ĐẠO ĐỨC
CHÀO HỎI , TẠM BIỆT ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
- HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp.
II- KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người , biết chòa hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Vở bài tập Đạo đức 1
-Điều 2 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em
-Đồ dùng để hóa trang đơn giản khi chơi sắm vai
-Bài hát “ Con chim vành khuyên” (Nhạc và lời : Hoàng Vân).
- Tranh Đạo đức (bài 13)
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Lịch báo giảng TUẦN: 28/HKII Thứ , ngày Mơn Tên bài dạy ĐDDH Hai 14/03 Chào cờ Đạo đức Thể dục Tập đọc Tập đọc - Chào hỏi , tạm biệt ( tiết 1 ) - Đầm sen - Đầm sem KNS x Ba 15/03 Chính tả Tập viết Tốn Thủ cơng Kể chuyện -T – C : hoa sen - M; en , oen ; hoa sen , nhoẻn cười - Giải tốn cĩ lời văn ( tt ) - Cắt , dán hình tam giác ( Tiết 1 ) - Niềm vui bất ngờ GDMT x x x Tư 16/03 Tốn Mĩ thuật Tập đọc Tập đọc - Luyện tập - Mời vào - Mời vào x Năm 17/03 Tốn Âm nhạc Chính tả Tập viết TN-XH - Luyện tập ( tt ) - N-V : Mời vào - N; ong , oong ; trong xanh , cái xoong - Con muỗi x x KNS Sáu 18/03 Tập đọc Tập đọc Tốn SH lớp ATGT - Chú Cơng - Chú cơng - Luyện tập cung x x Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011 ĐẠO ĐỨC CHÀO HỎI , TẠM BIỆT ( Tiết 1 ) I. MỤC TIÊU: - Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày. - Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ. - HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp. II- KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người , biết chịa hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -Vở bài tập Đạo đức 1 -Điều 2 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em -Đồ dùng để hóa trang đơn giản khi chơi sắm vai -Bài hát “ Con chim vành khuyên” (Nhạc và lời : Hoàng Vân). - Tranh Đạo đức (bài 13) VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐTHS 1- Kiểm tra bài cũ 1- Bài mới A- Giới thiệu bài B- Các hoạt động * Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” (Bài tập 4). ( Kĩ năng giao tiếp /ứng xử với mọi người) -Cách tiến hành: -Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm hai vòng tròn và nêu các tình huống để học sinh đóng vai chào hỏi. Ví dụ: + Hai người bạn gặp nhau. +HS gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đường. +Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn +Hai người bạn gặp nhau ở nhà hát khi giờ biểu diễn đã bắt đầu. -Sau khi HS thực hiện đóng vai chào hỏi trong mỗi tình huống xong, người điều khiển hô: “đổi chỗ!” (khi đó, vòng tròn trong đứng im, còn tất cả những người ở vòng tròn ngoài bước sang bên phải một bước, làm thành những đôi mới, học sinh lại đóng vai chào hỏi trong tình huống mới Cứ như thế trò chơi tiếp tục. *Hoạt động 2: Thảo luận lớp -Học sinh thảo luận theo các câu hỏi: +Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau như thế nào? +Em cảm thấy như thế nào khi: -Được người khác chào hỏi? -Em chào họ và được đáp lại? -Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại? GV kết luận: -Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. -Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. - Cho HS đọc câu tục ngữ trong SGK *Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tiết học -Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 13: “Chào hỏi và tạm biệt” -HS đứng thành hai vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một. - HS nhớ lại các tình huống vừa chào ở hoạt động 1 phát biểu ý kiến. -Học sinh đọc câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. -cả lớp -G, K - G, K TB, Y -cả lớp RÚT KINH NGHIỆM CHỦ ĐIỂM: THIÊN NHIÊN- ĐẤT NƯỚC TẬP ĐỌC ĐẦM SEN I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. -Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK). II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK -Bộ chữ Học vần III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐTHS I.Kiểm tra bài cũ: -Cho HS đọc bài “Vì bây giờ mẹ mới về” và trả lời câu hỏi: +Khi bị đứt tay, cậu bé có khóc không? +Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao? +Tìm các câu hỏi có trong bài? Đọc các câu hỏi, câu trả lời -Viết bảng: Nhận xét II.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Nươc ta có nhiều loài hoa đẹp. Đặc biệt nhất là hoa sen. Sen vừa đẹp, vừa thơm, lại có ích. Vì vậy, nhân dân ta có câu: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Hôm nay, chúng ta sẽ học bài Đầm sen để biết về loài hoa đặc biệt đó 2. Luyện đọc: a) GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng đọc chậm rãi, khoan thai b) HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ: -Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: xanh mát, cánh hoa, xoè ra, ngan ngát, thanh khiết +Cho HS đánh vần và đọc +Giải thích -Đài sen: bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen -Nhị (nhụy): bộ phận sinh sản của hoa -Thanh khiết: trong sạch -Thu hoạch: lấy -Ngan ngát: mùi thơm dịu, nhẹ *Luyện đọc câu: _Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu *Luyện đọc đoạn, bài: -Cho HS thi đọc cả bài -Lớp đọc đồng thanh cả bài 3. Ôn các vần en, oen: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: a) Tìm tiếng trong bài có vần en: Vậy vần cần ôn là vần en, oen b) Tìm tiếng có vần en, oen -Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK -Từng cá nhân thi tìm (đúng, nhanh, nhiều) từ ngữ mà em biết chứa tiếng có vần en, oen +Vần en: xe ben, bèn, bén rễ, bẽn lẽn, chen, chèn, đánh chén, chẹn, đen, đèn, ghen, hen, hèn, hứa hẹn, khen thưởng, thổi khèn, dế mèn, men, dế mèn, nén, nhen lửa, phèn chua, ven đường, vén màn, vẻn vẹn, +Vần oen: nông choèn, nhoẻn cười, xoèn xoẹt, xoen xoét, c) Nói câu chứa tiếng có vần en, oen -Cho HS nhìn tranh, đọc câu mẫu trong SGK -Cho HS thi nói câu chứa tiếng có vần en, oen (HS khá, giỏi) +Vần en: -Những cây non em trồng đã bén rễ -Em thường được cô giáo khen vì học tập chăm chỉ -Em ăn được một chén cơm +Vần oen: -Cái hố này đào nông choèn choẹt -Bé nhoẻn miệng cười Tiết 2 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Tìm hiểu bài đọc: -Cho HS đọc thầm lại bài văn, trả lời các câu hỏi sau: +Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào? +Đọc câu văn tả hương sen -GV đọc diễn cảm bài văn b) Thực hành luyện nói về sen: -HS nêu yêu cầu của bài -Cho HS nhìn tranh và đọc mẫu trong SGK -Cho HS thực hành luyện nói: Cây sen mọc giữa đầm lầy. Lá màu xanh mát. Cánh hoa đỏ nhạt, khi nở thì xoè ra, phô đài sen và nhị vàng. Hương sen thơm- mùi thơm ngan ngát, thanh khiết. Vì vậy, người ta thường nói sen là một loài hoa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” 5.Củng cố- dặn dò: -Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt +Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài văn -Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Mời vào” -2, 3 HS đọc -Viết: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt -Quan sát -Từng HS đọc -Thi đua đọc: cá nhân, giữa các tổ -sen, ven, chen -Lớp nhận xét -Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký rất hay -Bé nhoẻn miệng cười tươi -1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm +Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng +Hương sen ngan ngát, thanh khiết -2, 3 nhóm HS đọc lại -HS quan sát tranh _-“Cây sen mọc trong đầm để ướp trà” - G, K, TB -TB, Y -G, K -TB -TB -G, K, TB, Y -TB -G, K -K -K, G -K, TB -K, G RÚT KINH NGHIỆM Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011 CHÍNH TẢ ( TẬP CHÉP ) HOA SEN II-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát Hoa sen: 28 chữ trong khoảng 12 – 15 phút. -Điền đúng vần en, oen, g, gh vào chỗ trống. -Bài tập 2, 3 (SGK). - GD-VSMT: Hoa sen vừa đẹp , vừa lại cĩ ý nghĩa ( Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn ), do vậy ai cũng yêu thích và muốn gìn giữ để hoa đẹp mãi . II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Bảng phụ viết sẵn bài ca dao “Hoa sen”, các bài tập 2, 3 -Bảng nam châm III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐTHS A.Kiểm tra bài cũ: -Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại khổ thơ 2 bài “Quà của bố” -Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2 (1 em đọc, 2 em làm) Nhận xét B- Bài mới 1- Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS tập chép: -GV viết bảng nội dung bài ca dao -Cho HS đọc thầm -GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: trắng, chen, xanh, mùi, -Tập chép ( GV theo dõi giúp các em yếu chếp ) GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang +Tên bài: Đếm vào 5 ô +Chép khổ thơ cách lề 2 ô +Viết hoa chữ đầu câu -Chữa bài +GV chỉ từng chữ trên bảng +Đánh vần những tiếng khó +Chữa những lỗi sai phổ biến -GV chấm một số vở. Nhận xét 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Chọn 1 trong 2 bài sau: a) Điền vần en hoặc oen? -GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập -Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh -Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em -GV chốt lại trên bảng -Bài giải: đèn bàn, cưa xoèn xoẹt b) Điền chữ: g hay gh? -Tiến hành tương tự như trên -Bài giải: đường gồ ghề, con ghẹ, chiếc ghim áo, tủ gỗ lim c) Quy tắc chính tả: (gh + i, ê, e) -GV hướng dẫn HS nắm quy tắc chính tả: “Âm đầu gờ đứng trước i, ê, e viết là gh (gh + i, ê, e); đứng trước các nguyên âm khác viết là g (g + a, o, ô, ơ, u, ư )” 4. Củng cố- dặn dò: *GDBVMT:Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa(Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), do vậy ai cũ ... 1: Quan sát con muỗi KN tìm kiếm và xử lí thơng tin / Kĩ năng hợp tác -Mục tiêu: +HS biết đặt câu hỏi và trả lời dựa trên việc quan sát con muỗi. +Biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi. -Cách tiến hành: *Bước 1: -Chia nhóm. -Từng nhóm quan sát con muỗi thật hoặc hình ảnh của con muỗi và trả lời các câu hỏi sau: +Con muỗi to hay nhỏ (có thể so sánh với con ruồi)? +Khi đập muỗi em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm? +Hãy chỉ vào đầu, thân, chân, cánh của con muỗi. +Con muỗi dùng vòi để làm gì? +Con muỗi di chuyển như thế nào? *Bước 2: -GV yêu cầu một vài cặp lên hỏi và trả lời dựa theo các câu hỏi gợi ý trên (mỗi cặp chỉ hỏi và trả lời một câu ) Kết luận: Muỗi là một loài sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi để hút máu người và động vật để sống. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm Kĩ năng tự bảo vệ / Kĩ năng làm chủ bản thân -Mục tiêu: +HS biết nơi sống của muỗi và tập tính của con muỗi. +Nêu một số tác hại của muỗi, cách diệt trừ muỗi và cách phòng chống muỗi đốt. -Cách tiến hành: *Bước 1: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: +Nhóm 1 và nhóm 2: +Nhóm 3 và nhóm 4: +Nhóm 5 và nhóm 6: *Bước 2: -GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày GV kết luận: “Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp. Muỗi cái hút máu người và động vật để sống (muỗi đực hút dịch hoa quả)” GV giảng thêm: “Muỗi cái đẻ trứng ở nơi nước đọng như chum, bể nước, cống, rãnh Trứng muỗi nở thành bọ gậy (cung quăng). Bọ gậy sống dưới nước một thời gian rồi trở thành muỗi” -GV yêu cầu HS quan sát con bọ gậy do các em mang đến lớp. GV kết luận: Muỗi đốt không những hút máu của chúng ta mà nó còn là vật trung gian để truyền nhiều bệnh nguy hiểm từ người này sang người khác. Ví dụ: bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết GV kết luận chung : Muốn không bị muỗi đốt ta phải mắc màn khi đi ngủ (ở vùng núi thường hay có muỗi truyền bệnh sốt rét, người ta còn tẩm thuốc chống muỗi vào màn để muỗi tránh xa). Có nhiều cách diệt muỗi như dùng thuốc trừ muỗi, dùng hương diệt muỗi, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào, khơi thông cống rãnh, đậy kín bể, chum đựng nước không cho muỗi đẻ trứng. Nhiều nơi còn thả cá con vào bể hoặc chum đựng nước để nó ăn bọ gậy. -GV yêu cầu HS thả bọ gậy vào lọ cá và quan sát xem điều gì xảy ra. *GDBVMT: Để tránh muỗi sinh sản, mỗi chúng ta ai cũng phải có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nhà ở, xóm ấp. Có như thế mới đảm bảo sức khỏe tốt cho mọi người. 2.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tiết học -Dặn dò: Chuẩn bị bài “Nhận biết cây cối và con vật” -HS hô “Vo ve, vo ve”. -HS thực hiện theo lời GV -Mỗi nhóm 2 em -5 cặp HS lần lượt hỏi- đáp -Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận: +Muỗi thường sống ở đâu? +Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất? +Bị muỗi đốt có hại gì? +Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết. +Trong SGK trang 59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách nào khác? +Em cần làm gì để không bị muỗi đốt? -Nhóm 1 và nhóm 2 lên trình bày về: Nơi sống và tập tính của muỗi +Các nhóm khác bổ sung. -Đại diện nhóm 3 và 4 lên trình bày trước cả lớp về tác hại của muỗi. Các nhóm khác có thể bổ sung về các bệnh do muỗi truyền. _Đại diện nhóm 5 và nhóm 6 lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình về cách đề phòng để khôg bị muỗi đốt và cách tiêu diệt muỗi -cả lớp - G, K RÚT KINH NGHIỆM Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011 TẬP ĐỌC CHÚ CƠNG I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS đọc trơn bài văn. Đọc đúng các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. -Hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK). II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK -Bộ chữ học vần III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐTHS I.Kiểm tra bài cũ: - Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ “Mời vào” và trả lời câu hỏi: +Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà? +Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì? -Viết bảng: - Nhận xét II.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Em đã thấy con công bao giờ chưa? Em có biết bài hát nào về con công? GV giới thiệu: Công (công trống) là một con vật nổi tiếng vì có bộ lông đuôi sặc sỡ sắc màu. Bài hôm nay sẽ giới thiệu cho các em về điều đó 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: a) GV đọc toàn bài: Giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của đuôi công b) HS luyện đọc: * Luyện đọc tiếng, từ: -Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh +Cho HS đánh vần và đọc *Luyện đọc câu: -Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu *Luyện đọc đoạn, bài: -Chia bài làm hai đoạn: +Đoạn 1: Từ đầu đến rẻ quạt +Đoạn 2: Phần còn lại -Cho HS thi đọc từng đoạn, đọc cả bài -Lớp đọc đồng thanh cả bài 3. Ôn các vần oc, ooc: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK: a) Tìm tiếng trong bài có vần oc: Vậy vần cần ôn là vần oc, ooc b) Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần oc, ooc -Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK -Từng cá nhân thi tìm (đúng, nhanh, nhiều) từ ngữ mà em biết chứa tiếng có vần oc, ooc +Vần oc: bóc, bọc, cóc cọc, nói dóc, dọc ngang, đọc, hóc, học bài, cá lóc, nọc rắn, móc, mọc, rọc vở, róc rách, con sóc, xọx xạch, ngóc đầu, viên ngọc, vải vóc, vọc, +Vần ooc: Đàn ác-coóc-đê-ông, rơ-moóc, quần soóc, c) Nói câu chứa tiếng có vần oc, ooc: -Cho HS nhìn tranh, đọc 2 câu mẫu trong SGK -Thực hành nói: +Vần oc: -Hạt sương long lanh như viên ngọc -Chúng em rất thích đọc truyện +Vần ooc: -Chiếc xe ben kéo theo một rơ- moóc -Chú em biết chơi đàn ác- coóc- đê- ông, Tiết 2 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a) Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi sau: +Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu gì? +Chú đã biết làm những động tác gì? -GV yêu cầu HS đọc đoạn 2, và trả lời câu hỏi: +Sau hai ba năm đuôi công trống thay đổi thế nào? -GV đọc diễn cảm bài văn b) Thực hành luyện nói: -HS nêu yêu cầu của bài: +Hát bài hát về con công -Cho HS hát theo tổ, nhóm, lớp 5.Củng cố- dặn dò: -Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt +Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài văn -Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Chuyện ở lớp” -2, 3 HS đọc -Viết: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền -Quan sát -Từng HS đọc -Thi đua đọc: cá nhân, giữa các tổ -ngọc -Lớp nhận xét -Con cóc là cậu ông giời (trời) -Bé mặc quần soóc -Thi đua giữa các tổ -1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm +Chú có bộ lông tơ màu nâu gạch +Sau vài giờ, chú đã có động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt -Lớp đọc thầm +Đuôi lớn thành 1 thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu: Mỗi chiếc lông đuôi óng ánh đính hàng trăm viên ngọc -2, 3 HS đọc lại -HS tìm và hát bài hát về con công (Tập tầm vông, con công hay múa) -G, K, TB -TB, Y Cả lớp -G, K,TB -TB -K -G, K, TB, Y -K, TB -G , K -K; TB -TB -G, K -K -G, K -K, TB RÚT KINH NGHIỆM TOÁN BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán ; biết cách giải và trình bày bài giải bài toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: Sử dụng các tranh vẽ trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐTHS A- Kiểm tra bài cũ B- Bài mới 1- Giơi thiệu bài 2. Thực hành: Bài 1: -Cho HS nêu nhiệm vụ -Cho HS quan sát tranh vẽ, dựa vào bài toán (chưa hoàn chỉnh) trong SGK để viết phần còn thiếu -Cho HS đọc bài toán hoàn chỉnh -Cho HS tự giải GV theo dõi giúp các em TB , yếu làm Bài 2: -Cho HS quan sát hình vẽ và tự nêu tóm tắt bài toán Nếu còn giờ GV tự tạo hình ảnh, mô hình để HS nêu bài toán, tóm tắt bài toán, tự giải toán (tương tự như bài 1, 2) 3. Nhận xét –dặn dò: -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài 109: Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ) -Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó a) Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô? b) Hỏi trên cành còn bao nhiêu con chim? -Đọc đề bài toán -Tự giải và trình bày bài giải a) Số ô tô có tất cả là: 5 + 2 = 7 (ô tô) Đáp số: 7 ô tô b) Số con chim còn lại trên cành là 6 – 2 = 4 (con chim) Đáp số: 4 con chim -Có: 8 con thỏ Chạy đi: 3 con thỏ Còn lại: con thỏ? -Tự giải và trình bày bài giải Bài giải Số con thỏ còn lại là: 8 – 3 = 5 (con thỏ) Đáp số: 5 con thỏ Cả lớp K, G K, G RÚT KINH NGHIỆM SINH HOẠT LỚP I- Tổng kết tuần : Nhận xét ưu – khuyết điểm a- Học tập : Ưu điểm : ..... Khuyết điểm .. b- Nề nếp : Ưu điểm : . Khuyết điểm : c- Thể dục : Ưu điểm : . Khuyết điểm : .. c- Vệ sinh : Ưu điểm : . Khuyết điểm : Nhận xét chung : Tuyên dương : .. II- Phương hướng tuần 29 : a- Về học tập : .. - Về nề nếp : c- Về vệ sinh : . d- Về thể dục : Cơng tác khác :
Tài liệu đính kèm: