèn làm tính nhẩm các số trong phạm vi các số đã học.
 - Thi đua học tập tốt chào mừng các ngày lễ trong tháng.
 - Tích cực phụ đạo Hs yếu kém.
 - Tăng cường bồi dưỡng HS giỏi.
 - Phát huy các ưu điểm đã đạt được.
 - Khắc phục tồn tại trong tuần.
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ( tuan 26 - 30 ).doc