TOÁN
VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I. Mục tiêu
- HS biết sử dụng thước có vạch chia từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Giải bài toán có lời văn với số liệu đo độ dài và đơn vị là cm.
- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi đọc đề toán tóm tắt và giải toán có số đo độ dài và đơn vị cm.
II. Hoạt động cơ bản
Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn
Trải nghiệm: Làm phép tính 15 cm – 5 cm, viết và đọc số đó có mấy chục và mấy đơn vị, mấy cm.
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới
1. Giới thiệu cách vẽ
a. HS quan sát tranh (trang 123).
- HD HS cách đặt thước, kẻ đường thẳng:
Cho HS chấm 1 điểm bất kỳ trên dòng kẻ và đặt tên là điểm A, sau đó đặt thước kẻ có chia độ dài cm thẳng dòng kẻ đó, cho vạch số 0 cm trùng với điểm A, rồi dùng bút chì kẻ theo mép thước trùng với dòng kẻ đến vạch chỉ số 4 cm thì dừng lại và chấm vào vạch đó 1 điểm rồi đặt tên điểm đó là điểm B. như vậy ta có 1 đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ TƠ GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 – 2017 TUẦN 23 Soạn ngày 18 tháng 02 năm 2017 Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2017 TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI THEO CẶP n/ t/ Sách thiết kế trang 20 Tiết 1 - 2 Thứ ba ngày 21 tháng 01 năm 2017 TOÁN VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC I. Mục tiêu - HS biết sử dụng thước có vạch chia từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Giải bài toán có lời văn với số liệu đo độ dài và đơn vị là cm. - Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi đọc đề toán tóm tắt và giải toán có số đo độ dài và đơn vị cm. II. Hoạt động cơ bản Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn Trải nghiệm: Làm phép tính 15 cm – 5 cm, viết và đọc số đó có mấy chục và mấy đơn vị, mấy cm. 3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới 1. Giới thiệu cách vẽ a. HS quan sát tranh (trang 123). - HD HS cách đặt thước, kẻ đường thẳng: Cho HS chấm 1 điểm bất kỳ trên dòng kẻ và đặt tên là điểm A, sau đó đặt thước kẻ có chia độ dài cm thẳng dòng kẻ đó, cho vạch số 0 cm trùng với điểm A, rồi dùng bút chì kẻ theo mép thước trùng với dòng kẻ đến vạch chỉ số 4 cm thì dừng lại và chấm vào vạch đó 1 điểm rồi đặt tên điểm đó là điểm B. như vậy ta có 1 đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm. III. Hoạt động thực hành Bài 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài : 5cm; 7cm; 2cm; 9cm + Học sinh đọc đề bài và làm bài: Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Đoạn thẳng AB: 5cm Đoạn thẳng BC: 3cm Cả 2 đoạn thẳng:cm Bài 3: Vẽ các đoạn thẳng AB: 5 cm; đoạn thẳng BC: 3cm. - HS: bài yêu cầu gì? cách vẽ như thể nào? - HS thực hiện cách vẽ như hướng dẫn ở phần đầu. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng với người thân củng cố lại bài học TIẾNG VIỆT VẦN / em/, / ep/, / êm/, / êp/ Sách thiết kế trang 202, SGK trang 102 - 103 Tiết 3 - 4 Thứ tư ngày 22 tháng 02 năm 2017 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Củng cố cho HS về đọc, viết các số từ 1 – 20.. - Làm thuần thục các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20. - Giải bài toán có lời văn, điền vào ô trống với số đúng. - Giáo dục HS làm bài cẩn thận trong khi làm bài. II. Hoạt động cơ bản 1. Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn 2. Trải nghiệm: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5cm. III. Hoạt động thực hành Bài 1: Điền số từ 1 đến 20 vào ô trống. - HS điền số theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới bắt đầu từ số 1 đến số 20. + Học sinh làm bài – chữa bài. Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống: - HS tính nhẩm ra kết quả phép tính cộng rồi điền kết quả vào ô tiếp theo. +2 +3 11 +1 +2 14 +3 +1 15 Bài 3: Một họp có 12 bút xanh và 3 bút đỏ. Hỏi hộp đó có tất cả bao nhiêu cái bút? - HS tóm tắt đề bài và làm bài giải: + Cái bút xanh: 12 cái + Cái bút đỏ: 3 cái Có tất cả:cái - HS làm bài Bài 4. Điền số thích hợp vào ô trống. 13 1 2 3 4 5 6 12 4 1 7 5 2 0 14 16 -Học sinh thực hiện phép tính cộng như sau: Lấy 3 + 1 được 14, viết số 14 xuống ô dưới số 1. + Các ô còn lại làm tương tự. - HS làm bài – chữa bài. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng với người thân ôn lại nội dung chính của bài học. TIẾNG VIỆT VẦN / im/, / ip/, / om/, / op/ Sách thiết kế trang 205, SGK trang 104 - 105 Tiết 5 - 6 Thứ năm ngày 23 tháng 02 năm 2017 TIẾNG VIỆT VẦN / ôm/, / ôp/, / ơm/, /Ơp/ Sách thiết kế trang 207, SGK trang 106 - 107 Tiết 7 - 8 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Củng cố cho HS làm phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20. - Giúp học sinh quan sát và nhận biết nhanh số lớn hơn, số bé hơn. - Củng cố cách vẽ và giải bài toán có lời văn về độ dài đoạn thẳng có đơn vị là cm. - Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác trong việc tóm tắt và giải bài toán có lời văn. II. Hoạt động cơ bản Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn Trải nghiệm: HS viết, đọc số 15 cm III. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính: a. 12 + 3 = 15 + 4 = 8 + 2 = 14 + 3 = 15 – 3 = 19 – 4 = 10 – 2 = 17 – 3 = b. 11 + 4 + 2 = 19 – 5 – 4 = 14 + 2 – 5 = - HS làm bài – chữa bài. Bài 2: a. Khoanh vào số lớn nhất: 14 18 1 15 b. Khoanh vào số nhỏ nhất: 17 13 19 10 - HS làm bài – chữa bài. Bài 3: HS vẽ đoạn thẳng có độ dài 4cm. - HS: làm bài Bài 4: Đoạn thẳng AB dài 3 cm và đoạn thẳng BC dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AC có độ dài bao nhiêu cm? HS đọc bài: Làm phép tính gì? được bao nhiêu cm? HS làm bài III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng với người thân ôn lại phép cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CÂY HOA I. Mục tiêu - HS kể được tên và một số ích lợi của một số cây hoa. - Chỉ được rễ thân lá, hoa của cây hoa. - Học sinh khá giỏi kể về 1 số cây hoa theo mùa: ích lợi, màu sắc, hương thơm. II. Hoạt động cơ bản Tạo hứng thú Trải nghiệm III. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Khởi động giới thiệu bài - HS đã biết gì về cây hoa? ( khuyến kích nhiều HS nói và giáo viên ghi lên bảng các ý kiến đó). * Ví dụ: Hoa hồng để làm cảnh. - HS hiểu rõ về cây hoa hôm nay chúng ta sẽ học bài về cây hoa 2. Kết nối: Hoạt động 2: Quan sát cây hoa, cành hoa. Mục tiêu: - Chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa - Phân biệt được loại hoa này với loại hoa khác: - Bước 1: GV chia nhóm ( 6 – 8 HS), hướng dẫn HS quan sát cây hoa, bông hoa và yêu cầu: + Chỉ các bộ phận của cây hoa, cành hoa. + So sánh các loại hoa có trong nhóm, để tìm ra sự khác nhau về hình dáng, màu sắc, hương thơm. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu của giáo viên ( từng HS quan sát cây, bông hoa mà mình mang tới lớp. HS không có thì quan sát của bạn). Bước 2: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc và nhóm khác góp ý bổ sung. - HS đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình - ví dụ: Đây là cây hoa cúc có rễ, thân lá và hoa. Các loại hoa trong nhóm có hình dáng, màu sắc, hương thơm khác nhau. Chẳng hạn như hoa nhài có màu trắng có mùi hơn thơm nhẹ, hoa mười giờ có màu đỏ sẫm và không có mùi thơm. - Kết luận: Các cây hoa đều có rễ, thân, hoa, có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có hình dạng, màu sắc, hương thơm khác nhau. Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của hoa: + Nêu được ích lợi của hoa. Bước 1: HS làm việc theo cặp và nêu câu hỏi thảo luận: + Kể tên các loại hoa có trong bài 23 SGK. + kể tên các loại hoa khác mà em biết. + Hoa được sử dụng làm gì? - HS thảo luận theo cặp. Bước 2: Các cặp thảo luận báo cáo kết quả và cặp khác góp ý bổ sung. - Đại diện một cặp trả lời: Ví dụ: Hoa Hồng, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, + Hoa được dùng để làm cảnh, trang trí, làm thuốc Bước 3: Liên hệ thực tế: ở nhà em đã làm gì chăm sóc bảo vệ cây hoa? HS trả lời: Tưới nước, bắt sâu, nhỏ cỏ - Khi đi chơi ở vườn hoa cùng bạn thấy hoa đẹp bạn em rủ em hái hoa em sẽ làm gì và nói gì lúc đó? ( em sẽ từ chối và nói với bạn là không nên hái hoa). 3. Thực hành: Hoạt động 4: Chơi trò chơi: “ đố bạn hoa gì?” Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về cây hoa. Bước 1: GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn nên chơi và cầm theo khăn để bịt mắt. - Phổ biến luật chơi: Mỗi em được đưa 1 bông hoa và yêu cầu các em đoán xem đó là hoa gì, ai đoán nhanh và đúng là người thắng cuộc. Các HS tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp. Bước 2: HS chơi trò chơi: HS dùng mũi để ngửi, dùng tay để sờ và nói tên hoa. Bước 3: HS nhận xét bạn nào nói đúng và nhanh tên hoa. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng với người thân quan sát các cây hoa trong vườn, xung quanh nhà và trả lời: Tên hoa, nơi trồng, ích lợi. Thứ sáu ngày 24 tháng 02 năm 2017 TOÁN CÁC SỐ TRÒN CHỤC I. Mục tiêu - Giúp HS nhận biết số lượng, biết đọc, biết viết các số tròn chục từ 10 – 90. - Biết so sánh các số tròn chục trong phạm vi từ 10 - 90. - Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác. II. Hoạt động cơ bản 1.Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn 2.Trải nghiệm Đọc và vẽ đoạn thẳng dài 19 cm. 3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới Các số tròn chục. - HS lấy 1 bó que tính (1 chục) que tính và nói có 1 chục que tính. hỏi 1 chục còn gọi là bao nhiêu: ( mười) - GV viết số 10 lên bảng. - GV cho HS lấy 2 bó que tính (mỗi bó 1 chục) que và nói: Có 2 chục que tính. GV hỏi? 2 chục còn gọi là bao nhiêu? ( hai mươi). GV viết số 20 lên bảng. - HS lấy 3 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói: có 3 chục que tính. GV nêu 3 chục còn gọi là ba mươi cho HS nhắc lại. GV viết lên bảng số 30. - GV hướng dẫn tương tự như trên để HS tự nhận ra số lượng, đọc, viết các số tròn chục từ 40 – 90. - HS đến theo chục từ 1 chục đến 9 chục và ngược lại. - Yêu cầu HS đọc các số tròn chục theo thứ tự từ 10 – 90 và ngược lại. + H: Các số tròn chục từ 10 – 90 là những số có mấy chữ số ( 2 chữ số) III. Hoạt động thực hành Bài 1: Viết theo mẫu - HS đọc yêu cầu đầu bài rồi làm bài – chữa bài. + HS làm bài theo mẫu đã HD: a; Viết số Đọc số Đọc số Viết số 20 Hai mươi Sáu mươi 60 10 Tám mươi 70 Năm mươi b; ba chục, tám chục, một chục, bốn chục, sáu chục c; 20: Hai chục, 70:chục; 90:chục, 50:; 80:; 30:. Bài 2: Số tròn chục: + HS nêu yêu cầu – làm bài: a. Viết các số tròn chục từ 10 – 90. b. Viết các số tròn chục từ 90 đến 10. Bài 3: Điền dấu , = cho đúng: - HS đọc bài – làm bài: 20 10 40 80 90 60 30 40 80 40 60 90 50 70 40 40 90 90 III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng với người thân ôn lại nội dung chính bài học . TIẾNG VIỆT VẦN / um/, / up/, / uôm/, / uôp/ Sách thiết kế trang 210, SGK trang 108 - 109 Tiết 9 - 10 SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu - Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em. II. Hoạt động thực hành 1. Nhận xét tuần + Ưu điểm: - Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra. - Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự. - Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt - Nhiều em có thành tích học tập tốt 2. Phương hướng tuần tới: - Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được nhắc tên trước lớp. - Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt - Các em cần tích cực tham gia phát b ... giặc ngoại xâm của dân tộc ở tuổi thiếu niên như: Kim Đồng, Lê Văn Tám, IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - GV cho HS nhắc lại nội dung chính của tiết sinh hoạt. -----------ó ó ó------------- Thứ tư ngày 09 tháng 02 năm 2011 ÔN TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Lớp B: - Củng cố kiến thức cộng trừ không nhớ trong phạm vi 20. - Điền được dấu , = vào chỗ chấm cho phù hợp. - ôn luyện giải toán có lời văn. Biết đo được đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Rèn HS viết đúng kí hiệu cm, và kĩ năng đo độ dài. Lớp A: - HS hiểu sâu hơn và vận dụng kiến thức làm bài tập nâng cao. II. NỘI DUNG: - Học sinh làm các bài tập: 1,2,3,4, 5(trang 21 ) " Sách bài tập toán" - Học sinh nêu yêu cầu bài – làm bài.. - Lưu ý: Giáo viên kèm cặp học sinh yếu, kém - Giáo viên củng cố nội dung bài học. -----------ó ó ó------------- TUẦN 23 MÔN TOÁN NÂNG CAO CỘNG TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 20 I. YÊU CẦU - HS so sánh được các số trong phạm vi 20. - Điền đúng số, dấu +, dầu – dấu = thích hợp. - Nối đúng phép tính với kết quả đúng, giải toán có lời văn. - Làm được các phép tính có liên quan đến đơn vị đo cm. - Rèn kỹ năng trình bày. - Giáo dục cho học sinh ý thức học tập tốt. II. CHUẨN BỊ: Sách nâng cao. III. NỘI DUNG: Dạng 1: Bài 1: Trong các số 17, 12, 16, 11, 6,7, 18. a. Những số nào bé hơn 15 b. Những số nào bé hơn 20. c. Số nào lớn hơn 6 nhỏ hơn 12. HS làm bài – Chữa bài – GV củng cố nội dung kiến thức. Bài 2: An nói với bạn “ Tìm số liền sau của một số, ta lấy số đó cộng với 1”. Bình nói “ tìm số liền sau của một số ta lấy số liền trước của số đó cộng với 1” Hỏi: Em háy cho biết bạn nào nói đúng bạn nào nói sai. Trả lời: Bạn An nói đúng, bạn Bình nói sai: vì “muốn tìm 1 số liền trước của 1 số ta lấy số đó trừ đi 1” Dạng 2: Bài 1: Điền số thích hợp: 12 * 16 * + * - 7 - * + 18 18 10 16 18 Bài 2: Điền dấu +, -. 12 * 5 * 3 = 14 15 * 3 * 2 = 14 14 * 4 * 1 = 11 18 * 4 * 5 = 19 16 * 3 * 2 = 17 12 * 5 * 7 = 10 18 * 6 * 3 = 15 11 * 5 * 6 = 10 HS làm bài – GV chữa bài – nhận xét. Dạng 3: Bài 1: Tìm một số biết rằng lấy số đó cộng với 5 rồi trừ đi 8 thì được kết quả = 11. + 5 - 8 ? 11 - 5 + 8 Số cần tìm là: 11 + 8 – 5 = 14 Bài 2: Tìm một số lấy số đó trừ đi 5 rồi cộng với 4 thì được kết quả 15. - HS làm tương tự như bài trên. Dạng 4: Bài 1: Nối số với phép tính thích hợp: 4 + 6 + 8 15 12 + 7 - 5 16 15 – 3 + 4 18 17 – 7 + 5 14 HS làm bài – chữa bài – GV nhận xét. Bài 2: Tính 3 cm + 7 cm + 5 cm = 17 cm – 7 cm + 6 cm = 12 cm – 2 cm + 8 cm = 19 cm – 8 cm + 2 cm = - HD HS làm bài: Chú ý trong dãy tính có phép tính cộng, trừ ta phải thực hiện từ trái sang phải. khi ghi kết quả phải ghi đơn vị cm. Dạng 5: Bài 1: Nam có 13 viên bi, Dũng có 5 viên bi. Hỏi Nam và Dũng có bao nhiêu viên bi? - HD HS tóm tắt và giải bài toán: Tóm tắt bài giải Nam có: 13 viên bi Nam và Dũng có tất cả: Dũng có: 5 viên bi 13 + 5 = 18 viên bi Cả 2 bạn có.viên bi Đáp số: 18 viên bi. Bài 2: Tùng vẽ đoạn thẳng 14 cm rồi kéo dài thêm một đoạn thẳng 4 cm nữa. Hỏi Tùng có đoạn thẳng dài bao nhiêu cm? HS đọc kĩ đề bài – giải toán – GV chữa bài. Bài 3: Sợi dây đỏ dài 11 cm, sợi dây xanh dài 8 cm, nối 2 sợi dây lại ta được sợi dây dài bao nhiêu cm? “ biết là chỗ nối không làm mất chiều dài của dây”. - HD HS tóm tắt – nêu đề toán rồi giải: Tóm tắt giải bài: Dây đỏ: 11 cm Dây xanh: 8 cm Cả 2 dây: cm Đáp số Dạng 6: Bài 1: Vẽ các đoạn thẳng sau: AB dài: 5 cm; CD dài 7 cm, PQ dài 9 cm HS tự làm bài – chữa bài GV theo dõi giúp đỡ. Bài 2: Vẽ các đoạn thẳng sau: Trong vườn có 18 cây rau cải bắp và xu hào, trong đó có 8 cây rau cải bắp. Hỏi vườn có bao nhiêu cây rau xu hào? Bài 3: Tổ em có 19 bạn trong đó có 9 bạn nữ, hỏi tổ em có bao nhiêu bạn nam. Dạng 7: Tự hoàn thành bài toán rồi giải Bài toán 1: Có quả cam, có thêm quả cam. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả cam? HS tự điền số vào chỗ chấm, tóm tắt rồi giải bài toán. Bài toán 2: Có 3 con bướn vàng và có 2 con bướn đỏ. Hỏi . HS tự đặt câu hỏi cho bài toán rồi tóm tắt, tự giải bài toán. GV kiểm tra đánh giá kết quả bài làm của HS. Bài toán 3: Lan có bông hoa. Cúc có bông hoa. Hỏi HS tự hoàn thành bài toán rồi giải. Dạng 8: Bài 1: Nếu Hồng vẽ thêm 3 hình tròn thì Hồng sẽ vẽ được tất cả 18 hình tròn. Hỏi Hồng vẽ được bao nhiêu hình tròn? HS tóm tắt. bài giải Nếu vẽ thêm 3 hình tròn. Hồng vẽ được là: Có tất cả 18 hình tròn. 18 – 3 = 15 ( hình tròn) vẽ Được hình tròn Đáp số: 15 hình tròn Bài 2: Nếu Bình gấp thêm 5 cái thuyền thì Bình sẽ gấp được tất cả 17 cái thuyền. Hỏi Bình gấp được bao nhiêu cái thuyền? - HS tự làm như bài 1 – Chữa bài – GV củng cố nội dung bài làm. III. CỦNG CỐ DẶN DÒ Các em về làm bài tập 180, 181, 182, 183, 184, 185,186 sách nâng cao. BÀI 23: THỂ DỤC BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu - HS biết cách thực hiện 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia vào các trò chơi. - Giáo dục HS có ý thức luyện tập. 2. Địa điểm phương tiện Sân trường sạch sẽ,1 còi 3. Nội dung và phương pháp A. phần mở đầu - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học: 2 - 3 phút. * HS đứng tại chỗ vỗ tay hát 1 -2 phút. - Giậm chận tại chỗ đếm theo nhịp 1 – 2 phút. - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình có sẵn 50 – 60 m. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút. * Trò chơi “nhảy đúng, nhảy nhanh”: 1 – 2 phút B. phần cơ bản Động tác phối hợp 4 – 5 lần: Mỗi động tác 2 x 4 nhịp. - Hướng dẫn cho học sinh tương tự như dạy động tác bụng ở bài 22. - Chú ý ở nhịp 2 và 6 hai chân thu về với nhau (khác với động tác bụng). Cho nên khi cúi không được sâu lắm và HS hay bị co gối. GV nhắc nhở và sửa cho các em. - Ôn 6 động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng và phối hợp: 1 – 2 lần. * Điểm số hàng dọc theo tổ: 4 – 5 phút. - GV tổ chức cho HS tập hợp ở những địa điểm khác nhau trên sân các tổ trưởng cho tổ mình điểm số, sau đó báo cáo sĩ số của tổ mình cho lớp trưởng. Lớp trưởng báo cáo giáo viên. - Chú ý nếu thấy khả năng của học sinh đã đếm được số lớn hơn số học sinh hiện có. GV có thể cho điểm số từ tổ 1 đến tổ cuối cùng. Tổ 1 điểm số xong chỉ dẫn cho tổ 2 điểm số tiếp, lần lượt như vậy cho đến hết. * Chơi trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh 4 – 5 phút” - GV nêu tên trò chơi chỉ vào hình vẽ rồi làm mẫu động tác nhảy chậm vào từng ô, đồng thời giải thích cách nhảy cho HS, tiếp theo cho từng em vào nhảy thử. GV tiếp tục giải thích cách chơi. Sau đó cho các em lần lượt chơi chính thức. 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay hát: 1 -2 phút. - Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. - GV cùng HS hệ thống bài: 2 phút. - GV nhận xét giờ học. Giao bài về nhà 1 -2 phút. ----------------------------------------------------------------------------- THỦ CÔNG KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU I. Mục tiêu Giúp HS : - Kẻ được các đoạn thẳng. - Kẻ được các đoạn thẳng cách đều. II. Hoạt động cơ bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: HD quan sát và nhận xét - GV ghim hình mẫu lên bảng - Định hưóng cho HS quan sát đoạn thẳng AB, nhận xét - Hướng dẫn HS quan sát: 2 đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô? - Kể tên những vật có đoạn thẳng cách đều nhau * HĐ2: Hướng dẫn mẫu - GV hướng dẫn cách kẻ đường thẳng: + Lấy 2 điểm A,B bất kỳ trên cùng 1 dòng kẻ ngang + Đặt thước kẻ qua 2 điểm Avà B + Từ điểm A và B cùng đếm xuống phía dưới số ô đánh dấu điểm C,D. Sau đó, nối Cvà D được đoạn thẳng CD cách đều với AB( hình bên) *HĐ3: Thực hành - GV hướng dẫn lại từng thao tác - Cho HS thực hành theo cô trên giấy kẻ ô. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng chia sẻ với người thân kẻ các đoạn thẳng cách đều - 2HS nêu cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo - HS đặt dụng cụ trên bàn - Quan sát, nêu nhận xét - HS kể tên những vật có đoạn thẳng cách đều nhau - Theo dõi từng bước của cô A B C D - HS thực hành theo cô trên giấy kẻ ô, giấy màu - Xem sản phẩm đúng, đẹp, nêu nhận xét ĐẠO ĐỨC ĐI BỘ DÚNG QUY ĐỊNH Tiết 1 I. Mục tiêu - Học xong bài này, học sinh có khả năng + Nêu được 1 số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương. + Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định. + Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè thực hiện. - Học sinh khá giỏi phân biệt được những hành vi đi bộ đúng và sai quy định. II. Hoạt động thực hành Khi đi học các em được bố mẹ anh chị em chở bằng xe đạp hay xe máy, hoặc các em đi bộ trên đường về phía bên phải đường, đó là các em đã đi đúng phần đường của các em. để các em hiểu về đi bộ đúng quy định hôm nay các em học bài: đi bộ đúng quy định. Kết nối: Hoạt động 1: HS làm bài tập 1: - GV treo tranh và hỏi: ở thành phố đi bộ phải đi ở phần đường nào? ở nông thôn đi bộ ở phần đường nào? tại sao. - HS làm bài tập: + HS trình bày ý kiến: - Kết luận: ở nông thôn đi cần đi sát lề đường, ở đường phố cần đi trên vỉa hè, khi đi qua đường cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch quy định. Hoạt động 2: HS làm bài tập 2: - HS làm bài tập. - HS lên trình bày kết quả. + Tranh 1: Đi bộ đúng quy định. + Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang qua đường là sai quy định. + Tranh 3: 2 bạn sang đường đi đúng quy định. Hoạt động 3: Trò chơi “ qua đường”. - GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn HS vào các nhóm: Người đi bộ người đi xe ô tô, đi xe máy, đi xe đạp. Học sinh có thể đeo biển vẽ hình ô tô trên ngực hoặc trên đầu. - GV phổ biến luật chơi: mỗi nhóm chia thành 4 nhóm nhỏ đứng ở 4 phần đường. Khi người điều kiển giơ đèn đỏ cho tuyến đường nào thì xe và người đi bộ phải dừng lại trước vạch. còn người đi bộ và xe của tuyến đèn xanh được đi, những người phạm luật sẽ bị phạt. - HS tiến hành trò chơi: - Cả lớp nhận xét khen bạn đi đúng quy định. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng với người thân thực hiện khi tham gia giao thông, đi trên đường, phải đi đúng quy định
Tài liệu đính kèm: