Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

Đạo đức

CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (Tiết 2)

I. Mục tiêu

- HS hiểu :Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ, cần xin lỗi khi bị mắc lỗi, làm phiền đến người khác.

- Học sinh có thái độ:Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp

- Qúy trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi

II. Đồ dùng dạy- học

- Vở bài tập đạo đức, tranh vẽ SGK

 

doc 16 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 
Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2019
Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
Đạo đức
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (Tiết 2)
I. Mục tiêu 
- HS hiểu :Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ, cần xin lỗi khi bị mắc lỗi, làm phiền đến người khác. 
- Học sinh có thái độ:Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp
- Qúy trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
II. Đồ dùng dạy- học 
- Vở bài tập đạo đức, tranh vẽ SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + Ghi bảng 
b) Nội dung
 Hoạt động 1: Thảo luận BT3
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn làm bài
+ Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất
- Bỏ đi không nói gì? 
- Chỉ nói lời xin lỗi bạn.
- Nhặt hộp bút lên và xin lỗi.
+ Em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách của . Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo.
- Em im lặng.
- Nói lời cảm ơn bạn.
Hoạt động 2: Bài tập 4
 Cho HS đóng vai Về chủ đề “Cảm ơn, xin lỗi”
Hoạt động 3: HS chơi:Ghép hoa 
(Bài tập 5)
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hai nhị hoa và các cánh hoa
- GV yêu cầu ghép hoa
- GV nhận xét và chốt lại các tình huống cần nói lời xin lỗi và cảm ơn
 HS làm bài tập 6
- GV nêu yêu cầu học sinh đọc các từ đã chọn
4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ.
5. Dặn dò 
- Về nhà thực hành tốt bài học 
- HS thảo luận 
- Đánh dấu + vào ô trống trước cách ứng xử phù hợp.
- 
 C
- 
-- - Học sinh đóng vai
--
HS lựa những cánh hoa có ghi tình huống cần nói cảm ơn và ghép với nhị hoa có từ: cảm ơn để làm thành: Bông hoa cảm ơn và tương tự làm thành: bông hoa xin lỗi
- Các nhóm học sinh trình bày sản phẩm của mình
- Cả lớp nhận xét
- HS làm bài tập
- 
c - Cả lớp đọc đồng thanh hai câu đã đóng khung trong vở bài tập
Tiếng Việt(2 tiết)
TỪNG TIẾNG RỜI
STK tập 3 trang 13 , SGK tập 3 trang 5
Tiếng Việt
ÔN TẬP
Việc 3 sách giáo khoa tập 3 
Thủ công
CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG 
I. Mục tiêu  
- HS kẻ được hình vuông 
- HS cắt, dán được hình vuông theo 2 cách
- Lòng say mê môn học 
II. Đồ dùng dạy- học 
- Chuẩn bị hình vuông mẫu bằng giấy màu dán trên tờ giấy trắng kẻ ô 
- Giấy màu có kẻ ô, giấy HS có kẻ ô 
- Bút chì , thước kẻ, kéo, hồ dán vào vở thủ công 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ  
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới 
a) Giới thiệu bài 
b) Nội dung
HS thực hành 
- GV cho HS nhắc lại các bước kẻ cắt hình vuông
GV nhắc học sinh lật mặt trái tờ giấy màu để thực hành
- Thực hiện quy trình kẻ hình vuông có độ dài các cạnh là 7 ô, theo 2 cách đã học ở tiết trước.
- GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm 
Trưng bày sản phẩm 
- GV cho HS sẽ trưng bày sản phẩm trước lớp. 
- GV nhận xét và đánh giá 
4. Củng cố 
- GV nhận xét về tinh thần học tập của học sinh về sự chuẩn bị đồ dùng học tập kĩ năng kẻ cắt dán và đánh giá sản phẩm của HS.
5. Dặn dò  
- Về nhà thực hành lại bài.
- Một 2 HS nhắc lại các bước kẻ cắt hình vuông 
- HS thực hành kẻ cắt hình vuông theo trình tự 
- HS trưng bày sản phẩm trước lớp 
- Học sinh lắng nghe
Đạo đức
ÔN: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
I. Mục tiêu
- Học sinh tiếp tục ôn tập bài cảm ơn và xin lỗi.
- HS biết nói cảm ơn, xin lỗi trong tình huống thích hợp.
- HS có tình cảm yêu mến bạn biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng chỗ.
II. Đồ dùng dạy- học 
 Hệ thống câu hỏi và tình huống, tranh vẽ vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
- Nói cảm ơn, xin lỗi khi nào ?
- GV nhận xét chỉnh sửa
 3. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
Chúng ta cần nói gì trong mỗi trường hợp sau:
- Em đi chẳng may va vào bạn.
- Bạn cho em mượn thước kẻ.
- Bạn giảng bài giúp em.
- Bạn rủ em cùng chơi chung.
- Em làm động bạn khi bạn đang viết bài
- Thảo luận nhóm.
- Thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm lên báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung cho bạn.
* Hoạt động: Liên hệ bản thân 
- Trong lớp mình bạn nào thực hiện nói cảm ơn, xin lỗi tốt?
- Bạn nào chưa thực hiện tốt?
- Theo em, khi đã nhận lỗi thì mình phải sửa đổi như thế nào?
- Khi được người khác cảm ơn, xin lỗi thì em thấy thế nào?.
- Vì sao phải nói cảm ơn, xin lỗi?
- Tuyên dương khen thưởng HS thực hiện tốt, và nhắc nhở động viên em chưa thực hiện tốt.
4. Củng cố
- Đọc lại phần ghi nhớ, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Về nhà thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
- Tự liên hệ bản thân hoặc nhận xét bạn trong lớp, từ đó điều chỉnh hành vi của mình cho đúng.
- Nhận ra lỗi, xin lỗi rồi thì phải sửa sai, không mắc lỗi nữa.
- Rất vui, dễ tha thứ cho bạn.
- Là cách nói của người có văn hoá, có học.
- Học sinh lắng nghe
Lớp đọc đồng thanh phần ghi nhớ
Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾNG KHÁC NHAU
STK tập 3 trang 18 , SGK tập 3 trang 7
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS về đọc, viết các số có 2 chữ số
- Nhận biết được các số liền sau của các số
- Rèn cho các em yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy- học 
- Bộ đồ dùng học toán lớp 1, bảng con
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
 b) Nội dung
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Viết số
- GV đọc các số
a) Ba mươi, mười ba, mười hai, hai mươi.
b) Bảy mươi bảy, bốn mươi tư, chín mươi sáu, sáu mươi chín.
GV nhận xét
-Học sinh đọc yêu cầu bài
- HS lần lượt viết vào bảng con
a) 30, 13, 12, 20
b) 77, 44, 96, 69
Bài 2: Viết ( Theo mẫu)
Số liền sau của 80 là 81.
a)Số liền sau của 23 là:
b)Số liền sau của 84 là:
- 2 HS lên bảng làm bài
a) Số liền sau của 23 là 24
b) Số liền sau của 84 là 85
Bài 3: Điền dấu , =  :
34.50 ; 78....69 
72.81 ; 62.62
47.45 ; 81.82 
 85.90 ; 61.63
55.66 ; 44.33 
77.99 ; 88.22
- HS làm nhóm
N 1: 34 69 
 72 < 81 62 = 62
N 2: 47 > 45 81 < 82 
 85 < 90 61 < 63
N 3: 55 33 
 77 22
Bài 4: Viết ( Theo mẫu)
- GV viết mẫu
87 gồm 8 chục và 7 đơn vị, ta viết
87 = 80 + 7
4. Củng cố
- GV nhận xét giờ.
5. Dặn dò
- Về ôn lại bài.
- HS làm vào bảng con
59 gồm 5 chục và 9 đơn vị
 59 = 50 + 9
20 gồm 2 chục và 0 đơn vị
 20 = 20 + 0
Âm nhạc
(GV bộ môn)
Tiếng Viêt
LUYỆN TẬP
Vở bài tập Tiếng Việt tập 3
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố cho về đọc, viết các số có 2 chữ số.
-Vận dụng làm bài đúng chính xác.
- Rèn cho các em yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy- học 
- Vở bài tập toán. Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học 
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc cho HS viết: Bảy mươi bảy,Tám mươi mốt, Chín mươi sáu, Bốn mươi tám 
- GV nhận xét 
3.Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
- GV cho HS làm Vở bài tập
- GV cùng cả lớp nhận xét 
Bài 2: GV viết bài lên bảng 
Số liền sau của 32 là : ?
Số liền sau của 86 là: ?
Số liền sau của 48 là : ?
 Số liền sau của 69 là: ?
Số liền sau của 59 là: ?
 Số liền sau của 65 là : ?
Số liền sau của 40 là : ?
 Số liền sau của 98 là : ?
Bài 3, 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm VBT
- GV thu chấm bài – nhận xét
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
 2 HS lên làm
- HS khác nhận xét – bổ sung
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài 
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm VBT
a, Số liền sau của 32 là: 33
 Số liền sau của 86 là: 87
b, Số liền sau của 48 là: 49
 Số liền sau của 69 là : 70
c, Số liền sau của 59 là: 60
 Số liền sau của 65 là: 66
d, Số liền sau của 40 là: 41	
 Số liền sau của 98 là: 99
- HS làm bài vào VBT
- Học sinh lắng nghe
Tự nhiên và xã hội
CON MÈO
I. Mục tiêu  
- Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Nói về một số đặc điểm của con mèo ( Lông, móng, vuốt, ria, mắt, đuôi)
- Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.
- HS có ý thức chăm sóc mèo ( Nếu nhà em có nuôi mèo)
II. Đồ dùng dạy-học
- Hình ảnh trong SGK bài 27
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
 a) GV giới thiệu bài + Ghi bảng
 b) Nội dung
 - Nhà em nào nuôi mèo?
 + Nói với cả lớp về con mèo của nhà mình?
- Lông màu gì, em có hay chơi với nó không?
* Hoạt động 1: Quan sát con mèo
Bước 1
- GV hướng dẫn HS quan sát con mèo trong SGK
+ Mô tả màu lông của con mèo, khi vuốt lông của con mèo em thấy thế nào?
+ Chỉ và nói rõ tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
+ Con mèo di chuyển như thế nào?
Bước 2: GV cho HS trình bày kết quả làm việc trong nhóm với cả lớp
- GV kết luận, nhận xét bổ sung
*Hoạt động 2: HS thảo luận cả lớp
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận
+ Người ta nuôi mèo để làm gì?
+ Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi.
+ Tìm những hình ảnh trong bài, hình nào mô tả con mèo đang ở tư thế săn mồi? Hình nào cho thấy kết quả của việc săn mồi của con mèo?
+ Tại sao em không nên trêu trọc và làm con mèo tức giận?
+ Em cho con mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào?
- GV nhận xét bổ sung và đưa ra kết luận
4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- HS nói về con mèo của nhà mình 
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Đầu, mắt, mũi, tai, thân, chân, đuôi, lông
- Rất nhẹ nhàng. 
- HS thảo luận rồi trae lời câu hỏi
- Nuôi mèo để bắt chuột.
- Đi lại nhẹ nhàng.
- HS tìm những hình ảnh con mèo đang ở tư thế săn mồi.
- Hình ảnh con mèo cắp chuột.
- Vì mèo có móng vuốt sắc và nhọn.	
- Cho mèo ăn cơm với cá..
- Học sinh lắng nghe
Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾNG KHÁC NHAU TỪNG PHẦN
STK Tiếng Việt tập 3 trang 22, SGK Tiếng Việt tập 3 trang 9
Toán
BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I. Mục tiêu 
- Giúp HS nhận biết 100 là số liền sau của 99 và là số có 3 chữ số.
-Tự lập được bảng các số từ 1 đến 100.
- Nhận biết một số đặc điểm của các số trong bảng các số từ 1 đến 100. 
- Rèn cho các em yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Bộ đồ dùng học toán lớp 1, bảng các số từ 1 đến 100
- SGK, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học 
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Số liền sau của 25  ... ảo luận rồi trả lời câu hỏi
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
10, 20, 30, 40 , 50, 60, 70, 80, 90.
- Là số10
- Là số 99
- Là số11, 22, 33, 44, 55, 66, 77,88. 99.
Tiếng Anh
(GV bộ môn)
Thủ công
ÔN: CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG 
I. Mục tiêu  
- HS tiếp tục học kẻ,cắt, dán hình vuông theo 2 cách thành thạo.
- Lòng say mê môn học 
II. Đồ dùng dạy- học 
- Giấy màu có kẻ ô, giấy HS có kẻ ô 
- Bút chì , thước kẻ, kéo, hồ dán vào vở thủ công 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ  
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới 
a) Giới thiệu bài 
b) Nội dung
HS thực hành 
- GV cho HS nhắc lại các bước kẻ cắt hình vuông
GV nhắc học sinh lật mặt trái tờ giấy màu để thực hành
- Thực hiện quy trình kẻ hình vuông có độ dài các cạnh là 7 ô, theo 2 cách đã học ở tiết trước.
- GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm 
Trưng bày sản phẩm 
- GV cho HS sẽ trưng bày sản phẩm trước lớp. 
- GV nhận xét và đánh giá 
4. Củng cố 
- GV nhận xét về tinh thần học tập của học sinh về sự chuẩn bị đồ dùng học tập kĩ năng kẻ cắt dán và đánh giá sản phẩm của HS.
5. Dặn dò  
- Về nhà thực hành lại bài.
- Một 2 HS nhắc lại các bước kẻ cắt hình vuông 
- HS thực hành kẻ cắt hình vuông theo trình tự 
- HS trưng bày sản phẩm trước lớp 
- Học sinh lắng nghe
Tiếng Việt 
LUYỆN TẬP
SGK + VBT Tiếng Việt tập 3
Toán
ÔN: BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I. Mục tiêu 
- HS tiếp tục ôn tập các số từ 1 đến 100
- Lập thành thạo được bảng các số từ 1 đến 100.
- Rèn cho các em yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Bảng các số từ 1 đến 100
- SGK, bảng con, VBTT
III. Các hoạt động dạy - học 
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Số liền sau của 45 là số nào? - HS trả lời
- Số liền trước số 45 là số nào? 
- 100 là số có mấy chữ số? 
3.Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Nội dung
- GV HD HS làm bài trong vở bài tập
Bài 1:HS nêu yêu cầu bài
- Số liền sau của 77 là....
- Số liền sau của 78 là.....
- GV nhận xét chữa bài
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập2 
- Hướng dẫn HS làm
- Gọi học sinh lên bảng làm
- GV nhận xét chữa bài
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 3
- HD học sinh làm
- Các số có 1 chữ số là.......
- Các số tròn chục là......
- Số bé nhất có 2 chữ số là.....
- Số lớn nhất có 2 chữ số là......
- Các số có 2 chữ số giống nhau là..
+ Cuối giờ GV chấm chữa bài
4. Củng cô
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò 
 Về nhà ôn lại bài
- HS làm bài
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm
- Số liền sau của 77 là 78
- Số liền sau của 78 là 79
- Học sinh quan sát
- Học sinh làm bài VBTT
- Lớp thảo luận rồi trả lời câu hỏi
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
10, 20, 30, 40 , 50, 60, 70, 80, 90.
- Là số10
- Là số 99
- Là số11, 22, 33, 44, 55, 66, 77,88. 99.
Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾNG THANH NGANG
 STK tập 3 trang 30, SGK tập 3 trang11
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Củng cố kiến thức về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số trong phạm vi 100.
 - Củng cố kĩ năng đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100, số liền trước, liền sau
- Học sinh yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học 
 SGK, que tính
III. Các hoạt động dạy - học 
 1.Ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ 
- Đọc các số tròn chục đã học.
- Số có hai chữ số lớn nhất, bé nhất là số nào?
- GV nhận xét
3.Bài mới
a) Giới thiệu bài, ghi bảng
b) Nội dung: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Viết số
- GV đọc 
-Ba mươi, chín mươi, chín mươi chín, tám mươi lăm, hai mươi mốt, sáu mươi sáu.
Gọi học sinh làm bài bảng lớp.
GV chữa bài, nhận xét
Bài 2: Viết theo mẫu:
Số liền sau của 99 là: 100	
Số liền trước của 90 là: 89	
Số liền sau của 39 là: 40..	
Số liền trước của 50 là:49 	
Bài 3: Viết các số
-Từ 50 đến 60
-Từ 85 đến 100
GV thu chấm một số vở, nhận xét
4.Củng cố 
- Thi viết số tính nhanh.
- Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò
- Về nhà xem lại bài.
- 2 học sinh đọc 
-Học sinh đọc yêu cầu bài
-Học sinh lên bảng làm 
30, 90, 99, 85, 66
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- Học sinh làm bài vở 
-Học sinh làm vở bài tập 
50, 51,52,53,54, 55,56, 57,58, 59, 60.
- 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.
- Thi đua giữa các tổ
Mĩ thuật
(GV bộ môn)
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
Việc 3, 4 SGK Tiếng Việt tập 3
Tự nhiên và xã hội
ÔN: CON MÈO
I. Mục tiêu  
- HS tiếp tục quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Nói về một số đặc điểm của con mèo ( Lông, móng, vuốt, ria, mắt, đuôi)
- Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.
- HS có ý thức chăm sóc mèo ( Nếu nhà em có nuôi mèo)
II. Đồ dùng dạy-học
- Hình ảnh trong SGK bài 27+ Vở bài tập TNXH
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
 a) GV giới thiệu bài + Ghi bảng
 b) Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát con mèo
Bước 1
- GV hướng dẫn HS quan sát con mèo trong SGK
+ Mô tả màu lông của con mèo, khi vuốt lông của con mèo em thấy thế nào?
+ Chỉ và nói rõ tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
+ Con mèo di chuyển như thế nào?
Bước 2: GV cho HS trình bày kết quả làm việc trong nhóm với cả lớp
- GV kết luận, nhận xét bổ sung
*Hoạt động 2: HS thảo luận cả lớp
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận
+ Người ta nuôi mèo để làm gì?
+ Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi.
+ Tìm những hình ảnh trong bài, hình nào mô tả con mèo đang ở tư thế săn mồi? Hình nào cho thấy kết quả của việc săn mồi của con mèo?
+ Tại sao em không nên trêu trọc và làm con mèo tức giận?
+ Em cho con mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào?
- GV nhận xét bổ sung và đưa ra kết luận
* Hoạt động 3 : Cho HS làm Vở bài tập
- GV hướng dẫn 
4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Đầu, mắt, mũi, tai, thân, chân, đuôi, lông
- Rất nhẹ nhàng. 
- HS thảo luận rồi trae lời câu hỏi
- Nuôi mèo để bắt chuột.
- Đi lại nhẹ nhàng.
- HS tìm những hình ảnh con mèo đang ở tư thế săn mồi.
- Hình ảnh con mèo cắp chuột.
- Vì mèo có móng vuốt sắc và nhọn.	
- Cho mèo ăn cơm với cá..
- Học sinh làm bài
Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 7: VUI CHƠI AN TOÀN
(Giáo án riêng)
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019
Tiếng Việt (2 tiết)
PHỤ ÂM
STK tập 3 trang 35, SGK Tiếng Việt trang 13
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS về đọc viết số có 2 chữ số trong phạm vi 100
- Giải toán có lời văn thành thạo. 
- Rèn cho các em yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bộ đồ dùng học toán lớp 1,bảng con 
- SGK, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học 
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS lên bảng viết các số từ 50 – 60 rồi đọc 
- GV nhận xét chỉnh sửa 
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài 
b) Nội dung
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1 : Viết các số 
a)Từ 15 đến 25
b) Từ 69 đến 79
GV nhận xét 
- Lớp viết vào bảng con
a)15, 16, 17, 18, 19,20, 21, 22, 23, 24, 25. 
b) 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79.
Bài 2 : Đọc mỗi số sau 
 35 , 41 , 64 , 85 , 69 , 70 
- GV nhận xét chỉnh sửa
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống 
Đại diện các nhóm lên trình bày nhóm khác bổ sung 
- GV chữa bài 
- HS làm miệng BT này 
( HS thi nối tiếp đọc các số ) 
N1: 72 < 76 N2 : 85 = 85 
 85 > 81 42 < 76 
 45 < 47 33 < 66
 N3: 15 > 10 + 4 
 16 = 10 + 6 
 19 = 16 + 3 
- Bài 4: Giải toán 
- GV nêu bài toán 
- GV gọi 1 em lên chữa bài 
- GV nhận xét
4. Củng cố
- GV hệ thống nội dung bài 
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- 1 em đọc bài toán 
- Lớp giải toán vào vở 
 Bài giải 
Số cam và chanh có là :
 10 + 8 = 18( cây )
 Đáp số : 18 cây 
Thể dục
(GV bộ môn)
Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
Vở bài tập Tiếng Việt tập 3
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số từ 10 đến 99.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn, vận dụng làm bài đúng chính xác.
- Học sinh yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Bảng con, vở BTT
III. Các hoạt động dạy - học 
 1.Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Viết số: sáu mươi sáu, tám mươi lăm, bốn mươi tư, năm mươi
GV nhận xét 
3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
 b) Nội dung
* HD học sinh làm bài tập 
Bài 1: Viết các số:
Ba mươi ba: 33, Năm mươi tám: 58
Chín mươi: 90, Tám mươi lăm: 85
GV nhận xét chữa bài
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
Số liền trước của 73 là: 72
Số liền trước của 70 là: 69
Số liền sau của 72 là ;73
Số liền sau của 80 là 81
- GV nhận xét
Bài 3:Viết các số 
a) Từ 60 đến 70
b) Từ 89 đến 100..
Bài 4 : Viết theo mẫu 
84 = 80 + 4, 42 = 40 + 2
77 = 70 + 7, 91 = 90 + 1
- GV chấm một số vở nhận xét
 4. Củng cố
- Nhận xét giờ học 
 5.Dặn dò
- Về ôn lại bài
-2 học lên bảng làm 
- 66, 85, 44, 50
- Học sinh lên bảng làm
- Lớp làm ra nháp 
-Học sinh làm vở bài tập 
-Học sinh đổi vở chữa bài 
- Học sinh lên bảng làm
a)60, 61, 62, 63, 64, 65,66,67,68,69,70
b)89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,99,100
- Học sinh làm vở bài tập 
- Học sinh lắng nghe
Kĩ năng sống
CHỦ ĐỀ 5: TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ
(Giáo án riêng)
Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần
- Nắm chắc phương hướng tuần tới
II. Chuẩn bị 
- Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần
a. Ưu điểm
- Nêu một số những ưu điểm của các em trong tuần, động viên khuyến khích các em để các tuần sau phát huy.
- Các em ngoan, chấp hành tốt các nội quy của trường của lớp
- Dụng cụ học tập tương đối đầy đủ
-Tiếp tục kèm thêm những em đọc yếu 
b) Nhược điểm 
- GV nêu một số những nhược điểm mà HS còn mắc phải trong tuần, nhắc nhở để các em không vi phạm trong những lần sau.
- Vẫn còn 1 số em đọc còn chậm.
2. Phương hướng tuần tới
- Duy trì nề nếp ra vào lớp. Đi học đúng giờ 
-Tiếp tục kèm thêm những em đọc yếu 
- Phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm
- Luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch chữ đẹp
- Tích cực phát biểu xây dựng bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_1_tuan_27_nam_hoc_2018_2019.doc