I- Mục tiêu:
Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai; biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số ; 11 ( 12 ) gồm 1 chục và 1 ( 2 ) đơn vị.
II- Đồ dùng dạy học:
Bó que tính và các que tính rời .
III- Các hoạt động dạy học :
1. Ổn Định: Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2. Kiểm tra bài cũ :
- Có 10 quả trứng là có mấy chục quả trứng ?
- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết tia số
3. Bài mới :
TUẦN 19 Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011 Tiếng việt Kiểm tra cuối HKI ___________________________________________ Toán (Tiết 73) MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI I- Mục tiêu: Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai; biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số ; 11 ( 12 ) gồm 1 chục và 1 ( 2 ) đơn vị. II- Đồ dùng dạy học: Bó que tính và các que tính rời . III- Các hoạt động dạy học : 1. Ổn Định: Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2. Kiểm tra bài cũ : - Có 10 quả trứng là có mấy chục quả trứng ? - 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ? - Gọi 2 học sinh lên bảng viết tia số 3. Bài mới : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu 11, 12 + Giới thiệu số 11: - HS lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời. GV gắn lên bảng 1 bó chục que tính và một que tính rời. - Hỏi: Mười que tính và một que tính là mấy que tính ? - GV nêu : Mười que tính và một que tính là mười một que tính. - GV ghi bảng: 11 - Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau. + Giới thiệu số 12 : - GV gắn 1 chục que tính và 2 que tính rời. - Hỏi: 10 que tính và 2 que tính là bao nhiêu que tính ? - GV viết : 12 - Đọc là: mười hai - Số 12 gồm: 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau: 1 ở bên trái và 2 ở bên phải. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Hướng dẫn hs: “Đếm số ngôi sao rồi điền số vào ô trống”. - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho học sinh. Bài 2: - Hướng dẫn hs đọc yêu cầu bài và gợi ý hs nêu cách làm “vẽ thêm 1 chấm tròn vào ô trống có ghi 1 đơn vị. - Vẽ thêm 2 chấm tròn vào ô trống có ghi 2 đơn vị. Bài 3: Dùng bút màu tô 11 hình tam giác, tô 12 hình vuông (Giáo viên gợi ý học sinh tô màu- các hình giống nhau thì tô cùng một màu ). - Học sinh làm theo giáo viên. : “Đếm số lượng que tính và trả lời” - 11 que tính. - HS gắn bảng cài. - Đọc lại: mười một. - Học sinh lần lượt đọc số 11 - Học sinh làm theo giáo viên “Đếm số lượng que tính và trả lời”: 12 que tính - HS gắn bảng cài: 12. - Học sinh lần lượt đọc số: 12 - viết bảng con số : 11, 12. - Học sinh tự làm bài . - 1 học sinh sửa bài trên bảng. - Đổi vở nhận xét - Nêu yêu cầu bài và nêu cách làm bài. - Học sinh tự làm bài – chữa bài. - đổi vở, nhận xét. - Nêu yêu cầu bài. Nêu cách làm bài. 2 hs lên bảng. – Lớp làm bài, chữa bài . 4. Củng cố, dặn dò : - Số 11 được viết như thế nào ? Số 12 được viết như thế nào ? - Cho học sinh đọc: 11, 12 - Nhận xét, tiết học. -Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh về nhà tập viết số 11, 12 và tia số từ 0 đến 12. - Chuẩn bị bài hôm sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011 Tiếng việt Học vần : ăc, âc I- Mục tiêu: - Đọc được: ăc, âc, măc áo, quả gấc, từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được : ăc, âc, mắc áo, quả gấc. - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang. II- Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh minh hoạ từ khóa: mắc áo, quả gấc. - Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói. HS: - SGK, vở tập viết, bảng con, bộ chữ thực hành. III- Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động : Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc và viết bảng con : - Đọc SGK 3. Bài mới : Hoạt động 1: Dạy vần: a. Dạy vần: ăc - Nhận diện vần: Vần ăc được tạo bởi: ă và c. - GV đọc mẫu. - So sánh: vần ăc và ac. - Phát âm vần: - Đọc tiếng khóa và từ khóa :mắc, mắc áo - Đọc lại sơ đồ: ăc mắc mắc áo b. Dạy vần âc: ( Qui trình tương tự) - Đọc lại hai sơ đồ trên bảng. Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng. - Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: màu sắc giấc ngủ ăn mặc nhấc chân Giảng từ, chỉnh sửa phát âm. Hoạt động 3: Luyện viết. - Hướng dẫn viết bảng con : Củng cố dặn dò. - con sóc, bác sĩ, hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc. - “Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hòn than”. Phát âm ( cá nhân - đồng thanh). Giống: kết thúc bằng c. Khác: ăc bắt đầu bằng ă Phân tích và ghép bìa cài: ăc. Đánh vần. Đọc trơn ( cá nhân đồng thanh). Phân tích và ghép bìa cài: mắc Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ ( cá nhân - đồng thanh). Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh). Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh). Đọc thầm. Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng: (cá nhân đồng thanh). Theo dõi qui trình. Viết bảng con: ăc, âc, mắc áo, quả gấc. Tiết 2: Hoạt động 1: Luyện đọc. a. Đọc lại bài tiết 1. - GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS b. Đọc câu ứng dụng: “Những đàn chim ngói Mặc áo màu nâu Đeo cườm ở cổ Chân đất hồng hồng Như nung qua lửa”. c.Đọc SGK: Hoạt động 2: Luyện nói. - Chỉ nơi trồng lúa trong ruộng bậc thang? - Xung quanh ruộng bậc thang còn có gì? Hoạt động 3: Luyện viết. - GV hướng dẫn viết vở tập viết. Thu vở chấm, chữa, nhận xét Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn hs về học lại bài. Tìm tiếng ngoài bài có vần mới học. Xem trước bài sau. Đọc (cá nhân – đồng thanh) Nhận xét tranh. Tìm tiếng có vần vừa học. Đọc (cá nhân – đồng thanh) HS mở sách. Đọc (cá nhân, nhóm, lớp) Quan sát tranh và trả lời Viết vở tập viết HS đọc lại bài. CN thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần mới học. MĨ THUẬT (Tiết 19) VẼ GÀ I. Mục tiêu : - Hs nhận biết hình dáng chung, đặc điểm các bộ phận và và vẻ đẹp của con gà. - Biết cách vẽ con gà. - Vẽ được con gà và vẽ màu theo ý thích. II. Đồ dùng dạy học : GV: Tranh vẽ gà trống, gà mái, hình để hướng dẫn vẽ gà HS: vở tập vẽ, chì, màu, gôm . . . III. Hoạt Động Dạy Học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Kiểm tra GV kiểm tra dụng cụ học sinh. Nhận xét bài vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông để hs rút kinh nghiệm. Hoạt động 2: Bài mới GV giới thiệu bài “ vẽ con gà” HD HS quan sát mẫu và nhận xét GV cho HS xem hình ảnh các loại gà và mô tả để HS chú ý đến hình dáng và các bộ phận của chúng - Con gà trống : màu lông rực rỡ, mào đỏ, đuôi dài, cong, cánh khoẻ, chân cao to, mắt tròn, mỏ vàng, dáng đi oai vệ - Con gà mái : mào nhỏ, lông ít màu hơn, đuôi và chân ngắn *Cho HS xem hình vẽ ở vở tập vẽ (hình1,2 ) HD HS cách vẽ con gà GV vẽ phác lên bảng các bộ phận chính của con gà. Vẽ tạo dáng khác nhau của con gà. Hoạt động 3: Thực hành HD HS vẽ hình đầu, mình, con gà (chưa vẽ chi tiết ) Sau khi vẽ hình đầu mình xong mới vẽ chi tiết Gợi ý cho HS vẽ hình vừa phải vào tờ giấy, không to quá hoặc nhỏ quá GV uốn nắn, giúp đỡ HS yếu Củng cố dặn dò. ChoHS bình chọn bài vẽ đẹp Nhận xét bài vẽ của HS Nhận xét tiết học HD HS chuẩn bị bài sau HS lắng nghe - HS quan sát tranh con gà và mô tả chúng - HS quan sát, nêu và nhắc lại. HS thực hành vẽ. Thực hiện vẽ trên vở. Trưng bày sản phẩm. Nhận xét. Toán (Tiết 74) Mười ba, mười bốn, mười lăm I. Mục tiêu: Nhận biết được mỗi số 13,14,15 gồm 1 chục và 1 số đơn vị (3,4,5); biết đọc, viết các số đó. II. Đồ Dùng Dạy Học : - Các bó chục que tính và các que tính rời III. Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu : 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Nhận biết các số 11, 12 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hđ1. Giới thiệu số 13: Yêu cầu hs lấy 1 bó (là một chục) que tính và 3 que tính rời (GV gài vào bảng gài 1 bó que tính và 3 que tính rời). Được tất cả bao nhiêu que tính ? Vì sao ? Hướng dẫn viết số: Gv ghi bảng: 13 đọc là mười ba; 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 13 có 2 chữ số là 1 và 3 viết liền nhau, từ trái sang phải. Hđ2. Giới thiệu số 14 và 15: (Tương tự như GT số 13) Hđ3. Thực hành: Yêu cầu hs mở sgk. Nêu yêu cầu bài tập. Nêu cách làm bài. Bài 1: Hướng dẫn hs đọc và viết số tương ứng theo hàng kẻ. Cho hs làm bảng phụ, nhận xét Bài 2: Gọi cá nhân nêu cách làm “ đếm số ngôi sao và ghi kết quả vào ô trống”. Chỉnh sửa, nhận xét. Bài 3: Gọi HS nêu cách làm “đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ rồi nối tranh với số đó”. Chỉnh sửa, nhận xét HS lấy chục que tính và 3 que tính rời. đếm số lượng que tính và trả lời: “Mười ba que tính.” Mười que tính và 3 que tính là 13 que tính. HS đọc “mười ba” Viết bảng con số 13. HS lấy 1 bó chục que tính và 4 que tính rời... 1a. HS đọc chữ ở hàng trên và viết số. 1 hs làm bảng phụ. Lớp làm sgk. Nhận xét. 1b. HS viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. 2 hs lên bảng lớp. Nhận xét. HS đếm số ngôi sao ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống Đổi vở, nhận xét. HS đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ rồi nối với số tương ứng đó 2 HS Làm bảng nhóm. Lớp làm sgk. Đổi vở, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò : - Viết bảng con số 13, 14, 15. - Về ôn lại bài, xem lại các BT, làm bài 4 sgk. - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: 16, 17, 18, 19. _________________________________________________________ Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011 Tiếng việt Học vần: uc, ưc I- Mục tiêu: - Đọc được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ, từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ. - Luyện noí từ 2- 4 câu theo chủ đề : Ai thức dậy sớm nhất? II- Đồ dùng dạy học: - GV: - Tranh minh hoạ từ khóa: cần trục, lực sĩ. - Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói. - HS: - SGK, vở tập viết, bảng con, bộ chữ thực hành. III- Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động : Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc và viết bảng con: - Đọc SGK: Chỉnh sửa phát âm 3. Bài mới : Hoạt động1: Dạy vần: uc, ưc. a. Dạy vần: uc - Nhận diện vần: Vần uc được tạo bởi: u và c. - GV đọc mẫu - So sánh: vần uc và ut. - Phát âm vần: - Đọc tiếng khóa và từ khóa: trục, cần trục. - Đọc lại sơ đồ: uc trục cần trục b. Dạy vần ưc: ( Qui trình tương tự) - Đọc lại hai sơ đồ trên bảng. Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng. - Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: máy xúc lọ mực cúc vạn thọ nóng nực Giảng từ, chỉnh sửa phát âm. Hoạt động 3: Luyện viết. - Hướng dẫn viết bảng con. Củng cố, dặn dò. - mắc áo, quả gấc, màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân. “Những đàn chim ngói Mặc áo màu nâu Đeo cườm ở cổ Chân đất hồng hồng Như nung qua lửa” Phát âm ( cá nhân - đồng thanh) Giống: bắt đầu bằng u Khác: uc kết thúc bằng c Phân tích và ghép bìa cài: uc Đánh vần. Đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh) ... tuyên dương đội thắng cuộc. - HS để trước mặt 1 bó chục ( bên trái ) 7 que tính bên phải . - Học sinh làm như giáo viên. - 14 que tính. - HS quan sát lắng nghe, ghi nhớ. - Nêu và lặp lại cách trừ . - Học sinh mở SGK. Lớp làm bảng con - 4 em lên bảng làm bài - HS nhận xét, sửa bài trên bảng - Nêu lại cách thực hiện - cá nhân nêu miệng cách tính - Làm bảng con. - Học sinh tự làm bài vào sgk. - Học sinh lần lượt chữa bài Thảo luận nêu cách làm bài Làm bảng nhóm. - Mỗi bài 2 em thực hiện : 16 1 2 3 4 5 15 Nhận xét 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét, tiết học tuyên dương học sinh tích cực hoạt động tốt . - Dặn HS về nhà tiếp tục tập làm tính và tính nhẩm. Làm bài tập còn lại ở sgk. - Chuẩn bị bài : Luyện tập. ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2011 Tiếng việt Học vần: op, ap I- Mục tiêu: - Đọc được: op, ap, họp nhóm, múa sạp; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: op, ap, họp nhóm, múa sạp . - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông. II- Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh minh hoạ từ khóa. Tranh câu ứng dụng và phần luyện nói. HS: - SGK, vở tập viết, bảng con, bộ chữ thực hành. III- Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động : Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc và viết bảng con: - Đọc SGK. Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Hoạt động 1: Dạy vần: op, ap. a. Dạy vần: op. - Nhận diện vần: Vần op được tạo bởi: o, và p. GV đọc mẫu. - So sánh: vần op và oc. - Phát âm vần: - Đọc tiếng khóa và từ khóa: họp, họp nhóm. - Đọc lại sơ đồ: op họp họp nhóm b. Dạy vần ap: ( Qui trình tương tự) - Đọc lại hai sơ đồ trên bảng. Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng. - Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: Con cọp giấy nháp Đóng góp xe đạp Giải nghĩa từ. Chỉnh sửa phát âm. Hoạt động 3: Luyện viết. - Hướng dẫn viết bảng con : Củng cố, dặn dò. - thác nước, chúc mừng, ích lợi. “Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước Chẳng sợ lạc nhà Lời chào kết bạn Con đường bớt xa” Phát âm ( cá nhân - đồng thanh) Giống: bắt đầu bằng o. Khác: op kết thúc bằng p . Phân tích và ghép bìa cài: op Đánh vần, đọc trơn ( cá nhân -đồng thanh) Phân tích và ghép bìa cài: họp . Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ ( cá nhân - đồng thanh). Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh). Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng: (cá nhân- đồng thanh). Theo dõi qui trình. Viết bảng con: op, ap, họp nhóm, múa sạp. Tiết 2 Hoạt động1: Luyện đọc. a. Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1. b. Đọc đoạn thơ ứng dụng: “Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô”. c. Đọc SGK: Hoạt động 2: Luyện nói: “chóp núi, ngọn cây, tháp chuông” - GV hướng dẫn HS thảo luận. + Đâu là nơi cao nhất của núi. + Đâu là nơi cao nhất của cây. Hoạt động 3: Luyện viết. - GV hướng dẫn viết vở tập viết. Thu vở chấm chữa, nhận xét. Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Dặn hs về học lại bài. Xem trước bài sau sách tiếng việt 1, tập 2. Đọc (cá nhân - đồng thanh) Nhận xét tranh. Tìm tiếng có vần vừa học Đọc (cá nhân- đồng thanh) HS mở sách. Đọc cá nhân đồng thanh Hs đọc tên bài luyện nói Quan sát tranh và trả lời CN lên bảng trình bày Viết vở tập viết theo từng dòng. PP giải quyết vấn đề, trò chơi. HS đọc lại bài. CN thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần mới học. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Toán (Tiết 80) Luyện tập I- Mục tiêu: Thực hiện được phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20, biết trừ nhẩm dạng 17- 3. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 3 , 4 / 111 . III- Các hoạt động dạy học: 1. Ổn Định: 16 4 - 18 3 - Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2. Kiểm tra bài cũ : 15 – 5 = - 2 học sinh lên bảng : 18 – 2 = - Học sinh làm vào bảng con. 3. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1: Luyện tập. - GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. - Hỏi: Em hãy nêu cách đặt tính bài 14 – 3 và nêu cách tính. Hoạt động 2: Làm bài tập . - Cho học sinh mở SGK. Bài 1: HS đặt tính theo cột dọc rồi tính. Hướng dẫn hs đặt tính thảng cột. Chỉnh sửa, nhận xét. Bài 2 ( cột 2,3,4 ): Hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách thuận tiện nhất : Ví dụ : 17 – 2 = ? - Có thể nhẩm ngay : 17 – 2 = 15 - Có thể nhẩm theo 2 bước : 7 – 2 = 5 10 + 5 = 15 - Giáo viên hướng dẫn chữa bài . Bài 3 (dòng1 ): HS thực hiện các phép tính từ trái sang phải ( hoặc nhẩm ) rối ghi kết quả cuối cùng vào. - GV sửa sai chung. - Viết 14. Viết 3 dưới 4 ( theo cột đơn vị ). viết dấu – ( dấu trừ ). Kẻ vạch ngang rồi thực hiện phép tính từ phải sang trái. Các số phải viết thẳng cột. 4 trừ 3 bằng 1 viết 1, hạ 1 viết 1. Vậy : 14 – 3 = 11 -Học sinh mở SGK trước mặt. - Cá nhân nêu yêu cầu bài 1. Lớp làm bảng con. 3 phép tính. Học sinh tự làm bài. Chữa bài trên bảng lớp. - Nêu cách làm bài. - Học sinh tự làm bài . - 3 em lên bảng chữa bài . - Thảo luận nhóm đôi. Học sinh làm phiếu bài tập. Lớp làm bài. 12 + 3 – 1 = 17 – 5 + 2 = 15 + 2 – 1 = 16 – 2 + 1 = - HS lên bảng chữa bài. Nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò : - Hơm nay em học bài gì ? Khen học sinh tích cực hoạt động. - Dặn học sinh xem lại bài, làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài : Phép trừ dạng 17 – 7. ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011 Tiếng việt Học vần: ăp, âp I- Mục tiêu: - Đọc được: ăp, âp, cải bắp, cá mập, từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập . - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em. II- Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh minh hoạ từ khóa. Tranh câu ứng dụng và phần luyện nói. HS: - SGK, vở tập viết, bảng con, bộ chữ thực hành. III- Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động : Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc và viết bảng con: - Đọc SGK: Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Hoạt động 1: Dạy vần: ăp, âp. a. Dạy vần: ăp. - Nhận diện vần: Vần ăp được tạo bởi: ă, và p. - So sánh: vần ăp và ăc. - Phát âm vần: - Đọc tiếng khóa và từ khóa:bắp, cải bắp. - Đọc lại sơ đồ: ăp bắp cải bắp b. Dạy vần âp: ( Qui trình tương tự) - Đọc lại hai sơ đồ trên bảng. Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng. Ghi bảng từ ứng dụng : gặp gỡ tập múa ngăn nắp bập bênh - Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: Giải nghĩa từ, chỉnh sửa phát âm Hoạt động 3: Luyện viết. - Hướng dẫn viết bảng con : 4. Củng cố, dặn dò. - chóp núi, con cọp, xe đạp, rạp hát. “ Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô”. Phát âm ( cá nhân - đồng thanh) Phân tích và ghép bìa cài: ăp Giống: bắt đầu bằng ă. Khác: p và c đứng sau . Đánh vần, đọc trơn (cá nhân- đồng thanh) Phân tích và ghép bìa cài: bắp . Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ ( cá nhân - đồng thanh). Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh). Đọc thầm. Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng: (cá nhân- đồng thanh). Theo dõi qui trình. Viết bảng con: ăp, âp, cải bắp, cá mập. Tiết 2 Hoạt động1: Luyện đọc. a. Luyện đọc: Đọc lại bài ở tiết 1 b. Đọc đoạn thơ ứng dụng “ Chuồn chuồn bay thấp Mưa ngập bờ ao Chuồn chuồn bay cao Mưa rào lại tạnh”. c. Đọc SGK: Hoạt động 2 :Luyện nói. - GV hướng dẫn HS thảo luận: + Giới thiệu cho bạn trong cặp sách của mình có những món đồ gì? + Để đồ dùng trong cặp sách được gọn gàng, ngăn nắp em cần phải làm gì ? Hướng dẫn HS nói tròn câu. Hoạt động 3: Luyện viết. - GV hướng dẫn viết vở tập viết theo từng dòng. Thu vở chấm, chữa, nhận xét Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Dặn hs về học bài. Tìm thêm tiếng ngoài bài có vần mới học. Xem trước bài sau. Đọc (cá nhân - đồng thanh) Nhận xét tranh. Đọc thầm. Tìm tiếng có vần vừa học Đọc (cá nhân - đồng thanh) HS mở sgk. Đọc (cá nhân -đồng thanh) Hs đọc tên bài luyện nói : “Trong cặp sách của em. Quan sát tranh và trả lời Thảo luận nhóm đôi Viết vở tập viết. Hs đọc lại bài . Tìm tiếng ngoài bài có vần mới học. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ÂM NHẠC (Tiết 20) Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh I- Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ đơn giản. II- Đồ dùng dạy học: - Nhạc cụ quen dùng - Máy nghe và băng nhạc. - Chuẩn bị vài động tác vận động phụ hoạ để hướng dẫn HS. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới. *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bầu trời xanh. - Cho HS nghe giai điệu bài hát Bầu trời xanh. - Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, nhạc sĩ nào sáng tác - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát để giúp HS hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, bằng nhiều hình thức: hát đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân - Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách và tiết tấu lời ca (đã hướng dẫn tiết tấu trước). *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ: + Câu 1: Một tay chống hông, tay kia đưa ngón tay trỏ lên bầu trời, Chân nhún hai bên (bên trai phách mạnh nhịp thứ 2, bên phải phách mạnh nhịp thứ 4). + Câu 2: Chân nhún như ở câu 1, tay giang ngang thể hiện như cách chim bay. + Câu 3: Động tác như câu 1. + Câu 4: Chân tiếp tục nhún nhịp nhàng, vỗ tay theo nhịp kết hợp nghiêng người qua trái, phải. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. * Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò: - Kết thúc tiết học, GV đệm đàn cùng hát lại với HS - Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). - Dặn HS về ôn lại bài hát vừa học, tập vỗ tay đúng HS hát TT. HS chuẩn bị đồ dùng. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát. - Trả lời: + Bài hát Bầu trời xanh + Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ. - Hát theo hướng dẫn của GV: hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. - Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn. Hs tập từng động tác trước khi phối hợp hát và vận động. - HS biểu diễn trước lớp (cá nhân, từng tổ, nhóm). - HS thực hiện theo hướng dẫn. HS lắng nghe. - Ghi nhớ
Tài liệu đính kèm: