Giáo án dạy Tuần 1 - Lớp 01

Giáo án dạy Tuần 1 - Lớp 01

 Môn: HỌC VẦN Tiết: 3+4

 Bài: Các nét cơ bản

 I/ Mục đích yêu cầu:

- Biết được cấu tạo của các nét cơ bản: nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét móc xuôi, nét móc ngược nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét tròn

- Biết đọc, viết các nét cơ bản.

- Rèn kỹ năng đọc viết các nét cơ bản.

- GD tính chăm chỉ, cẩn thận, yêu thích môn học.

 II/ Đồ dùng dạy:

- Bảng con, phấn, khăn lau.

 III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 17 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 1 - Lớp 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
 Ngày soạn: 17/08/09 Ngày dạy: Thứ ba 18/08/09
 Môn: HỌC VẦN Tiết: 3+4
 Bài: Các nét cơ bản
 I/ Mục đích yêu cầu:
Biết được cấu tạo của các nét cơ bản: nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét móc xuôi, nét móc ngược nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét tròn	 
Biết đọc, viết các nét cơ bản.
Rèn kỹ năng đọc viết các nét cơ bản.
GD tính chăm chỉ, cẩn thận, yêu thích môn học.
 II/ Đồ dùng dạy:
Bảng con, phấn, khăn lau.
 III/ Các hoạt động dạy học:
T/G
Giáo viên
Học sinh
5-7 p
27-28 p
2-3 p
30-35 p
1-2 p
9-10p
2-3p
Tiết: 1
1. Bài cũ: 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét + tuyên dương + nhắc nhở.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn HS nhận biết các nét cơ bản
 * Nét thẳng:
- GV viết mẫu trên bảng
- Y/c HS đọc (nét thẳng)
- HD quy trình viết+ viết mẫu
- Y/c HS viết bảng con+ GV chỉnh sửa
- Lưu ý điểm đặt bút, điểm dừng bút.
- Các nét còn lại (HDTT)
* Nghỉ giải lao
 Tiết 2
3. Luyện đọc, nhận biết: 
- HDHS đọc các nét cơ bản đã học ở tiết 1
- GV nhắc lại quy trình viết các nét cơ bản.
- Y/c HS tô các nét cơ bản trong vở tập viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
 - Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, điểm đặt bút, điểm dừng bút.
- Thu vở chấm bài
- GV nx + tuyên duơng + nhắc nhở.
 * Nghỉ giải lao
*Luyện nói:
- GV nêu Y/c bài luyện nói.
- Y/c HS nêu yêu cầu
- GV đưa các mẫu vật hình các nét cơ bản yêu cầu HS nói đúng tên các nét cơ bản
- GV nhân xét+ tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò: 
- Y/c HS nhắc lại các nét cơ bản 
- Dặn HS về nhà tập viết các nét cơ bản
- Nhận xét chung tiết học.
- HS để đồ dùng trước mặt
- HS theo dõi.
- 7- 8 HS + n+ đt
- HS theo dõi.
- HS viết bc
- HS đọc 8+n+đt
- HS theo dõi
- HS tô ở vở tập viết.
 - Nộp vở
- 2-3 em
- HS thi nói 
- 3-4 em
Môn: TOÁN Tiết 1
Bài: Bài học đầu tiên
 I/ Mục tiêu: Giúp HS 
Nhận biết những việc cần làm trong tiết học toán lớp 1
Bước đầu biết được yêu cầu cần đạt trong học tập toán 1
Rèn thói quen trật tự trong giờ học.
GD HS yêu thích môn học.
 II/ Chuẩn bị:
Sách toán lớp 1
Bộ đồ dùng học toán của HS.
 III/ Các hoạt động dạy học:
T/G
Giáo viên
Học sinh
3 phút
29-30 phút
3-4 phút
1. Ổn định lớp
- Yêu cầu HS hát
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài (1phút) ghi đề
 b) Tìm hiểu bài
 * HD sử dụng SGK toán 1
- GV hướng dẫn HS mở sách quan sát các hình trong SGK và thảo luận. HS lớp 1 thường có những hoạt động nào trong giờ học toán?
- Y/c các nhóm trình bày + nhận xét
- GV nhận xét + Kết luận: Trong giờ học toán HS tham gia các hoạt động như phát biểu xây dựng bài, 
c) Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học toán1.
- Biết đếm các số tự nhiên.
- Làm được các phép tính cộng, trừ
- Nhận dạng được các hình vẽ, nêu được bài toán rồi nêu được phép tính giải.
- Biết giải các bài toán và trình bày bài giải.
- Biết đo độ dài, biết được hôm nay là thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy, biết xem lịch hằng ngày.
d) Giới thiệu các hoạt động học toán của HS
- GV hướng dẫn HS tìm và gọi tên các đồ dùng.
- Theo em đồ dùng này dùng để làm gì?
4. Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS về nhà chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
- Nhận xét chung tiết học.
- HS hát
- HS nhắc lại
- HS mờ sách theo dõi thảo luận nhóm đôi
- 5-6 nhóm + nx
- HS ghi nhớ
- HS tập sử dụng đồ dùng
Ngày soạn: 18/08/09
Ngày dạy: Thứ tư 19/08/09
Môn: Học vần Tiết: 5+6
Bài: Âm:e
 I/ Mục đích yêu cầu:
HS làm quen và nhận biết được chữ ghi âm e.
Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa chữ và tiếng ghi đồ vật.
Bước đầu biết nói theo tranh vẽ nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.
Rèn kỹ năng phát âm.
GDHS yêu quý con vật.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Giấy ô li có viết chữ e.
Sợi dây để minh hoạ nét chữ e.
Tranh minh hoạ các tiếng: bé, me, xe, ve.
Tranh minh hoạ phần luyện nói về các lớp học của loài chim, ve, ếch, gấu và của hs.
 III/ Các hoạt động dạy học: 
Giáo viên
 Học sinh
5-7p
2-3 p
8-10 p
8- 9 p
1-2 p
8-9 p
14-15 p
9
-10 p
1-2 p
7-8 p
3-4 p
 Tiết 1
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài 
- GV treo tranh + nêu câu hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- GV chốt ý rút âm e ghi bảng.
 b) Dạy chữ ghi âm 
 * NHận diện chữ ghi âm e 
- GV chữ ghi âm e là một nét thắt 
Chữ ghi âm e giống hình gì:
- Hôm nay chúng ta học âm gì?
- Âm và chữ b ghép với âm và chữ e ta có tiếng be
- Y/c HS đọc + GV chỉnh sửa lỗi.
- GV phát âm 
- Y/c HS phát âm + GV chỉnh sửa
- Y/c hs tìm và cài âm e vào bảng cài
- Y/c hs phát âm + cn + n + đt
 * Nghỉ giải lao 
 * HD viết bảng con)
- GV viết mẫu + HD quy trình viết 
- Y/c HS viết bảng con + GV chỉnh sửa lỗi viết
 Tiết 2
 c) Luyện tập:
 * Luyện đọc.
- Y/c HS luyện phát âm lại tiết 1+ GV chỉnh sửa lỗi
 * Luyện nói
- GV nêu chủ đề bài luyên nói.
- GV treo tranh + gợi ý câu hỏi
 + Trang vẽ gì?
 + Mỗi bức tranh nói về loài nào?
 + Các bạn nhỏ trong tranh đang học gì?
 + Các bức tranh có gì chung?
 - Gv kết luận: Học là cần thiết và rất vui. Ai cũng phải đi học và phải học chăm chỉ như vậy mới trở thành con ngoan, trò giỏi...
- GV liên hệ giáo dục.
 * Nghỉ giải lao
 * Luyện viết
- HDHS tô chữ b, tiếng be trong vở tập viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
- Thu vở chấm bài
- Nhân xét + tuyên dương + nhắc nhở.
 3. Củng cố,dặn dò: 
- Y/c HS đọc lại bài.
- Thi tìm chữ vừa học trong phần GV chuẩn bị.
- Dặn HS về nhà học bài.
- Nhận xét chung tiết học.
- 5-7 HS
- HS quan sát+ TLCH
- 2-3 HSTL
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- 1-2 HS + nx
- HS cài âm e
- 6-7 HS+ n + đt
- HS theo dõi
- 9-10 HS + n + đt
- HS theo dõi
- 3-4 HS + nx
- 3-4 HS + nx
- 2-3 HS + nx
- 3-4 HS + nx
- Nghe nhớ
- HS tô chữ trong vở tập viết
- Nộp vở
- 203 HS+ nx
Môn: Toán Tiết: 2
Bài: Nhiều hơn, ít hơn
 I/ Mục tiêu: Giúp Hs:
Có khái niệm ban đầu về nhiều hơn, ít hơn.
So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
Bước đầu biết sử dụng các từ “nhiều hơn, ít hơn” khi so sánh về số lượng 
Rèn cách sử dụng từ “nhiều hơn, ít hơn” khi so sánh
GDHS trật tự trong giờ học.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Một số ly, muỗng dùng cho bài học.
Bộ đồ dùng dạy học toàn thực hành của hs.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/G
Giáo viên
Học sinh
5p
1p
30-33p
3p
1. Bài cũ:
GV: kiểm tra đồ dùng của HS
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn so sánh:
 * So sánh số lượng cốc và thìa:
Có một số thìa và một số ly sau đó đặt vào mỗi ly một chiếc thìa cứ như vậy sẽ còn dư ra một chiếc ly không có thìa Như vậy số ly nhiều hơn số số thìa. GV nói: “Số ly nhiều hơn số thìa”
- Y/c HS nhắc lại
- GV rút ra nhận xét : “ Số thì ít hơn số ly”
- Y/c HS nhắc lại.
*/ So sánh số bình hoa và số bông hoa.
- GV đưa ra một số bình hoa và một số bông hoa rồi nêu yêu cầu:
- Cô có số bình hoa và số bông hoa tương tự như cách so sánh số thìa và số ly bạn nào có thể lên số sánh được?
- Y/c HS lên bảng so sánh
- Gv theo dõi hướng dẫn.
- Em thấy số bình hoa so với số hoa như thế nào?
- GV nhắc lại.: “Số bình hoa ít hơn số bông hoa” “Số bông hoa nhiều hơn số bình hoa”
*/ Thực hiện tương tự với các hình còn lại.(số cà rốt và số con thỏ, số xoong và nắp xoong, số phích cắm và số đồ dùng)
3. Củng cố dặn dò:
- Y/c HS tự so sánh rồi rút ra kết luận với các vật dụng trong lớp như bàn HS và bàn GV, cửa sổ với cửa ra vào.
- Dặn HS về nhà tự so sánh các vật dụng trong nhà em,
- Nhận xét chung tiết học.
- HS để đồ dùng trên bàn
- HS nhắc đề
- HS theo dõi
- 5 - 6 HS + n + đt
- 6 - 7 HS + n +n đt
- HS theo dõi
- 3- 4 hs + theo dõi.
- 5-6 hs + nx
- 3- 4 hs + nx
- 5-6 hs + nx
Môn: Tự nhiên và xã hội Tiết: 1
Bài: Cơ thể chúng ta
 I/ Mục tiêu:
Sau bài học một số HS biết:
Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, chân tay.
Rèn thói quen vận động, ham thích hoạt động, tự giác tập thể dục hằng ngày.
GD HS biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Các hình vẽ trong SGK.
Vở bài tập tự nhiên và xã hội
 III/ Các hoạt động dạy học:
T/G
Giáo viên
Học sinh
3p
1p
9p
10p
8p
3p
1. Bài cũ:
- GV giới thiệu về môn học tác dụng của môn học.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài. – ghi đề
b) Các hoạt động dạy học:
*/ Hoạt động 1: Quan sát tranh
**/ Mục tiêu:
- HS biết gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
**/ Cách tiến hành:
Bước 1:
- Y/c Hs hoạt động theo nhóm đôi.
- GV hướng dẫn Em hay quan sát tranh và kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
- GV theo dõi giúp đỡ.
Bước 2:
- Y/c các nhóm trình bày + nx.
- GV kết luận: Bộ phận bên ngoài của cở thể gồm: da, rốn, ...
- Y/c HS nhắc lại.
*/ Hoạt động 2:Quan sát tranh:
 **/ Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thểvà nhận biết được cơ thể chúng ta gồm ba bộ phận là mình và tay chân.
**/ Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở trang 5 SGK hãy chỉ và nói xem các bạn trong tranh đang làm gì?
- Qua các hoạt động đó em hay cho biết cơ thể chung ta gồm mấy phân chính?
- Y/c các nhóm thảo luận + Gv theo dõi giúp đỡ.
- Y/c các nhóm trình bày + nx
- Gv nhận xét chỉnh sửa.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Nhóm nào có thể làm theo các động tác mà các bạn trong tranh đã làm?
- Vậy cơ thể chúng ta gồm mấy bộ phận?
- Y/c HS nhắc lại.
GV nhận xét kết luận: Cơ thể chúng ta gồm ba phần đó là: đầu, mình và chân tay. Chúng nên tích cực hoạt động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ làm chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn
*/ Hoạt động 3: Tập thể dục:
**/ Mục tiêu: Tạo hứng thú để HS rèn luyện thân thể.
**/ Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS học bà hát:
“Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này là hét mỏi ngay”
- GV làm mẫu các động tác, vừa làm vừa hát 
- Y/c HS vừa hát vừa tập theo GV.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh.
- Lắng nghe ghi nhớ
- Nhắc đề
- Học theo nhóm đôi
- 4-5 nhóm + nx
- 3-4 HS
- Học theo nhóm 4
- 3-4 nhóm + nx
- 1-2 nhóm
- 3-4 Hs +nx
- Nghe nhớ
- Đọc đt
- Theo dõi
- Tập theo GV
- Nghe n ... V treo tranh+ nêu câu hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- GV chốt ý rút âm b ghi bảng.
 b) Dạy chữ ghi âm 
 * NHận diện chữ ghi âm b 
- GV chữ ghi âm b gồm hai nét một nét khuyết trên một nét thắt.
- Y/c HS so sánh hai chữ b và e
 * Ghép chữ và phát âm: 
- Bài trước các em học bài gì?
- Hôm nay chúng ta học âm gì?
- Âm và chữ b ghép với âm và chữ e ta có tiếng be
- Y/c HS đọc + GV chỉnh sửa lỗi.
- GV ghép trên bảng yêu cầu HS ghép trên bảng cài + pt
- GV phát âm 
- Y/c HS phát âm + GV chỉnh sửa
 * Nghỉ giải lao 
 * HD viết bảng con)
- GV viết mẫu + HD quy trình viết 
- Y/c HS viết bảng con + GV chỉnh sửa lỗi viết
- GV HD viết chữ ghi tiếng be (hướng dẫn tương tự)
- Lưu ý nét nối giữa chữ b và chữ e.
 Tiết 2
 c) Luyện tập:
 * Luyện đọc.
- Y/c HS luyện phát âm lại tiết 1+ GV chỉnh sửa lỗi
 * Luyện nói
- GV nêu chủ đề bài luyên nói.
- GV treo tranh + gợi ý câu hỏi
 + Ai đang học bài?
 + Ai đang tập viết chữ e?
 + Bạn voi đang làm gì?
 + Ai đang kẻ vở?
 + Hai bạn gái đang làm gì?
 + Các bức tranh này có gì giống và khác nhau?
- GV liên hệ giáo dục.
 * Nghỉ giải lao
 * Luyện viết
- HDHS tô chữ b, tiếng be trong vở tập viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
- Thu vở chấm bài
- Nhân xét + tuyên dương + nhắc nhở.
 3. Củng cố,dặn dò: 
- Y/c HS đọc lại bài.
- Thi tìm chữ vừa học trong phần GV chuẩn bị.
- Dặn HS về nhà học bài.
- Nhận xét chung tiết học.
- 5-7 HS
- HS viết bảng con.
- HS quan sát+ TLCH
- 2-3 HSTL
- HS theo dõi
- 1-2 HS + nx
- 1-2 HS + nx
- 2-3 HS + nx
- 6-7 HS+ n + đt
- HS cài bảng tiếng be
- HS theo dõi
- 9-10 HS + n + đt
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- 14-15 HS + n + đt
- HS theo dõi
- HS QS tranh +TLCH 
- 2-3 HS
- 3-4 HS
- 3-4 HS
- 2-3 HS
- 3-4 HS
- HS tô chữ trong vở tập viết
- Nộp vở
- 2-3 HS
Môn: TOÁN Tiết: 3
 Bài: Hình vuông, hình tròn
 I/ Mục tiêu:
Nhận ra và nêu đúng tên hình vuông hình tròn.
Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật
Rèn kỹ năng nhận biết các hình đã học thông qua những vật dụng hằng ngày.
GDHS yêu thích môn học.
 II/ Đồ dùng dạy học:
GV một số hình vuông, hình tròn có kích thước màu sắc khác nhau, một số vật thật có dạng hình vuông, hình tròn.
HS bộ đồ dùng học toán, vở btt, màu tô.
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/G
Giáo viên
Học sinh
5p
1 p
8-10p
1-2 p
14 – 16p
9-10 p
1. Bài cũ: 
- Y/c HS so sánh những đồ vật GV đã chuẩn bị
- GV nhận xét + ghi điểm + nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Tìm hiểu bài: 
 * Giới thiệu hình vuông.
- GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho HS xem
- GV nói: Đây là hình vuông. Y/c HS nhắc lại.
- GV thay đổi tư thế hình vuông để rút ra kết luận: Hình vuông đặt kiểu gì cũng là hình vuông.
 * Giới thiệu hình tròn.
- GV giới thiệu tương tự như hình vuông.
- GV vẽ hình lên bảng yêu cầu HS nhắc lại.
- Y/c HS tìm những vật thật có dạng hình vuông
 * Nghỉ giải lao
 d) HD thực hành
 Bài 1 GV nêu yêu cầu.
- Y/c HS dùng bút màu tô hình vuông
- Y/c HS nêu tên các vật có dạng hình vuông, hình tròn ở trong lớp, ở nhà.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
Bài 2: GV nêu yêu cầu.
- Y/c HS dùng bút bút màu tô màu vào các hình tròn. Riêng con lật đật em tô màu khác nhau để thành hình con vật.
- Y/c HS tô vào VBT.
Bài 3: GV nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS dung bút màu khác nhau để tô vào hình vuông và hình tròn.
- Y/c HS làm vào VBT.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Bài 4: GV nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách làm.
- Y/c HS gấp trên giấy vở.
- GV theo dõi giúp đỡ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Thu vở chấn bài.
- GV nhận xét tuyên dương + nhắc nhở.
- Y/c HS tập vẽ hình vuông, hình tròn vào bảng con.
- Dặn HS về nhà tìm những vật ở nhà có dạng hình vuông, hình tròn.
 - Nhận xét chung tiết học.
- 3-4 em
- HS quan sát
- 6-7em + n + đt
- HS theo dõi.
- 3-4 em+n+đt
- HS thi tìm
- HS nhắc lại
- HS làm vở bài tập
- 3-5 HS + nx
- HS nhắc lại
- HS theo dõi
- HS làm vở bài tập
- HS nhắc lại
- HS theo dõi
- HS làm vở bài tập
- HS theo dõi.
- HS gấp trên giấy vở.
- Nộp vở.
- HS lắng nghe ghi nhớ.
Môn: Thủ công Tiết: 1
 Bài: Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ thủ công
 I/ Mục tiêu;
HS biết một số loại giây bìa và dụng cụ thủ công
Rèn thói quen chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết học
GDHS yêu thích môn học.
 II/ Chuẩn bị
GV: Các loại giấy bìa, giấy màu dụng cụ học thủ công kéo, thước kẻ, bút chì, hồ dán, khăn lau.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Phần mở đầu: 
- GV giới thiệu nội dung yêu cầu nôn học.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: ghi đề.
 b) Hướng dẫn nhận biết các loại giấy, bìa: 
* Giới thiệu giấy bìa:
- GV giới thiệu: Giấy bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, gỗ, nứa, lồ ô 
- GV dùng quyển vở, sách giới thiệu bìa cho HS nhận biết.
- GV giới thiệu giấy làm thủ công.
* Giới thiệu dụng cụ làm thủ công:
- Thước kẻ: Được làm bằng gỗ hoặc nhựa dùng để kẻ đoạn thẳng.
- Bút chì: Dùng để vẽ, kẻ đường thẳng 
- Kéo: Dùng để cắt giấy, bìa  lưu ý cách sử dụng.
- Hồ dán: Dùng để dán thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở.
- GV cho HS nhận biết các dùng cụ học tập.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
- Nhận xét chung tiết học.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 21/08/08 
Ngày dạy: Thứ sáu: 22/08/08
 Môn: Học vần Tiết: 9+10
 Bài: Dấu: / 
 I/ Mục đích, yêu cầu:
HS nhận biết dấu sắc và thanh sắc.
Biết ghép tiếng bé.
Biết được dấu và thanh sắc ở trong các tiếng chỉ đồ vật,
Bước đầu biết nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em ở nhà, ở trường.
Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng dấu thanh sắc.
GD HS siêng năng hoạt động.
 II/ Đồ dùng dạy học:
Các vật tựa như dấu sắc.
Tranh minh hoạ các tiếng: bé, cá, lá, chuối, chó, khế.
Tranh minh hoạ phần luyện nói.
III/ Các hoạt động dạy học:
T/G
Giáo viên
Học sinh
5-7 p
3-4 p
9-10 p
8-9 p
6-7 p
1-2 p
14
-15 p
9-
10 p
1-2 p
8-9 p
3-4 p
 Tiết: 1
1. Bài cũ: 
- GV nêu yêu cầu từng phần.
- Y/c HS đọc trên bảng con. 
- Y/c HS viết bảng con theo nhóm.
- Gv nhận xét ghi điểm + nx bài cũ.
 2 Bài mới.
 a) Giới thiệu bài
- GV treo thanh yêu cầu HS quan sát tranh + TLCH
- Tranh vẽ ai? Vẽ gì?
- GV giải thích các tiếng: cá, lá, khế, chuối giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh sắc
- GV chỉ dấu sắc trong bài cho HS phát âm.
- Tên của dấu này là dấu sắc
 b) Dạy dấu thanh.
 */ Nhận diện dấu thanh sắc.
 **/ Dấu thanh huyền.
- GV viết lại dấu thanh và nói dấu thanh sắc là một nét sồ nghiêng phải.
- Cho HS xem các vật giống dấu thanh sắc.
- Y/c HS thảo luận +TLCH: Dấu thanh sắc giống những vật gì?
c) Ghép chữ và phát âm
- GV ghép mẫu tiếng bẽ + phát âm
- Y/c HS phân tích + đọc
- GV chỉnh sửa lỗi.
d) HD viết dấu thanh
- GV viết mẫu+ HD quy trình viết.
- Y/cầu HS viết bảng con.+ GV chỉnh sửa lỗi
- HD viết bảng con chữ ghi tiếng bè, bẽ
- GV viết mẫu+ HD quy trình viết.
- Y/cầu HS viết bảng con+GV chỉnh sửa lỗi.
 */ Nghỉ giải lao
 Tiết 2
e) Luyện tập.
 */ Luyện đọc
-Y/c HS đọc lại bài tiết 1
- GV chỉnh sửa lỗi.
 */ Luyện nói
- GV treo tranh +gợi ý câu hỏi
 + Quan sát tranh em thấygì?
 + Các bạn đó đang làm gì?
 + Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
 */ Nghỉ giải lao 
 */ Luyện viết
- HDHS tô dấu thanh sắc & chữ bé trong vở tập viết.
- GV theo dõi giúp đỡ những em yếu.
- Lưu ý tư thế ngồi viết cách cầm bút.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS đọc lại bài trên bảng.
- HS tìm dấu thanh & tiếng vừa học.
- Dặn HS về nhà học bài + tập viết.
- Nhận xét chung tiết học.
- HS thực hiện
- 4-5 HS
- HS viết bảng con.
- HS quan sát + TLCH
- HS theo dõi.
- 9-10 HS + n + đt.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi
- 3 - 4 HS
- HS phân tích+ đọc
- HS theo dõi.
- HS viết bảng con.
- HS theo dõi.
- HS viết bảng con.
- 11-12HS+ n + đt.
- HS quan sát tranh+TLCH
- 4-5 HS
- 3-4 HS
- 3-4 HS
- HS tô ở tập viết 
- 2-3 HS
 Môn: TOÁN Tiết: 4 
 Bài: Hình tam giác
 I/ Mục tiêu: Giúp HS
Nhận ra & nêu tên đúng tên hình tam giác.
Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.
Rèn kỹ năng nhận biết các hình đã học.
GD HS yêu thích môn học.
 II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Một số hình tam giác bằng bìa có màu sắc, kích thước khác nhau.
Một số vật thật có mặt là hình tam giác.
HS: Sử dụng bộ đồ dùng thực hành toán 1.
 III/ Các hoạt động dạy học:
T/G
Giáoviên
Học sinh
4 -6 p
1 p
13-14p
7-9 p
2-3 p
1. Bài cũ: 
- Y/c HS nêu tên các hình đã học.
- GV nhận xét + ghi điểm + nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bàiGhi đề
 b) Giới thiệu hình tam giác: 
- GV lần lượt giơ các tấm bìa hình tam giác cho HS quan sát, mỗi lần như vậy đều nói.(Đây là hình tam giác) + yêu cầu HS nhắc lại
- HS nhìn SGK nêu các đồ vật có dạng hình tam giác. 
- Y/c HS tìm những đồ dùng có dạng hình tam giác.
 *Nghỉ giải lao.
c) Thực hành ghép hình.
Bài 1 GV nêu yêu cầu.
- Y/c HS dùng bút màu tô hình vuông
- Y/c HS nêu tên các vật có dạng hình vuông, hình tròn ở trong lớp, ở nhà.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
Bài 2: GV nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS dùng hình vuông và hình tam gíc trong bộ đồ dùng thực hành cảu HS để ghép thành những hình mới.
- GV nhận xét chỉnh sửa + chốt bài: Từ những hình đã học chúng ta có thể tạo thành những hình mới bằng cách ghép các hình đã học lại với nhau.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Dặn HS về nhà học bài.
- Nhặn xét chung tiết học
- 3-4 em
- HS nhắc lại
- 5-6 em + n + đt
- 3-4 em + n + đt.
- 5em
- HS nhắc lại.
- HS làm VBT
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe ghi nhớ.
- HS theo dõi
Sinh hoạt tuần 1
 I/ Yêu cầu:
Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần qua.
Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
Rèn nền nếp, nội quy lớp học.
GD HS có ý thức đi học đều.
 II/ Nhận xét hoạt động tuần qua:
Duy trì sĩ số tương đối tốt.
Ổn định được nề nếp lớp.
Vệ sinh lớp sạch sẽ.
Có đầy đủ ĐDHT.
 III/ Phương hướng hoạt động tuần tới:
Vận động HS đi học đều.
Vệ sinh lớp học, trồng cây xanh trong lớp.
Tiếp tục ổn định nề nếp lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBang_nhau_Dau.doc