Giáo án dạy Tuần 16 - Lớp 4

Giáo án dạy Tuần 16 - Lớp 4

Môn: TOÁN

Tiết 76 Bài: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1; 2); bài 2.

- KNS: Tư duy logic, tư duy sáng tạo; hợp tác.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Viết sẵn bài tập 1 vào bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy-học:

1. Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.

2. Kiểm tra:

- Gọi HS lên bảng thực hiện các phép tính.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ rèn kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số và giải các bài toán có liên quan qua bài luyện tập.

HĐ2. HD luyện tập

Bài 1 dòng 1; 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Viết lần lượt từng bài lên bảng, Yêu cầu HS thực hiện vào vở.

- Nhận xét, đánh giá.

 

doc 37 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 16 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 05 tháng 12 năm 2011.
Môn: TOÁN 
Tiết 76 	Bài: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1; 2); bài 2.
- KNS: Tư duy logic, tư duy sáng tạo; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Viết sẵn bài tập 1 vào bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng thực hiện các phép tính.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ rèn kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số và giải các bài toán có liên quan qua bài luyện tập.
HĐ2. HD luyện tập
Bài 1 dòng 1; 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Viết lần lượt từng bài lên bảng, Yêu cầu HS thực hiện vào vở. 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng, 1 em làm tóm tắt, 1 em giải bài toán. 
 25 viên: 1m2 
 1050 viên: ...m2 ?
*Bài 3: Khuyến khích HS khá giỏi. 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV ghi lần lượt tóm tắt sau mỗi câu trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS tự làm bài (phát phiếu cho 2 nhóm HS)
- Gọi HS làm trên phiếu lên dán phiếu và trình bày bài giải 
- Cùng HS nhận xét, kết luận bài giải đúng
- Yêu cầu HS đổi vở nhau để kiểm tra 
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong SGK. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 3 HS lên bảng thực hiện:
75480 : 75= 12678 : 36 = 
25407: 57 = 
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
a) 4725 : 15 = 315 4674 : 82 = 57 
b) 35136 : 18 = 1592 18408 : 52 = 354
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
Giải
 Số mét vuông nền nhà lát được là:
 1050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số: 42 m2 
- 1 HS đọc to đề bài.
- HS nêu.
- Trong cả 3 tháng đó trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm?
- HS tự làm bài.
- Dán phiếu trình bày bài làm.
- Đổi vở nhau kiểm tra.
Số sản phẩm cả đội làm trong 3 tháng là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm).
 Trung bình mỗi người làm được là:
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 (sản phẩm)
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 31 	 Bài: KÉO CO
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (Trả lời được các CH trong SGK).
- KNS: Lắng gnhe tích cực; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài: Tuổi ngựa.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa. Các em cho biết bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Trò chơi kéo co thường diễn ra vào những dịp nào? 
- Kéo co là một trò chơi mà người VN ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng mỗi khác. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta.
HĐ2. HD luyện đọc.
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Gợi ý HS chia đoạn.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- HD HS luyện phát âm các từ khó: Hữu Trấp, Quế Võ, Tích Sơn,
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. 
- HD HS giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
HĐ 3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
+ Bạn nào ó thể giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? 
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? 
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 
- Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? 
- Hãy nêu nội dugn chính của bài ?
HĐ 4. HD HS đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu cả bài. Yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét tìm ra giọng đọc đúng.
- HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn.
+ GV đọc mẫu.
+ Gọi 3 HS đọc. 
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cá nhân, nhóm.
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung của bài? 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lần lượt lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá. 
- Vẽ cảnh thi kéo co.
- Thường diễn ra ở các lễ hội lớn, hội làng, trong các buổi hội diễn, hội thao, hội khỏe Phù Đổng.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc, em khác đọc thầm theo.
+ Đoạn 1: Từ đầu...bên ấy thắng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo...người xem hội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. 
- 1 HS đọc ở phần chú thích.
- Luyện đọc trong nhóm đôi.
- 1 HS đọc cả bài.
+ Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng. 
+ HS giới thiệu trước lớp: Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường. Ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ. Nam khỏe hơn nữ rất nhiều. Thế mà có năm bên nữ thắng được bên nam. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui. Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem. 
+ Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. 
+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi; vì những tiếng reo hò khích lệ của rất nhiều người xem.
- Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi...
- HS nêu.
- Lắng nghe, tìm ra giọng đọc phù hợp với diễn biến của bài: toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong bài 
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- 3 HS luyện đọc.
- Luyện đọc trong nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm cá nhân, nhóm.
- HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
- Giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người VN ta. 
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 16 	Bài: YÊU LAO ĐỘNG 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Nêu được ích lợi của lao động.
-Tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân; không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
- Biết được ý nghĩa của lao động.
- KNS: Kĩ năng xác định giá trị của lao động; Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - 1 số đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Vì sao chúng ta phải kính trọng thầy giáo cô giáo?
- Để tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo các em phải làm gì? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ sẽ tìm hiểu yêu lao động đáng được quý trọng như thế nào ? 
2HĐ 2. Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a
- GV đọc diễn cảm truyện. 
- Gọi HS đọc lại.
- Chia nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
1. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện?
2. Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau câu chuyện xảy ra? 
3. Nếu em là Pê-chi-a, em có làm như bạn không? 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
Kết luận: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bởi vậy mỗi người phải yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK .
HĐ 3. Thảo luận nhóm (BT1)
- Nêu Yêu cầu: Các em hãy thảo luận nhóm 6 tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động rồi ghi vào phiếu theo 2 cột (phát phiếu cho các nhóm). 
 - Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Trong cuộc sống và trong xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, chúng ta đều phải yêu lao động, khắc phục mọi khó khăn thử thách để làm tốt công việc của mình.
HĐ 4. Đóng vai (BT2).
- Gọi HS đọc BT2.
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 thảo luận đóng vai 1 tình huống.
- Gọi các nhóm lên đóng vai.
- Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
- Ai có cách ứng xử khác? 
4. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Làm tốt các việc tự phục vu bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. 
- Chuẩn bị BT 3,4,5,6.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng trả lời:
+ Vì thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. 
+ Em phải lễ phép với thầy cô, cố gắng học tập, rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy, cô. 
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- 1 HS đọc.
- Làm việc nhóm 4.
1. Trong khi mọi người đều hăng say làm việc thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả
2. Pê-chi-a sẽ thấy hối hận nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó.
3. Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. 
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- 2,3 HS đọc.
- Chia nhóm thảo luận.
- Các nhóm dán phiếu trình bày.
* Những biểu hiện yêu lao động:
+ Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình
+ Tự làm lấy công việc của mình.
+ Làm việc từ đầu đến cuối.
* Những biểu hiện không yêu lao động: 
+ Ỷ lại không tham gia vào lao động.
+ K ... mình đã chuẩn bị. 
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình. 
b. HD HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài.
- Gọi HS đọc lại gợi ý 2 trong SGK.
- Em chọn cách mở bài nào ? Hãy đọc mở bài của em.
- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý 3 trong SGK.
- Nhắc HS: trong mẫu câu mở đoạn là Bọn con trai thì cho là anh lính này nom rất oách.
- Gọi HS dựa theo dàn ý đọc phần thân bài của mình.
- Em chọn kết bài theo hướng nào? Đọc phần kết bài của em.
HĐ3. HS viết bài
- Lưu ý về chính tả, tư thế ngồi viết,
4. Củng cố, dặn dò:
- Em nào chưa hài lòng bài viết của mình có thể về nhà viết lại nộp cho thầy vào bài sau. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát tập thể.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá. 
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK.
- cá nhân đọc thầm dàn ý.
- 2 HSG đọc dàn ý của mình. 
- 2 HS đọc to trước lớp.
* MB trực tiếp: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất là chú gấu bông.
* MB gián tiếp: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có một chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em trong suốt năm nay. 
- HS đọc thầm.
- 1 HSG thực hiện.
- 1 HS làm mẫu.
* Kết bài không mở rộng: Ôm chú gấu như một cục bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu.
* Kết bài mở rộng: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi. 
- Lắng nghe, thực hiện.
- Lắng gnhe và thực hiện.
Môn: TOÁN 
Tiết 75 Bài: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư ).
- Bài tập cần làm: Bài tập 1.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra. 
- Gọi HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. Trường hợp chia hết
- Ghi bảng: 41535 : 195 
- Gọi 1 HS lên bảng làm và nêu cách tính, cả lớp thực hiện vào vở nháp 
- HD HS ước lượng thương bằng cách:
415 : 195 = ? có thể lấy 400: 200 được 2 253 : 195 = ? có thể lấy 300 : 200 được 1
585 : 195 = ? Có thể lấy 600 chia 200 được 3.
HĐ3. Trường hợp chia có dư
- Ghi bảng: 80120 : 245 = ? 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở nháp, 1 HS lên bảng thực hiện. 
- Em có nhận xét gì về số dư và số chia 
HĐ 4. Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS thực hiện vào vở. 
Bài 2: Khuyến khích HS khá giỏi thực hiện.
- Gọi HS nhắc lại qui tắc tìm một thừa số chưa biết; tìm số chia chưa biết.
- 1 HS Khá giỏi lên bảng thực hiện.
4. Củng cố, dặn dò:
- Muốn chia cho số có ba chữ số ta thực hiện như thế nào ? 
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 3 HS lên bảng thực hiện
 4578 : 421 = 9785 : 205 = 
 6713 : 546 = 
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
 - 1 HS lên bảng thực hiện 
 41535 195
 0253 213
 0585 
 000 
- HS nêu cách tính như SGK. 
- 1 HS lên thực hiện và nêu cách tính như SGK 
 80120 245
 0662 327 
 1720 
 005 
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia 
 - HS tính vào vở..
a) 62321 : 307 = 203 
b) 81350 : 187 = 435 (dư 5) 
- 1 vài HS nhắc lại 
- 1 HS lên thực hiện 
 89658 : x = 293
 x = 69658 : 293 
 x = 306 
- Đặt tính sau đó chia theo thứ tự từ trái sang phải. 
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: KĨ THUẬT
Tiết 16 	Bài: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. 
- Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản. Phù hợp với HS. 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu thêu móc xích, một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
- Đồ dùng thực hành kĩ thuật dành cho GV.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng phục vụ học tập của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong giờ học trước, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Hôm nay, các em sẽ tự cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút,...
HĐ 2: Thực hành cắt, khâu, thêu túi rút dây, 
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước cắt, khâu túi rút dây.
- Các em thêu trang trí trước khi khâu phần thân túi. Vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản có thể là bông hoa, chiếc lá, con chim... bằng mũi thêu lướt vặn, thêu móc xích hoặc thêu một đường móc xích gần đường gấp mép. Cuối cùng các em mới khâu phần thân túi bằng các mũi khâu thường hoặc khâu đột. 
- Yêu cầu HS thực hành.
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
4. Củng cố, dặn dò.
- Tiếp tục hoàn thiện sản phẩm ở nhà. Chuẩn bị tiết sau: tiếp tục thực hành. 
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Thực hiện theo 4 bước:
. Đo, cắt vải.
. Cắt, khâu phần luồn dây.
. Khâu phần túi.
. Lồng dây vào túi.
- Lắng nghe, thực hiện. 
- HS thực hành.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết 16 	Bài: THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ ( lược đồ). 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Các bản đồ: hành chính, giao thông VN, bản đồ Hà Nội.
- Tranh ảnh về Hà Nội.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng trả lời
1. Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
2. Em hãy mô tả qui trình làm ra một sản phẩm gốm?
3. Chợ phiên ở ĐBBB có đặc điểm gì? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Mỗi quốc gia đều có một thủ đô. Thủ đô của nước ta tên là gì? ở đâu? và có những đặc điểm gì? Các em tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay. 
HĐ 2. Hdtimf hiểu về Hà Nội -TP lớn ở trung tâm ĐBBB
- Hà Nội là TP lớn nhất của miền Bắc
- Yêu cầu HS quan sát hình 1
- Chỉ vị trí Hà Nội và cho biết Hà Nội giáp những tỉnh nào? 
- Từ tỉnh (TP) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào? 
Kết luận: Thủ đô HN nằm ở trung tâm ĐBBB, có sông Hồng chảy qua thuận lợi để thông thương với các vùng. Từ đó có thể đến nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của ĐBBB, miền Bắc và cả nước đặc biệt là đường hàng không nối liền với nhiều nước. 
HĐ 3. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển
- Các em thảo luận nhóm 4 theo nội dung sau:
1. Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác? Đến nay HN được bao nhiêu tuổi?
2. Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu? tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố? ) 
3. Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố).
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Treo khu phố cổ và khu phố mới.Giới thiệu: Hà Nội cổ gồm nhiều phường làm nghề thủ công và buôn bán gần Hồ Hoàn Kiếm, trong quá khứ Hà Nội nổi tiếng với 36 phố phường là nơi buôn bán tấp nập và mang các tên gắn với những hoạt động sản xuất, buôn bán. Ngày nay nhiều đường phố Hà Nội được mở rộng và hiện đại hơn.
HĐ 4. Hà Nội-trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước
- Các em quan sát các hình trong SGK kết hợp đọc SGK thảo luận nhóm 4 theo các gợi ý sau: 
- Nêu ví dụ để thấy Hà Nội là:
. Trung tâm chính trị.
. Trung tâm kinh tế lớn.
. Trung tâm văn hóa, khoa học.
. Kể tên một số trường Đại học, Viện bảo tàng,... ở Hà Nội. 
- Gọi các nhóm trình bày 
Kết luận: Hà Nội là thủ đô của cả nước, với nhiều cảnh đẹp, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế của cả nước. Năm 2000 HN đã được cả thế giới biết đến là TP vì hòa bình. Chúng ta tự hào về điều đó.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Giáo dục: Tự hào về thủ đô của nước ta-thủ đô Hà nội. 
- Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời:
1. Người dân ở ĐBBB có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau: lụa ở Vạn Phúc, gốm sứ ở Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm...
2. Nhào đất và tạo dáng cho gốm, phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm và cuối cùng cho ra các sản phẩm gốm
3. Chợ phiên có đặc điểm: bày bán hàng ở dưới đất, không cần sạp hàng cao, to, hàng hóa là sản phẩm sản xuất tại địa phương , người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó. 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát, nhận xét.
- HS chỉ và nêu: Hà Nội giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên.
- HS trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Chia nhóm thảo luận:
1. Còn có tên gọi là Thăng Long, đến nay đã được 1001 tuổi.
2. Khu phố cổ mang tên các nghề thủ công và buôn bán ở khu phố đó. Nhà cửa thấp mái ngói, kiến trúc cổ kính, đường phố nhỏ hẹp, yên tĩnh
3. Khu phố mới mang tên các danh nhân, nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại, đường phố to rộng có nhiều xe cộ đi lại 
- Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Quan sát, lắng nghe.
- Chia nhóm thảo luận, sau đó nêu kết quả
* Trung tâm chính trị: Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao cấp.
* Trung tâm kinh tế lớn: nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện
* Trung tâm văn hóa, khoa học: Trường Đại học đầu tiên Văn Miếu-Quốc tử giám, nhiều viện nghiên cứu trường Đại học, bảo tàng, thư viện, nhiều danh lam thắng cảnh.
+ Tên một số cơ quan chính phủ: Văn phòng Quốc Hội, văn phòng chính phủ, đại sứ quán Mỹ...
* Tên một số trường Đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐHSP HN, Viện toán học...
+ Tên một số viện bảo tàng: bảo tàng quân đội, lịch sử, dân tộc học,...
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Vài HS đọc.
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 16.doc