Giáo án dạy Lớp 1 - Tuần 13

Giáo án dạy Lớp 1 - Tuần 13

HỌC VẦN

 BÀI 51: ÔN TẬP .

 I. MỤC TIÊU:

*Sau bài học, HS có thể:

- Đọc và viết thành thạo các vần kết thúc bằng n đã học.

- Đọc đúng và trôi chảy các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.

- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Chia phần.

- Củng cố cấu tạo các vần đã học trong tuần.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

ã SGK T.Việt 1.Bảng ôn các vần kết thúc bằng n

ã Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng

ã Tranh minh hoạ chuyện kể Chia phần.

 

doc 31 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 1 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13
 Ngày dạy : Ngày 27 tháng 11 năm 2006
Học vần
 Bài 51: Ôn tập .
 I. Mục tiêu:
*Sau bài học, HS có thể:
Đọc và viết thành thạo các vần kết thúc bằng n đã học.
Đọc đúng và trôi chảy các từ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.
Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Chia phần.
Củng cố cấu tạo các vần đã học trong tuần.
 II. Đồ dùng dạy học:
 SGK T.Việt 1.Bảng ôn các vần kết thúc bằng n
Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng
 Tranh minh hoạ chuyện kể Chia phần.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS Lên bảng viết: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn.
- HS đọc câu ứng dụng:Mùa thu, bầu trời như cao hơn. trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
GV nhận xét và cho điểm. 
Dạy - Học bài mới:
Tiết 1:
Giới thiệu bài:
 2.Ôn tập:
Ôn các chữ đã học:
 - Gv gắn bảng ôn đã được phóng to lên bảng, cho HS KT bảng ôn với danh sách vần mà Gv đã ghi ở góc bảng
 - GV cho HS đọc theo tay GV chỉ
 Ghép chữ thành vần:
Cho HS tự ghép các tiếng và đọc 
 Cho lớp đọc đồng thanh.
c) Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV chép một số từ ngữ ứng dụng lên bảng
- Cho HS đọc.
- Gv nhận xét chỉnh sửa phát âm.
d) Tập viết từ ngữ ứng dụng:
- GV treo các chữ từ ngữ đã viết sẵn lên bảng, cho HS đọc và nhận xét về độ cao, khoảng cách, nét nối.
- GV viết mẫu.
- Cho HS viết bảng con.
- Nhận xét chỉnh sửa.
- Cho HS đọc tổng hợp nội dung bài tiết 1.
Tiết 2
 3 Luyện tập;
a.Luỵên đọc:, 
- Cho HS nhắc lại bảng ôn tiết trớc
- Gv chép câu ứng dụng lên bảng, gọi HS đọc
b) Luyện viết:
- GV yêu cầu HS viết vào vở ô li một số từ ngữ 
c) Kể chuyện:
GV treo tranh minh hoạ câu chuyện lên bảng và yêu cầu HS nêu tên câu chuyện
- Gv kể chuyện theo tranh
- GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời theo tranh vẽ:
+ Câu chuyện có mấy nhân vật,là những ai?
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Hãy quan sát tranh 1 và kể lại chuyện?
- Vậy bạn nào có thể nêu lại nội dung của bức tranh đó?
Tranh 2, 3,4,(tương tự)
- Trò chơi 
 C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài ôn và từ ứng dụng.
- Khuyến khích HS tự tìm các chữ và âm đã học trong bảng ôn trong sách báo.
- HDVN: An, Tuân, H.Trang, L. Hùng, Đ.Anh về nhà đọc bài ôn.
-2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
-HS đọc từ ứng dụng.
- HS nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng
- HS nhận xét
-Cho HS đọc .
- Lớp đọc đồng thanh bảng ôn tập sau khi đã ghép xong..
-HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc và nhận xét về độ cao, khoảng cách, nét nối.
- HS quan sát
- HS viết bảng con.
-HS đọc bài ôn và từ ứng dụng.
- HS nhắc lại
- HS đọc câu ứng dụng
- HS viết vào vở tập viết.
- HS đọc tên chuyện.
- HS lắng nghe.
- Hs trả lời câu hỏi và kể theo nội dung từng tranh.
- HS kể lại, 
- HS khác kể toàn nội dung câu chuyện
Toán(tiết48 )
phép cộng trong phạm vi 7
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng trong phạm vi 7.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
II. Chuẩn bị:
-GV:Chọn mô hình phù hợp với các tranh vẽ trong bài.
-HS: - Bộ học toán
III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu phép cộng trong phạm vi 7
a) HDHS học phép cộng 6 + 1 = 7 và
 1 + 6 = 7.
-HDHS quan sát hình vẽ( mô hình tơng ứng) để
 nêu thành bài toán cần giải quyết.
- Gọi HS tự nêu câu trả lời.
- GV nêu: Ta viết 6 thêm 1 bằng 7 như sau: 
 6 + 1 = 7
- Cho HS đọc sáu cộng một bằng bảy
- Cho HS nêu bài toán khác với mô hình và ghi
 phép tính tương ứng: 1 + 6 = 7
b). HDHS học phép cộng 5 + 2= 7, 
2 + 5 = 7.(TTự).
c) HDHS học phép cộng 4 + 3 = 7, 
3 + 4 = 7 .(TTự).
- Cho HS đọc thuộc phép cộng trong phạm vi 4:
GV nêu câu hỏi để HS trả lời để ghi nhớ công 
thức cộng trong phạm vi 7
VD: " Bảy bằng mấy cộng mấy? "...
2. HDHS thực hành cộng trong phạm vi 7:
- Bài 1: GVHDHS làm bảng con.
- Bài 2: Cho hs tự làm miệng, nhận xét , củng
 cố về bảng cộng trong phạm vi 7 và cộng một 
số với 0.
 - Bài 3 HDHS nêu cách làm bài,HD làm thử 
một phép và làm bài.
- Bài 4: Cho HS tự nêu cách làm rồi làm và 
chữa.
- GV chấm một số vở
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét, HDVN: Đ.Anh, H. Trang, L, Hùng, 
H, An, Tuân làm lại bài tập 3
- HS quan sát nêu bài toán.
- HS tự nêu câu trả lời.
- HS vừa chỉ mô hình vừa nói"Sáu tam giác thêm một tam giác được bẩy tam giác.Sáu thêm 1 được 7".
- HS viết lại, đọc lại.
( Tương tự)
- HS nêu và viết phép tính tương ứng vào bảng con.
- HS đọc lại các phép cộng trên bảng.
- HS đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 7.
- Bảy bằng 1 cộng 6...
- HS làm b.con.nhận xét củng
 cố về đặt tính theo cột dọc.
- Hs làm bài miệng
- HS nêu cách làm và làm rồi chữa
- HS nêu cách làm và làm rồi chữa
- HS nêu đề bài ,ghi phép tính tương ứng.
- Nhận xét, chữa bài
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 28 tháng 1 năm 2006
Toán(tiết 49 )
phép trừ trong phạm vi 7
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành khái niệm ban đầu về phép trừ trong phạm vi 7.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 7.
II. Chuẩn bị:
-GV:Chọn mô hình phù hợp với các tranh vẽ trong bài.
-HS: - Bộ học toán
III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 7
a) HDHS học phép trừ 7 - 1 = 6 và
 7 - 6 = 1.
-HDHS quan sát hình vẽ( mô hình tương ứng)
 để nêu thành bài toán cần giải quyết.
- Gọi HS tự nêu câu trả lời.
- GV nêu: Ta viết 7 trừ 1 bằng 6 như sau: 
 7 - 1 = 6
- Cho HS đọc bảy trừ 1 bằng 6
- Cho HS nêu bài toán khác với mô hình và ghi
 phép tính tương ứng: 7 - 6 = 1
b). HDHS học phép trừ 7 - 2= 5, 
7 - 5 = 2.(TTự).hs ghi phép tính vào bảng con
c) HDHS học phép trừ 7 - 3 = 4, 
7 - 4 = 3 .(TTự).
- Cho HS đọc thuộc phép trừ trong phạm vi 7:
GV nêu câu hỏi để HS trả lời để ghi nhớ công 
thức trừ trong phạm vi 7
VD: " Bảy trừ 1 bằng mấy? "...
2. HDHS thực hành trừ trong phạm vi 7:
- Bài 1: GVHDHS làm bảng con.
- Bài 2: Cho hs tự làm miệng, nhận xét , củng
 cố về bảng trừ trong phạm vi 7 và 7 trừ 0.
 - Bài 3 HDHS nêu cách làm bài,HD làm thử 
một phép và làm bài.
- Bài 4: Cho HS tự nêu cách làm rồi làm và 
chữa.
- GV chấm một số vở
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét, HDVN: Đ.Anh, H. Trang, L, Hùng, 
H, An, Tuân làm lại bài tập 3
- HS quan sát nêu bài toán.
- HS tự nêu câu trả lời.
- HS vừa chỉ mô hình vừa nói"Bẩy tam giác bớt một tam giác còn sáu tam giác.Bẩy bớt một còn 6".
- HS viết lại, đọc lại.
( Tương tự)
- HS nêu và viết phép tính tương ứng vào bảng con.
- HS đọc lại các phép trừ trên bảng.
- HS đọc thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 7.
- Bảy trừ 1 bằng 6...
- HS làm b.con.nhận xét củng
 cố về đặt tính theo cột dọc.
- Hs làm bài miệng
- HS nêu cách làm và làm rồi chữa
- HS nêu cách làm và làm rồi chữa
- HS nêu đề bài ,ghi phép tính tương ứng.
- Nhận xét, chữa bài
Học vần
Bài 52: ong, ông.
 I. Mục tiêu:
*Sau bài học, HS có thể:
- Hiểu được cấu tạo và viết được các vần ong, ông, cái võng, dòng sông.
- Nhận ra ong, ông trong các tiếng, từ khoá, đọc được tiếng từ khoá.
- Nhận ra những tiếng, từ có chứa vần ong, ông trong sách báo bất kì.
 - Đọc đúng câu ứng dụng;
Sóng nối sóng
Mãi không thôi
Sóng sóng sóng
Đến chân trời .
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đá bóng.
II. Đồ dùng dạy học:
 Sách Tiếng Việt 1, tập I)
Bộ ghép chữ thực hành.
Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng, từ khoá
Tranh minh hoạ phần luyện nói.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ:
-GV yêu cầu HS viết: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản.
-GV cho HS đọc lại các từ vừa viết.
 .-Gọi 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng:Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa ăn vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun. 
-GV nhận xét và cho điểm. 
Dạy - Học bài mới:
Tiết 1:
Giới thiệu bài:
. Hôm nay các em học 2 vần mới là vần ong và vần ông .
 2.Dạy vần
 * ong:
a) Nhận diện chữ:
GV: Vần ong được tạo nên bởi o và ng
- Cho HS ghép vần 
- Cho HS so sánh vần với vần on , Tìm ra sự giống và khác nhau.
- GV cho Hs phát âm lại vần .
b) Đánh vần:
*Vần:
- GV cho HS phát âm vần. 
- GV chỉnh sửa.
* Tiếng khoá, từ khoá:
-GV:Các em hãy thêm v và dấu ngã vào vần ong để tạo tiếng võng.
- GVNX, ghi bảng.
- Cho HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
-Cho HS QS vật mẫutừ khoá .
- Cho HS đánh vần và đọc trơn từ khoá.
- GV đọc mẫu rồi chỉnh sửa nhịp đọc cho HS. 
*  ông: (Quy trình tương tự)
a) Nhận diện chữ:
GV: Vần ông được tạo nên bởi ô và ng
- Cho HS ghép vần 
- Cho HS so sánh với vần ong , Tìm ra sự giống và khác nhau.
- GV cho Hs phát âm lại vần .
b) Đánh vần:
*Vần:
- GV cho HS phát âm vần. 
- GV chỉnh sửa.
* Tiếng khoá, từ khoá:
-GV: Có vần ông, hãy thêm âm sờ và dấu sắc để tạo tiếng mới. 
- GVNX, ghi bảng.
- Cho HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
-Cho HS QS vật mẫutừ khoá .
- Cho HS đánh vần và đọc trơn từ khoá.
c) Viết
* Chữ ghi vần:
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết vần ong, ông ( lưu ý nét nối)
- GV cho HS tô lại quy trình viết và viết vào không trung để định hình cách viết.
* Chữ ghi tiếng và từ:
- GV viết mẫu và HD quy trình viết (lưu ý nét nối, vị trí dấu mũ, dấu thanh)
- Nhận xét chữa lỗi.
d) Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi bảng các từ ứng dụng, yêu cầu HS đọc thầm và tìm tiếng có vần mới học.
- Cho HS luyện đọc.
- Giải nghĩa một số từ.
- GV đọc mẫu rồi gọi HS đọc.
Tiết 2
Luyện tập:
Luyện đọc:
* Đọc các vần ở tiết 1:
 * Đọc câu ứng dụng
- GV ghi câu ứng dụng lên bảng cho HS đọc thầm và tìm tiéng có các chữ in hoa.
- Cho HS luyện đọc tiếng và câu ứng dụng.
- GV treo tranh minh hoạ để Hs quan sát.
Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng.
Nêu câu hỏi cho HS luyện nói:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Con có thích xen đá bóng không?Vì sao?
Con thường xem đá bóng ở đâu?
+ Con có thích trở thành cầu thủ bóng đá không?... 
 C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc lại bảng bài trong SGK.
- - Khuyến khích HS tự tìm các chữ có âm mới học ở trong sách báo.
- HDVN: An, Tuân, H.Trang, L. Hùng, Đ.An ... á, từ khoá:
-GV: Có vần iêng, hãy thêm âm ch để tạo tiếng mới. 
- GVNX, ghi bảng.
- Cho HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
-Cho HS QS vật mẫutừ khoá .
- Cho HS đánh vần và đọc trơn từ khoá.
c) Viết
* Chữ ghi vần:
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết vần ung, ưng ( lưu ý nét nối)
- GV cho HS tô lại quy trình viết và viết vào không trung để định hình cách viết.
* Chữ ghi tiếng và từ:
- GV viết mẫu và HD quy trình viết (lưu ý nét nối, vị trí dấu mũ, dấu thanh)
- Nhận xét chữa lỗi.
d) Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi bảng các từ ứng dụng, yêu cầu HS đọc thầm và tìm tiếng có vần mới học.
- Cho HS luyện đọc.
- Giải nghĩa một số từ.
- GV đọc mẫu rồi gọi HS đọc.
Tiết 2
Luyện tập:
Luyện đọc:
* Đọc các vần ở tiết 1:
 * Đọc câu ứng dụng
- GV ghi câu ứng dụng lên bảng cho HS đọc thầm và tìm tiéng có các chữ in hoa.
- Cho HS luyện đọc tiếng và câu ứng dụng.
- GV treo tranh minh hoạ để Hs quan sát.
Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng.
Nêu câu hỏi cho HS luyện nói:
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Chỉ xem đâu là ao, đâu là giếng?
+ Ao thường để làm gì?
+ Ao và giếng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
+ Theo con lấy nước ăn ở đâu thì hợp vệ sinh?
+ Để giữ vệ sinh cho nguồn nước ăn, con và các bạn phải làm gì?
 C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc lại bảng bài trong SGK.
- Khuyến khích HS tự tìm các chữ có âm mới học ở trong sách báo.
- HDVN: An, Tuân, H.Trang, L. Hùng, Đ.Anh về nhà đọc bài và viết 2vần mới học mỗi vần1 dòng.
-2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
-HS đọc.
-HS đọc Câu ứng dụng
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs ghép vần 
-HS: + Giống nhau: Kết thúc bằng ng.
 + Khác nhau: Bắt đầu bằng e.
- Lớp đọc cá nhân, nhóm, lớp. 
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.
-HS đọc cá nhân, nhóm, lớp..
- HS ghép tiếng khoá.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khoá.
- Hs ghép vần 
-HS: + Giống nhau:Kết thúc bằng ng .
 + Khác nhau: iêng bắt đầu bằng iê
.
- Lớp đọc cá nhân, nhóm, lớp. 
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.
-HS đọc cá nhân, nhóm, lớp..
- HS ghép tiếng khoá.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khoá.
- Luyện đọc tổng hợp vần mới 
- HS quan sát.
- HS quan sát và viết bảng con.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
- HS quan sát và viết bảng con
- Nhận xét, chỉnh sửa.
- HS đọc thầm và tìm tiếng có vần mới học.
- Luyện đọc tiếng, luyện đọc từ
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Luyện đọc tổng hợp vần.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Nhận xét, chỉnh sửa
- HS đọc thầm tìm tiếng có vần mới học.
- HS luyện đọc tiếng và câu ứng dụng
- HS đọc tên bài luyện nói.
-- HS đọc luỵên nói theo câu hỏi của GV
- HS đọc
- Hs tìm.
Toán(tiết 52 )
phép trừ trong phạm vi 8
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành khái niệm ban đầu về phép trừ trong phạm vi 8.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
II. Chuẩn bị:
-GV:Chọn mô hình phù hợp với các tranh vẽ trong bài.
-HS: - Bộ học toán
III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 8
a) HDHS học phép trừ 8 - 1 = 7 và
 8 - 7 = 1.
-HDHS quan sát hình vẽ( mô hình tương ứng)
 để nêu thành bài toán cần giải quyết.
- Gọi HS tự nêu câu trả lời.
- GV nêu: Ta viết 8 trừ 1 bằng 7 như sau: 
 8 - 1 = 7
- Cho HS đọc : Tám trừ một bằng bảy
- Cho HS nêu bài toán khác với mô hình và ghi
 phép tính tương ứng: 8 - 7 = 1
b). HDHS học phép trừ 8 - 2= 6, 8 - 6=2 .(TTự).
c) HDHS học phép cộng 8 - 3 = 5, 8 - 3 = 5 .(TTự).
d) HD thực hiện phép trừ 8 - 4 = 4
- Cho HS đọc thuộc phép trừ trong phạm vi 8:
GV nêu câu hỏi để HS trả lời để ghi nhớ công 
thức trừ trong phạm vi 8
VD: " Tám trừ một bằng mấy? "...
2. HDHS thực hành trừ trong phạm vi 8:
- Bài 1: GVHDHS làm bảng con.
- Bài 2: Cho hs tự làm miệng, nhận xét , củng
 cố về bảng trừ trong phạm vi 8 và trừ với o
 - Bài 3 HDHS nêu cách làm bài,HD làm thử 
một phép và làm bài.
- Bài 4: Cho HS tự nêu cách làm rồi làm và 
chữa.
- GV chấm một số vở
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét, HDVN: Đ.Anh, H. Trang, L, Hùng, 
H, An, Tuân làm lại bài tập 3
- HS quan sát nêu bài toán.
- HS tự nêu câu trả lời.
- HS vừa chỉ mô hình vừa nói"Tám tam giác bớt một tam giác còn bẩy tam giác.Tám bớt 1 còn 7"
 - HS viết lại, đọc lại.
( Tương tự)
- HS nêu và viết phép tính tương ứng vào bảng con.
- HS đọc lại các phép trừ trên bảng.
- HS đọc thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 8.
- Tám trừ 1 bằng 7...
- HS làm b.con.nhận xét củng
 cố về đặt tính theo cột dọc.
- Hs làm bài miệng
- HS nêu cách làm và làm rồi chữa
- HS nêu cách làm và làm rồi chữa
- HS nêu đề bài ,ghi phép tính tương ứng.
- Nhận xét, chữa bài
Toán(tiết 53)
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 8.
- Ghi nhớ bảng cộng và trừ trong phạm vi 8 .
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính phù hợp.
II. Chuẩn bị:
-GV:Chọn mô hình phù hợp với các tranh vẽ trong bài.
-HS: - Bộ học toán
III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 HDHS thực hành làm các bài tập:
- Bài 1: Cho HS làm trong miệng, nhận xét,
 củng cố về bảng cộng và bảng trừ trong phạm 
vi 8 .
Bài 2: GVHDHS nêu cách làm rồi làm và chữa
 bài tập.
Bài 3:. GVHDHS nêu cách làm rồi làm và chữa
, củng cố về cách tính nhẩm.
- Bài 4: Giúp HS nhìn từng tranh vẽ nêu từng
 bài toán rồi viết kết quả phép tính ứng với tình
 huống trong tranh.
Gv có thể cho HS nêu nhiều bài toán và phép
 tính phù hợp với tranh
- Nhận xét chữa, củng cố về cách tập biểu thị 
tình huống trong tranh bằng phép tính tương 
ứng.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét, HDVN: Đ.Anh, H. Trang, L, Hùng, 
H, An, Tuân làm lại bài tập 2
- HS làm miệng rồi chữa
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS làm trong SGK.
- HS nhìn tranh nêu bài toán
-HS quan sát rồi làm bài cho phù hợp với tình huống trong tranh
Đạo đức
 đi học đều và đúng giờ(2 tiết)
I, Mục tiêu:
1. HS hiểu: 
- Đi học đều và đúng giờ giúp cho các em tiếp thu bài tốt hơn, nhờ đod mà kết quả học tập sẽ tốt hơn.
- Để đi học đều và đúng giờ, các em không được nghỉ tự do, tuỳ tiện, cần phải xuất phát đúng giờ, trn đường đi không la cà...
2. HS có thái độ tự giác đi học đều và đúng giờ.
3. HS thực hiện được việc đi học đều và đúng giờ.
II. Tài liệu và phương tiện:
 - Vở bài tập Đạo đức1.
 - Đồ dùng để chơi đóng vai.
 - Các truyện, tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học.
 III. Các hoạt động dạy học:
hoạt động của GV
hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ:
H: Khi chào cờ em phải có thái độ và tư thế như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá
2.Bài mới:
* HĐ 1: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 1:
- GV chia nhóm 2 yêu cầu HS xem tranh của bài tập 1 và thảo luận
- Trong tranh vẽ gì?
- Có những con vật nào?
 - Từng con vật đó đang làm gì?
- Em cần noi theo và học tập bạn nào? Vì sao?
- Từng cặp HS trao đổi thảo luận về nội dung bức tranh
- HS trình bày trước lớp, Lóp nhận xét , bổ sung.
- GV chốt kiến thức theo và kết luận:Thỏ la cà dọc đường nên đến lớp muộn. Rùa chăm chỉ nên đi đúng giờ. Bạn Rùa sẽ tiếp thu bài tốt hơn bạn Thỏ. Các em cândf noi theo bạn Rùa đi học đúng giờ.
* HĐ 2: Thảo luận toàn lớp
1. Gv lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
- Đi học đều và đúng giờ có lợi ích gì?
- Nếu không đi học đều và đúng giờ(đến lớp muộn giờ hoặc quả sớm) thì có hại gì?
- Làm thế nào để đi học đúng giờ?
2. HS thảo luận, trả lời lần lượt các câu hỏi.
3. GV tổng kết:
- Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt hơn, thực hiện được nội quy nhà trường tốt hơn.
- Nếu đi học không đều và không đúng giờ thì tiếp thu bài không đầy đủ, kết quả học tập không được tốt.
- Để đi học đều và đúng giờ, trước khi đi ngủ cần chuẩn bị chu đáo quần áo, sách vở, đồ dùng học tập; Đi học đúng giờ không la cà dọc đường...
* HĐ 2: Đóng vai theo bài tập 2
- GV giới thiệu tình huống theo tranh bài tập 2 và yêu cầu các cặp HS thảo luận cách ứng xử để sắm vai.
- Từng cặp HS thảo luận, phân vai, chuẩn bị thể hiện qua trò chơi.
- Cho HS làm việc nhóm .
- Gv mời một số nhóm làm trước lớp.
* GV tổng kết: Khi mẹ gọi đi học , các em cần nhanh nhẹn ra khỏi giường để chuẩn bị đi học.
tiết 2:
* HĐ 1: HS làm bài tập 3
- Gv kết luận:
+ Tranh 1: Nối với chữ Không nên vì anh không cho em chơi đồ chơi chung.
+ Tranh 2: Nối với chữ Nên vì anh đã biết HD em học chữ
+ Tranh 3: Nối với chữ Nên vì hai chị em đã biết bảo ban nhau làm việc nhà.
+ Tranh 4: Nối với chữ Không nên vì chị tranh nhau với em quyển truyện là không biết nhường em.
.+ Tranh 5: Nối với chữ Nên vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc nhà.
* HĐ 2:Đóng vai.
- Gv chia lớp thành các nhóm , giao cho mỗi nhóm giải quyết tình huống của bài tập 
- Các nhóm thảo luận đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- GV nhận xét chung và khen ngợi các nhóm.
- Gv kết luận:
+Là anh chị, cần phải nhường nhịn em nhỏ.
+ Là em phải lễ phép, vâng lồ anh chị.
* HĐ 3: HS tự liên hệ hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
Kết luận chung:
Anh chị em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh, chị, em; biết lễ phép với anh chị em và nhường nhịn em nhỏ. có như vậy, gia đình mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng. 
* Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét và HD thực hành cho tốt.
- HS lên bảng trả lời
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm 2, trả lời một số câu hỏi của Gv
- Gọi một số HS trả lời trước lớp
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe,cảm nhận" 
.- HS láng nghe.
- HS thảo luận theo nội dung từng câu hỏi.
- HS trình bày:
- Đại diện nhóm trình bày.Cả lớp bổ sung.
.
- HS ghi nhớ.
- 
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS làm trước lớp.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi của Gv.
- HS nhận xét và cảm nhận.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và chuẩn bị đóng vai theo yêu cầu của Gv.
- HS lên đóng vai.
- Phân tích theo từng lần đóng vai.
- HS tự liên hệ hoặc kể những tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- HS tự liên hệ hoặc kể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTN XH 1.doc