CHÀO CỜ
- Tập trung HS về vị trí quy định trước sân trường, ổn định tổ chức, chuẩn bị dự lễ chào cờ
- Nghe thầy Tổng phụ trách nêu một số nội quy trường học và nhiệm vụ của người học sinh.
- Nghe thầy hiệu trưởng nói chuyện đầu tuần và sơ lược kế hoạch đầu năm học, nội quy trường học.
- Về lớp, GV chủ nhiệm ổn định tổ chức, quán triệt nhiệm vụ của mỗi học sinhvà cách thực hiện nội quy trường học, nội quy lớp.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CẬU BÉ THÔNG MINH
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
2. Kỹ năng:
- Đọc đúng,rành mạch, biết nhỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: Bình tĩnh, xin sữa,bật cười, muốn, muôn tâu.
- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
+ Biết phối hợp điệu bộ, nét mặt; thay đổi giọng nói phù hợp với nội dung.
+ Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giúp HS biết và cần quý trọng người tài, từ đó các em có ý thức chăm chỉ học tập, mong muốn sẽ trở thành người có ích.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc và câu chuyện trong SGK
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn: “ Cậu bé kia,.ầm ĩ; “ Thằng bé này láo,.đẻ sao được.”
III. Các hoạt động dạy- học:
Tuần 1 Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010 Chào cờ - Tập trung HS về vị trí quy định trước sân trường, ổn định tổ chức, chuẩn bị dự lễ chào cờ - Nghe thầy Tổng phụ trách nêu một số nội quy trường học và nhiệm vụ của người học sinh. - Nghe thầy hiệu trưởng nói chuyện đầu tuần và sơ lược kế hoạch đầu năm học, nội quy trường học. - Về lớp, GV chủ nhiệm ổn định tổ chức, quán triệt nhiệm vụ của mỗi học sinhvà cách thực hiện nội quy trường học, nội quy lớp... Tập đọc - kể chuyện Cậu bé thông minh Mục tiêu: Kiến thức: Giúp HS - Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng. 2. Kỹ năng: - Đọc đúng,rành mạch, biết nhỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. + Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: Bình tĩnh, xin sữa,bật cười, muốn, muôn tâu. - Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. + Biết phối hợp điệu bộ, nét mặt; thay đổi giọng nói phù hợp với nội dung. + Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. Thái độ: Giúp HS biết và cần quý trọng người tài, từ đó các em có ý thức chăm chỉ học tập, mong muốn sẽ trở thành người có ích. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc và câu chuyện trong SGK Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn: “ Cậu bé kia,...ầm ĩ; “ Thằng bé này láo,...đẻ sao được.” III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Mở đầu: GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3, tập 1kêt hợp giải thích: Măng non( nói về thiếu nhi); Mái ấm (gia đình); Tới trường(nhà trường); Cộng đồng (xã hội); Quê hương Bắc- Trung- Nam ( các vùng miền trên đất nước ta); Anh em một nhà ( các dân tộc anh em trên đất nước ta); Thành thị và nông thôn ( sinh hoạt ở đô thị, nông thôn). B. Dạy bài mới: 1, Giới thiệu bài: Cậu bé thông minh là một câu chuyện về sự thông minh, tài trí đang khâm phục của một bạn nhỏ. Đó cũng chính là nội dung bài tập đọc mà các em sẽ học hôm nay. ( ghi đề bài lên bảng). 2. Luyện đọc: a. Giáo viên đọc toàn bài b. Hướng dẫn HS luyện đọc: - Đọc từng câu. Nêu yêu cầu: Các em sẽ luyện đọc từng câu trong mỗi đoạn bằng cách đọc nối tiếp cho đến hết bài(Có thể đọc liền 2 câu lời nhân vật). Các em lưu ý đọc đúng các từ ngữ: Bật cười, muốn, muôn tâu. - Đọc từng đoạn trước lớp: Bài này có 3 đoạn,cô yêu cầu các em luyện đọc theo nhóm 3 - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng, tâu, bình tĩnh. - Đọc từng đoạn trong nhóm: GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - Yêu cầu: 1 HS đọc đoạn 1 1 HS đọc đoạn 2 Cả lớp đọc thầm đoạn 3 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Yêu cầu các em quan sát SGK, đọc từng đoạn rồi trả lời câu hỏi: - Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?. Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 rồi thảo luận theo nhóm và trả lời: Cậu bé đã làm thế nào để vua thấy lệnh của Ngài là vô lý?. Yêu cầu 1-2 HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: - Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? - Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? Yêu cầu cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi: Câu chuyện này nói lên điều gì? (Gọi HS khá (giỏi) trả lời, 7-8 em khác, 1-2 em yếu nhất nhắc lại nội dung.) Tiết 2: Luyện đọc lại và kể chuyện a.Luyện đọc lại: GV đọc mẫu đoạn 2 Yêu cầu các em tập trung theo nhóm 3, cô sẽ hướng dẫn các đọc theo phân vai. Tổ chức 2 nhóm thi đọc chuyện theo phân vai. b. Kể chuyện: Bây giờ các em hãy quan sát tranh để kể lại từng đoạn của câu chuyện này. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện dưa theo tranh ( Gọi 1,2 HS khá, giỏi kể trước) Tranh 1: Quan sát lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?. Tranh 2: Trước mặt Vua cậu bé đã làm gì?. Thái độ của nhà vua như thế nào?. Tranh 3: Cậu bé yêu cầu với sứ giả điều gì?. Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?. Củng cố, dặn dò: Trong câu chuyện em thích nhân vật nào? Vì sao? Các em về nhà kể lại câu chuyện này cho các em nhỏ của mình và người thân nghe. Theo dõi , xác định nhiệm vụ học tập - HS theo dõi bài đọc, đọc thầm ở SGK - Đọc nối tiếp từng câu, bắt đầu tư em ngồi đầu bàn. - L ần lượt 3 em đọc nối tiếp mỗi em một đoạn, đọc to trước lớp. - Cả lớp theo dõi bạn đọc- nhận xét. - Luyện đọc theo nhóm 3, lần lượt mỗi em đọc một đoạn sau đó đọc cả bài( em này em khác nghe, góp ý). - Hai HS lần lượt đọc. - Cả lớp đọc thầm 1 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: - Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Thảo luận theo nhóm 4 rồi đại diện nhóm trả lời: Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí ( Bố đẻ em bé), từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh của ngài cũng vô lí. 1 HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. HS thảo luận nhóm đôi rồi trả lời:Yêu cầu một việc Vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của Vua. Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. Cả lớp theo dõi SGK. Mỗi nhóm thống nhất các vai: người dẫn chuyện, cậu bé, vua. Lần lượt hai nhóm một thi đọc truyện theo phân vai. GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. HS quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn câu chuyện kể nhẩm chuyện. Lính đang đọc lệnh Vua: Mỗi làng phải... Lo sợ. Cậu khóc ầm ĩ và bảo: bố cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa. Nhà vua giận dữ quát vìcho là cậu bé láo, dám đùa với vua. Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Vua biết đã tìm được người tài, nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường học để rèn luyện. - Em thích cậu bé vì cậu rất thông minh. - Em thích Nhà vua vì Nhà vua quý trọng người tài, nghĩ ra những cách hay để tìm người tài giỏi. Toán đọc, viết các số có 3 chữ số I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 2. Kĩ năng: Các em thực hành thành thạo các BT 1,2,3,4 ở SGK . 3. Thái độ: Giáo dục HS biết tự giác chủ động và tự tin trong học toán. II. Đồ dùng dạy học: HS : SGK, VBT Toán 3. GV: Bảng phụ viết sẵn BT 2, kẻ bảng BT1 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV: 1. Hướng dẫn HS làm các BT ở SGK: Bài 1: Viết ( theo mẫu): Đọc số Viết số Một trăm sáu mươi Một trăm sáu mươi mốt ...................................... ...................................... Năm trăm năm mươi lăm Sáu trăm linh một Chín trăm Chín trăm hai mươi hai ........................................ ........................................ ......................................... Một trăm mười một 160 ...... 354 307 ...... ....... ....... ....... 909 777 365 ...... GV sửa bài trên bảng lớp. Bài 2:Viết số thích hợp ô trống: a) 310 311 Hỏi: Em có nhận xét gì về dãy số này? 400 399 395 Hỏi: Em có nhận xét gì về dãy số này? Bài 3: Điền dấu >, < , = ?: 303... 330 30 + 100... 131 615... 516 410- 10 .... 400 + 1 199... 200 243 ... 200 + 40 + 3 GV sửa bài trên bảng lớp. Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau: 375; 421; 573; 241; 735; 142. Hãy viết và đọc số lớn nhất! Hãy viết và đọc số bé nhất! 2. Tổng kết bài học: GV cùng HS hệ thống các dạng bài tập. 3. Nhận xét tiết học: Hoạt động của HS: Một HS lên bảng viết rồi đọc số Cả lớp làm ở SGK Cả lớp theo dõi. 1-2 HS đọc to yêu cầu BT 2 1 HS lên bảng viết.Cả lớp viết vào SGK. Các số tăng liên tiếp từ nhỏ đến lớn. 1 HS lên bảng viết.Cả lớp viết vào SGK. Các số giảm liên tiếp từ lớn đến bé. 1-2 HS nêu yêu cầu BT 3: Điền dấu >, < hay dấu = vào chỗ chấm. 2 HS lên bảng làm 2 cột Cả lớp làm ở SGK Cả lớp theo dõi, nêu nhận xét. 1-2 em đọc yêu cầu của BT 4 Cả lớp viết lên bảng con: 735 Cả lớp viết lên bảng con: 142 Tiếng việt (+) Luyện đọc: cậu bé thông minh I. Mục tiêu: Giúp HS Luyện đọc lại bài Cậu bé thông minh Đọc lưu loát cả bài, bước đầu làm quen với cách đọc theo lối phân vai Biết quý trọng người tài và ham thích học hỏi II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV - Kiểm tra đồ dùng HT của HS - Nêu yêu cầu về luyện đọc lại bài T Đ Luyện đọc lại: GV đọc mẫu đoạn 2 Yêu cầu các em tập trung theo nhóm 3, cô sẽ hướng dẫn các đọc theo phân vai. Tổ chức 2 nhóm thi đọc chuyện theo phân vai. GV theo dõi, nhận xét co từng cá nhân, nhóm Hoạt động của HS Để sách vở và đồ dùng lên bàn Tự kiểm tra đối chiếu các loại vở, ghi tên các loại vở còn thiếu. Cả lớp theo dõi SGK. Mỗi nhóm thống nhất các vai: người dẫn chuyện, cậu bé, vua. Lần lượt hai nhóm một thi đọc truyện theo phân vai. GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Toán (+) Luyện tập về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 2. Kĩ năng: Các em thực hành thành thạo các BT 1,2,3,4, 5 ở VBT Toán - trang 3 . 3. Thái độ: Giáo dục HS biết tự giác chủ động và tự tin trong học toán. II. Đồ dùng dạy học: HS : SGK, VBT Toán 3. GV: Bảng phụ kẻ sẵn BT 1,2 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập. Viết ( theo mẫu) Đọc số Viết số Hai trăm ba mươi mốt Bảy trăm sáu mươi Một trăm mười lăm Ba trăm hai mươi tư Chín trăm chín mươi chín Sáu trăm linh năm 231 ...... ....... ....... ...... ....... Đọc số Viết số ........................................ ........................................ ....................................... ....................................... ........................................ ........................................ 404 777 615 505 900 834 * GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 2. Số ? 420 421 429 500 499 495 GV chữa bài trên bảng lớp 3.Điền dấu thích hợp: 404 ... 440 200 + 5 .... 250 765 ... 756 440 - 40 .... 399 899 ... 900 500 + 50 + 5 ... 555 GV chữa bài trên bảng lớp. 4 . a) Khoanh vào số lớn nhất: 627; 276; 762; 672; 267; 726 Khoanh vào số bé nhất: 267 ; 672 ; 276; 762 ; 627 ; 726 5. Sắp xếp các số 435; 534; 354; 345; 543 a) Theo t ... 273 ........ ........ ........ ........ ....... Bài 2: Đặt tính rồi tính 615 + 207 326 + 80 417 + 263 ............. ............ ............. ............. ............. ............. .............. ............. ............. GV chữa bài trên bảng lớp. Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc: O 215cm P N Bài 4 : Điền số 400 đồng + .... đồng = 800 đồng .... đồng + 200 đồng = 800 đồng 800 đồng + ... đồng = 800 đồng Bài 5: Kiểm tra lại các phép tính rội điền vào vòng tròn Đ/S ? 527 615 452 145 218 156 662 833 508 Chấm chữa một số VBT Chữa bài trên bảng lớp. Nhận xét tiết học- Dặn dò. Hoạt động của HS: 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS lên bảng làm Cả lớp làm vào VBT 1 HS lên bảng giải. cả lớp giải vào VBT 3 HS lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010 Tập làm văn: Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (BT1) 2. Kĩ năng: Biết điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2) 3. Thái độ: Tôn trọng, chấp hành các quy định của tổ chức Đội. II. Đồ dùng dạy- học: GV : Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( Viết sẵn lên tờ giấy cỡ lớn) HS : VBT, Đọc kỹ bài Sổ tay đội viên. III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của GV: A. Mở đầu: Nhắc nhở một số quy định trong giờ TLV. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Hãy nói những điều em biết vvề Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. GV: Tổ chức Đội TNTP HCM tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi Nhi đồng( 5 đến 9 tuổi- sinh hoạt trong các Sao Nhi đồng) lẫn thiếu niên ( 9 đến 14 tuổi- sinh hoạt trong các chi đội TNTP) Nêu câu hỏi, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận: - Đội thành lập vào ngày nào ? ở đâu ? - Những đội viên đầu tiên của đội là ai ? - Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ? - Ngoài những điều vừa trao đổi em còn biết thêm gì nữa ? GV hệ thống, bổ sung một số nét về Đội để HS nắm. Bài tập 2: Em hãy điền nội dung cần thiết váo chỗ trống trong mẫu thẻ dưới đây: Cộng hoà... Giới thiệu: Quốc hiệu và tiêu ngữ( Cộng hoà ... Độc lập ... ) Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. Tên đơn. Địa chỉ gửi đơn. Họ tên ... Nguyện vọng và lời hứa. Tên và chữ ký của người viết đơn. Yêu cầu HS làm vào VBT 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn các em nhớ mẫu đơn và cách điền để ứng dụng trong cuộc sống. Hoạt động của HS: 1-2 HS đọc to yêu cầu của BT, cả lớp đọc thầm theo. Trao đổi, thảo luận theo nhóm 4. Thảo luận cả lớp. Đội được thành lập ngày 15/5/1941. Những đội viên đầu tiên của đội là: Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lý Văn Thịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu. Đội được mang tên Bác Hồ từ ngày 30 tháng 1 năm 1970. Là đội viên xuất sắc còn được tặng Huy hiệu Đội ( huy hiệu Đội vẽ một búp măng màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ Tổ quốc; Đội viên, hàng ngày tới trường được vinh dự mang khăn quàng đỏ. Đội còn có Đội ca, các bài hát về đội, ... 1-2 HS đọc to yêu cầu BT Quan sát, nhận biết về hình thức mẫu đơn: Cả lớp làm bài 3-4 HS đọc to trước lớp bài viết Toán: Luyện tập I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). Kĩ năng: Thực hành hành thạo các phép tính cộng các số có 3 chữ số. Thái độ: Tự giác, chủ động và tự tin trong học toán và thực hành làm BT II. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của GV: 1. Hướng dẫn HS làm bài: Bài 1: Tính. + 85 GV sửa bài trên bảng lớp, yêu cầu cả theo dõi, đối chiếu. Các em lưu ý 72 Bài này ta tính: 157 2 cộng 5 bằng 7, viết 7 8 cộng 7 bằng 15, viết 15. Bài 2: Đặt tính rồi tính. a) 367 + 125 b) 93 + 58 487 + 130 168 + 503 GV sửa bài trên bảng lớp. Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Thùng thứ nhất có: 125 l dầu Thùng thứ hai có: 135 l dầu Cả hai thùng có: ... l dầu Bài 4. Tính nhẩm: a) 310 + 40 = b) 400 + 50 = 150 + 250 = 305 + 45 = 450 - 150 = 515 - 15 = c) 100 - 50 = 950 - 50 = 515- 415 = Yêu cầu HS nhẩm miệng rồi điền kết quả. Sửa bài trên bảng lớp, yêu cầu HS Q.sát Còn Bài 5 Các em có thể quan sát rồi tự vẽ theo mẫu và tô màu cho hình vẽ. 2. Tổng kết tiết học: GV cùng HS hệ thống các dạng BT... Nhận xét tiết học- Dặn dò: Hoạt động của HS: 1-2 HS đọc to yêu cầu BT 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm ở SGK. 108 367 + 85 478 120 302 + 75 + 72 + 157 780 183 487 1-2 HS đọc to yêu cầu BT. 4 HS lần lượt lên bảng làm, cả lớp lần lượt làm bảng con. 2-3 HS đọc to đề bài 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở. Bài giải: Cả hai thùng có số lít dầu là: 125 + 135 = 260 ( l) Đáp số: 260 l dầu. Nhẩm rồi điền kết quả vào phép tính. Quan sát, vẽ theo mẫu vào vở ô li. tập viết: Ôn chữ hoa A I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS Viết đúng chữ hoa A (1 dòng) , V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: “Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng: Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. Thái độ: Có ý thức trau dồi chữ viết, chịu khó kiên trì luyện viết. II. Đồ dùng dạy học: GV: Mẫu chữ viết hoa A. Tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li. HS: Vở tập viết 3 tập 1( VTV), bảng con, phấn,... III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV: Mở đầu: Lên lớp 3 các em sẽ tiếp tục luyện viết chữ viết hoa theo đúng quy định về hình dáng, kích cỡ ( cỡ nhỏ) ; Tập trình bày một từ chỉ tên riêng hay một câu bằng chữ hoa và chữ thường đúng và đều nét, đúng chinh tả, có khoảng cách hợp lí giữa các chữ ghi tiếng. B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ tập viết lại chữ viết hoa A. sau đó luyện viết một số chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng. ( chỉ bảng bài viết mẫu). 2. Hướng dẫn viết trên bảng con: a) Luyện viết chữ hoa: Các em hãy tìm các chữ hoa có trong bài viết hôm nay( chỉ bảng bài viết). GV viết mẫu vừa nhắc lại cách viết từng chữ A, V, D b) HD HS viết từ ứng dụng ( tên riêng): Hỏi: Tên riêng trong bài TV này là tên ai ? Đúng rồi, các em biết không ? Vừ A Dính là một Thiếu niên người dân tộc Hmông, Anh đã hy sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng. Yêu cầu các em tập viêt trên bảng con tên riêng của Anh! c) Luyện viết câu ứng dụng: Yêu cầu 2-3 em đọc to câu ứng dụng. GV: Câu tục ngữ này ý nói anh em thân thiết, gắn bó với nhau như tay với chân, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Yêu cầu các em tập viết 2 chữ: Anh, Rách vào bảng con. 3. Hướng dẫn viết vào vở TV: Các em viết: - Chữ A 1 dòng cỡ nhỏ - Các chữ V và D 1 dòng cỡ nhỏ. - Viết tên Vừ A Dính 1 dòng cỡ nhỏ. - Viết câu tục ngữ 1 lần chữ cỡ nhỏ. Các em chú ý ngồi đúng tư thế, viết đúng mẫu, em nào viết đẹp viết nhanh rồi có thể viết hết theo mẫu... 4. Chấm, chữa bài: GV chấm chữa, sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn, nhắc những em viết chưa đạt yêu cầu về tự luyện viết thêm. Hoạt động của HS: Quan sát, xác định bài sẽ viết. Các chữ hoa: A, V, D Quan sát mẫu, tập viết từng chữ A, V, D trên bảng con. Vừ A Dính Luyện viết: Vừ A Dính Tập viết: Tiến hành viết vào vở. Thủ công (+) Gấp tàu thuỷ hai ống khói I. Mục tiêu: Kiến thức: Tiếp tục giúp HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. Kĩ năng: Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kỹ thuật.Các nếp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối. Thái độ: Biết yêu lao động, có ý thức giữ gìn VS chung. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy cỡ lớn, 1 tờ giấy A4 để gấp mẫu. Hình vẽ các giai đoạn gấp. HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV: 1. Mở đầu: GV giói thiệu vài nét về chương trình môn thủ công lớp 3 rồi giới thiệu bài: Gấp tàu thuỷ hai ống khói. ( Ghi đề) 2. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Quan sát- nhận xét mẫu. GV đưa hình gấp mẫu giới thiệu và yêu cầu HS quan sát GV: Mô hình chiếc tàu thuỷ này chỉ là đồ chơi, nó được gấp bằng giấy. Còn tàu thuỷ thật được làm bằng sắt, thép có cấu tạo phức tạp hơn nhiều. Tàu thuỷ dùng để chở khách, chở hàng,.. Gọi 1 HS lên mở dần chiếc tàu thuỷ gấp mẫu ra đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Hoạt động2: Hướng dẫn mẫu GV thực hiện từng bước gấp chậm, vừa gấp vừa mô tả từng bước gấp Bước 1: Gấp chéo tờ giấy để lấy đường dấu và xé bỏ phần thừa còn tờ giấy hình vuông. Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gáp giữa hình vuông. Bước 3: Tiếp tục gấp để hoàn thành tàu thuỷ hai ống khói. GV treo tranh vẽ các bước gấp để HS quan sát, nhắc lại. HS thực hành gấp - GV theo dõi, nhắc nhở thêm. 3. Kết thúc giờ học: Nhận xét tiết học. Dặn các em về nhà tự tập gấp nhiều lần trên giấy nháp cho thành thạo để đến tiết học sau chúng ta thực hành tốt hơn. Tiết học thủ công tuần sau chúng ta tiếp tục học gấp tàu thuỷ có hai ống khói. Các em nhớ mang đủ giấy màu TC .... Hoạt động của HS: Tiếp thu, xác định nhiệm vụ HT. Quan sát , nhận xét mẫu: Tàu thuỷ có hai ống khói giống nhau nằm ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có hai tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng. Một HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi. Cả lớp chú ý, theo dõi các bước gấp. Lần lượt 2-3 HS nhắc lại các bước gấp. Cả lớp thực hành trên tờ giấy nháp. Sinh hoạt lớp cuối tuần Nội dung: Hướng dẫn các tổ trưởng, lớp trưởng tự đánh giá, nhận xét các hoạt động của tổ, của lớp trong tuần qua. GV nhận xet bổ sung: Nhìn chung các em đã tập trung HT tốt, tích cực trong các hoạt động của lớp. Đặc biệt cô tuyên dương tổ 3, tổ 4 đã thực hiện tốt nội quy lớp học, có nhiều bạn trong tổ đã đạt nhiều điểm tốt. Nêu kế hoạch tuần tới: Các tổ trưởng đổi chéo nhau theo dõi thi đua, ghi chép cụ thể. Thu nộp tiền quỹ lớp mua sắm mới dụng cụ làm VS lớp. Tổ trưởng duyệt
Tài liệu đính kèm: