Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 15, 16

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 15, 16

BUỔI SÁNG

Tiết 1+2:

Tiếng Việt: BÀI 60: om - am

I. Mục tiêu:

- Đọc được: om, am, xóm, làng xóm, tràm, rừng tràm; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: om, am, xóm, làng xóm, tràm, rừng tràm.

- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ từ khoá : làng xóm. rừng tràm.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: ; phần luyện nói của bài học.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 – 3 HS đọc câu ứng dụng bài 59.

- Viết vào bảng con: bình minh, nhà rông.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới: Tiết 1:

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.

2. Dạy vần : * om

a. Nhận diện vần:

- GV viết vần om lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét:

+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?

- HS trả lời: âm o và m, âm o đứng trước âm m đứng sau (HS nhắc lại).

- HS ghép vần om trên bảng gài và đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp).

- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần om.

- HS đánh vần, đọc trơn vần om (cá nhân, cả lớp).

- GV quan sát, hướng dẫn những HS lúng túng, khó khăn khi đánh vần.

 

doc 42 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 5/12/2012
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 10 tháng 12 năm 2012
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tiếng Việt: 	BÀI 60: om - am 
I. Mục tiêu:
- Đọc được: om, am, xóm, làng xóm, tràm, rừng tràm; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: om, am, xóm, làng xóm, tràm, rừng tràm.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ từ khoá : làng xóm. rừng tràm.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: ; phần luyện nói của bài học.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 – 3 HS đọc câu ứng dụng bài 59.
- Viết vào bảng con: bình minh, nhà rông.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
2. Dạy vần : * om
a. Nhận diện vần: 
- GV viết vần om lên bảng, cho HS quan sát và nhận xét: 
+ Vần mới trên bảng gồm những âm nào ghép lại? âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? 
- HS trả lời: âm o và m, âm o đứng trước âm m đứng sau (HS nhắc lại). 
- HS ghép vần om trên bảng gài và đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp). 
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu và hướng dẫn cả lớp đánh vần, đọc trơn vần om.
- HS đánh vần, đọc trơn vần om (cá nhân, cả lớp).
- GV quan sát, hướng dẫn những HS lúng túng, khó khăn khi đánh vần.
b. Phát âm và đánh vần tiếng
- GV hướng dẫn HS giữ nguyên vần om vừa ghép được trên bảng gài, tiếp tục ghép âm x và dấu (/) vào vần om để tạo tiếng “xóm”. HS phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn tiếng xóm.
- GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng “xóm”. HS thực hiện cá nhân, tổ, lớp.
* Từ khoá “làng xóm”: GV giới tranh minh hoạ, HS nói những gì các em biết về làng xóm của em, viết từ lên bảng - HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đánh vần, đọc trơn: om, xóm, làng xóm (cá nhân, tổ, lớp).
* am (tiến hành tương tự vần om)
- 1 HS so sánh 2 vần mới học om - am .
- Lớp đọc lại toàn bài.
 c. Hướng dẫn viết: 
- GV viết lên bảng lần lượt: om, am, làng xóm, rừng tràm. (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết, đánh dấu thanh đúng vị trí).
- HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
d. Đọc từ ứng dụng: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam.
- GV viết các từ ứng dụng , HS tìm và gạch chân tiếng chứa vần mới học.
- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, tổ, lớp. 
- GV đọc mẫu, giải thích từ.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại nội dung tiết 1. HS đọc bài ở SGK.
* Đọc câu ứng dụng: “Mưa tháng bảy gãy cành trám...rám trái bòng.”
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. 
- GV chốt câu ứng dụng, viết bảng. HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, tổ, lớp).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc cá nhân (3 - 5 em).
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn tập viết. 
- HS tập viết om, am, làng xóm, rừng tràm trong vở tập viết. 
- GV chấm, nhận xét một số bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS luyện nói - HS thảo luận theo nhóm đôi
- Câu hỏi: Tranh vẽ gì? Tại sao em bé lại nói cảm ơn chị? Em đã bao giờ nói lời cảm ơn chưa? Khi nào ta phải cảm ơn?
- HS trình bày trước lớp.
- GV quan sát , nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV chỉ bảng - HS theo dõi và đọc.
- Dặn HS học bài, luyện viết ở nhà.
Tiết 3:
Toán:	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9 ; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
- Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con
 	 5 + 4 =... 9 – 3 =... 9 – 7 = .... 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Dạy bài mới:
GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu, GV nhắc lại.
- HS tính nhẩm, ghi kết quả vào SGK.
- HS đọc phép tính trên bảng. GV chốt đáp án.
- HS biết được tính chất giao hoán trong phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: Số?
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV làm mẫu: 5 + ... = 9 (hướng dẫn HS: 5 cộng mấy bằng 9? – HS: 5 + 4 = 9).
- HS làm nhóm đôi vào SGK các phép tính còn lại. 
- HS nêu kết quả, GV chốt: 9 – 3 = 6; 3 + 6 = 9; 4 + 4 = 8; 7 – 2 = 5; 0 + 9 = 9.
Bài 3: Điền dấu >, <, =
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV làm mẫu: 5 + 4 ... 9 (hướng dẫn: tính 5+ 4 = 9, so sánh 9 với 9, viết dấu =)
- HS làm nhóm đôi các bài còn lại, trình bày kết quả.
- GV chốt đáp án đúng: 6 8; 9 – 2 5+ 1; 4 + 5 = 5 + 4.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS xem tranh, nêu bài toán và được phép tính phù hợp với bức tranh. GV hướng dẫn “nhốt lại” tức là “trừ đi” (hoặc có thể cộng số con gà trong và ngoài chuồng)
- Nhóm đôi làm BT, nêu các phép tính. Nhóm khác nhận xét.
- GV chốt phép tính phù hợp: 6 + 3 = 9; 3 + 6 = 9 hoặc 9 – 3 = 6; 9 – 6 = 3.
Bài 5: Hình bên có mấy hình vuông?
- HS nêu yêu cầu BT. GV nhắc lại.
- GV hướng dẫn HS đếm số hình vuông, chú ý tính cả hình vuông to gồm 4 hình vuông nhỏ.
- 3 HS đếm lại. GV chốt đáp án đúng: có 5 hình vuông.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học 
- Nhắc HS ghi nhớ bảng cộng, trừ đã học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tiếng Việt:	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 60 om - am.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Bài mới:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 60; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 60 :
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS quan sát hình vẽ; đánh vần để phát hiện từ, nối vào hình vẽ thích hợp.
- HS đọc lại các từ: chỏm núi, đám cưới, khóm mía.
Bài 1: Điền om hay am?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS quan sát tranh, đánh vần tiếng cho sẵn, chọn vần thích hợp để điền vào chỗ trống, tạo thành tiếng phù hợp với hình. 
- HS làm nhóm đôi, nêu kết quả.
- GV ghi bảng, HS đọc lại: số tám; ống nhòm.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: đom đóm; trái cam. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét 
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có chứa vần om – am.
Tiết 2:
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Làm được phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9.
- Phép cộng một số với 0; viết phép tính phù hợp với hình vẽ.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu.
2. Nội dung:	
- HS làm BT Toán (Bài 54: Phép trừ trong phạm vi 9).
Bài 1, 2, 3: Tính: 
- HS nêu yêu cầu BT.
+ BT1: GV hướng dẫn HS điền số thích hợp vào chỗ chấm theo cột dọc. HS làm bảng con.
+ BT2: HS tính nhẩm, làm VBT. Chú ý mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ để làm BT.
+ BT3: HS nêu cách tính phép trừ có 3 số. GV có thể làm mẫu 1 bài. HS làm nhóm đôi.
- HS lần lượt nêu kết quả. GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS xem tranh. 2 HS nêu bài toán. 
- Nhóm đôi làm BT, nêu phép tính. Nhóm khác nhận xét.
- GV chốt phép tính phù hợp: 9 – 3 = 6; 9 – 2 = 7.
Bài 5: Số? 
- HS nêu yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS:
+ Phần trên: Hướng dẫn HS 9 gồm 5 và 4 (làm mẫu); điền số trên/ dưới sao cho thêm số còn thiếu vào để đủ 9 (có thể đặt câu hỏi: 9 gồm 6 và mấy?...)
+ Phần dưới: GV làm mẫu: 9 – 3 = 6, viết 6 thẳng cột bên dưới 9.
	 Tính tiếp: 6 + 3 = 9, viết 9 thẳng cột bên dưới 6.
- HS làm nhóm 4 trên bảng phụ. Trình bày kết quả.
- GV chốt đáp án đúng.
9
5
3
3
8
5
7
4
6
6
1
4
2
9
8
7
6
5
4
3
6
5
4
3
2
1
0
9
8
7
6
5
4
3
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 9.
Tiết 3:
Đạo đức:	 ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (T2)
I. Mục tiêu:
- Đi học đều và đúng giờ giúp tiếp thu bài tốt hơn. Nhờ đó kết quả học tập sẽ tiến bộ hơn.
- Để đi học đều và đúng giờ các em không được nghỉ học tự do, tùy tiện, cần xuất phát đúng giờ, trên đường đi không la cà.
- Học sinh có thái độ đi học đều và đúng giờ.
- Học sinh thực hiện được đi học đều và đúng giờ.
II. Chuẩn bị:
- Vở đạo đức, đồ dùng để sắm vai, quả bóng.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS trả lời: + Tại sao phải đi học đều và đúng giờ? Để đi học đều và đúng giờ ta phải làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Bài tập 4
- Chia 4 nhóm: sắm vai theo tình huống.
- GV đọc cho HS nghe lời nói trong hai bức tranh:
+ Nhóm 1, 2: Đóng vai theo tình huống ở tranh 1
+ Nhóm 3, 4: Đóng vai theo tình huống ở tranh 2
- Nhóm thảo luận, phân công, tập đóng vai; đóng vai trước lớp.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV hỏi: Đi học đều và đúng giờ có lợi gì? (Đi học đều và đúng giờ giúp em hiểu được bài,...)
- GV kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng bài đầy đủ.
* Hoạt động 2: Bài tập 5 
- GV nêu yêu cầu BT. 
- HS thảo luận từng đôi một, quan sát tranh và nêu nội dung: Các bạn đi học dưới trời mưa.
- Em nghĩ gì về các bạn ấy?
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận: Trời mưa gió, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa đi học bình thường, không quản ngại khó khăn. Các em cần noi theo các bạn đó.
* Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.
- Hỏi: 
+ Đi học đều có lợi gì?
+ Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ? 
+ Chúng ta nghỉ học lúc nào? 
+ Nếu nghỉ học cần làm gì?
- GV kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
C. Củng cố - dặn dò:
- Hướng dẫn đọc ghi nhớ: HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
- Thực hành tốt những điều đã học.
_____________________________
THỨ BA 	Ngày soạn: 5/12/2012
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2012 
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán:	 PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Chuẩn bị:
- Các nhóm đồ vật trong phạm vi 10 (chấm tròn, que tính)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con:
 3 + 6 =... 9 – 5 = ... 9 – 2 =... 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 10
2. Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10:
a. Hướng dẫn thành lập phép cộng 9 + 1 = 10, 1 + 9 = 10: 
- Hướng dẫn HS quan sát hình ...  từ bài 60 đến bài 67.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Đi tìm bạn.
II. Chuẩn bị:
- Bảng ôn (SGK)
- Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng; truyện kể (nếu có)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết vào bảng con: nhuộm vải, vườn ươm.
- HS đọc lại các từ đã viết, GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- HS xem tranh quả cam, nói vần có trong từ “quả cam” – vần am.
a
m
am
- GV đưa khung ôn : 
- Giới thiệu ôn các vần có âm cuối là m.
2. Ôn tập: 	 Tiết 1:
a. Các vần vừa học:
- GV đưa bảng ôn
- HS đọc các âm trên bảng ôn (cá nhân, nhóm, lớp).
b. Ghép chữ và vần thành tiếng:
- Nhóm 4, các nhóm ghép âm thành vần đã học (3’) và tự đọc vần (1’).
- 2 HS đọc trước lớp.
- GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS. HS đọc (nhóm, lớp).
- Chú ý các nguyên âm đôi (uô, ươ, iê, yê)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa.
- HS tìm vần có âm cuối là m trong các từ. 
- HS đọc từ ngữ ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV đọc mẫu và giải thích một số từ cho HS hình dung.
d. Tập viết từ ngữ ứng dụng:
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: xâu kim
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
* Luyện đọc bài ôn tiết trước
- GV hướng dẫn HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp). 
- HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ứng dụng. 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Câu ứng dụng: “Trong vòm lá mới chồi non....bà chưa trảy vào.”
- HS thảo luận theo nhóm tranh minh hoạ.
- GV giới thiệu câu đọc. HS đánh vần, đọc trơn câu ứng dụng (cá nhân, lớp).
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu. HS đọc: 3 - 5 em.
b. Luyện viết và làm bài tập:
- HS viết bài ở vở tập viết. GV quan sát, giúp đỡ HS viết đúng, đẹp.
- GV chấm một vài HS nhận xét.
c. Kể chuyện: “Đi tìm bạn”
- GV kể chuyện cho HS nghe hai lần (có kèm tranh minh hoạ). HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện thi tài.
- GV dựa vào tranh nêu câu hỏi. HS kể chuyện theo nhóm.
Tranh 1: Đôi bạn Sóc và Nhím thường cùng nhau làm gì? 
Tranh 2: Vì sao sóc buồn?
Tranh 3: Để tìm được bạn Nhím Sóc làm gì? 
Tranh 4: Đến khi nào Sóc mới gặp được bạn Nhím?
- Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp. GV nhận xét.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện nói lên tình bạn thân thiết của Sóc và Nhím mặc dù mỗi người có hoàn cảnh khác nhau.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại bài ôn.
- GV tổ chức cho HS trò chơi tìm từ chứa vần vừa ôn.
Tiết 3:
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
- Biết đếm, so sánh, thứ tự các số từ 0 đến 10; biết làm tính cộng, trừ các số trong pham vi 10 ; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
II.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con các phép tính sau: 
 5 + 5 = 4 + 6 = 9 – 6 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu bài học.
2. Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Viết số thích hợp (theo mẫu): 
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV hướng dẫn HS đếm số chấm tròn và viết số tương ứng.
- HS chơi trò “bắn tên”. GV chốt số đúng.
Bài 2: Đọc các số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0 
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Bài 3: Tính: 
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS làm bảng con (2 cột đầu), tính nhẩm (các cột còn lại, làm SGK). Chú ý viết thẳng cột.
- HS nối tiếp nêu kết quả.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: Số?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm cá nhân vào SGK. Lần lượt nêu kết quả.
- GV chốt: 8 – 3 à (5) + 4 à (9).
 6 + 4 à (10) – 8 à (2).
Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
- GV hướng dẫn HS đọc tóm tắt bài toán 
a) 	Có	: 5 quả 	b) 	Có	: 7 viên bi
	Thêm	: 3 quả	Bớt	: 3 viên bi
	Có tất cả	:... quả?	Còn	: ...viên bi?
- HS nêu cách giải rồi điền phép tính thích hợp vào bài toán.
- HS làm bài vào bảng con.
- GV chốt phép tính thích hợp: 5+ 3 = 8 (hoặc 3 + 5= 8); 7 – 3 = 4.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc bảng cộng trừ đã học.
Tiết 4:
TN&XH:	HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. Mục tiêu: Giúp HS biết 
- Các hoạt động học tập ở lớp học.
- Mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
- Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học.
- Hợp tác, chia sẻ với các bạn trong lớp học.
II. Chuẩn bị:
- 2 tranh trong SGK 
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS trả lời: + Trong lớp học có những ai và những thứ gì?
 + Hãy kể về lớp học của mình?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh
Mục tiêu: Biết các hoạt động học tập ở lớp, mối quan hệ giữa GV và HS. HS và GV trong từng hoạt động ở lớp.
Cách tiến hành:
* Bước 1: Cho HS quan sát tranh thảo luận.
* Bước 2: Gọi một số HS trả lời. 
* Bước 3: Thảo luận các câu hỏi.
- Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp?
- Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân trường?
- Trong các hoạt động vừa nêu, GV và HS làm gì?
- GV kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động học tập khác nhau. Trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp, có những hoạt động được tổ chức ở sân trường
* Hoạt động 2: Thảo luận ở lớp.
Mục tiêu: Giới thiệu các hoạt động ở lớp học của mình.
Cách tiến hành:
* Bước 1: HS nói với bạn về:
+ Các hoạt động ở lớp của mình?
+ Hoạt động mình thích nhất?
+ Mình làm gì để giúp bạn trong học tập?
* Bước 2: 
- GV kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học được.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- HS luyện đọc, luyện viết và hoàn thành BT Tiếng Việt bài 66 vần uôm - ươm và BT Tiếng Việt bài 67: Ôn tập.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu.
2. Luyện tập:	Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 66: uôm - ươm; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 66: uôm - ươm:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần từ, phát hiện từ liên quan đến các hình có sẵn.
- 4 HS nối từ với tranh. GV chốt.
- HS đọc lại các từ: quả muỗm, ươm cây, nhuộm vải, Hồ Gươm.
Bài 2: Điền uôm hay ươm?
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS quan sát hình vẽ; chọn vần thích hợp điền vào chỗ chấm để có từ phù hợp với hình vẽ.
- 3 HS lên bảng, lớp làm VBT. GV giúp đỡ HS yếu.
- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp) lại các từ: ướm thử áo, lượm lúa, ao chuôm.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: nhuộm vải, vườn ươm. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
Tiết 2:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 67; đọc lại bài theo nhóm.
- 5 HS đọc bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 58 inh - ênh:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần để phát hiện từ, nối các từ với nhau tạo thành câu, từ ngữ có nghĩa.
- 4 HS lên bảng nối. GV chốt.
- HS đọc lại các câu, từ ngữ đã nối: bụi cây um tùm, nồi cơm gạo tám, làm bài chăm chỉ, từng đàn đom đóm.
Bài 2: Điền từ ngữ?
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS quan sát hình vẽ; nêu từ phù hợp với hình vẽ. GV giúp HS tìm từ khóa cho hình. HS nêu và đánh vần từ tìm được.
- 3 HS lên bảng, lớp làm VBT.
- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp) các từ: chùm vải, trăng lưỡi liềm, con nhím.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: nhóm lửa, hương thơm. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét 
- Dặn HS luyện đọc và viết ở nhà.
Tiết 3:
Thủ công:	 (GV bộ môn soạn giảng)
_____________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 10/12/2012
 	Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2012
BUỔI SÁNG
(Đồng chí Hậu dạy thay)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tiếng Việt: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Luyện đọc, luyện viết và hoàn thành bài tập Tiếng Việt bài 68: ot – at.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Ôn tập: 	 Tiết 1:
a. Luyện đọc:
- HS mở SGK bài 68: ot – at; đọc lại bài theo nhóm
- 3 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
b. Luyện viết:
- HS tập viết trên bảng con: bánh ngọt, trái nhót, bãi cát.
- HS viết vào vở ô li có sẵn mẫu chữ.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết.
- GV chấm một số bài viết của HS.
Tiết 2:
c. GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV bài 68:
Bài 1: Nối:
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS đánh vần từ để phát hiện và nối thành câu thích hợp. 
- HS làm VBT. 3 HS nối bảng.
- GV chốt đáp án. HS đọc: Chùm nhót đã ửng đỏ. Bé đạt điểm cao. Hương sen thơm ngát.
Bài 2: Điền ot hay at?
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV cho HS quan sát hình vẽ; chọn vần thích hợp điền vào chỗ chấm để có từ phù hợp với hình vẽ.
- 2 HS lên bảng, lớp làm VBT. GV giúp đỡ HS yếu.
- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp) lại các từ: nhà hát, rót trà.
Bài 3: Viết: 
- GV hướng dẫn HS viết: bánh ngọt, chẻ lạt. - HS viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu vở chấm - nhận xét 
- HS tập đánh vần, đọc trơn và viết các tiếng đã học.
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng.
- Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
II. Tiến hành:
1. Sinh hoạt văn nghệ - trò chơi:
- Tổ chức cho HS học hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”.
- HS chơi một số trò chơi (con thỏ, xin mời...)
2. Đánh giá tuần qua: 
- GV tập cho cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua (ưu – khuyết điểm).
* GV bổ sung:
- Tuyên dương các bạn tiến bộ trong học tập: Phương, Loan.
- Nhắc nhở các bạn còn vi phạm nhiều lần trong giờ học: Quân, Vi, Đào...
- Một số bạn còn nhút nhát: Đình, Toàn, Thua, Úc...
- Một số bạn đi học muộn, nghỉ học không lí do: Thua, Đình.
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần.
- Tiếp tục thu các khoản đóng góp. Hoàn thành tiền kế hoạch nhỏ (5000đ/em).
- Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. 
- Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp.
- Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15 - 16.doc