Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 33 và 34

Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 33 và 34

BUỔI SÁNG

Tiết 1:

Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

- Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10; cộng, trừ các số trong phạm vi 10; biết vẽ đoạn thẳng, giải bài toán có lời văn.

II. Chuẩn bị:

- Phiếu bài tập ghi nội dung bài toán 3.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra VBT của HS

B. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập

Bài 1: Số?

- HS nêu yêu cầu BT. HS chơi trò “bắn tên” để hoàn thành BT.

- GV giúp HS nhớ lại cấu tạo các số trong phạm vi 10.

- GV chốt đáp án đúng.

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống?

- HS nêu yêu cầu BT.

- HS tự làm bài cá nhân, thi điền nhanh điền đúng.

- GV chốt đáp án đúng.

Bài 3: HS nêu tóm tắt, giải bài toán vào phiếu

 Tóm tắt Bài giải:

Có : 10 cái thuyền Số cái thuyền còn lại là:

Cho em : 4 cái thuyền 10 – 4 = 6 (cái)

Còn lại : cái thuyền? Đáp số: 6 cái thuyền.

Bài 4: Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 10 cm?

- HS nêu yêu cầu BT, nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.

- HS tự vẽ đoạn thẳng có độ dài 10 cm vào vở ô li.

C. Củng cố - dặn dò:

- GV chốt nội dung bài, nhận xét giờ học.

- Hướng dẫn HS làm ở vở bài tập Toán 1.

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 1 - Tuần 33 và 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 
THỨ HAI 	Ngày soạn: 1/5/2013
 	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 4 tháng 5 năm 2015
THỨ BA 	Ngày soạn: 1/5/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 5 tháng 5 năm 2015 
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Toán:	 	ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10; cộng, trừ các số trong phạm vi 10; biết vẽ đoạn thẳng, giải bài toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập ghi nội dung bài toán 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra VBT của HS
B. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập
Bài 1: Số?
- HS nêu yêu cầu BT. HS chơi trò “bắn tên” để hoàn thành BT.
- GV giúp HS nhớ lại cấu tạo các số trong phạm vi 10.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống?
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS tự làm bài cá nhân, thi điền nhanh điền đúng.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 3: HS nêu tóm tắt, giải bài toán vào phiếu
 Tóm tắt	Bài giải:
Có : 10 cái thuyền Số cái thuyền còn lại là:
Cho em : 4 cái thuyền 10 – 4 = 6 (cái)
Còn lại : cái thuyền? Đáp số: 6 cái thuyền.
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 10 cm?
- HS nêu yêu cầu BT, nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.
- HS tự vẽ đoạn thẳng có độ dài 10 cm vào vở ô li.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS làm ở vở bài tập Toán 1.
Tiết 2:
Mỹ thuật:	(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Tiết 3:
Chính tả: 	CÂY BÀNG 
I. Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn “ Xuân sang... đến hết ” 36 chữ trong khoảng 15 – 17 phút.
- Điền đúng vần oang, oac; chữ g, gh vào chỗ trống (Bài tập 2, 3 (SGK) 
II. Chuẩn bị:
- Viết sẵn đoạn văn cần chép, bài tập 2, 3 lên bảng. 
III. Các hoạt động dạy- học:
Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- 1HS làm bài tập 2 SGK.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết chính tả: chép lại chính xác không mắc lỗi đoạn văn trong bài “Cây bàng”.
2. Hướng dẫn chép:
- GV giới thiệu bài cần chép. HS đọc lại bài (2 - 3 HS)
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm những tiếng các em dễ viết sai. HS tự nhẩm, đánh vần và viết vào bảng con, GV quan sát, giúp đỡ.
- HS chép bài vào vở, khi viết GV hướng dẫn HS cách ngồi, cầm bút, đặt vở, cách trình bày bài chính tả vào vở ô li.
- Sau khi HS viết bài xong GV đọc lại bài cho HS chữa lỗi bằng bút chì. GV chữa lên bảng những lỗi phổ biến.
- HS đổi vở và chữa lỗi cho nhau.
- GV chấm một số bài tại lớp, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
a. Điền vần oang hay oac
- HS cả lớp đọc yêu cầu bài tập.
- 4H lên bảng làm bài tập (thi đua làm nhanh, đúng) cả lớp làm vào vở bài tập
- GV và cả lớp nhận xét chấm điểm thi đua, cả lớp chữa lại bài trong vở bài tập TV1/2 theo lời giải đúng
b. Điền chữ g hay gh
- HS thi đua làm bài tập theo nhóm, thi tiếp sức.
- Đại diện nhóm đọc kỹ bài làm
c. HS cần ghi nhớ: (gh + i, e, ê)
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét bài viết của HS. Yêu cầu HS chép lại bài cho đúng, đẹp.
Tiết 4:
Kể chuyện: CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN 
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Kể được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được lời khuyên: Ai không biết quý tình bạn, ngưòi ấy sẽ sống cô độc.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa (nếu có).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Cô chủ không biết quý tình bạn.
2. GV kể chuyện: GV kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm. 
- Kể lần 1 HS biết câu chuyện
- Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh hoạ giúp HS nhớ câu chuyện.
3. HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Tranh 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi: Tranh 1 vẽ gì? Câu hỏi dưới tranh là gì?
- GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét: Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không, có kể thừa, thiếu chi tiết nào không?
- HS tiếp tục kể tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự tranh 1).
- 2 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
4. HS phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV hỏi: Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? (Phải biết quý trọng tình bạn, ai không biết quý trọng tình bạn, người ấy sẽ không có bạn, không nên có bạn mới thì quên bạn cũ).
- HS trả lời, GV giúp đỡ HS (nếu cần).
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét, tổng kết tiết học. HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Chính tả:	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Luyện viết bài Cây bàng
- Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Đọc bài ở SGK :
- 2 HS đọc bài Cây bàng 
2. HS viết bài vào bảng con:
- GV đọc cho HS viết 1 số từ khó.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở bài tập TV.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3.
Bài 1: Chép lại bài Cây bàng (từ "Xuân sang" đến hết bài)
- GV chép bài viết lên bảng đồng thời hướng dẫn HS cách trình bày trong vở ô li 
- HS nhìn bảng chép bài. GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết bài.
- GV chấm điểm 5 -7 bài và nhận xét cụ thể từng bài.
Bài 2: Ghi dấu x vào ô trống cạnh từ ngữ trong bài có dấu chấm đặt sau các từ: xuân sang, lộc non mơn mởn, thu đến, hè về, một khoảng sân trường, quả chín vàng trong kẽ lá
- GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện vào VBT.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Điền oang hay oac ?
- HS tự làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa bài: toang; khoác; thoang thoảng
C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - dặn dò.
Tiết 2+3:
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Nhận biết cấu tạo các số trong phạm vi 10; cộng, trừ các số trong phạm vi 10; 
- Biết vẽ đoạn thẳng, giải bài toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
- VBT toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: mục tiêu
2. Nội dung:	Tiết 1:	.
* HS làm bài vào VBT bài 125 – Ôn tập các số đến 10.
Bài 1: Số?
- HS nêu yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ để tìm số còn lại.
- GV giúp HS nhớ lại cấu tạo các số trong phạm vi 10. HS làm VBT.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 2: Số?
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS tự làm bài cá nhân, thi điền nhanh điền đúng.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 3: 
- HS nêu tóm tắt, giải bài toán vào vở
 Tóm tắt	 Bài giải :
Hoa : 5 hình vuông Cả hai bạn tô được là:
Mai : 3 hình vuông 5 + 3 = 8 ( hình vuông)
Cả hai bạn : hình vuông? Đáp số: 8 hình
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 8 cm?
- HS nêu yêu cầu BT, nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.
- HS tự vẽ đoạn thẳng có độ dài 10 cm vào vở ô li.
Tiết 2:
* Một số BT khác:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
	32 + 45 46 – 13 76 – 55 	48 – 6 	22 + 33
42 - 30 46 + 12 79 – 54 	48 + 31	87 - 55 
Bài 2: Điền dấu >, <, =
30  35	34 45	78  87	 92  99
48  48	62  47	56 29	20 + 20  54
Bài 3: Lớp 3A có 37 học sinh, sau đó chuyển sang lớp khác 3 học sinh. Hỏi lớp 3A còn lại bao nhiêu học sinh?
3. Củng cố dặn dò : 
- GV thu bài chấm, nhận xét.
- GV chốt nội dung bài học. Nhận xét giờ học.
_____________________________
THỨ TƯ 	Ngày soạn: 1/5/2015
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 6 tháng 5 năm 2015 
BUỔI SÁNG
Tiết 1+2:
Tập đọc: 	 	ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ đã tự đến trường. Đường từ nhà đến trường rất đẹp. Ngôi trường rất đáng yêu và có cô giáo hát rất hay.
- Trả lời được câu hỏi 1 (SGK). 
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc bài “Cây bàng” và trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm cây bàng về mùa xuân?
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: Đi học.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
+ GV đọc mẫu bài văn : Giọng nhẹ nhàng, nhí nhảnh
+ HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ khó: lên nương, tới lớp, hương, nước suối
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó bằng cách HS phân tích tiếng sau đó đọc trơn. HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh).
+ Luyện đọc câu: HS đọc từng dòng thơ : Mỗi em đọc một dòng thơ, sau đó HS nối tiếp nhau đọc trơn từng dòng thơ. HS đọc 2 lần các dòng thơ trong bài.
+ Luyện đọc đoạn, bài: HS đọc nhẩm cả bài, 3 HS đọc to cả bài.
- HS đọc đồng thanh cả bài (1 lần)
3. Ôn các tiếng chứa vần ăng: 
a. GV nêu yêu cầu 1 SGK (tìm tiếng có vần ăng)
- HS thi tìm tiếng trong bài có vần ăng.
- HS đọc các tiềng, từ có chứa vần ăng.
- HS phân tích tiếng: vắng
b. GV nêu yêu cầu 2 SGK (tìm tiếng có vần ăn, ăng)
- GV hướng dẫn HS tìm tiếng có vần vừa ôn.
- HS thi tìm tiếng có vần ăn, ăng. GV theo dõi, giúp đỡ. Tuyên dương những HS nói câu đúng, hay.
Tiết 2:
4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi: Hôm nay, em tới lớp với ai? (Hôm nay em tới lớp một mình)
- 2 - 3 HS đọc khổ thơ 2, 3 và trả lời câu hỏi: Đường đến trường có những gì đẹp?
b. Luyện nói theo nội dung bài:
- Tìm những câu thơ trong bài ứng với mỗi bức tranh.
- HS cả lớp tham gia cuộc thi. HS thi đua tìm câu thơ thích hợp với tranh GV chỉ.
+ Tranh 1: Trường của em be bé	+ Tranh 2: Cô giáo em tre trẻ
 Nằm lặng giữa rừng cây.	Dạy em hát rất hay
+ Tranh 3: Hương rừng thơm đồi vắng	+ Tranh 2: 	Cọ xoè ô che nắng
 Nước suối trong thầm thì.	Râm mát đường em đi.
- Chỉ vào từng tranh đọc các câu ứng với tranh đó.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- GV chốt nội dung bài học, liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. 
Tiết 3:
Âm nhạc:	(GV bộ môn soạn giảng)
Tiết 4:
Toán: 	 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết trừ các số trong phạm vi 10, trừ nhẩm; nhận biết nối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; biết giải bài toán có lời văn.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập ghi nội dung bài 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu học sinh quay đồng hồ cho đúng giờ GV yêu cầu.
B. Dạy bài mới: 
* GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV giúp HS nhớ lại phép trừ trong phạm vi 10. HS làm SGK (bút chì).
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 2 +3: Tính
- HS nêu yêu cầu BT. HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét về đặc điểm; mối quan hệ của phép cộng, phép trừ
5 + 4 = 9	9 – 4 = 5	9 – 5 =  ... thích cách so sánh số. GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: 
- HS nêu bài toán. HS tự nêu bài toán cho biết gì, tìm gì.
- HS làm bài vào vở ô li. 1 HS lên bảng. GV chốt bài giải đúng. 
 Bài giải:
	 Băng giấy còn lại dài là:
	75 - 25 = 50 (cm)
	Đáp số: 50 cm.
Bài 5: Đo rồi ghi số đo độ dài từng đoạn thẳng
- HS đo độ dài các đoạn thẳng rồi ghi độ dài vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn HS đo các đoạn thẳng như đã học. HS lần lượt nêu kết quả.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt nội dung bài. Dặn HS ôn tập lại bài ở nhà.
Tiết 4:
TN&XH:	THỜI TIẾT
I. Mục tiêu: HS nhận biết
- Nhận biệt thay đổi của thời tiết.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
* GDMT: Thời tiết nắng, mưa, gió, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
II. Chuẩn bị:
- GV và HS sưu tầm thêm tranh ảnh về trời nóng, trời rét.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1- 2 HS trả lời câu hỏi: Tại sao khi đi dưới nắng chúng ta phải đội mũ, nón?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Làm việc với tranh ảnh đã được sưu tầm. 
+ HS sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn thay đổi.
+ HS bàn với nhau (theo nhóm) cách sắp xếp các tranh, ảnh các em sưu tầm được và dán vào khổ giấy để thể hiện thời tiết luôn luôn thay đổi.
+ Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
2. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
- Mục tiêu: HS biết ích lợi của việc dự báo thời tiết. Ôn lại sự cần thiết của ăn mặc phù hợp với thời tiết.
- Tiến hành: 
+ GV nêu yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi.
+ Vì sao em biết ngày mai trời nắng (hay mưa, rét)?
+ Em ăn mặc như thế nào khi trời nắng, trời rét?
- GV gợi cho HS trả lời và kết luận: Chúng ta phải biết thời tiết ngày mai như thế nào là do các bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc trên ti vi. Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh.
* Trò chơi: Dự báo thời tiết.
- Chia nhóm đôi, phổ biến cách chơi:
+ 1 bạn đọc bản tin thời tiết: Hôm nay trời lạnh
+ Bạn kia lấy áo đúng mùa
+ Bạn nào phản ứng nhanh, bạn đó thắng.
- Tiến hành chơi
C. Củng cố - dặn dò:
- GV nhắc HS vận dụng bài học vào cuộc sống hằng ngày.
- HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: 
Chính tả: 	 ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Luyện viết bài Chia quà.
- Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Đọc bài ở SGK :
- 2 HS đọc bài Chia quà.
2. HS viết bài vào bảng con:
- GV đọc cho HS viết 1 số từ: Phương, tươi cười, chọn, reo lên.. 
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2.
Bài 1: Chép lại bài Chia quà.
- GV chép bài viết lên bảng đồng thời hướng dẫn HS cách trình bày trong vở ô li ( cỡ chữ nhỏ).
- HS nhìn bảng chép bài. GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết bài.
- GV chấm điểm 5 -7 bài và nhận xét cụ thể từng bài.
Bài 2: Điền: 
a) s hay x ?
b) v hay d ?
- HS quan sát kĩ tranh vẽ để điền cho đúng.
- GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
a) Sáo tập nói, bé xách túi, cây sai quả.
b) Hoa cúc vàng, vườn rau xanh tốt, đàn dê ăn cỏ.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
Tiết 2: 
Toán: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100; biết cộng, trừ các số có hai chữ số; biết đo độ dài đoạn thẳng; giải được bài toán có lời văn. 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Mục tiêu
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm VBT bài 131: Luyện tập chung.
Bài 1: Viết (theo mẫu):
- HS nêu yêu cầu của bài (HS đọc và viết các số tương ứng với cách đọc, cách viết đã cho).
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 2: Tính:
- HS làm bài vào bảng con. HS lần lượt chữa bài. 
- Khi chữa bài GV cho HS nêu cách đặt tính.
Bài 3: Điền dấu >, <, =:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS chơi trò “bắn tên”, điền dấu vào chỗ chấm. 
- HS giải thích cách so sánh số. GV chốt đáp án đúng.
Bài 4: 
- HS nêu bài toán. HS tự nêu bài toán cho biết gì, tìm gì.
- HS làm bài vào vở ô li. 1 HS lên bảng. GV chốt bài giải đúng. 
 Bài giải:
	 Số học sinh lớp học đó có tất cả là:
	32 + 3 = 35 (học sinh)
	Đáp số: 50 học sinh.
Bài 5: Đo rồi ghi số đo độ dài mỗi đoạn thẳng
- HS đo độ dài các đoạn thẳng rồi ghi độ dài vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn HS đo các đoạn thẳng như đã học. HS lần lượt nêu kết quả.
3. Củng cố - dặn dò:
	- GV thu bài chấm, nhận xét. Nhận xét tiết học.
Tiết 3:
Thủ công:	 (GV bộ môn soạn giảng)
________________________
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 5/5/2013
 	Ngày giảng: Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1:
Thể dục: 	TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Tâng cầu cá nhân hoặc chuyền cầu theo nhóm 2 người (bằng bảng hoặc vợt gỗ) với số lượng tăng dần.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân bãi, còi,
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay và hát 1 - 2 phút.
- Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, hông1 - 2 phút.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
B. Phần cơ bản: 
- Bài thể dục phát triển chung; 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
Lần 1: Do GV điều khiển.
Lần 2: Từng tổ lên trình diễn, báo cáo kết quả học tập.
- Chuyền cầu theo nhóm hai người: 8 - 10 phút.
Chia tổ để HS tự tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
C. Phần kết thúc:
- Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc theo nhịp và hát.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
Tiết 2+3:
Tập đọc: 	 NGƯỜI TRỒNG NA
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cụ già trồng na cho con cháu hưởng. Con cháu sẽ không quên công ơn của người đã trồng. 
Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK ).
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc “Làm anh” và trả lời câu hỏi trong bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
+ GV đọc mẫu bài văn : Chú ý đổi giọng khi đọc đoạn đối thoại
+ HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ khó: lúi húi, ngoài vườn, trồng na... 
GV hướng dẫn HS đọc từ khó bằng cách HS phân tích tiếng sau đó đọc trơn. HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- GV giải nghĩa một số từ khó cho HS hiểu ( lúi húi).
+ Luyện đọc câu: HS đọc từng câu theo cách: Mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau, sau đó HS nối tiếp nhau đọc trơn từng câu.
+ Luyện đọc đoạn, bài: 
- Thi đọc cả bài: Cá đơn vị nhóm, bàn, tổ. GV và HS nhận xét.
- HS đọc đồng thanh cả bài (1 lần)
3. Ôn các vần oai, oay: 
a. GV nêu yêu cầu 1 SGK (tìm tiếng có vần oai)
- HS thi tìm tiếng trong bài có vần oai.
- HS đọc các tiềng, từ có chứa vần oai.
- HS phân tích tiếng: ngoài
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần oai, oay. 
- HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần oai, oay. GV nhận xét, tính điểm thi đua.
Tiết 2:
4. Tìm hiểu bài và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài: 
- 1 - 2 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Thấy cụ già trồng na người hàng xóm khuyên điều gì? Cụ già trả lời thế nào?
- 2 - 3 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm. 
- Đọc các câu hỏi trong bài, nhận xét xem người ta dùng dấu gì để kết thúc câu hỏi. 
- GV đọc diễn cảm lại bài văn, 2 - 3 HS thi đua đọc lại bài. 
b. Luyện nói: Kể về ông bà của em
- Cách tiến hành: Từng nhóm 2, 3 HS, các em kể cho nhau nghe về ông bà của mình. 1 – 2 HS kể về ông bà của mình trước lớp.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV chốt nội dung bài học, liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+ 2: 
Tập đọc: 	 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Luyện đọc bài Người trồng na, viết các tiếng, từ có vần oai, oay.
- Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1 :
1. Đọc bài ở SGK :
- HS đọc bài Người trồng na theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV nhận xét - cho điểm.
2. HS viết bài vào bảng con:
- GV đọc cho HS viết 1 số từ có vần oai, oay.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
Tiết 2 :
3. Thực hành: HS làm bài tập vào vở BTTV.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3 
Bài 1: Viết tiếng trong bài có vần oai : ...................
- HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thực hiện vào VBT.
- HS nêu kết quả, GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 2: Viết tiếng ngoài bài : 
- Có vần oai : ...................
- Có vần oay : ..................
- HS nêu yêu cầu của BT. GV hướng dẫn HS thi đua thực hiện trên bảng.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: Điền tiếng có vần oai hoặc oay :
- HS quan sát kĩ các bức tranh để điền cho đúng.
- GV Chấm bài - chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học - dặn dò.
Tiết 3:
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS cảm thấy thoải mái sau những tiết học căng thẳng.
- Tập cho HS biết cách tổ chức tiết HĐTT.
- Nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học qua.
II. Tiến hành:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
- HS ôn lại một số bài hát mà các em yêu thích.
- HS xung phong trình bày trước lớp, GV theo dõi, tuyên dương HS thực hiện tốt.
2. Đánh giá tuần qua: 
- GV tập cho cán sự lớp đánh giá tình hình học tập trong tuần qua.
* GV bổ sung:
- Tuyên dương các bạn học tốt, có tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ: Quý, Quân, Vi.
- Nhắc nhở các bạn còn vi phạm nhiều lần trong giờ học: Phương, Khá, Đào, Kam.
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Phát huy những mặt mạnh đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những tồn tại mắc phải trong tuần.
- Ôn tập kiểm tra cuối HK2.
- Đi học chuyên cần, học tập chăm chỉ.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ theo phân công. 
- Hạn chế tình trạng quên đồ dùng học tập, sách vở.
- Phân công HS khá, giỏi kèm HS chậm tiến.
- Có ý thức học bài ở nhà, mạnh dạn xây dựng bài trên lớp.
- Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 33-34.doc