Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Phạm Thị Thùy Linh

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Phạm Thị Thùy Linh

Toán

 TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, giúp HS tự giới thiệu về mình

- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học tập và các hoạt động trong giờ học toán.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.

- HS: Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 13 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 1 - Phạm Thị Thùy Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG. TUẦN 1
LỚP : 1/1.GV : Dương Thị Hồng Thúy
BUỔI
THỨ
MÔN
TIẾT
BÀI DẠY
ĐDDH
SÁNG
Thứ hai
27/8/2018
SHC
1
Sinh hoạt cờ
TV
1
Tiếng
NHẠC
1
Quê hương tươi đẹp
x
TV
2
Tiếng
CHIỀU
Thứ hai
27/8/2018
MT
1
Cuộc dạo chơi đường nét- T1
x
CCTV
1
Củng cố Tiếng Việt
CCTV
2
Củng cố Tiếng Việt
SÁNG
Thứ ba
28/8/2018
CCTV
3
Củng cố Tiếng Việt
T
1
Tiết học đầu tiên
x
TD
1
Làm quen-Trò chơi: Diệt con vật
x
TV
3
Tách lời ra thành tiếng
TV
4
Tách lời ra thành tiếng
SÁNG
Thứ tư
29/9/2018
T
2
Nhiều hơn-Ít hơn
x
TV
5
Tiếng giống nhau
TV
6
Tiếng giống nhau
TNXH
1
Cơ thể chúng ta
x
CHIỀU
Thứ tư
29/9/2018
CCTV
4
Củng cố Tiếng Việt
CCTV
5
Củng cố Tiếng Việt
CCTV
6
Củng cố Tiếng Việt
SÁNG
Thứ năm
30/8/2018
T
3
Hình vuông-Hình tròn
x
TV
7
Tiếng khác nhau từng phần
TV
8
Tiếng khác nhau từng phần
TC
1
Giới thiệu một số loại giấy
x
ĐĐ
1
Em là học sinh lớp 1 – T1
x
CHIỀU
Thứ sáu
31/8/2018
T
4
Hình tam giác
x
TV
9
Tách tiếng thanh ngang ra 2 phần
TV
10
Tách tiếng thanh ngang ra 2 phần
NGLL
1
Làm quen với bạn bè , thầy cô giáo
SHL
1
Sinh hoạt lớp tuần 1
Tuần 1:
 Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2018
	Buổi sáng
SINH HOẠT CỜ
..................................................
 Tiếng Việt tuần 1 
TIẾNG (Tiết 1)
*************************************************
Nhạc
QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
GV chuyên dạy
.............................................................
 Tiếng Việt tuần 1 
TIẾNG (Tiết 2)
........................................................................................................................
Buổi chiều
Mĩ Thuật
CUỘC DẠO CHƠI ĐƯỜNG NÉT( Tiết 1)
GV chuyên dạy
.............................................................
CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT
...........................................
CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT
.................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 29 tháng 8 năm 2018
Buổi sáng
CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT
..............................................
Toán
 TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU:
Tạo không khí vui vẻ trong lớp, giúp HS tự giới thiệu về mình
Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học tập và các hoạt động trong giờ học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
 1. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Toán 1
* Giáo viên giới thiệu sách Toán 1
- Giáo viên hướng dẫn H lấy sách Toán 1 và hướng dẫn H mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên”
- Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1:
 2. Giáo viên hướng dẫn H làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1
- GV hướng dẫn H quan sát từng tranh 
GV chốt: Trong học toán thì học cá nhân là quan trọng nhất, các em nên tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo sự hướng dẫn của T.
C. Hoạt động thực hành kĩ năng.
D. Ứng dụng – Dặn dò
- Về thực hành mở sách vở.
- Kiểm tra lại bìa bọc và nhãn vở.
- Học sinh chơi trò chơi “Thò , thụt”
- H quan sát sách Toán 1
- H lấy sách Toán 1 ra, mở sách đến trang có bài
“Tiết học đầu tiên”
- H theo dõi lắng nghe
- HS mở sách Toán 1 đến bài “ Tiết học đầu tiên”
- Thảo luận theo nội dung của từng ảnh 1 trong sách giáo khoa
- Đại diện các nhóm trả lời nội dung từng ảnh và làm quen với nội dung đó
- H các nhóm hoàn thành nội dung các ảnh trong sách giáo khoa.
- Lắng nghe
- Học sinh thi gấp mở sách trong nhóm.
******************************************************************
Tiếng Việt tuần 1
TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG (Tiết 3 + 4)
*************************************************
Thứ tư , ngày 30 tháng 8 năm 2018
Buổi sáng
Toán
 NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
- So sánh số lượng các nhóm đồ vật, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn thành thạo.
- Hăng say học tập môn Toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
1.Giới thiệu bài mới
Giáo viên nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
2.Hoạt động 1: So sánh số lượng thìa và cốc
- GV gọi HS lên bảng đặt mỗi thìa vào một cốc ( 4 thìa và 5 cốc), còn thừa cốc không có thìa.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV kết luận: "Ta nói số cốc nhiều hơn số thìa, số thìa ít hơn số cốc"
3. Hoạt động 2: So sánh số lượng hai nhóm đồ vật trong SGK.
C. Hoạt động thực hành kĩ năng.
Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn
- Đưa 2 nhóm đồ vật, đối tượng bất kỳ cho hs so sánh nhiều hơn ít hơn.
D. Ứng dụng – Dặn dò
- Về so sánh các nhóm đồ vật, vật nuôi, ở nhà em,.
- Chuẩn bị bài giờ sau: Hình vuông, hình tròn.
- Học sinh hát bài hát “ Quả”
- Học sinh hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả hoạt động và nhận xét.
+Số cốc nhiều hơn số thìa.
+ Số thìa ít hơn số cốc.
- Một vài học sinh nhắc lại, nhóm, lớp đồng thanh nhắc lại
- Học sinh quan sát tranh vẽ trong SGK, thảo luận theo cặp
- Đại diện cặp chia sẻ trước lớp
Tranh 1:
+ Số chai ít hơn số nút chai.
+ Số nút chai nhiều hơn số chai....
Tranh 2:
+ Số con thỏ nhiều hơn số củ cà rốt
+ Số củ cà rốt ít hơn số con thỏ
- HS chơi theo tổ
VD: - So sánh số bạn nam và số bạn nữ trong lớp?
- Số bạn gái nhiều hơn số bạn trai.
- Số bạn trai ít hơn số bạn gái.
 ..
Tiếng Việt
TIẾNG GIỐNG NHAU ( tiết 5 + 6 )
..
Tự nhiên và xã hội 
Bài 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 Sau bài học này, HS biết:
	 - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể là đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.....
	 - Biết một số cử động bộ phận đầu, mình, tay và chân.
	 - HS chăm tập TDTT để có cơ thể phát triển tốt.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
- GV:	Hình trong SGK trang 4,5 phong to.
- HS: + Sách giáo khoa TNXH	
 + Bài hát : Đôi bàn tay xinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Hoạt động khởi động:( 5 phút)
Hát: “ Đôi bàn tay xinh”
Giới thiệu bài: Cơ thể chúng ta
B/ Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15phút)
 Bước 1: Trải nghiệm
 Bước 2: Phân tích- khám phá- rút ra bài học:
- GV kết luận: Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, và chân tay.
 Bước 3: Chia sẻ trải nghiệm:
- Cá nhân: Kể tên một số bộ phận trên cơ thể em 
- Nhóm 4: Quan sát hình ở trang 4 SGK. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Đại diện nhóm lên chỉ tranh đã phong to và nói tên các bộ phận trên cơ thể.
Ví dụ: mắt, mũi, miệng, tay, đùi, chân,..
- Hs căp đôi: lên chỉ nêu tên các bộ phận trên cơ thể của bạn và bộ phận đó thuộc phần nào của cơ thể.
C/ Hoạt động thực hành kĩ năng:(12 phút)
Làm việc nhóm 4.
- GV kết luận: Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, và chân tay.Để cho cơ thể luôn khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn hàng ngày các em cần biết bảo vệ cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục.
Hoạt động cả lớp.
- Tập thể dục: GV hướng dẫn các em vừa hát vừa làm theo lời bài hát: 
èKL: Muốn cho cơ thể phát triển tốt thì chúng ta phải tập TD hàng ngày.
- Làm việc nhóm 4. 
- HS quan sát tranh SGK trang 5
- Các bạn trong từng hình đang làm gì?
- Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- Đại diện một số nhóm lên chỉ tranh và nêu.
- Bạn cúi đầu, bạn đội mũ, bạn bế em, bạn ăn cơm, bạn đá bóng.
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, và chân tay.
- HS hát và tập bài TD theo hướng dẫn
D/ Hoạt động ứng dụng - dặn dò:(3 phút)
- Về nhà các em phải biết chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể và tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh
.................................................................
Buổi chiều
CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT
.
CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT
.
CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT
.
Thứ năm, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Buổi sáng
Toán
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn , nói đúng tên hình.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn của các vật thật có dạng hình vuông, hình tròn.
- Hs yêu thích và có ý thức học tập toán tốt hơn.
II.CHUẨN BỊ
- GV: Hình vuông, hình tròn bằng bìa hoặc gỗ.
- HS: SGK,VBT, bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động.
- Giáo viên lấy 5 cái bút và 4 quyển vở
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
1.Giới thiệu bài mới
Giáo viên dẫn dắt vào bài.
2.Giới thiệu hình vuông
- GV giơ tấm bìa hình vuông và giới thiệu: "đây là hình vuông"
 - Lấy cho cô các hình vuông trong bộ đồ dùng.
- Quan sát tranh SGK
? Đâu là hình vuông.
3.Giới thiệu hình tròn.
- GV hướng dẫn tương tự hình vuông.
C. Hoạt động thực hành kĩ năng.
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tô màu (CN)
Bài 2: Tô màu (CN)
 Hướng dẫn hs tô hình tròn.
- Chú ý tô hình tròn trong con lật đật cho khác màu nhau.
Bài 3: Tô màu (CN)
 + Liên hệ: Nêu các vật hình vuông, hình tròn có ở lớp, ở nhà.
- GV nhận xét
Bài 4 : Làm thế nào để có hình vuông? (N2)
- Tổ chức thành trò chơi
- GV treo tranh có hình
- GV nhận xét tuyên dương
D. Ứng dụng – Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Tìm trong thực tế những đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.
- Về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
- HS so sánh số lượng bút và số lượng vở
- HS quan sát 
 - Học sinh nhắc lại: "hình vuông"
- HS lấy hình vuông nói: “Đây là hình vuông”.
- HS trao đổi cặp và trả lời: Khăn mặt mùi xoa, viên gạch hoa.
- HS tô màu xanh vào hình vuông
- HS dùng bút màu tô các hình vuông.
- HS tự tô màu
- 3 HS nêu cách tô màu: dùng bút màu khác nhau để tô hình vuông, hình tròn
- HS tô màu.
- 2 đội học sinh lên chơi trò chơi.
- Cả lớp theo dõi, cổ vũ.
- Nhận xét phân thắng thua, tuyên dương
- Theo dõi.
************************************************ 
Tiếng Việt 
TIẾNG KHÁC NHAU. THANH ( tiết 7 + 8)
********************************************
THỦ CÔNG
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA
VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
	I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
 - Giúp các em yêu thích môn học.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV : Giấy màu, bìa,kéo,hồ,thước kẻ,bút chì.
 - HS : Giấy màu,sách thủ công.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Hoạt động khởi động: Hát
 2. Hoạt động hình thành kiến thức : 
HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐIỀU CHỈNH
Hoạt động 1: 
Giới thiệu bài,ghi bảng.
-GV giới thiệu bài mới.
-GV ghi bảng tựa bài
-Quan sát và lắng nghe.
Hoạt động 2:
Giới thiệu các loại dụng cụ.
- Giáo viên để tất cả các loại giấy màu,bìa và dụng cụ để học thủ công trên bàn để học sinh quan sát.
- Giới thiệu giấy bìa làm từ bột của nhiều loại cây(tre,nứa,bồ đề).
- Giới thiệu giấy màu để học thủ công(có 2 mặt: 1 mặt màu,1 mặt kẻ ô).
 - Giới thiệu thước kẻ,bút chì,hồ dán và kéo.
 - Giáo viên cho học sinh xem thước kẻ và hỏi: 
 “Thước được làm bằng gì?”
 “Thước dùng để làm gì?”
 - Giáo viên nói thêm: Trên mặt thước có chia vạch và đánh số cho học sinh cầm bút chì lên và hỏi “ Bút chì dùng để làm gì?” à Để kẻ đường thẳng ta thường dùng loại bút chì cứng.
 - Cho học sinh cầm kéo hỏi:
 “Kéo dùng để làm gì?”
 Lưu ý: Khi sử dụng kéo cần chú ý tránh gây đứt tay.
 - Giới thiệu hồ dán :
 Được chế biến từ bột sắn và đựng trong hộp nhựa.
 Hỏi công dụng của hồ dán.
-Quan sát và lắng nghe rồi nhắc lại đặc điểm của từng mặt giấy màu.
-Quan sát và trả lời.
-Cầm bút chì quan sát để trả lời.
Cầm kéo và trả lời.
Học sinh quan sát lắng nghe và trả lời.
3. Hoạt động nối tiếp :
 - Gọi học sinh nhắc lại tên các đồ dùng để học thủ công.
 - Chuẩn bị giấy trắng,giấy màu,hồ dán cho bài xé dán đầu tiên cho tuần 2.
 - Nhận xét lớp.
............................................................................
 Đạo đức
BÀI 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (Tiết 1 )
I- MỤC TIÊU:
- Hiểu học sinh có quyền có họ tên, có quyền đi học. Vào lớp 1 các em có thêm bạn mới, có thầy cô giáo mới, sẽ thêm nhiều điểm 10.
- Biết giới thiệu về tên, sở thích của bản thân, kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Vui vẻ, phấn khởi đi học, yêu quý bạn bè.
- Giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:
 + Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân
 + Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người 
 + Kĩ năng lắng nghe tích cực.
 + Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy cô giáo, bạn bè...
II CHUẨN BỊ
- GV: Điều 7; 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- HS : Vở bài tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - GV giới thiệu bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1(10 phút): (Nhóm) 
Giới thiệu tên mình
“ Vòng tròn giới thiệu”
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ.
* Giáo viên kết luận: mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên.
- Học sinh hát tập thể bài “Em yêu trường em”.
- HĐTQ giới thiệu trò chơi, nêu luật chơi và tổ chức cho các bạn chơi.
- HS tham gia trò chơi theo nhóm 
 - Trò chơi giúp em điều gì?
- Em cảm thấy thế nào khi được giới thiệu tên mình, tên bạn ?
- Theo dõi
2. Hoạt động 2: Giới thiệu về sở thích của mình( cặp đôi ) 10 phút
- Cho Học sinh tự giới thiệu trong nhóm 2 người .
- HS quay sang giới thiệu cho nhau sở thích của mình
- Những điều bạn thích có hoàn toàn giống em không?
* Giáo viên kết luận GV: Mỗi người có sở thích khác nhau, ta cần tôn trọng sở thích riêng của mỗi người.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ cả lớp
3. Hoạt động 3: Kể về ngày đầu tiên đi học (cá nhân): 10 phút
* Giáo viên kết luận : Vào lớp 1 các em có thầy cô mới, bạn mới, biết bao điều mới lạ, các em cần ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG – DẶN DÒ
- Ôn bài, chuẩn bị giờ sau thực hành luyện tập.
- Cá nhân làm việc
+ Em đã mong chờ chuẩn bị cho ngày khai giảng ra sao?
 +Bố mẹ đã quan tâm như thế nào? 
+Em có thấy vui khi là hs lớp 1 không? +Em sẽ làm gì để xứng đáng là hs lớp 1?
************************************************************* 
Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2018
Toán
HÌNH TAM GIÁC 
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận ra và nêu tên đúng hình tam giác nói đúng tên hình..
- Nhận ra hình tam giác từ các vật thật.
- Hăng say học tập môn hình học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Một số vật có hình tam giác.
- HS : Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
1.Giới thiệu bài mới
 Giáo viên dẫn dắt vào bài ghi đầu bài.
- Học sinh chơi trò chơi tiếp sức
 Kể tên những vật, đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.
2.Giới thiệu hình tam giác
- Yêu cầu HS lấy các hình trong bộ đồ dùng học toán, chia riêng thành ba nhóm: Hình vuông, tròn và một nhóm để riêng. Trao đổi xem hình còn lại là hình gì?
HS lấy các hình trong bộ đồ dùng học toán, chia riêng thành ba nhóm: Hình vuông, tròn và một nhóm để riêng. Trao đổi nêu hình còn lại là hình tam giác.
- Cho HS xem một số vật có hình tam giác.
C. Hoạt động thực hành kĩ năng.
- Đọc: hình tam giác.
Thực hành xếp hình (CN)
- Yêu cầu từ các hình tam giác, vuông, tròn các em hãy xếp thành các hình như SGK.
- Tiến hành xếp.
- Với HS khá giỏi yêu cầu các em xếp các hình do em tự nghĩ ra.
Chốt: Từ các hình đã học chúng ta có thể ghép thành rất nhiều các hình khác nhau
- Thi đua nhau xếp.
- Theo dõi.
 Chơi trò “Thi đua chọn nhanh các hình”).
- GV đọc tên hình bất kì, học sinh tìm và lấy nhanh hình đó trong bộ đồ dùng.
- Chơi theo nhóm.
D. Ứng dụng – Dặn dò
- Tìm các vật có hình tam giác ở lớp, ở nhà
- Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.
- Lắng nghe.
***********************************************
Tiếng Việt tuần 1
TÁCH TIẾNG THANH NGANG RA HAI PHẦN, ĐÁNH VẦN( tiết 9-10)
****************************************
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
CÁCH BỌC SÁCH VỞ
I/ YÊU CẦU:
- HS biết cách bọc sách vở và bảo quản giữ gìn sách vở để sử dụng lâu bền.
II/ DIỄN BIẾN:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A/ Phần chuẩn bị
B/ Nghi thức khai mạc
C/ Kiểm điểm công tác tuần qua.
 - Công việc thực hiện:
 - GV giới thiệu cách bọc vở, sách .
 - Vì sao ta phải bọc sách vở?
 - Ta phải giữ gìn bìa sách vở sạch đẹp để làm gì?
 - Bao bìa thế nào gọi là sạch đẹp?
 - Bao bìa xong dán nhãn ở góc nào?
 - Cho HS xem 1 số vở mẫu để các em về thực hiện cho đúng.
D/ Nhiệm vụ thời gian tới:
 - Ổn định nề nếp lớp
 - Giao việc : Ban cán sự lớp nhận nhiệm vụ theo dõi ghi nhận bạn tốt, bạn chưa tốt trong việc thực hiện các nề nếp.
 - Qua phần kiểm tra Cô nhận thấy đa số các em đều bao bìa dán nhãn tốt sạch sẽ nhưng còn 1 số bạn chưa có đủ dụng cụ học tập sách vở chưa bao bìa dán nhãn.
Đ/ Phần kết thúc
LT chép kế hoạch trọng tâm
LT cho HS hát.
LT xin GVCN vào nội dung.
- Để bảo quản giữ gìn bìa sách vở sạch đẹp.
- Để sử dụng lâu bền.
- Bao giấy hoa ở trong và bọc nhựa ở ngoài.
- Ở phía trên góc phải của sách vở.
Hát tập thể.
	Ngày 30/8/2018
 Khối trưởng
 Phạm Thị Thùy Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_1_pham_thi_thuy_linh.doc