Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

TẬP ĐỌC

BÀI: HOA NGỌC LAN (64)

(THGDBVMT Khai thác gián tiếp)

A. MỤC TIÊU :

- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng từ ngữ: hoa, ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn,.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ dấu câu.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

 *HS khá giỏi gọi tên các loài hoa trong ảnh.

- GDBVMT: Học sinh biết yêu quý hoa và có ý thức bảo vệ môi trường .

* Tăng c¬ường TV:

- HS đọc và hiểu nghĩa từ: ngan ngát

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1.GV: SGK, tranh minh hoạ cho bài đọc.

2.HS: luyện đọc bài từ ở nhà.

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY -HỌC:

 - Trực quan, đàm thoại, nhóm, luyện tập, thực hành

 

doc 30 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn: 09/3/2019 Ngày giảng: T2/11/3/2019
TẬP ĐỌC
BÀI: HOA NGỌC LAN (64)
(THGDBVMT Khai thác gián tiếp)
A. MỤC TIÊU :
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng từ ngữ: hoa, ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn,..Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
 *HS khá giỏi gọi tên các loài hoa trong ảnh.
- GDBVMT: Học sinh biết yêu quý hoa và có ý thức bảo vệ môi trường .
* Tăng cường TV:
- HS đọc và hiểu nghĩa từ: ngan ngát
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1.GV: SGK, tranh minh hoạ cho bài đọc.
2.HS: luyện đọc bài từ ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY -HỌC:
 - Trực quan, đàm thoại, nhóm, luyện tập, thực hành 
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt đông dạy
I. Kiểm tra bài cũ:
- YC đọc bài thuộc bài: Cái Bống
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2. Luyện đọc:
- Đọc mẫu: chậm rãi, nhẹ nhàng.
- Hướng dẫn luyện đọc.
a. HD đọc tiếng, từ khó:
- Tìm tiếng từ trong bài khó đọc. 
 N1: Tìm tiếng có vần an.
 N2: Tìm tiếng có vần ăp.
 N3: Tìm tiếng có vần ăng và âm b.
b. HD đọc câu:
- Bài này có mấy câu?
- Chỉ từng câu yc đọc.
- Yc thi giữa ba tổ.
c. HD đọc đoạn:
- Bài có mấy đoạn?
- Yc đọc đoạn
- Yc thi đọc gữa ba tổ.
* HD đọc toàn bài:
- Chú ý đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
- Yc đọc toàn bài.
3. Ôn vần: ăm, ăp:
? Tìm tiếng trong bài có vần ăp
- HS phân tích vần ăp.
- GV nhận xét.
- GV cho HS QS tranh.
? Tranh vẽ gì?
- GV giảng ND tranh.
- HS đọc mẫu câu.
? Mẫu câu trên tiếng nào chừa vần ăm, ăp.
- Yc tìm nhanh câu chứa vần ăm, ă
 Tiết 2
I. Ổn định lơp (1’)
II. Kiểm tra bài cũ (1’)
- Tiết 1 chúng ta học bài gì?
- 3 HS đọc bài tiết 1.
III. Luyện đọc và tìm hiểu bài (10’)
- GV đọc mẫu lần 2
Để biết hoa lan có màu sắc ra sao?
? Nụ hoa lan có màu gì.
GV: Nụ hoa lan có màu trắng, một màu trắng ngần: rất trắng và đẹp.
Hoa có màu trắng đẹp như vậy. Nó có mùi thơm không?
? Hương lan thơm ntn
GV: Ngoài vẻ đẹp của lan ra chúng ta còn thấy lan có mùi thơm.
* GDMT: Hoa ngọc lan vừa đẹp lại vừa thơm nên có rất nhiều ích lợi cho cuộc sống con người, những cây hoa như vậy cần được chúng ta bảo vệ, gìn giữ.
- Ngan ngát: mùi thơm lan toả rộng, gợi cảm giác thanh khiết, dễ chịu.
Qua bài chúng ta thấy được vẻ đẹp của hoa lan và tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Luyện đọc lại: Thi đọc diễn cảm 2 em.
IV. Luyện đọc: Kể tên các loài hoa mà em biết ( 10’)
- Cho HS quan sát tranh.
? Tranh vẽ gì.
? Kể tên một số loài hoa mà em biết.
? Bạn chăm sóc hoa ntn.
- Đại diện các cặp trình bày.
- Lớp nhận xét bổ xung.
* GDMT: Các lọai hoa góp phần làm cho môi trường thêm đẹp, cuộc sống của con người thêm ý nghĩa.
IV. Củng cố dặn dò (2’)
- Về nhà đọc bài, viết bài.
- Nhận xét tiết học.
 Hoạt động học
- 4 HS đọc bài, kết hợp trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại đầu bài.
- Lắng nghe, dõi theo bài đọc.
- HS tìm và đọc tiếng từ phân tích tiếng
- Hoa ngọc lan, vỏ bạc trắng, lá dày, lấp ló, ngan ngát
- CN, ĐT
- Bài có 6 câu.
- CN đọc từng câu.
- CN đọc nối tiếp câu.
- CN đọc bất kì một câu.
- Nhóm đọc nối tiếp câu.
- Bài có ba đoạn.
- CN đọc từng đoạn.
- CN đọc nối tiếp đoạn.
- Nhóm đọc nối tiếp đoạn.
- Lắng nghe.
- 1 –2 HS đọc. 
- CN- ĐT.
- HS nêu: khắp.
- HS phân tiếng khắp.
- CN đọc vần ăp.
- HS quan sát tranh.
- HS nêu.
- Vận động viên đang ngắm hoa.
- Bạn học sinh rất ngăn nắp.
- HS nêu.
- HS nêu: Bạn Cường rất chăm học.
- Bạn Dế đi ngắm trăng.
- Hát.
- Hoa ngọc lan.
- Thầy mời 1 bạn đọc đoạn 1 và 2.
- Nụ hoa lan trắng ngần 2-3 HS nhắc lại.
- Thầy mời 1 bạn đọc đoạn 2–3 HS đọc.
- Hương lan ngan ngát thơm khắp 
vườn, khắp nhà.
- Hoa cúc, hoa đào, hoa sen, hoa dâm bụt, hoa hồng.
- Hoa thược dược, hoa lay ơn, hoa loa kèn.
- Tưới cho hoa, bắt sâu, tỉa lá cho cây.
__________________________________________
TOÁN
TIẾT 105: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số; biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.	
- Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (cột a, b), bài 4
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Sgk, giáo án, bộ đồ dùng toán...
2. Học sinh: Sgk, vở bài tập, bảng con, bộ đồ dùng toán...
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Luyện tập, giảng giải, thực hành.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng:
- GV nhận xét, sửa chữa.
III. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành. 
Bài 1: Viết số (Cá nhân)
- Đọc cho HS viết số.
- Chữa bài.
Bài 2: 
? Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm như thế nào?
- HD điền theo mẫu.
* Số liền sau 80 là 81.
(ta lấy 80 + 1) tương tự. 
- Nhận xét.
 Bài 3: > < =
- Chữa bài.
Bài 4: Viết (theo mẫu)
a) 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị, ta viết: 
 87 = 80 + 7
- Nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Tập đếm các số từ 1 - 99
- HD HS làm VBT.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 HS lên bảng làm.
 34 > 32 40 = 40
 37 = 37 78 < 80
 25 < 30 90 < 98
- Nêu y /c của bài tập.
- HS viết bảng con.
a. 30 , 13 , 12 , 20.
b. 77, 44, 96, 69.
c. 81, 10, 99, 48.
- Muốn tìm 1 số liền sau của 1 số ta thêm 1 vào số đã cho?
- Nêu cách làm.
 - Số liền sau của 23 là 24.
 - Số liền sau của 84 là 85.
 - Số liền sau của 54 là 55.
 - Số liền sau của 39 là 40
 - Số liền sau của 70 là 71.
 - Số liền sau của 98 là 99. 
- Số liền sau của 69 là 70.
- Số liền sau của 40 là 41.
- HS nêu y /c 
- HS làm bảng con.
 34 < 50 
 78 > 69 
 72 < 81 
 62 = 62 
b. c) tương tự.
- Làm bài Þ đọc kết quả như HD.
b).... 59 = 50 + 9
c) .... 20 = 20 + 0
d) .... 99 = 90 + 9
______________________________________________________
MĨ THUẬT
TIẾT 27: VẼ HOẶC NẶN CÁI Ô TÔ.
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu làm quen với nặn tạo dáng đồ vật.
- Biết cách vẽ hoặc nặn tạo dáng chiếc ô tô.
- Nặn tạo dáng, hoặc vẽ được cái ô tô theo ý thích.	
- HS khá giỏi: Nặn được hình ô tô cân đối, gần giống mẫu.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Giáo án, sưu tầm một số tranh ảnh ôtô có kiểu dáng khác nhau (ôtô đồ chơi), một số bài vẽ ôtô của học sinh năm trước.
- HS: Vtv1, chì, tẩy, màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra đồ dùng: 1'
3. Bài giảng: 31'
- Giới thiệu bài: Theo nội dung bài học.
HĐ1: Quan sát nhận xét: 
- Giới thiệu một số tranh ảnh để học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm, màu sắc:
? Trên tranh là hình ảnh gì? là những loại xe ôtô nào?
? Chúng có những màu gì? 
? Ôtô có những phần bộ phận chính nào, có dạng hình gì, để làm gì?
? Ngoài những phần chính có những chi tiết nào, có tác dụng gì?
? Ôtô thường có mấy bánh xe, ở vị trí nào?
? Em hãy tả hình dáng đặc điểm màu sắc một số xe ôtô mà em đã thấy?
- Nhận xét bổ xung và chốt ý.
HĐ2: Cách vẽ:
+ Tìm vị trí vẽ xe trong phần giấy cho phù hợp và vẽ: thùng xe (to hay nhỏ, dài hay ngắn, cao hay thấp) vẽ buồng lái (bằng hay cao thấp hơn).
+ Vẽ bánh xe (nhìn thấy nhiều hay tất cả hay chỉ một phần) theo những vị trí và đặc điểm của xe là 4 bánh hay 6,8 bánh...
+ Vẽ chi tiết: cửa xe (cửa lên xuống, cửa buồng lái,...gương...)
+ Vẽ các hình phụ như: đường phố...và vẽ màu theo ý thích: có thể màu buồng lái khác màu thùng xe, cửa xe khác màu thùng xe, bánh xe khác màu thùng xe...
- Cho học sinh xem tham khảo một số bài vẽ của học sinh năm trước qua bố cục, hình vẽ đặc điểm màu sắc và các hình ảnh phụ... 
HĐ3: Thực hành: 
- Quan sát và gợi ý hướng dẫn học sinh vẽ sắp xếp vừa phải trong phần giấy, vẽ 1, 2 xe giống hoặc khác nhau theo ý thích, chỉnh sửa cho hình (tỉ lệ) cân đối hài hoà và có thể trang trí trên cửa, thùng xe, vẽ các hình ảnh khác cho phù hợp với bài và vẽ màu theo ý thích.
- Hs khá giỏi: Vẽ, nặn được hình ô tô cân đối, gần giống mẫu.
- Cho 2-3 học sinh lên vẽ trên bảng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá: 
- Gợi ý cho học sinh nhận xét bài vẽ trên bảng và những bài đã vẽ xong qua: hình vẽ (cân đối hài hoà hợp lí) màu sắc (phong phú kín đều gọn) có hình sáng tạo (những hình bên đường)
- Cùng học sinh nhận xét và đánh giá xếp loại. 
4. Củng cố, dặn dò: 2'
? Các em vừa vẽ loại phương tiện giao thông gì? vẽ ôtô như thế nào?
- Nhận xét chốt ý kết luận bài.
- Những học sinh chưa vẽ xong yêu cầu về nhà vẽ hoàn thành bài, chuẩn bị cho bài sau: vtv1, chì, tẩy, màu, quan sát những hình vuông, đường diềm về cách vẽ màu, hình hoạ tiết.
- Học sinh quan sát.
+ Là xe ôtô, xe con, xe buýt, xe tải, xe cứu thương...
+ Trắng, đỏ, đen...
+ Có buồng lái dạng hình chữ nhật vuông để ngồi điều khiển, thùng xe hình chữ nhật để chở hàng chở khách...
+ Kính trước xe, gương, cửa buồng lái, cửa lên xuống, cửa sổ, đèn...
+ Thường có 4 bánh, 2 bánh trước và 2 bánh sau, bánh xe nằm ở dưới của trước sâu vào khoảng 1 nửa...
- Học sinh trả lời theo ý riêng.
- Học sinh chú ý theo dõi quan sát hướng dẫn cách vẽ.
- Học sinh nhận xét và timg bài vẽ đẹp có sáng tạo phong phú.
- Học sinh vẽ bài theo hướng dẫn gợi ý và ý thích.
- Học sinh nhận xét bài theo gợi ý và cảm nhận.
- 1,2 học sinh trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
___________________________________________________
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
_____________________________________________________
Ngày soạn: 10/3/2019 Ngày giảng: T3/12/3/2019
CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP) 
TIẾT 5: NHÀ BÀ NGOẠI.
A. MỤC TIÊU: 
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài Nhà bà ngoại: 27 chữ trong khoảng 10 - 15 phút.
- Điền đúng vần ăm, ăp; chữ c, k vào chỗ trống.
- Bài tập 2, 3 (SGK).
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Sgk, giáo án, bảng phụ chép sẵn.
2. Học sinh: Sgk, VBT TV, bút, vở, bảng con, phấn...
C. PHUƠNG PHÁP: Quan sát, trực quan, sửa sai, luyện tập.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: (1’)
II .Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV kết hợp GV kiểm tra VBT của HS.
- GV nhận xét, tuyên dương.
III. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
- GV giảng - ghi đầu bài lên bảng.
2. HD HS tập chép (20’)
- GV giới thiệu bài mẫu.
- Gọi HS đọc to bài.
a.Viết từ khó:
? Hãy nêu những từ h ... .
- HS nêu yêu cầu.
- 3 HS lên bảng điền dấu.
- Lớp làm bảng con theo 3 dãy.
- HS nêu.
- HS nêu y/c của bài (Nêu miệng)
- Số 55
- Số 82
- Số 94
- Số 66
- Số 89
- Số 97.
- Tìm số liền trước ta trừ đi 1.
- Tìm số liền sau ta cộng thêm 1.
- HS nêu y/c: Đọc mẫu.
82 = 80 + 2
86 = 80 + 6
78 = 70 + 8
98 = 90 + 8
67 = 60 + 7
ÔN TV.
A . MỤC TIÊU :
 - Hs ôn lại các bài tập đọc đã học . Hoa ngọc lan, Ai dậy sớm , Mưu chú Sẻ .
 - HS tìm được vần, tiếng,câu ngoài bài .
 - Hiểu từ ngữ và trả lời 1 số câu hỏi trong SGK
 - HS luyện nói thành thạo .
B - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC .
 - Phiếu bốc thăm , Tranh ảnh minh họa trong bài.
 - HS: Bộ chữ HVTH.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
HĐ DẠY
HĐ HỌC
I. ổn định tổ chức . 
II. Kiểm tra bài cũ.
Hs đọc bài “Mưu chú Sẻ ” . Hs trả lời câu hỏi trong sgk
III. Bài mới.
 1 . Giới thiệu bài . ( trực tiếp)
 2 . Nội dung .
 - Hs đọc bài trong sgk. - GV quan sát hs đọc 
 - GV hỏi một số câu hỏi để hs trả lời Hs trả lời .
 - GV quan sát uốn nắn 
 Có thể ôn theo tổ , cá nhân. 
 1 . Hoa ngọc lan 
 2 . Ai dậy sớm 
 3 . Mưu chú Sẻ 
3 . HS bốc thăm và đọc . 
 GV nhận xét . IV. Củng cố dặn dò . 
 Gv nx cho hs .
 GV nhận xét tiết học .
 Về nhà đọc nhiều lần các bài đã học và chuẩn bị tiết học sau.
3 hs đọc và trả lời câu hỏi.
Hs mở sgk đọc 
Hs bốc thăm đọc.
_______________________________________________
Ngày soạn:20/3/2019 Ngày giảng: 22/3/2019.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC:
TIẾT 27: GIỮ GÌN VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG.
A. MỤC TIÊU.
 - HS biết tại sao cần phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
 - Nơi công công cộng sạch, sẽ có lợi gì cho sức khỏe của chúng ta.
 - Giaó dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng xanh sạch đẹp.
B. CHUẨN BỊ.
 GV :ĐD HĐ – Hình thức hoạt động.
 HS :Chổi, hót rác, xô nước.khẩu trang...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Nội dung hoạt động (30’)
1.Nội dung .
 - Dọn vệ sinh nơi công cộng.
 2. Cách tiến hành.
 - Thực hiện ngoài đường. 
 - Thực xung quanh đường vào bản.
a.Giáo viên giới thiệu hoạt động.
- Quét đường vào bản, đào ránh cho nước chảy, phát cỏ,..
 - Quét cổng trường.
b.Thực hành.
- Yêu học sinh cầu nhận dùng cụ và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Gv theo dói giám sát học sinh làm. 
IV. Kết thúc hoạt động .
- Qua tiết học các em phải nhớ giữ gìn vệ sinh nơi công cộng cho sạch sẽ.
- G/v nhận xét đánh giá kết quả hoạt động.
- Tuyên dương những em thực hiện vệ sinh nhà ở sạch sẽ.
- Học sinh hát đồng ca.
- HS đặt lên mặt bàn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hành làm vệ sinh theo sự hướng dẫn của giáo viện.
- Học sinh lắng nghe.
_______________________________________________________
Ngày soạn: 13/3/2019 Ngày giảng: T6/15/3/2019
CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT 6: CÂU ĐỐ
A. MỤC TIÊU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài Câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8 - 10 phút.
- Điền đúng chữ ch, tr, v, d hoặc gi vào chỗ trống.
Bài tập (2) a hoặc b. 
- GD HS chăm chỉ, cẩn thận khi viết bài.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Sgk, giáo án, bảng phụ chép sẵn bài mẫu.
- Học sinh: Sgk, VBT TV , bút, vở, bảng con, phấn...
C. PHUƠNG PHÁP: Quan sát, trực quan, sửa sai, luyện tập.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV kết hợp GV kiểm tra VBT của HS.
- GV nhận xét tuyên dương.
III. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
- GV giảng - ghi đầu bài lên bảng.
2. HD HS chép bài: (20’)
- GV treo bảng phụ đã viết ND câu đố.
- Gọi HS đọc to bài.
- YC HS giải câu đố.
+ Viết từ khó:
? Hãy nêu những từ hay tiếng khó viết ở trong bài?
-YC HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
a.Viết bài vào vở:
- GV đọc bài 1 lần.
? Đây là bài viết dạng văn xuôi hay bài thơ?
- HD HS cách viết (lưu ý cách trình bày...)
- Cho HS viết bài vào vở.
- GV quan sát - uốn nắn.
b. Soát lỗi - chữa bài:
- GV đọc thong thả.
- Chữa lỗi phổ biến.
c. Chấm, chữa bài:
- GV thu 4 - 5 bài chấm, chữa.
- GV nhận xét.
3. HD HS làm bài tập (6’)
a. Điền tr /ch:
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- HS treo bảng phụ đã viết sẵn ND bài.
- YC HS làm bài vào vở BT.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- GV nxét chung.
IV.Củng cố - dặn dò: (2’)
- Nhắc nhở HS cẩn thận khi viết bài.
- Làm BT 2b vở BT.
- Chuẩn bị bài sau: Ngôi nhà.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS đặt VBT lên bàn.
- Vài HS nhắc.
- 3 HS đọc to bài.
- Con ong.
- HS nêu: chăm chỉ, suốt ngày, vườn cây.
- HS viết vào bảng con.
- Bài thơ.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi.
- HS quan sát.
- HS làm bài vào vở BT.
 Thi chạy, tranh bóng.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS VN làm bài.
KỂ CHUYỆN
TIẾT 3: TRÍ KHÔN
A. MỤC TIÊU:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Trí khôn của con người giúp con người làm chủ 
được muôn loài.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Tranh minh họa truyện trong SGK.
2. HS: Vở - SGK
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định (1’)
II. Bài cũ (5’)
- Gọi HS kể chuyện: Rùa và Thỏ.
- GV nhận xét.
III. Bài mới (29-30’)
1. GTB: (1’)
Con người hơn muôn loài vật trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn. Trí khôn con người để ở đâu? Để hiểu được điều đó cô cùng lớp vào bài hôm nay
- GV ghi bảnng.
2. Giảng bài (29-30’)
a. GV kể 2 lần (5’)
- Lần 1 không tranh.
- Lần 2 có tranh minh họa.
b. Hướng dẫn HS kể ( 25’)
- Tranh 1: Hổ nhìn thấy gì?
- Tranh 2: Hổ và trâu nói gì với nhau?
Tranh 3: Hổ và con người nói gì với nhau?
- Tranh 4: Câu chuyện kết thúc thế nào
- Gọi HS kể, mỗi em kể nối tiếp 1 đoạn.
- 3 HS kể.
- Cho HS kể toàn chuyện.
- Kể chuyện phân vai.
- Để câu chuyện hấp dẫn GV cho đeo mặt nạ.
? Câu chuyện cho em biết điều gì
IV. Củng cố - dặn dò (2’)
- Về nhà tập kể chuyện nhiều lần.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nhắc lại.
- Bác nông dân đang cày, con trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn thấy cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên.
- Hổ hỏi trâu: “Này anh trâu. Anh to lớn nhường ấy sao chịu kéo cày cho người. Trâu trả lời “ Người bé nhưng có trí khôn”
- Hổ không biết trí khôn là cái gì. Đợi bác nông dân ra bèn lân la đến hỏi.
- Người kia trí khôn đâu cho ta xem. Bác nông dân đáp.
- Trí khôn ta để ở nhà.
- Ta về Hổ ăn mất trâu của ta thì sao
- Hổ muốn xem trí khôn của người quá nên chịu để bác nông dân trói, trói xong bác nói “ Người sẽ được thấy trí khôn của ta”. Nói rồi bác chất rơm xung quanh, lửa cháy ngùn ngụt, Hổ khiếp sợ ra sức vùng vẫy, dây trói cháy và đứt, Hổ thoát nạn, chạy thẳng một mạch vào rừng.
- Mỗi nhóm 4 HS đóng vai, người dẫn chuyện, hổ, trâu, bác nông dân.
- Con Hổ tuy to xác nhưng rất ngốc không biết trí khôn là gì.
- Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn.
- Con người thông minh, tuy nhỏ nhung buộc những con vật to xác như trâu vâng lời, Hổ phải sợ hãi.
________________________________________________________
TOÁN
TIẾT 108: LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết giải toán có một phép tính cộng.
- Bài 1, bài 2, bài 3 (b, c), bài 4, bài 5
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Sgk, giáo án, bộ đồ dùng toán...
2. Học sinh: Sgk, vở bài tập, bảng con, bộ đồ dùng toán...
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC:
- Luyện tập, giảng giải, thực hành.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc 1 - 100.
- GV nhận xét, tuyên dương.
III. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Thực hành: 
Bài 1:( Tr 147) Viết các số.
a .Từ 15 - 25
b. Từ 69 -79
Bài 2:( Tr 147) Đọc mỗi số sau:
35, 44, 64, 85, 69, 70.
Bài 3:( Tr 147) Điền dấu thích hợp > < = vào chỗ chấm.
- GV HD làm : 72< 76 (vỡ 2v< 6 ) 
Bài 4 (Tr 147) Cho HS tự đọc thầm đề toán, nêu tóm tắt và giải toán.
Bài 5: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò: 
? Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
? Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
- HD HS làm VBT.
- Chuẩn bị bài sau: Giải bài toán có lời văn.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát.
- 3 HS đọc 1- 100.
- Làm bài, chữa bài.
a) 15, 16, 17, 18, 19.... 25.
b) 69, 70, 71, 72, 73....79.
- CN đọc số.
- Nhận xét.
- HS làm bảng con. 
 b. 85 > 65 c.15 > 10+ 4
 42 < 76 16 = 10+ 6
 33 < 66 18 = 15+3 
- Đọc đề toán.
- Nêu miệng tóm tắt.
Có: 10 cây cam.
Có: 8 cây chanh.
Tất cả có .... cây?
- 1 HS chữa trên bảng lớp.
- Cả lớp làm vào nháp.
 Bài giải
Có tất cả số cây là:
10 + 8 = 18 (cây)
Đáp số: 18 cây
- Số bé nhất có 2 chữ số là 10.
- Số lớn nhất có 2 chữ số là 99.
____________________________________________________
SINH HOẠT - HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 27.
A. MỤC TIÊU
+ Sinh hoạt tập thể : Môn – Thủ công
- Cắt dán hình chữ nhật
–. Cắt dán được hình chữ nhật
+ Sinh hoạt lớp:
- HS nắm được các hoạt động diễn ra trong tuần
- Thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần
- Biết tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục
- Nắm được kế hoạch tuần 28
B. LÊN LỚP:
I. Sinh hoạt tập thể :
Môn – Thủ công
- Cắt dán hình vuông
- Cắt dán được hình vuông
- HS chuẩn bị giấy để cắt dán theo ý các em đi học.
- Gv hd cho h/s làm theo
- Gv nx h/s làm
- GV nx một số sản phẩm các em làm tốt và chưa tốt để nhận xét .
- Gv cho hs trưng bày sp của mình.
- HS nhận xét bài của bạn .
II- Nhận xét chung:
1- Ưu điểm:
- Đi học đầy đủ đúng giờ
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng
- Vệ sinh đúng giờ và sạch sẽ.
2- Tồn tại:
- Giờ truy bài còn chưa tự giác
- Trong giờ học còn chầm, nhút nhát.
- Kỹ năng đọc, viết yếu: - Giữ gìn sách vở bẩn:
- Một số bạn vẫn hay nghỉ học .
III - Kế hoạch tuần 28 :
- Khắc phục những tồn tại của tuần 27
Thi đua học tập tốt (rèn kỹ năng đọc, viết)
Không nói tục, chửi bậy, giữ gìn sách vở sạch đẹp
100% HS đi học đầy đủ và đúng giờ
Rèn đọc và viết đúng tốc độ
Duy trì giờ truy bài có hiệu quả
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch, đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_27_nam_hoc_2018_2019.doc