Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019

Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019

Toán

GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN(TIẾP)

I.Mục tiêu:

- Kiến thức, kĩ năng:Hiểu bài toán có một phép trừ: bài toán cho biết những gì? hỏi gì? Biết giải bài toán gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

- Năng lực: Biết làm việc cá nhân, nhóm.

- Phẩm chất:Thường xuyên trao đổi bài làm với bạn.

II.Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ

- HS: Bảng con

 

docx 10 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28- Buổi sáng 
Ngày soạn: 22/ 3/ 2019
Ngày dạy: 25/ 3/ 2019
Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2019
Tiết 1 
Chào cờ
Tiết 2+ 3
Tiếng Việt (2 tiết)
NGUYÊN ÂM
(STK trang 37; SGK trang 15)
Tiết 4
Toán
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN(TIẾP)
I.Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng:Hiểu bài toán có một phép trừ: bài toán cho biết những gì? hỏi gì? Biết giải bài toán gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
Năng lực: Biết làm việc cá nhân, nhóm.
Phẩm chất:Thường xuyên trao đổi bài làm với bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ
HS: Bảng con
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ (2-3’):
- Gọi 1HS lên bảng viết các số có 2 chữ số giống nhau.
- Yêu cầu HS làm bảng con (theo nhóm)
- Nhận xét.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài (1’)
- Ghi bảng tên bài.
 b.Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày (10’):
Hướng dẫn tìm hiểu bài toán:
- Yêu cầu HS đọc bài toán và trả lời câu hỏi:
- Ghi tóm tắt lên bảng.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu lại tóm tắt bài toán.
Hướng dẫn giải bài toán và trình bày bài giải:
- Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS nêu phép tính trừ đó?
- Cho HS quan sát tranh để kiểm tra kết quả.
- Bài giải gồm những gì?
- Yêu cầu HS nêu câu lời giải.
- Yêu cầu HS nêu cách trình bày
- GV ghi bảng bài giải (giảng cách ghi đáp số)
c.Luyện tập (15’):
Bài 1(148):
- Gọi HS đọc bài toán và trả lời các câu hỏi của GV- GV ghi bảng tóm tắt.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS nêu lại tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài- nhận xét.
Bài 2:
- Tiến hành tương tự bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở- bảng lớp.
- Chữa bài.
Bài 3:
- Gọi 2 HS lên bảng thi đua giải bài toán
- Nhận xét,tuyên dương.
3.Củng cố –dặn dò (3-5’):
- Em thấy cách giải bài toán có lời văn hôm nay có gì khác với cách giải bài toán có lời văn đã học?
- Dựa vào đâu em biết điều đó?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về học cách trình bày 1 bài toán(ghi bài giải,lời giải,phép tính, đáp số).
- HS làm bài.
- Điền dấu(>,<,=)?
73.....76 47......39 19.....15+4
- Nhắc lại tên bài.
- Đọc và trả lời:
+Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con
+Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
- HS nêu tóm tắt.
- Làm phép tính trừ.
 9- 3=6(con gà)
- Gồm có câu lời giải,phép tính, đáp số.
- HS nêu.
Bài giải
Số gà còn lại là:
9- 6=3(con gà)
 Đáp số:3 con gà.
- HS đọc bài toán
- HS trả lời.
- Nêu tóm tắt.
- Làm bảng con- bảng lớp.
- HS làm bài.
- HS thi làm.
- HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 22/ 3/ 2019
Ngày dạy: 26/ 3 / 2019 
Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
QUAN HỆ ÂM- CHỮ
(STK trang 41 ; SGK trang 17)
Tiết 3 
 Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
Kiến thức, kỹ năng: HS giải bài toán có phép trừ; thực hiện được cộng; trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 20. Bài tập 1, 2, 3
Năng lực:HS tự tin khi trình bày, biết hợp tác với bạn
Phẩm chất: HS luyện tính tích cực tự giác khi học toán.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.
HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: (5- 7’)
- Hỏi tên bài cũ.
- Nêu các bước giải bài toán có văn.
- Gọi HS giải bài 3 trên bảng lớp.
- Nhận xét. 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1’):
- Giới thiệu trực tiếp, ghi bài.
b. Hướng dẫn HS giải các bài tập(25’)
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự tóm tắt bài toán hoặc dựa vào phần tóm tắt để viết số thích hợp vào chỗ chấm để có tóm tắt bài toán và giải vào vở nêu kết quả bài giải.
Bài 2: 
- Các em tự giải vào vở
- Cùng HS chữa bài 
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thi đua tính nhẩm:
17
15
12
- Hướng dẫn HS tính nhẩm và ghi kết quả vào ô vuông.
	 - 2 - 3 	 
Đọc: Mười bảy trừ hai bằng mười lăm, mười lăm trừ ba bằng mười hai.
Bài 4:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS dựa vào tóm tắt và giải bài toán rồi nêu kết quả.
3.Củng cố, dặn dò (1-2’)
- Hỏi tên bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS nêu: Tìm câu lời giải, ghi phép tính, ghi đáp số.
- 1 HS ghi tóm tắt, 1 HS giải.
- HS nhắc lại tên bài.
Giải:
Số búp bê còn lại trong cửa hàng là:
15 – 2 = 13 (búp bê)
	Đáp số : 13 búp bê
Giải:
Số máy bay còn lại trên sân là:
15 – 2 = 10 (máy bay)
	Đáp số : 12 máy bay
- Các em tự tính nhẩm và xung phong nêu kết quả, thi đua theo nhóm bằng hình thức tiếp sức.
- Mười tám trừ bốn bằng mười bốn, mười bốn cộng một bằng mười lăm.
18 – 4 + 1 = 15
- Mười bốn cộng hai bằng mười sáu, mười sáu trừ năm bằng mười một.
14 + 2 – 5 = 11
Giải:
Số hình tam giác không tô màu là:
8 – 4 = 4 (tam giác)
	Đáp số : 4 tam giác
- Nhắc lại tên bài học.
- Nêu lại các bước giải bài toán có văn.
- Thực hành ở nhà.
Tiết 4
Tự nhiên và xã hội
CON MUỖI
I. Mục tiêu
Kiến thức, kỹ năng: Nêu một số tác hại của muỗi. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ. Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
Năng lực: Biết hợp tác với mọi người để phòng trừ muỗi. Có trách nhiệm và tuyên truyền với gia đình phòng tránh và tiêu diệt muỗi.
Phẩm chất: HS yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy học: 
GV: Một số tranh ảnh về con muỗi, phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ (2-3’):
- Hỏi tên bài.
- Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Nuôi mèo có lợi gì?
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’):
- GVgiới thiệu và ghi bảng tựa bài.
b. Tìm hiểu nội dung bài (25’)
Hoạt động 1: Quan sát con muỗi(15’).
Mục đích: HS biết tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi 
Các bước tiến hành:
- GV nêu yêu cầu : quan sát tranh con muỗi, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
- GV hướng dẫn HS quan sát theo cặp 2 HS, em này đặt câu hỏi em kia trả lời và đổi ngược lại cho nhau.
Con muỗi to hay nhỏ?
Con muỗi dùng gì để hút máu người?
Con muỗi di chuyển như thế nào?
Con muỗi có chân, có cánh, có râu hay không?
Bước 2: GV treo tranh phóng to con muỗi trên bảng lớp và gọi HS trả lời, HS khác bổ sung và hoàn thiện cho nhau.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập (10’).
MĐ: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt và một số cách diệt muỗi.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Nhóm tự đặt tên nhóm mình.
Thu kết quả thảo luận:
- Gọi đại diện các nhóm nêu trước lớp, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
- GV bổ sung thêm cho hoàn chỉnh
Hoạt động 3: Hỏi đáp cách phòng chống muỗi khi ngủ (15’).
Mục đích: HS biết cách tránh muỗi khi ngủ.
Các bước tiến hành:
- GV : Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt ?
3. Củng cố, dặn dò: (3-5’)
- Hỏi tên bài:
- Gọi HS nêu những tác hại của con muỗi.
- Nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Nhận xét. Tuyên dương.
- HS nêu tên bài học.
- 2 HS trả lời câu hỏi trên.
- HS nhắc tựa.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh vẽ con muỗi và thảo luận theo cặp.
- Con muỗi nhỏ.
- Con muỗi dùng vòi để hút máu người.
- Con muỗi bằng cánh.
- Muỗi có chân, cánh, có râu.
KL: Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Nó có đầu, mình, chân và cách. Nó bay bằng cánh, đậu bằng chân. Muỗi dùng vòi để hút máu của người và động vật để sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu.
- Thảo luận theo nhóm 4 em HS.
- Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, d.
- Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, c, d.
- Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, d, e
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến, tại sao nhóm mình chọn các câu như vậy và giải thích thêm một số nhiểu biết về con muỗi.
- Các nhóm khác tranh luận và bổ sung, đi đến kết luận chung.
Kết luận:Khi đi ngủ chúng ta cần mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
-HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 22/ 3/ 2019
Ngày dạy: 27/ 3/ 2019 
Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2019
Tiết 1:
Thể dục
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: Ôn bài thể dục phát triển chung. Ôn trò chơi “Tâng cầu”. Thực hiện đúng các động tác thể dục theo nhịp hô. Biết cách chơi trò chơi và bước đầu tham gia chơi, nâng cao thành tích
Năng lực: Rèn năng lực quan sát, hợp tác khi tập luyện và tham gia trò chơi.
Phẩm chất: Ý thức tích cực, tự giác khi tham gia tập luyện
II. Địa điểm - phương tiện: 
Địa điểm : Sân tập bãi tập.
Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, cầu.
III. Nội dung và phương pháp tổ chức
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho HS nắm.
- Khởi động:
- Xoay cổ tay, chân, hông, gối 
- Chạy nhẹ nhàng về trước. (2 x 6 m)
6– 8’
- Lớp trưởng tập trung lớp, báo cáo sĩ số cho giáo viên.
- Đội hình 
€€€€€€ 
€€€€€€
 €€€€€€ €
 (GV) 
- Từ đội hình trên các HS di chuyển đứng sole nhau và khởi động.
€€€€€€ 
 €€€€€€
€€€€€€ €
 (GV) 
2.Phần cơ bản
a. Ôn bài thể dục
-Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
 - GV quan sát, nhắc nhở sửa sai ở HS.
- GV nhắc lại lại nội dung ôn tập, những sai lầm thường mắc và cách sửa sai cho HS nắm 
b.Tâng cầu
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập.
- GV tổ chức cho HS thi tâng cầu theo tổ.
22– 24
- Đội hình tập luyện
€ € € € € € 
 € € € € € € 
 € € € € € €
 (GV) 
-HS thực hiện.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện.
3.Phần kết thúc
- Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát .
- Nhận xét tiết học.
- Đội hình xuống lớp
 €€€€€€
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
Tiết 2
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Kiến thức, kỹ năng: Biết cách giải trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ. Làm bài tập 1,2,3. 
Năng lực: Rèn kĩ năng giải toán.
Phẩm chất: HS yêu thích tính toán 
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
 Học sinh:Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ (3-5’):
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’):
b. Hướng dẫn HS làm bài tập (25’):
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Đề bài muốn hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu hình chưa tô màu ta phải làm như thế nào?
- Gợi ý để HS tóm tắt.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Tương tự bài 1.
Bài 3:
- Cho dạng sơ đồ, hãy nhìn vào sơ đồ đọc bài toán.
- Muốn tìm đoạn còn lại ta làm như thế nào?
- Nhận xét.
Bài 4:
GV ghi tóm tắt:
 Có :15 hình tròn
 Tô màu : 4 hình
 Không tô màu: hình tròn?
3. Củng cố, dặn dò (1-2’):
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS đọc.
- HS nêu.
- tính trừ.
- HS tóm tắt bài toán.
- HS làm bài, chia sẻ bài với bạn.
- HS thực hiện làm bài.
- HS nêu bài toán: Đoạn MN dài 13cm, đoạn PN dài 3cm. Hỏi đoạn MP dài bao nhiêu cm?
- HS thực hiện làm bài.
- HS chia sẻ bài với bạn.
- HS nêu tóm tắt của bài toán.
- HS thực hiện làm bài.
- HS chia sẻ bài với bạn.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 3+ 4
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN
(STK trang 46 ; SGK trang 19)
Ngày soạn: 22/ 3/ 2019
Ngày dạy: 28/ 3/ 2019 
Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
LUẬT CHÍNH TẢ VỀ PHIÊN ÂM
(STK trang 50 ; SGK trang 21)
Tiết 3
Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Kiến thức, kĩ năng: Biết giải bài toán có phép trừ, thực hiện phép trừ, phép cộng ( không nhớ) các số trong phạm vi 20.
Năng lực: Tự thực hiện đúng các bài tập trên lớp.
Phẩm chất:Thường xuyên trao đổi bài làm trong nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ
HS: bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ (2-3’):
- Nhận xét 
 - HS đọc các số từ 1 đến 100 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’):
 - GV ghi bảng tên bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập (25’):
 Bài 1(150):
- Cho HS nêu bài toán
- HS nêu bài toán 
- Cho HS tự làm vào bảng con- bảng lớp.
- Nhận xét ,chỉnh sửa.
- HS tự nêu tóm tắt, viết số thích hợp vào ô trống
- HS tự giải rồi trình bày bài toán rồi chữa bài
Bài 2(150):
- Cho HS làm tương tự bài 1
Bài 3(150): 
- Cho HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi rồi gọi HS làm miệng và chữa bài. 
- HS làm miệng và chữa bài 
Bài 4: 
- Cho HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để nêu bài toán.
- HS tự nêu bài toán rồi tự giải vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét
3. Củng cố , dặn dò (1’):
- GV nhận xét tiết học- Chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 22/ 3/ 2019
Ngày dạy: 29/3 / 2019 
Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2019
Tiết 1+ 2 
Tiếng Việt (2 tiết)
TÊN THỦ ĐÔ
(STK trang 53 ; SGK trang 23)
Tiết 4 
Hoạt động tập thể
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TRONG TUẦN.
I.Mục tiêu: 
 - Nêu được những ưu, khuyết điểm có trong tuần
 - Đề ra kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục HS tự giác thực hiện tốt các nề nếp theo quy định.
II.Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu em chủ tịch hội đồng tự quản lên duy trì buổi sinh hoạt tuần 27
Hoạt động 2: Đề ra kế hoạch tuần 28
- GVchủ nhiệm nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần
- Phương hướng tuần tới:
+Duy trì nề nếp học tập.
+Duy trì sĩ số HS.
+Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài,vệ sinh.
+Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
+Kiểm tra vở học ở nhà của HS.
+Tập trung rèn chữ viết cho HS.
+Bồi dưỡng HS yếu.
- Yêu cầu ban văn nghệ lên duy trì.
- CTHĐTQ duy trì sinh hoạt: Từng ban nhận xét
+Ban nề nếp nhận xét
+Ban văn nghệ nhận xét
+Ban học tập nhận xét
+Ban thư viện nhận xét 
+Ban giao thông nhận xét 
- CTHĐTQ nhận xét chung tuần qua và nêu phương hướng tuần tới.
- HS lắng nghe.
- HS vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_lop_1_tuan_28_nam_hoc_2018_2019.docx