Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 29

Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 29

TẬP ĐỌC: Tiết 25 -26 /ct.

Bài :ĐẦM SEN

I.MỤC TIÊU:

+ Học sinh đọc trơn cả bài,phát âm đúng các tiếng có âm đầu s / x và âm cuối t.

Biết nghỉ hơi ở các dấu câu ;Hiểu các từ :đài sen,nhị, nhuỵ, thanh khiết.Ôn vần :en , oen.

+Rèn kỹ năng đọc trơn lưu loát, diễn cảm.

+Học sinh tích cực luyện đọc, ham thích tìm hiểu.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ:

Yêu cầu HS đọc bài “Vì bây giờ mẹ mới về”

H:-Vì sao mẹ về cậu bé mới khóc ?

-Bài văn có mấy câu hỏi ?

Nhận xét.

2.Bài mới:

TIẾT 1.

*Giới thiệu bài: Đầm sen.

a.HD đọc:

-GV đọc mẫu , cho HS xác định từng câu.

+Luyện đọc câu:

GV gạch chân các từ cần luyện đọc.Cho HS đọc và phân tích một số tiếng.

GV giảng từ:Đài sen (Bộ phận ngoài cùng của hoa sen) ;nhị (bộ phận sinh sản của hoa)

Thanh khiết (trong sạch ).

+Luyện đọc câu:Cho HS đọc nối tiếp theo câu. HD nghỉ hơi ở câu dài :

“Suốt mùa sen,/sáng sáng/ lại có những người/ ngồi trên thuyền nan rẽ lá/ hái hoa.”

+Luyện đọc đoạn: Có 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

 

doc 25 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29.
Thứ 2 ngày 29 tháng 3 năm 2009.
TẬP ĐỌC: Tiết 25 -26 /ct.
Bài :ĐẦM SEN
I.MỤC TIÊU:
+ Học sinh đọc trơn cả bài,phát âm đúng các tiếng có âm đầu s / x và âm cuối t.
Biết nghỉ hơi ở các dấu câu ;Hiểu các từ :đài sen,nhị, nhuỵ, thanh khiết.Ôn vần :en , oen.
+Rèn kỹ năng đọc trơn lưu loát, diễn cảm.
+Học sinh tích cực luyện đọc, ham thích tìm hiểu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu HS đọc bài “Vì bây giờ mẹ mới về”
H:-Vì sao mẹ về cậu bé mới khóc ?
-Bài văn có mấy câu hỏi ?
Nhận xét.
2.Bài mới:
TIẾT 1.
*Giới thiệu bài: Đầm sen.
a.HD đọc:
-GV đọc mẫu , cho HS xác định từng câu.
+Luyện đọc câu:
GV gạch chân các từ cần luyện đọc.Cho HS đọc và phân tích một số tiếng.
GV giảng từ:Đài sen (Bộ phận ngoài cùng của hoa sen) ;nhị (bộ phận sinh sản của hoa)
Thanh khiết (trong sạch ).
+Luyện đọc câu:Cho HS đọc nối tiếp theo câu. HD nghỉ hơi ở câu dài :
“Suốt mùa sen,/sáng sáng/ lại có những người/ ngồi trên thuyền nan rẽ lá/ hái hoa.”
+Luyện đọc đoạn: Có 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.
Chỉnh sửa phát âm cho HS.
+Luyện đọc cả bài:Cho HS đọc cá nhân-ĐT.
b.Ôn vần:en – oen.
-Tìm tiếng trong bài có vần en.
Y/c tìm tiếng , đọcvà phân tích tiếng.
-Tìm tiếng ngoài bài có vần en – oen:
Cho HS thi đua tìm tiếng và viết vào bảng con.
-Nói câu chứa tiếng có vần en hoặc oen:
Y/c HS nói theo mẫu (SGK)
Nhận xét, sửa sai.
c.Củng cố bài tiết 1:
GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
TIẾT 2.
a.Luyện đọc:
-HD luyện đọc bài trong SGK.
Đọc nối tiếp câu, đoạn, cả bài.
-Tổ chức cho HS thi đua đọc cả bài.
Nhận xét.
b.Tìm hiểu bài:
Cho HS đọc đoạn 1:
H:Lá sen mọc như thế nào ?
*chen nhau:Lá mọc dày,đan xen vào nhau.
Cho HS đọc đoạn 2:
H:Khi nở hoa sen đẹp như thế nào ?
Cho HS quan sát ảnh chụp hoa sen (phóng to)
-Đọc câu văn tả hương sen.
+GV đọc lại bài văn, cho HS đọc cả bài.
c.Luyện nói về sen:
HD học sinh nói theo gợi ý (SGK)
HD học sinh bổ sung cho đủ ý.
3.Củng cố, dặn dò:
Cho HS đọc lại bài trong SGK (cn – đt)
GV đọc cho HS nghe bài ca dao
 “Trong đầm gì đẹp bằng sen
 -------------------mùi bùn.”
-Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài: “Mời vào”.
-Bé làm nũng mẹ
- cĩ 3 câu hỏi
HS nhắc lại đề bài.
Đọc thầm, xác định từng câu.
Luyện đọc tiếng, từ:xanh mát, phủ khắp,vươn cao, xoè ra, thanh khiết, suốt ,sáng.
HS quan sát ảnh chụp đài sen và hoa sen.
Đọc nối tiếp theo câu (cn )
Luyện đọc đoạn ( cn- nhóm 3 em)
Đọc cả bài (cn- đt)
HS tìm và đọc :sen , chen ,ven .
Phân tích tiếng.
HS tìm và viết vào bảng con:
- xe ben, đèn , len, mèn,xoèn xoẹt
HS nói theo mẫu:
+Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký rất hay.
+Lan nhoẻn miệng cười.
Đọc lại bài trên bảng (cn-đt )
Luyện đọc bài trong SGK
 (cn –nhóm)
Thi đua đọc cả bài (cn –tổ –nhóm)
Đọc đoạn 1 (3 em)
- lá cao ,lá thấp chen nhau phủ khắp mặt đầm.
Đọc đoạn 2 (3 em )
-cánh hoa đỏ nhạt xoè ra phô đài sen và nhị vàng.
“Hương sen ngan ngát, thanh khiết.”
Đọc lại bài văn (cn- đt )
HS nói theo gợi ý:
+Cây sen mọc trong đầm.
+Lá sen màu xanh mát.
+Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra.
-------------------------------------------------------------
Toán : Tiết 113 /ct.
Bài : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 (không nhớ )
	I. MỤC TIÊU : 
 + Bước đầu giúp học sinh :
Biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ ) trong phạm vi 100.
Củng cố về giải toán và đo độ dài 
 +Rèn kỹ năng dặt tính, tính, giải toán chính xác.
 +Học sinh tích cực, chủ động trong học tập.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 1 số que tính rời .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ : 
GV ghi tóm tắt:Có :15 viên bi 
 Bi đỏ : 5 viên 
 Bi xanh :  viên ? 
+ Nhận xét . 
 3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
a) Trường hợp phép cộng có dạng 35 + 24. GV hướng dẫn học sinh lấy 35 que tính ( gồm 3 bó và 5 que rời )
- Sau đó lấy thêm 24 qt ( 2 bó và 4 que )
Giáo viên thực hiện trên bảng ( như Sách giáo khoa)
- Hướng dẫn học sinh gộp các bó que tính với nhau và các que rời với nhau 
-Hướng dẫn kỹ thuật làm tính 
 35
 24
+
59
- Viết 35 rồi viết 24 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu + , kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang trái 
 - 5 cộng 4 bằng 9, viết 9 
 - 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 
Như vậy 35 + 24 = 59 
b) Trường hợp : 35 + 20 ; 35 + 2 
( Tiến hành tương tự như trên )
- Lưu ý học sinh : 
Bài 1 : số có 2 chữ số cộng số có 2 chữ số 
Bài 2 : số có 2 chữ số cộng số tròn chục 
Bài 3 : số có 2 chữ số cộng số có 1 chữ số 
Hoạt động 2 : Thực hành 
-* Bài 1: Cho học sinh mở Sgk. Đọc yêu cầu 
-Giáo viên treo bảng phụ ,cho HS làm vào bảng con, gọi 2 em lên chữa bài.
-Giáo viên nhận xét, sửa bài chung cả lớp 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính 
Yêu cầu HS làm vào bảng con, gọi 3 em lên bảng chữa bài.
-Giáo viên nhận xét, sửa sai chung 
Bài 3 : Yêu cầu học sinh tự đọc đề và giải bài toán 
-Giáo viên ghi tóm tắt ,HD HS giải toán. 
-Lớp 1A : 35 cây 
-Lớp 2A : 50 cây 
-Cả 2 lớp :  cây ? 
Bài 4 : Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo 
- Cho học sinh dùng thước xăng ti mét để đo các đoạn thẳng AB , CD , MN . 
-Giáo viên kiểm tra, nhận xét chung 
4.Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong vở bài tập toán 
- Chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau : Luyện tập 
Giải:
Số viên bi xanh là :
15 - 5 = 10 ( viên )
Đáp số : 10 viên
-Học sinh để các bó chục bên trái, các que rời bên phải 
-Đặt bó chục theo bó chục, que rời thẳng với que rời 
-Học sinh gộp bó que tính với nhau 
 các que rời với nhau 
-Học sinh quan sát lắng nghe và ghi nhớ 
-Vài học sinh nêu lại cách cộng 
- Học sinh nhận xét, ghi nhớ cách đặt tính của 3 bài tính 
- Nhớ nguyên tắc cộng từ phải sang trái, đặt số thẳng cột 
HS đọc y/c bài 1:Tính.
- Học sinh nêu lại cách tính 
- Học sinh làm bài vào bảng con. 
- 2 học sinh lên bảng sửa bài 
 88 96 57 86 68 19
- Học sinh nêu cách đặt tính 
- 3 học sinh lên bảng ( 2 bài / em )
- cả lớp làm vào bảng con :
 67 75 98 62 49 56
- Học sinh tự giải bài toán vào vở.
1 em lên bảng giải:
 Bài giải : 
Số cây cả 2 lớp trồng là : 
35 + 50 = 85 ( cây )
Đáp số : 85 cây 
-Học sinh đo và ghi số đo vào trên mỗi đoạn thẳng. 2 học sinh lên bảng đo 
-AB = 9 cm 
-CD = 13 cm 
-MN = 12 cm 
Môn : ĐẠO ĐỨC . Tiết 29 /ct.
Bài Dạy : CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh có kỹ năng , hành vi :chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Biết phân biệt hành vi chào hỏi , tạm biệt đúng với hành vi chào hỏi tạm biệt chưa đúng.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Vở BTĐĐ1 . Điều 2 công ước QT về quyền TE
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn Định : hát bài “ Con chim vành khuyên ”
2.Kiểm tra bài cũ :
Khi nào thì em nói lời chào hỏi ? Cần nói lời tạm biệt khi nào ?
Được người khác chào hỏi , em cảm thấy như thế nào ?
Biết chào hỏi , tạm biệt đúng , thể hiện điều gì ?
Nhận xét 
 3.Bài mới :
TIẾT2:
Hoạt động 1 : HS làm bài tập 2
Cho Học sinh quan sát tranh BT2
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập 
Giáo viên nhận xét kết luận 
T1 : Các bạn nhỏ cần chào hỏi thầy cô giáo 
T2 : bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách .
Hoạt động 2 : Thảo luận bài tập 3
- Giáo viên nêu yêu cầu của BT3 .Cho các nhóm thảo luận theo nội dung tranh.
- Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau :
a/ Em gặp người quen trong bệnh viện.
b/ Em nhìn thấy bạn ở nhà hát , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn .
* Giáo viên kết luận :
- Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện , trong rạp hát , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn . Trong những tình huống như vậy , em chỉ có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu , mỉm cười và giơ tay vẫy .
Hoạt đôïng 3 : Đóng vai BT1 
GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm ( 2 nhóm đóng vai tình huống 1 ; 2 nhóm đóng vai tình huống 2 )
Giáo viên chốt lại cách ứng xử đúng trong các tình huống .
Hoạt động 4 : Liên hệ thực tế .
- Giáo viên yêu cầu Học sinh tự liên hệ .
- Giáo viên khen những Học sinh đã thực hiện tốt bài học và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện tốt .
4 .Củng cố, dặn dò:
Em cần chào hỏi và tạm biệt trong những trường hợp nào?
-Cho HS hát bài : “con chim Vành Khuyên”
-Nhận xét tiết học, dặn HS thục hiện những điều đã học.
Học sinh quan sát tranh BT2 .
HS viết lời bạn nhỏ trong tranh cần nói trong mỗi trường hợp .
+ T1 : Chúng em chào cô ạ !
+ T2 : Cháu chào cô ạ !
Học sinh chữa bài . lớp nhận xét bổ sung.
Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp .
Lớp trao đổi bổ sung ý kiến 
Học sinh thảo luận nhóm , chuẩn bị đóng vai 
Các nhóm lên đóng vai 
Học sin ... m lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai .
-Củng cố về giải toán.
4.Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh học tốt .
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn bài và làm các bài tập trong vở bài tập toán 
- Chuẩn bị cho bài hôm sau : Phép trừ trong phạm vi 100 
2 em lên bảng làm bài
Cả lớp làm bảng con.
-Học sinh lấy 57 que ( gồm 5 bó và 7 que rời ).
-Xếp 5 bó bên trái, 7 que bên phải 
- Tiến hành tách 2 bó và 3 que rời xếp xuống dưới 2 bó bên trái 3 que bên phải 
- Còn 3 bó 4 que 
-Học sinh quan sát lắng nghe ghi nhớ 
- Học sinh nhắc lại cách trừ .
 * 7 trừ 3 bằng 4 ; Viết 4 
 34 * 5 trừ 2 bằng 3 ; Viết 3 
 Vậy 57 – 23 = 34 
- a) Học sinh làm vào bảng con:
 85 49 98 35 59
 64 25 72 15 53
 21 24 26 20 06
- b) Học sinh làm vào vở kẻ ô.
- Học sinh cử đại diện tổ ( 6 em ) thi đua viết chữ Đ hay S vào kết quả các phép tính 
- Học sinh đọc bài toán 
- 1 học sinh ghi tóm tắt : 
* Có : 64 trang 
* Đã đọc : 24 trang 
* Còn  trang 
Học sinh giải vào vở ô li 
Bài giải :
Số trang còn phải đọc là :
64 – 24 = 40 (trang )
Đáp số : 40 trang.
---------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 02 tháng 4 năm 2010
Chính tả : Tiết10 /ct. (Nghe –viết )
BÀI :MỜI VÀO.
I.MỤC TIÊU :
 +Học sinh nghe – viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 1 + 2 của bài « Mời vào ».Làm đúng bài tập chính tả diền chữ ng hay ngh.
 +Rèn cho HS kỹ năng nghe –viết đảm bảo tốc độ yêu cầu, viết đúng mẫu chữ.
 +Học sinh cẩn thận khi viết chính tả.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ, vở chính tả, vở BTTV.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Kiểm tra bài cũ :
GV đọc cho HS viết vào bảng con : gồ ghề, tủ gỗ, thợ rèn.
Nhận xét.
2.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Nghe –viết 
Bài «  Mời vào »
a.HD nghe – viết :
GV treo bảng phụ, cho HS đọc bài chính tả :
 Mời vào
 Cốc, cốc, cốc !
 -Ai gọi đó ?
 -Tôi là Thỏ.
 -Nếu là Thỏ
 Cho xem tai.
 Cốc, cốc, cốc !
 -Ai gọi đó ?
 -Tôi là Nai.
 -Thật là Nai
 Cho xem gạc.
H :Chủ nhà nhận biết Thỏ và Nai qua bộ phận nào ?
-HD viết tiếng, từ vào bảng con.
-HD cách trình bày khổ thơ vào vở.
GV đọc từng dòng thơ cho HS viết vào vở.
Đọc lại cho HS soát lỗi chính tả.
-Chấm bài, nhận xét, chữa lỗi sai phổ biến.
b.HD làm bài tập :
GV chuẩn bị lên bảng,gọi HS lên điền chữ ng hay ngh.
Chữa bài, chốt lại quy tắc viết ngh.
Cho HS đọc lại các từ vừa điền.
 3.Củng cố, dặn dò :
Cho HS đọc lại bài trong vở,nhắc lại quy tắc viết chữ ngh : ngh + i , e, ê.
-Nhận xét tiết học , tuyên dương những emviét nhanh, đúng chính tả, chữ đẹp.
-Dặn HS về luyện viết thêm ở nhà.
HS viết bảng con
Đọc lại bài.
HS nhắc lại đề bài.
HS đọc bài trên bảng : (cn- đt)
-tai và gạc.
Tập viết vào bảng con :gọi, nếu,xem, gạc.
HS nghe cô đọc, viết bài vào vở.
Soát lỗi chính tả.
2 em lên bảng điền chữ ng hay ngh.
  ề dệt vải  e nhạc
Đường đông  ịt  ọn tháp.
Đọc lại các từ đã điền.
-------------------------------------------------------------------
Kể chuyện : Tiết 5 /ct.
BÀI : NIỀM VUI BẤT NGỜ.
I.MỤC TIÊU :
 +Học sinh nghe, nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh.Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời nhân vật, lời dẫn truyện.
 +Rèn kỹ năng kể chuyện lưu loát, diễn cảm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ truyện kể (phóng to)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ :
Gọi 4 em lên kể nối tiếp truyện « Bông hoa cúc trắng »
Nhận xét.
2.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu bài : Niềm vui bất ngờ.
a.Kể chuyện :
-GV kể lần 1 giúp HS biết truyện.
-Kể lần 2+ tranh minh hoạ.
b.HS kể theo tranh :
GV gợi ý, giúp HS nhớ nội dung từng tranh và tập kể lại theo tranh.
Tr.1 :Một buổi sáng, cô giáo dẫn các cháu đi qua cổng Phủ Chủ tịch.Các cháu thích lắm reo lên :- A ! Nhà Bác Hồ.
-Cô ơi, cho chúng cháu vào thăm Bác Hồ đi.
Tr.2 :Cổng PCTbỗng từ từ mở Các cháu ùa đến quanh Bác.
Tr.3 : Bác Hồ râu tóc bạc phơ, tươi cười đón các cháu Bác dặn các cháu phải ngoan ngoãn, sạch sẽ, vâng lời cô giáo.
Tr.4 :Bác chia tay các cháu..Các cháu vẫy tay bé xíu chào Bác.
*Cho HS tập kể trong nhóm.
GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho các nhóm trong quá trình tập kể.
*Tổ chức cho các nhóm thi kể.
Nhận xét, bổ sung.
c.Kể toàn bộ câu chuyện :
Gọi một số em lên kể lại cả câu chuyện.
GV gợi ý thêm, giúp HS nhớ nội dung của câu chuyện.
+HD nêu ý nghĩa truyện :
Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào ? Tình cảm của các cháu đối với Bác Hồ ?
3.Củng cố, dặn dò :
Nhắc lại ý nghĩa truyện.
GV liên hệ, gdhs.
Nhận xét tiết học, tuyên dương cn- nhóm kể tốt.
Nhắc lại đề bài.
Nghe cô kể chuyện.
Nghe + quan sát tranh minh hoạ câu chuyện.
Tập kể lại câu chuyện theo từng tranh : (cn)
2 em kể tranh 1
Lớp nhận xét, bổ sung.
2 em kể tranh 2
Nhận xét, bổ sung.
2 em kể tranh 3
2 em kể tranh 4
Tập kể theo nhóm (4 HS )
Mỗi em kể nội dung 1 tranh.
Các nhóm thi kể chuyện.
(kể nối tiếp theo tranh )
HS kể toàn bộ câu chuyện
(3 em)
*Bác Hồ rất quan tâm, yêu thương các cháu thiếu nhi.Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ.
3 HS nhắc lại ý nghĩa truyện.
-----------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội: Tiết 29 /ct.
Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật
	I.MỤC TIÊU: 
+Giúp HS:-Nhớ lại những kiến thức đã học về động vật thực vật .Biết động vật có khả
năng di chuyển còn thực vật thì không
-Tập so sánh để nhận biết một số điểm giống nhau(khác nhau) giữa các cây ,các con vật.
+Rèn kỹ năng quan sát và nhận biết nhanh.
+Học sinh có ý thức bảo vệ các con vật và các loài cây có ích.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giấy khổ to ,băng dính để học nhóm.
-GV và HS sưu tầm tranh ảnh các con vật , cây cối đem đến lớp.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Kiểm tra bài cũ:
-Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.
.Muỗi thường sống ở đâu?
.Nêu tác hại do muỗi đốt?
.Khi đi ngủ em thường làm gì để không bị muỗi đốt?
Nhận xét bài cũ.
2 . Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đầu bài:
 Nhận biết cây cối và con vật
b)Hoạt động 1:Làm việc với tranh ảnh, mẫu vật
-Giúp HS ôn lại về các cây đã học ,nhận biết một số cây và con vật mới.
-GV chia lớp thành 4 nhóm ,phân cho mỗi nhóm một góc lớp ,phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to,băng dính và hướng dẫn các nhóm làm việc:
+Bày các mẫu vật các em mang đến lớp.
+Dán tranh ảnh về động vật và thực vật vào giấy .
+Chỉ nói tên từng cây ,từng con mà nhóm sưu tầm được.Mô tả chúng ,tìm sự giống nhau(khác nhau) giữa các cây ;sự giống (khác)giữa các con vật.
-GV nhận xét kết quả trao đổi giữa các nhóm, tuyên dương các nhóm làm việc tốt có nhiều sản phẩm.
*Kết luận:
Có nhiều loại cây như rau,cây hoa,cây gỗ .Các loại cây này khác nhau về hình dạng kích thướcNhưng chúng đều có rễ ,thân ,lá ,hoa.
-Có nhiều loại động vật khác nhau về hình dạng,kích thước,nơi sốngNhưng đều có đầu ,mình và cơ quan di chuyển
Hoạt động 2:Trò chơi “Đố bạn cây gì, con gì ?
GV cho những em tham gia trò chơi đeo tên con vật hoặc cây ở sau lưng. Em đó muốn biết đó là cây, con gì thì đặt câu hỏi (đúng- sai ).Các bạn dưới lớp chỉ nói đúng hoặc sai để bạn mình nhận ra.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nêu tên các con vật có ích, các loài cây có ích .
-Em cần làm gì để bảo vệ cây, con vật có ích ?
GV nhận xét, tuyên dương những em học tốt.
Dặn HS chuẩn bị bài: “Trời nắng- trời mưa”.
-muỗi thường sống ở nơi ẩm thấp, trong bĩng tối, hố rác, nước thải, cống rảnh...
- cĩ thể bị sốt rét,...
- mắc màn
HS nhắc lại đề bài.
HS bày những tranh ảnh sưu tầm được lên bàn.
-Các nhóm làm việc theo hướng dẫn .
-Từng nhóm treo sản phẩm của mình trước lớp.
-Đại diện lên trình bày kết qủa làm việc của nhóm
-HS các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.
VD:
.Các loại cây nhóm bạn nêu trên có gì giống nhau(đều có rễ ,thân ,lá ,hoa)
.Các loại câycó gì khácnhau?
(Khác nhau về hình dạng ,kích thước)
.Các loài động vật giống nhau ở điểm gì?(có đầu ,mình và cơ quan di chuyển)
GV gọi một số HS lên chơi thử
®HS chơi theo nhóm để nhiều em đặt được nhiều câu hỏi:
.Cây đó có thân gỗ phải không?
.Đó là cây rau cải à?
+	
.Con đó có 4 chân phải không?
.Con đó biết gáy phải không?
.Con đó có cánh phải không?
+...
-Hs chơi cả lớp
------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 29.
I.Nhận xét hoạt động trong tuần :
1.Hạnh kiểm :
a.Ưu điểm :
-Thực hiện 4 nhiệm vụ của người HS :Giờ giấc ra vào lớp,chấp hành đồng phục,sinh hoạt đầu giờ, thể dục giữa giờ, ý thức tự giác trong học tập,tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè
-Thực hiện ATGT.
-Tham gia phong trào hoạt động Đội.
b.Tồn tại :
-Vi phạm về nội quy, nề nếp lớp học
2.Học tập :
a.Ưu điểm :
-Tinh thần tự giác học tập
-Chuẩn bị bài, học bài và làm bài ở nhà.
-Xây dựng bài ở lớp.
-Những tiến bộ trong học tập 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 29 chuan.doc