LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10.
- Viết được các số theo thứ tự quy định, viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
- Kĩ năng thực hiện phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 10
- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận trong làm bài và học tập.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hứng thú
2. Trải nghiệm:
III. Hoạt động thực hành
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ TƠ GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 – 2017 TUẦN 17 Soạn ngày 24 tháng 12 năm 2016 Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm2016 TIẾNG VIỆT VẦN CÓ ÂM ĐỆM - ÂM CHÍNH - ÂM CUỐI Mẫu 4 – oan Sách thiết kế trang 111, SGK (trang 5) Tiết 1 - 2 Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2016 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Giúp HS củng cố cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10. - Viết được các số theo thứ tự quy định, viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán. - Kĩ năng thực hiện phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 10 - Giáo dục học sinh có tính cẩn thận trong làm bài và học tập. II. Hoạt động cơ bản 1. Tạo hứng thú 2. Trải nghiệm: III. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính: 10 - 1 = 8 - 0 = 7 + 3 = 7 – 4 = 7 + 2 = 3 + 5 = Bài 2: , = 3 + 710 – 5; 9 – 3 6 + 0 8 - 2 7 - 0 3. Bài mới: Luyện tập. Bài 1: Số: 8 = + 3 10 = 8 + 9 = + 3 10 = 5 + 8 = 4 + ` 10 = + 3 9 = 7 + 10 = 10 + 9 = + 1 10 = 6 + 9 = 5 + 10 = + 10 = + 1 1 = 1 + HS vận dụng bảng cộng đã học để điền số vào ô trống. Học sinh sửa bài – lớp nhận xét. GV nhận xét đánh giá kết quả làm bài của HS. Bài 2: Viết các số 7, 5, 2, 9, 8 a, Theo thứ tự từ bé đến lớn. b. Theo thứ tự từ lớn đến bé. - Bài yêu cầu gì? Học sinh làm bài – chữa bài – lớp nhận xét. Bài 3: Viết phép tính thích hợp. a. HS nhìn tranh nêu đề toán, lập phép tính. - HS làm bài – chữa bài – lớp nhận xét. b. Có: 7 lá cờ Bớt đi: 2 lá cờ Còn: lá cờ Học sinh tự nêu bài toán – viết phép tính thích hợp Học sinh làm bài IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà học sinh chia sẻ với người thân học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. TIẾNG VIỆT Vần / oat/ Sách thiết kế trang 114, SGK trang 58- 59 Tiết 3 - 4 Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Học sinh thực hiện được so sánh các số, biết thứ tự các số trong dãy số từ 0 – 10, biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10, viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ, so sánh các số trong phạm vi 10. - Giáo dục học sinh có tính cẩn thận trong làm bài và học tập. II. Hoạt động cơ bản 1. Tạo hứng thú 2. Trải nghiệm: Sắp xếp lại các số 9.3.5.7.8.0.4,1: a. Theo thứ tự từ bé đến lớn. b. Theo thứ tự từ lớn đến bé. III. Hoạt động thực hành Bài 1: Nối các chấm theo thứ tự: 2 3 0 1 4 5 10 7 6 9 8 - Bài yêu cầu gì? Học sinh làm bài - sửa bài – lớp nhận xét. Bài 2: Tính: a. 10 b. 4 + 5 - 7 = - 1 + 2 + 6 = 5 3 - 2 + 9 = Học sinh nêu yêu cầu của bài. Học sinh làm bài – chữa bài – lớp nhận xét. Bài 3: Dấu ,= 0 1 3 + 2 2 + 3 10 9 7 - 4 2 + 2 - Bài yêu cầu gì? - HS tính kết quả 2 vế rồi điền dấu ,= cho phù hợp. - HS làm bài – chữa bài – lớp nhận xét. Bài 4: Viết phép tính thích hợp. - HS quan sát tranh, đọc bài toán rồi làm vào vở. - HS sửa bài – lớp nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà học sinh chia sẻ với người thân ôn lại kiến thức đã học TIẾNG VIỆT Vần / oang/ / oac/ Sách thiết kế trang 116, SGK trang 60 - 61 Tiết 5 – 6 Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016 TIẾNG VIỆT Vần / oanh/ / oach/ Sách thiết kế trang 119, SGK trang 62 - 63 Tiết 7 – 8 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - HS biết cấu tạo các số trong phạm vi 10, thực hiện được cộng trừ, so sánh các số trong phạm vi 10, viết được phép tính thích hợp với hình vẽ, nhận dạng hình tam giác. - Kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, so sánh các số trong phạm vi 10. - Giáo dục học sinh có tính cẩn thận trong làm bài và học tập. II. Hoạt động cơ bản 1. Tạo hứng thú 2. Trải nghiệm: III. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính: ( tính theo hàng dọc và hàng ngang) + 4 - 9 + 5 - 10 + 5 6 8 3 5 4 b 8 - 5 - 2 = 9 - 5 + 4 = 4 + 4 - 6 = 6 - 3 + 2 = 10 - 9 + 7 = 10 + 0 - 5 = - Học sinh làm bài - sửa bài – lớp nhận xét. GV nhận xét đánh giá kết quả làm bài của HS. Bài 2: Số: 8 = + 5 9 = 10 - 7 = .. + 7 - Bài yêu cầu gì? ( HS nhẩm rồi điền số) Bài 3: Trong các số 6,8,4,2,10 a. Số nào lớn nhất? b. Số nào bé nhất? - HS làm bài – chữa bài – lớp nhận xét. Bài 4: Viết phép tính thích hợp. Có: 5 Con cá Thêm: 2 Con cá Có tất cả: Con cá - HS thực hiện phép tính cộng đọc lên rồi làm vào vở. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà học sinh chia sẻ với người thân củng cố kiến thức đã học trong ngày. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP I. Mục tiêu - HS nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp, biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp. - HS khá, giỏi nêu được những việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp học sạch, đẹp như: Lau bảng, quét lớp, trang trí lớp học. - HS có ý thức giữ lớp học sạch đẹp và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch đẹp. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch, đẹp. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm để giữ lớp học sạch, đẹp. - Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc. III. Hoạt động cơ bản - Tạo hứng thú - Trải nghiệm IV. Hoạt động thực hành 1. Khám phá: GV hỏi: Các em có yêu quý lớp học của mình không? ( có). GV hỏi: Yêu quý lớp học các em phải làm gì? ( Giữ lớp học sạch đẹp). Hôm nay chúng ta học bài: “Giữ gìn lớp học sạch, đẹp” 2. Kết nối: * Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp. - Mục tiêu: Biết giữ lớp học sạch, đẹp. Cách tiến hành: + Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh ở trang 36 SGK và trả lời với bạn câu hỏi sau: + Trong bức tranh thứ nhất, các bạn đang làm gì? sử dụng đồ dùng gì? + Trong bức tranh thứ 2. các bạn đang làm gì? sử dụng gì? Bước 2: GV gọi HS trả lời câu hỏi thứ nhất. Bước 3: GV và HS thảo luận các câu hỏi: + Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa? + Lớp em có những góc trang trí như trong tranh trang 37 SGK không? + Bàn ghế trong lớp có sắp xếp ngay ngắn không? + Cặp, nón, mũ đã để đúng nơi quy định chưa? + Em có viết vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng, tường không? + Em có vứt rác hay khạc, nhỏ bừa bài ra lớp không? + Em nên làm gì để giữ lớp sạch, đẹp? Kết luận: Để lớp sạch, đẹp mỗi HS luôn phải có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp của mình sạch, đẹp. Hoạt động 2: Thảo luận và thực hành theo nhóm Mục tiêu: Biết cách sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh lớp học. Cách tiến hành: Bước 1: , Chia nhóm theo tổ, phát cho mỗi tổ một, hai dụng cụ ( chổi, dễ,) Bước 2: Mỗi tổ thảo luận theo gợi ý sau: + Dụng cụ này dùng vào việc gì ( Chổi, dễ để quét nhà) + Cách sử dụng từng loại này như thể nào? ( GV hướng dẫn HS). Bước 3: GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành. Kết luận: Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lý, có như vậy mới bảo đảm an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. 3.Thực hành: HS thực hành làm bài tập trong vở bài tập TNXH. 4. Vận dụng: HS thực hiện tốt những điều đã học vào thực tế giữ gìn lớp học sạch, đẹp hàng ngày. Kết thúc bài: Lớp học sạch, đệp sẽ giúp các em khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch, đẹp Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2016 TOÁN TỰ KIỂM TRA I. Mục tiêu - Kiểm tra kết quả của học sinh về: + Cộng trừ và các số cấu tạo trong phạm vi 10. + Nhìn tóm tắt, nêu đề toán và phép tính để giải II. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính: a + 4 - 8 + 7 - 9 + 3 - 10 2 3 3 4 6 8 b. 6 – 3 – 1 = 10 – 8 + 5 = 10 + 0 – 4 = 5 + 4 – 7 = 2 + 4 – 6 = 8 – 3 + 3 = . Bài 2: Số: 9 = + 4 5 = + 2 4 = + 4 10 = 7 + 8 = 6 + 7 = 7 - Bài 3: a. Khoanh vào số lớn nhất: 7,3,5,9,8. b. Khoanh vào số bé nhất: 6. 2, 10, 3,1. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: HS Nhìn tóm tắt, nêu đề toán, viết phép tính: Đã có: 8 cây Trồng thêm: 2 cây. Có tất cả: cây Bài 5: Số: có..hình vuông Học sinh đếm số hình vuông rồi điền số vào chỗ chấm.. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà học sinh chia sẻ với người thân làm lại bài toán kiểm tra . TIẾNG VIỆT Vần / oai/ Sách thiết kế trang 122, SGK trang 64 - 65 Tiết 9 - 10 SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu - Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em. II. Hoạt động thực hành 1. Nhận xét tuần + Ưu điểm: - Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra. - Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự. - Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt - Nhiều có tinh thần phát biểu trong giờ học 2. Phương hướng tuần tới: - Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được nhắc tên trước lớp. - Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt - Các em cần tích cực tham gia phát biểu hơn nữa. - Giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp. 3. Hoạt động vui chơi giải trí: a. Ca múa hát. - HS tham gia hát cá nhân: ( Bài hát em yêu thích) - HS múa hát bài: ( Ra chơi vườn hoa) b. Hái hoa dân chủ: ( bốc thăm trả lời câu hỏi) - Trả lời đúng sẽ được thưởng ( Tràng pháo tay) - Trả lời sai – bạn khác có quyền trả lời. Câu hỏi: 1. Nêu kết quả của phép tính? 10 – 6 = ? 2 + 8 = ? 2- Tìm 2 tiếng có vần oan? Ví dụ: xoan, toan, hoan, ngoan 3. Tìm 2 tiếng có vần oat? ví dụ: soát, loát, 4. Tìm 2 tiếng có vần oang? ví dụ: hoang, hoãng 5. Tìm 2 tiếng có vần oac? ví dụ: toạc, toác, khoác, 6. Tìm 2 tiếng có vần oach? ví dụ: hoạch, + Kết thúc: Giáo viên tuyên dương các em học sinh có câu trả lời đúng TIẾNG VIỆT BÀI 69: ăt ât A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật - Đọc được câu ứng dụng: - Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề: Ngày chủ nhật B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ các từ ngữ khoá, bài đọc ứng dụng, phần luyện nói. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ: - HS đọc và viết được: HS viết được 1 – 2 từ. - Gọi 2 HS đọc, viết câu ứng dụng: Bánh ngọt, bãi cát, trái nhót, chẻ lạt, tiếng hót, c ... t và sửa sai cho HS * HS viết trong vở tập viết trong vở tập viết HS viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết GV quán sát giúp đỡ HS GV chấm và nhận xét NHẬN XÉT TIẾT HỌC: TUẦN 17 MÔN TOÁN NÂNG CAO BÀI 17 ÔN TẬP CỘNG TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI ĐÃ HỌC I. YÊU CẦU - Ôn tập rèn luyện học sinh kỹ năng làm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học - Từ đó vận dụng sáng tạo vào giải các bài tập mở rộng nâng cao dạng: + HS Điền đúng số, dấu vào £, nối đúng phép tính với kết quả đúng. - Giáo dục ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập. II. CHUẨN BỊ: Sách nâng cao. III. NỘI DUNG: Dạng 1: Bài 1: Số 4 + 5 = + 4 0 + 7 = 4 + 3 + 6 = 6 + 3 + 0 = 0 + 8 + 2 = 2 + ...+ 3 = 3 + 7 - HS làm bài. - GV củng cố nội dung bài học. Bài 2: Cho các số: 3,5,2,7,0,9 Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. Xếp các số hạng từ lớn đến bé Bài 3: Cho các số: 4, 7,3,5,8,10 Số lớn nhất là: Số bé nhất là: HS làm bài, chữa bài GV củng cố nội dung bài làm. Dạng 2:: Bài 1: Số + 3 2 + - 3 6 - 6 9 - 7 - 5 + 8 - - 4 Bài 2: 1. Điền số thích hợp vào £ sao cho cộng các số theo hàng ngang, hàng dọc theo đường chéo đều có kết quả bằng 9. - Học sinh tự suy nghĩ làm bài 2 4 l - GV gọi học sinh lên bảng làm bài m 3 k - HS nhận xét cách làm bài của bạn l k m Điền số thích hợp vào ô £ - Học sinh tự suy nghĩ làm bài - GV gọi học sinh lên bảng làm bài - HS nhận xét cách làm bài của bạn - HS so sánh cách làm bài này với bài trên + 0 1 2 3 4 5 0 1 2 3 6 4 5 5 Dạng 3: Toán có lời văn 1. Tổ em có 6 bạn rất ngoan là: Tâm, Lan, Tùng, Toàn và 5 bạn rất giỏi. Tùng, Tâm, Hạnh, Mai, Lan. Hỏi tổ em có bao nhiêu bạn vừa ngoan, vừa giỏi? HD học sinh làm bài: Các bạn ngoan: Tâm, Lan, Tùng, Toàn Các bạn giỏi: Tâm, Lan, Tùng, Mai, Hạnh. Vậy lớp em có 3 bạn vừa ngoan, vừa giỏi là: Tâm, Lan, Tùng. 2. Tìm một số biết rằng sóo đó cộng với 9 thì cũng bằng 9 trừ đi số đó. Ta có: 0 + 9 = 9 + 0 Vậy số cần tìm là: số 0 Dạng 4: 1. Điền dấu số thích hợp vào £ để cộng 3 số ở 3 ô vuông liên tiếp luôn có kết quả = 9. 3 5 2. Điền dấu số thích hợp vào £ để khi cộng 3 số ở 3 ô vuông liên tiếp có kết quả như nhau: 1 2 3 3. Em hày tìm 5 sóo khác nhau sao cho cộng chúng lại được kết quả = 10. Ta có 0 + 1+ 2 + 3 + 4 = 10. Vậy 5 số cần tìm là: 0.1.2.3.4. 4. Em hãy nghĩ một số nào đó từ 1 – 7. Em cộng số đó với 3 được bao nhiêu trừ đi 2 rồi lại trừ đi tiếp số đã nghĩ. Kết quả cuối cùng là 1. em hãy thực hiện xem có đúng không. Chẳng hạn số em nghĩ là: số 6. Ta có: 6 + 3 – 2 – 6 = 1. 5. Hùng nói số tuổi của mình bằng số lớn nhất có một chữ số trừ đi 2. Dũng nói: số tuổi của mình bằng số bé nhất cộng với 7. Hỏi Hùng và Dũng là bao nhiêu tuổi? HD HS làm bài: 9 – 2 = 7 ( chín là số lớn nhất) và 0 + 7 = 7 ( 0 là số bé nhất) vậy Hùng và Dũng là 7 tuổi. 6. Tổ em có 4 bạn rất ngoan là Tùng, Dũng, Minh, Hùng, và 5 bạn rất giỏi là Tùng, Minh, Hùng, Cúc, Hoa. Hỏi tổ em có bao nhiêu bạn rất ngoan và giỏi HD học sinh làm bài: Các bạn rất ngoan là: Tùng, Dũng, Minh, Hùng Các bạn rất giỏi là: Tùng, Minh, Hùng, Cúc, Hoa Vậy số bạn vừa ngoan vừa giỏi là: Tùng, Minh, Hùng. Dạng 5: Đánh dấu X vào £ có kết quả = 5 10 - 5 5 + 0 7 - 3 9-3 - 1 £ £ £ £ 5 Điền dấu +, - vào £ 4 £ 3 £ 1 £ 2 £ 6 = 10 + 0 5 £ 4 £ 3 £ 2 £ 1 = 9 – 2 3. Nối với kết quả đúng: 6 - 0 10 - 4 5 + 0 8 - 4 m o n 10 - 5 9 – 3 2 + 2 5 - 0 Dạng 6: Toán có lời văn: Lan có 10 cái kẹo, như vậy Lan có nhiều hơn Cúc 3 cái kẹo. Hỏi cúc có bao nhiêu cái kẹo? HS đọc kỹ đề bài. Hỏi HS phép tính bài toán cho biết gì? tìm gì? HS viết phép tính vào £ 10 - 3 = 7 III. CỦNG CỐ DẶN DÒ Các em về làm bài tập 123,124,125,126,127,128,129 sách nâng cao. ÔN TẬP TOÁN BÀI: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Lớp B: Củng cố, kiến thức đã học cộng, trừ các số trong phạm vi đã học. - Rèn học sinh kỹ năng viết phép tính cách trình bày bài. - Điền đúng dấu, đúng số vào ô trống thích hợp. - Viết được phép tính thích hợp theo tình huống trong tranh. Lớp A: Vận dụng kiến thức và kỹ năng trên để giải bài tập nâng cao dạng điền số, dấu vào ô trống, nối ô trống với số thích hợp. - Giáo dục cho học sinh có ý thức trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - Vở bài tập toán.- sách luyện tập.. III. NỘI DUNG: Học sinh làm các dạng giáo viên viết lên bảng: + Tính theo hàng ngang, hàng dọc. + Điền số vào £. + Viết phép tính phù hợp với tình huống theo tranh. Dạng bài tập1,2, 3,4 (trang 66), 1,2,3,4 (trang 67) sách BT. - HS nêu yêu cầu của bài - tự làm bài. - Giáo viên củng cố nội dung, kiến thức bài học. -----------ó ó ó------------- SINH HOẠT TẬP THỂ CHỦ ĐỀ: CHÚ BỘ ĐỘI NỘI DUNG: THI VẼ TRANH ẢNH VỀ CHÚ BỘ ĐỘI I. YÊU CẦU: -HS biết vẽ những bức tranh ảnh nói về chú bộ đội. - HS tham gia một cách sôi nổi, tích cực, chủ động. - Giáo dục học sinh biết kính trọng và yêu quý, lòng biết ơn chú bộ đội vì họ là những người ngày đếm canh giữ và bảo vệ tổ quốc. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên - HS sưu tầm những bức tranh có hình ảnh về chú bộ đội. III. NỘI DUNG SINH HOẠT: Giáo viên: Nêu nội dung, yêu cầu chủ đề của buổi vẽ tranh. - Tổ chức cho các em sinh hoạt theo nhóm. - Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày những bức tranh của tổ mình. - GV nhận xét - Tuyên dương cá nhân, tổ nhóm có bức tranh đẹp. - Qua đó giáo dục học sinh phải biết kính trọng và yêu quý chú bộ đội. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Giáo viên căn dặn các em biết kính trọng và yêu quý chú bộ đội. -----------ó ó ó------------- TUẦN 17 Soạn ngày 11 tháng 12 năm 2010 Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010 THỂ DỤC bài 17. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I ) Mục tiêu Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học ưu khuyết điểm và hướng khắc phục. Làm quen với trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức” yêu cầu biết tham gia chơi ở mức ban đầu. Giáo dục HS có ý nghe và thực hiện bài học 2. Địa điểm phương tiện Sân trường hoặc lớp học 3,Nội dung và phương pháp A,phần mở đầu - Giáo viên nhận lớp ,phổ biến nội dung, yêu cầu bài học ;1-2 phút - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu Ôn một số động tác thể dục RLTTCB hoạc trò chơi B,phần cơ bản - Giáo viên cùng HS nhắc lại những kiến thưc, kĩ năng đã học đội hình đội đội ngũ ,TDRLTTCB học trò chơi vận động - Xen kẽ giáo viên một vài em làm mẫu các động tác - Giáo viên đánh giá kết quả học tập của HS tuyên dương một vài cá nhân nhắc nhở chung một số tồn tại -Trò chơi ‘chạy tiếp sức:” 8-10 phút: + GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu. + Cho 1 HS ra chơi thử: Lượt đi nhảy, lượt về chạy, sau đó cho 1 nhóm 2 – 3 em HS chơi thử. HS cả lớp chơi thử. GV nhận xét, giải thích thêm để HS nắm vững cách chơi, rồi cho cả lớp chơi thử lần 2, sau đó chơi chính thức có phân thẳng thua và thưởng phạt. 1 – 2 lần. c-phần kết thúc - Đi thường theo nhịp 2 - 4 hàng dọc và hát - Giáo viên nhận xét giờ học giao bài về nhà: 1-2 phút THỦ CÔNG GẤP CÁI VÍ I. Mục tiêu - Biết gấp cái ví bằng giấy - Gấp được cái ví đúng kĩ thuật II. Hoạt động cơ bản 1. Tạo hướng thú 2. Trải nghiệm III. Hoạt động thực hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: HD quan sát và nhận xét - Cho HS quan sát cái ví mẫu: có 2 ngăn và được gấp từ hình chữ nhật * HĐ2: Hưóng dẫn mẫu - GV thao tác gấp ví Bước 1: Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật, để dọc tờ giấy, mặt có màu ở dưới. Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa. Mở ra như ban đầu Bước 2: Gấp 2 mép ví, gấp 2 mép đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô. Bước 3: Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong sao cho 2 miệng ví sát đường dấu giữa *HĐ3: Luyện tập -GVhướng dẫn lại từng thao tác - Cho HS thực hành theo cô trên giấy kẻ ô, giấy màu IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà học sinh chia sẻ với người thân làm số sản phẩm đúng và đẹp - HS đặt dụng cụ trên bàn - Quan sát, nêu nhận xét - Theo dõi từng bước của cô - HS thực hành theo cô trên giấy kẻ ô, giấy màu - Xem sản phẩm đúng, đẹp, nêu nhận xét ĐẠO ĐỨC TRẬT TỰ TRONG GIỜ HỌC Tiết 2 I. Mục tiêu 1. Học sinh hiểu: - Cần phải giữ trật tự trong giờ học khi ra, vào lớp. - Giờ trật tự khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em. 2. Học sinh có ý thức giữ gìn trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học. 3. Giáo dục học sinh có ý thức giữ trật tự trong giờ học. II. Hoạt động cơ bản 1. Tạo hứng thú 2. Trải nghiệm: III. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1, thảo luận. 1. Học sinh quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận. Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào?. 2. Đại diện các nhóm trình bày. 3. Cả lớp trao đổi và thảo luận: 4. Giáo viên kết luận: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. Hoạt động 2: Tô màu tranh bài tập 4. 1.Học sinh tô màu quần áo vào các bạn giữ trật tự trong giờ học. - Thảo luận: - Vì sao em tô màu vào quần áo các bạn đó?. - Chúng ta có lên học tập các bạn đó không? vì sao? 2.Giáo viên kết luận: Chúng ta học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học. Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 5: Học sinh làm bài tập 5. Cả lớp thảo luận: Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai? Vì sao? Mất trật tự trong giờ học có hại gì? Giáo viên kết luận: - Hai bạn giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học. - Tác hại của mất trật tự trong giờ học: + Bản thận không nghe được bài giảng, không hiểu bài. + Làm mất thời gian của cô giáo. + Làm ảnh hưởng tới các bạn ở xung quanh. Học sinh cùng giáo viên đọc 2 câu thơ cuối bài: + Khi ra vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn xô đẩy, đùa nghịch. + Trong giờ học cần chú ý nắng nghe cô giáo giảng, không đùa nghịch, không làm việc riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. + Giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học giúp các bạn em thực hiện tốt quyền được học tập của mình. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà học sinh chia sẻ với người thân tìm hiểu quyền và trách nhiệm của người học khi ngồi trong lớp học
Tài liệu đính kèm: