BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tiếng Việt: BÀI 51: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS đọc được các vần vừa học có âm kết thúc bằng n; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.
- HS viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Chia phần.
II. Chuẩn bị:
- Bảng ôn (tr.104 SGK)
- Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng; truyện kể.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết vào bảng con: cuộn dây, con hươu.
- HS đọc lại các từ đã viết, GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài:
- GV hỏi: tuần qua chúng ta đã học được những vần gì mới?
- HS nêu; GV ghi bảng.
2. Ôn tập:
a. Các vần vừa học
- HS viết các vần vừa học vào bảng nhóm (thực hiện nhóm 4).
- Đại diện nhóm đọc vần vừa viết. GV nhận xét và viết vào bảng ôn.
b. Ghép chữ và vần thành tiếng
- Lần lượt cá nhân ghép chữ ở cột dọc với chữ ở cột ngang. HS đọc trước lớp.
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
TUẦN 13 THỨ HAI Ngày soạn: 20/11/2012 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 27 tháng 11 năm 2012 BUỔI SÁNG Tiết 1+2: Tiếng Việt: BÀI 51: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - HS đọc được các vần vừa học có âm kết thúc bằng n; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51. - HS viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 44 đến bài 51. - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Chia phần. II. Chuẩn bị: - Bảng ôn (tr.104 SGK) - Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng; truyện kể. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS viết vào bảng con: cuộn dây, con hươu. - HS đọc lại các từ đã viết, GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: Tiết 1: 1. Giới thiệu bài: - GV hỏi: tuần qua chúng ta đã học được những vần gì mới? - HS nêu; GV ghi bảng. 2. Ôn tập: a. Các vần vừa học - HS viết các vần vừa học vào bảng nhóm (thực hiện nhóm 4). - Đại diện nhóm đọc vần vừa viết. GV nhận xét và viết vào bảng ôn. b. Ghép chữ và vần thành tiếng - Lần lượt cá nhân ghép chữ ở cột dọc với chữ ở cột ngang. HS đọc trước lớp. - GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS. c. Đọc từ ngữ ứng dụng: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản. - GV viết các từ ứng dụng lên bảng, HS đọc từ ngữ ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp). - HS đọc cá nhân trước lớp. GV đọc mẫu và giải thích nghĩa một số từ cho HS hình dung. d. Tập viết từ ngữ ứng dụng - GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: cuồn cuộn, con vượn. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. Tiết 2: 3. Luyện tập a. Luyện đọc: * Luyện đọc bài ôn tiết trước - GV hướng dẫn HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp). - HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ứng dụng. - GV chỉnh sửa phát âm cho HS. * Câu ứng dụng: “Gà mẹ dẫn đàn gà con ra bãi cỏ...rẽ cỏ, bới giun.” - HS thảo luận theo nhóm tranh minh hoạ. - GV giới thiệu câu. HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, lớp). - GV chỉnh sửa phát âm cho HS. GV đọc mẫu. HS đọc: 3 - 5 em. b. Luyện viết và làm bài tập - HS viết bài ở vở tập viết. GV quan sát, giúp đỡ HS viết đúng, đẹp. - GV chấm và nhận xét một vài bài. c. Kể chuyện - GV kể chuyện cho HS nghe hai lần (có kèm tranh minh hoạ). HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện thi tài. - GV dựa vào tranh nêu câu hỏi. HS kể chuyện theo nhóm. + Tranh 1: Hai người đi săn bắt được mấy con sóc? + Tranh 2: Vì sao hai người lại nổi giận? + Tranh 3: Người kiếm củi chia phần như thế nào? + Tranh 4: Sau khi chia phần, mọi người cảm thấy thế nào? - Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp. GV nhận xét. - HS nêu ý nghĩa câu chuyện. C. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại bài ôn. - GV tổ chức cho HS trò chơi tìm vần vừa ôn. - Nhận xét tiết học, dặn HS học bài. Tiết 3: Toán: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7 I. Mục tiêu: Giúp HS - Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 7. - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. II. Chuẩn bị: - Bảng con, các nhóm đồ vật trong phạm vi 7 (hình con gà, xe ô tô, que tính). III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con: 4 + ...= 6 ...+ 3 = 6 1 + 5 = .... B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 7 2. Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7: a. Hướng dẫn học phép cộng: - GV cùng HS thao tác: GV nói từng câu lệnh kèm theo hành động mẫu. HS quan sát và làm theo. + Lấy 6 que tính cầm ở tay trái. + Lấy thêm 1 que tính cầm ở tay phải. + Gộp que tính ở tay phải vào tray trái. + Đếm tất cả các số que tính có được. + Nói số que tính (HS đếm số que tính và nói kết quả). - GV hỏi: Sáu que tính thêm một que tính được mấy que tính? (HS: 7 que tính). - HS thao tác một lần nữa đối với viên sỏi. - GV chỉ vào mô hình (tranh vẽ con gà) và nói: sáu thêm một được bảy, Viết là: 6 + 1 = 7, đọc là “sáu cộng một bằng bảy”. - GV cùng HS cài bảng cài, đọc, viết phép tính và kết quả. * GV thực hiện tương tự đối với phép tính: 1 + 6 = 7; 2 + 5 = 7; 5 + 2 = 7; 3 + 4 = 7; 4 + 3 = 7; b. Bảng cộng trong phạm vi 7: - GV giữ nguyên các công thức đã lập được, giúp HS đọc và học thuộc. - GV nêu các câu hỏi để HS trả lời, chẳng hạn: “bảy bằng mấy cộng mấy?...” 3. Thực hành: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1: Tính - HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại. - HS làm bài vào bảng con, GV giúp HS viết số thẳng cột với nhau. - HS đọc phép tính trên bảng. GV chốt đáp án. Bài 2: Tính - HS nêu yêu cầu BT. - GV làm mẫu : 7 + 0 = 7; 0 + 7 = 7. - HS nêu kết quả, GV chốt: 3 + 1 + 1 = 5; 2 + 0 + 2 = 4 - GV giúp HS củng cố tính chất giao hoán của phép tính cộng. Bài 3: Tính - HS nêu yêu cầu BT (cộng 3 số). - GV làm mẫu : 5 + 1 + 1 = 7 (nhắc HS tính từ trái sang phải). - HS làm nhóm đôi vào SGK các phép tính còn lại. - HS nêu kết quả, GV chốt: 4 + 2 + 1 = 7; 3 + 3 + 1 = 7. Bài 4: Viết phép tính thích hợp - HS nêu yêu cầu BT. - HS xem tranh và nêu được phép tính phù hợp với bức tranh; GV hướng dẫn “bay đến” là phép “cộng”. - Nhóm đôi làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét. - GV chốt phép tính phù hợp: 6 + 1 = 7; 4 + 3 = 7. C. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7. BUỔI CHIỀU Tiết 1: Tiếng Việt: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 51: Ôn tập. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: mục tiêu. 2. Bài mới: a. Luyện đọc: - HS mở SGK; đọc lại bài 51 theo nhóm. - 5 HS đọc bài. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 51 : Bài 1: Nối: - HS nêu yêu cầu BT. - GV cho HS đánh vần, đọc trơn các tiếng để tạo thành từ thích hợp. - HS làm nhóm đôi, nêu kết quả. - GV ghi bảng: vườn rau cải, con yến, buồn ngủ, ven biển. - HS đọc lại từ. Bài 1: Điền từ ngữ: - HS nêu yêu cầu BT. - GV cho HS quan sát hình vẽ; đánh vần để phát hiện từ, viết vào chỗ chấm. - GV chốt: con châu chấu, đàn gà con. Bài 3: Viết: - GV hướng dẫn HS viết: thôn bản, ven biển. - HS viết. - GV theo dõi, giúp đỡ. 3. Củng cố - dặn dò: - GV thu vở chấm - nhận xét - Trò chơi: Thi tìm tiếng có chứa vần có kết thúc bằng âm n. Tiết 2: Toán: ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Làm được phép tính cộng trừ trong phạm vi 6. - Phép cộng một số với 0. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: Mục tiêu. 2. Nội dung: - HS làm BT Toán (Bài 46: Luyện tập). Bài 1: Tính: - HS nêu yêu cầu BT. - GV hướng dẫn HS điền số thích hợp vào chỗ chấm theo cột dọc. - HS làm vào VBT. HS nêu kết quả. GV chữa bài Bài 2: Tính: - HS nêu yêu cầu BT. - HS nhắc lại cách cộng liên tiếp 3 số. - GV làm mẫu: 6 – 3 – 1 = 2. - HS thực hiện vào vở bài tập. GV giúp đỡ HS yếu. - HS nêu kết quả, GV chốt đáp án đúng. Bài 3: Điền dấu >, <, = - GV làm mẫu, HS quan sát. GV hướng dẫn cách làm: + Ta lấy 2 + 3 = 5 rồi so sánh với 6, viết dấu vào chỗ chấm (2 + 3 < 6). - HS làm các phép tính còn lại vào VBT, nêu bài làm. GV chốt đáp án đúng. Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - HS nêu yêu cầu BT. - GV hướng dẫn HS cách đếm thêm để biết được số cần điền (VD: ... + 2 = 6, phải đếm thêm 4; vậy 4 + 2 = 6). - HS làm các bài còn lại vào VBT; GV chốt đáp án đúng. Bài 5: Viết phép tính thích hợp: - HS nêu yêu cầu BT. - HS xem tranh và nêu được phép tính phù hợp với bức tranh. - HS làm VBT. Chú ý “chạy đi” tức là phép “trừ”. - GV chốt phép tính phù hợp: 6 – 3 = 3. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 6. Tiết 3: Đạo đức: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (T2) I. Mục tiêu: - Giúp HS biết tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam - HS có kĩ năng phân biệt cờ Tổ quốc, phân biệt tư thế đúng sai, nghiêm trang khi chào cờ, tư thế chào cờ khác với tư thế khi chơi. II. Chuẩn bị: - Lá cờ Tổ quốc; bút màu, giấy vẽ; bài hát: Lá cờ Việt Nam III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Khi chào cờ, tư thế đứng như thế nào? - Vì sao phải đứng nghiêm trang khi chào cờ. - 2 em. - Cả lớp hát bài: Lá cờ Việt Nam 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: HS tập chào cờ - GV làm mẫu. 4 em của 4 tổ lên tập chào cờ. - GV theo dõi, nhận xét. - Cả lớp tập chào cờ theo hiệu lệnh của GV. * Hoạt động 2: Thi “Chào cờ” - GV phổ biến yêu cầu. - 4 tổ thi đua.GV theo dõi, nhận xét. - Công bố tổ thắng cuộc. * Hoạt động 3: Vẽ và tô màu Quốc kì - Nêu yêu cầu: Vẽ và tô màu đúng, đẹp không quá thời gian quy định. - HS vẽ và tô màu Quốc kì. Trình bày, giới thiệu tranh vẽ của mình. - HS theo dõi, nhận xét. - GV khen những em vẽ đẹp. - Kết luận chung: Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam. Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam - HS đọc đồng thanh 2 câu thơ cuối bài C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS thực hành tốt những điều đã học. _____________________________ THỨ BA Ngày soạn: 25/11/2012 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 28 tháng 11 năm 2012 BUỔI SÁNG Tiết 1: Toán: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7 I. Mục tiêu: Giúp HS - Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 7. - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. II. Chuẩn bị: - Các tranh, đồ vật trong phạm vi 7 (que tính, viên sỏi). III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con: 3 + 4 = ... 5 + 2 = ... 6 + 1 = ... - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Phép trừ trong phạm vi 7 2. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7 a. Hướng dẫn HS học phép trừ 7 - 1= 6: - Hướng dẫn HS xem tranh, tự nêu bài toán: “Tất cả có mấy hình tam giác? Có mấy hình tam giác ở bên phải? Hỏi còn lại mấy hình tam giác bên trái?” - HS: Có 7 hình tam giác, có 1 hình tam giác bên phải, còn lại 6 hình tam giác bên trái. HS nêu lại bài toán (cá nhân, lớp). - GV: “7 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác, còn 6 hình tam giác; 7 bớt 1 còn 6”. HS nhắc lại. - GV: 7 bớt 1 còn 6 được viết như sau: 7 – 1 = 6 . - HS đọc phép tính: cá nhân, đồng thanh. - HS thao tác lại với 7 que tính bớt 1 que tính còn 6 que tính. * GV thực hiện tương tự đối với phép tính 7 - 6 = 1; 7 - 5 = 2; 7 - 4 = 3; 7 - 3 = 4; 7 - 2 = 5; b. Bảng trừ trong phạm vi 7 - GV giữ lại ... i nhớ bảng trừ trong phạm vi 9 a) Hướng dẫn HS học phép trừ 9 – 1= 8 - Hướng dẫn HS xem tranh, nêu bài toán: “Tất cả có mấy hình tam giác? Có mấy hình tam giác ở bên phải? Hỏi còn lại mấy hình tam giác bên trái?” (3HS nêu lại bài toán). - HS trả lời: Có 9 hình tam giác, có 1 hình tam giác bên phải, còn lại 8 hình tam giác bên trái. - GV: “9 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác, còn 8 hình tam giác; 9 bớt 1 còn 8”. HS nhắc lại (cá nhân, đồng thanh). - GV: 9 bớt 1 còn 8 được viết như sau: 9 – 1 = 8 . - HS đọc phép tính: cá nhân, đồng thanh. - HS thao tác lại với 9 que tính bớt 1 que tính còn 8 que tính. b) Bảng trừ trong phạm vi 9: - GV thực hiện tương tự đối với phép tính 9 – 8 = 1; 9 - 2 = 7; 9 - 4 = 5; 9 – 5 = 4; 9 – 6 = 3, 9 – 3 = 6 . c) Hướng dẫn HS ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9: - GV giữ lại các công thức trên bảng cho HS đọc (cá nhân, đồng thanh). - HS học thuộc những công thức trên bảng. - GV xoá dần bảng, HS thi đua lập lại các công thức đó. 3. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1, 2: Tính: - HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại. + BT1: HS làm bài vào bảng con, viết kết quả thẳng cột. + BT2: HS làm SGK, củng cố cho HS về mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ (8 + 1 = 9; 9 – 1 = 8; 9 – 8 = 1) - GV giúp đỡ HS yếu. - HS lần lượt nêu các kết quả. GV chốt đáp án đúng. Bài 3: Số? - HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại. + Phần trên: Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống (chẳng hạn: 9 gồm 7 và 2, nên viết 2 vào ô trống dưới số 7). - Giúp HS củng cố về cấu tạo của số 9 (9 gồm: 7 và 2; 5 và 4; 6 và 3; 1 và 8; 4 và 5). + Phần dưới: Hướng dẫn HS tính rồi viết kết quả vào ô trống thích hợp. - GV làm mẫu: lấy 9 trừ 4; 9 – 4 = 5, nên viết 5 vào ô trống ở hàng thứ hai, thẳng cột với số 9. Tương tự, Hs thảo luận nhóm đôi làm BT vào SGK. - HS lần lượt nêu số cần điền. GV nhận xét, chốt đáp án đúng. Bài 4: Viết phép tính thích hợp - HS nêu yêu cầu BT. - HS xem tranh và nêu được bài toán và phép tính phù hợp với bức tranh. - HS nêu “có 9 con ong, bay đi 4 con ong, còn lại 5 con ong”. - Nhóm đôi làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét. - GV chốt phép tính phù hợp: 9 – 4 = 5 C. Củng cố - dặn dò: - HS đọc bảng trừ trong phạm vi 9 (cá nhân, đồng thanh). - Dặn HS học thuộc bảng cộng – trừ đã học. Tiết 4: TN&XH: AN TOÀN KHI Ở NHÀ I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Kể tên một số vật sắc, nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu. - Xác định một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng, cháy. - Số điện thọai để báo cứu hoả (114). * KNS: HS biết: - Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật. - Biết ứng phó với các tình huống khi ở nhà. - Dao kéo là những vật sắc nhọn có thể đâm xuyên da gây đứt tay chảy máu. Vì vậy khi sử dụng những đồ dùng này phải rất cẩn thận, để xa tầm tay của trẻ nhỏ. - Thu dọn các mảnh vỡ hay vật sắc nhọn trên sàn, tránh gây tai nạn thương tích cho mình và cho người khác. II. Chuẩn bị: - Các hình ở bài 14 SGK. - Một số tình huống. III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS trả lời: + Trong nhà em: ai đi chợ? Ai nấu cơm? Ai giặt quần áo? Ai quét dọn? + Hằng ngày em làm gì để giúp đỡ gia đình? - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Các đồ vật như dao, kéo, lửa, điện,... là những vật dẽ gây ra mất an toàn khi ở nhà nếu chúng ta không cẩn thận. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Quan sát Mục tiêu: Biết cách phòng tránh đứt tay. Cách tiến hành: * Bước 1: Hướng dẫn HS chỉ và nói các bạn đang làm gì? điều gì có thể xảy ra? * Bước 2: Thảo luận nhóm 2, đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * GV kết luận: - Cần cẩn thận với những vật sắc nhọn, dễ vỡ khi dùng để tránh bị đứt tay. - Dao kéo là những vật sắc nhọn có thể đâm xuyên da gây đứt tay chảy máu. Vì vậy khi sử dụng những đồ dùng này phải rất cẩn thận, để xa tầm tay của trẻ nhỏ. - Thu dọn các mảnh vỡ hay vật sắc nhọn trên sàn, tránh gây tai nạn thương tích cho mình và cho người khác. Hoạt động 2: Đóng vai. Mục tiêu: Nên tránh chơi gần lửa và chất dễ gây cháy. Cách tiến hành: * Bước 1: Chia nhóm 4: Quan sát hình ở trang 31 và phân công đóng vai. * Bước 2: Các nhóm lên trình bày. - Nhóm đóng vai, nhóm khác nhận xét . - Câu hỏi thảo luận cả lớp. + Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà, em phải làm gì? + Số điện thoại cứu hoả? - 3 – 4 HS trình bày. GV, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. * Kết luận: +Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa. + Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng, cháy. + Khi sử dụng các đồ điện cần cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện, dây điện đề phòng chúng bị hở. Điện giật có thể gây chết người. + Phải lưu ý không cho em bé chơi gần những vật dễ cháy và gần điện. + Điện thoại báo cứu hoả khi cần. C. Củng cố - dặn dò: - Trò chơi “nên/ không nên”. GV nêu tình huống, HS giơ cờ đỏ nếu việc đó đúng/ nên làm theo; giơ cờ xanh nếu việc đó sai/ không nên làm theo. - Nhận xét tiết học. Dặn HS thực hiện những điều đã được học. BUỔI CHIỀU Tiết 1+ 2: Tiếng Việt: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 57 vần ang – anh và BT Tiếng Việt bài 58 vần inh - ênh. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: mục tiêu. 2. Luyện tập: Tiết 1: a. Luyện đọc: - HS mở SGK bài 57; đọc lại bài theo nhóm. - 5 HS đọc bài - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 57 ang - anh: Bài 1: Nối: - HS nêu yêu cầu BT. - GV cho HS đánh vần từ, phát hiện từ liên quan để nối thành câu thích hợp. - 3 HS nối câu. - HS đọc lại các câu: Chú bé trở thành chàng trai dũng mãnh. Chị mơ gánh rau vào thành phố. Đại bàng dang đôi cánh rộng.. Bài 2: Điền ang hay anh? - HS nêu yêu cầu BT. - GV cho HS quan sát hình vẽ; chọn vần thích hợp điền vào chỗ chấm để có từ phù hợp với hình vẽ. - 3 HS lên bảng, lớp làm VBT. GV giúp đỡ HS yếu. - HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp) lại các từ: bánh cuốn, càng cua, mạng nhện. Bài 3: Viết: - GV hướng dẫn HS viết: hải cảng, bánh chưng. - HS viết. - GV theo dõi, giúp đỡ. Tiết 2: a. Luyện đọc: - HS mở SGK bài 58; đọc lại bài theo nhóm. - 5 HS đọc bài - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 58 inh - ênh: Bài 1: Nối: - HS nêu yêu cầu BT. - GV cho HS đánh vần để phát hiện từ, nối các từ với nhau sao cho thích hợp. - 3 HS lên bảng nối. GV chốt. - HS đọc lại các từ: cao lênh khênh, rộng thênh thang, sáng tinh mơ. Bài 2: Điền eng hay iêng? - HS nêu yêu cầu BT. - GV cho HS quan sát hình vẽ; chọn vần thích hợp điền vào chỗ chấm để có từ phù hợp với hình vẽ. - 3 HS lên bảng, lớp làm VBT. - HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp) các từ: mái đình, gọng kính, bệnh viện. Bài 3: Viết: - GV hướng dẫn HS viết: thông minh, ễnh ương. - HS viết. - GV theo dõi, giúp đỡ. 3. Củng cố - dặn dò: - GV thu vở chấm - nhận xét - Dặn HS luyện đọc và viết ở nhà. Tiết 3: Thủ công: (GV bộ môn soạn giảng) _____________________________ THỨ SÁU Ngày soạn: 30/11/2012 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2012 BUỔI SÁNG (Đồng chí Hậu dạy thay) BUỔI CHIỀU Tiết 1+ 2: Tiếng Việt: ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Luyện đọc, luyện viết và hoàn thành bài tập Tiếng Việt bài 59: Ôn tập. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: Mục tiêu 2. Ôn tập: Tiết 1: a. Luyện đọc: - HS mở SGK bài 59; đọc lại bài theo nhóm - 3 HS đọc toàn bài. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. b. Luyện viết: - HS tập viết trên bảng con: bình minh, nhà rông, nắng chang chang. - HS viết vào vở ô li có sẵn mẫu chữ. - GV quan sát, giúp đỡ HS viết. - GV chấm một số bài viết của HS. Tiết 2: c. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 59: Bài 1: Nối: - HS nêu yêu cầu BT. - GV cho HS đánh vần tiếng để phát hiện và nối thành từ thích hợp. - HS làm VBT. - GV chốt đáp án. HS đọc: siêng năng, rừng xanh, bông súng, trường làng. Bài 2: Điền từ ngữ? - HS nêu yêu cầu BT. - HS đánh vần tiếng cho sẵn; quan sát tranh, tìm tiếng phù hợp còn thiếu để tạo thành từ phù hợp. - HS làm bài VBT. GV giúp HS viết tiếng, từ còn thiếu. - GV chốt, HS đọc lại: bản làng, sừng trâu, nhà rông. Bài 3: Viết: - GV hướng dẫn HS viết: chang chang, bánh dẻo. - HS viết. - GV theo dõi, giúp đỡ. 3. Củng cố - dặn dò: - GV thu vở chấm - nhận xét - HS tập đánh vần, đọc trơn và viết các tiếng đã học. Tiết 3: Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Nhận xét việc học tập trong tuần qua. - Hướng dẫn cho các em biết hát bài “Tiếng chào theo em” - Giáo dục HS: Biết thưa gửi, chào hỏi khi gặp mặt và khi chia tay. Biết đưa và nhận bằng hai tay đối với người lớn. Trước khi trả lời có từ “dạ thưa”. II. Tiến hành: 1. Sinh hoạt văn nghệ: - Giới thiệu nội dung sinh hoạt. - GV hướng dẫn bài hát “Tiếng chào theo em” cho HS. - HS tập hát. - GV hỏi: Khi đến nhà người khác, đầu tiên em phải làm gì? (Chào theo tuổi tác, chào người già trước, người trẻ sau. Nếu là lần đầu tiên đến chơi, em nên giới thiệu về mình tên gì, ở đâu, bao nhiêu tuổi, học lớp mấy). + Khi nói với người lớn phải nói thế nào? (vâng, dạ). + Khi đưa hoặc lấy vật giừ từ tay người lớn, em phải như thế nào? (đưa, nhận bằng 2 tay) 2. Đánh giá tuần qua: - Cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm). * GV bổ sung: - Tuyên dương các bạn học tốt, có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ: Quý, Quân, Vi. - Nhắc nhở các bạn còn hay nói chuyện trong giờ học: Kỳ, Khá. - Một số đi học muộn, nghỉ học không có lí do: Đình, Kam, Phương, Ý. 3. Kế hoạch tuần tới: - Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần. - Tiếp tục thu các khoản đóng góp. - Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ. - Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. - Hạn chế tình trạng quên đồ dùng học tập, sách vở - Giữ trật tự trong các giờ học. - Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp. - Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm
Tài liệu đính kèm: