Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

 TOÁN

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100

I. Mục tiêu

- Giúp cho HS bước đầu biết đặt tính rồi làm tính trừ ( không nhớ trong phạm vi 100).

- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi làm bài.

II. Hoạt động cơ bản:

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm: Số 55 gồm mấy chục và mấy đơn vị. So sánh 2 số: 35 và 24.

3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Phép trừ trong phạm vi 100.

 a. Giới thiệu cách làm tính trừ ( không nhớ) dạng 65 - 30.

Bước 1: HDHS thao tác trên que tính:

- HDHS lấy ra 65 que tính gồm 6 bó chục và 5 que rời.

+ Đặt 6 bó chục sang bên trái, 5 que rời ở bên phải ( như hình vẽ trên cùng

của trang 159).

+ Viết lên bảng và nói: 6 bó viết ở cột chục, 5 que rời viết ở hàng đơn vị.

 

doc 15 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Thị Tơ 
 GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 - 2017
TUẦN 30
Soạn ngày 01 tháng 04 năm 2017
Thứ hai ngày 03 tháng 04 năm 2017
TIẾNG VIỆT
 Luật chính tả về viết hoa 
Sách thiết kế (trang 61), SGK (trang 25) 
Tiết 1 - 2
Thứ ba ngày 04 tháng 04 năm 2017
 TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 
I. Mục tiêu
- Giúp cho HS bước đầu biết đặt tính rồi làm tính trừ ( không nhớ trong phạm vi 100).
- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi làm bài.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: Số 55 gồm mấy chục và mấy đơn vị. So sánh 2 số: 35 và 24.
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Phép trừ trong phạm vi 100.
 a. Giới thiệu cách làm tính trừ ( không nhớ) dạng 65 - 30.
Bước 1: HDHS thao tác trên que tính:
- HDHS lấy ra 65 que tính gồm 6 bó chục và 5 que rời.
+ Đặt 6 bó chục sang bên trái, 5 que rời ở bên phải ( như hình vẽ trên cùng 
của trang 159).
+ Viết lên bảng và nói: 6 bó viết ở cột chục, 5 que rời viết ở hàng đơn vị.
- HS đọc: số 65: sáu mươi lăm.
+ bớt 3 bó chục từ hàng trên đưa xuống hàng dưới, 0 que rời ở hàng trên đưa xuống hàng dưới, như vậy hàng trên chỉ còn 3 chục và 5 que rời.
- Viết lên bảng và nói: 3 bó viết ở cột chục dưới số 6, 0 que rời viết ở hàng đơn vị dưới số 5.
* HDHS nếu ta có 6 chục bớt đi 3 chục thì còn 3 chục, và 5 đơn vị bớt đi 0 đơn vị còn lại 5 đơn vị, như vậy 65 bớt đi 30 thì còn lại 35. hay ta nói cách khác 65 trừ đi 30 còn 35.
Bước 2: HD kĩ thuật làm tính trừ:
- Để làm tính trừ dạng 65 - 30 ta đặt tính: viết 65 rồi viết 30 sao cho chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, sau đó viết dấu - ở giữa, kẻ vạch gang, rồi thực hiện phép trừ từ trái sang phải.
-
65
5 trừ 0 bằng 5, viết 5
30
6 trừ 3 bằng 3, viết 3
 34
- Như vậy 65 - 30 = 35
* HS nhắc lại: 3 lần
Giới thiệu: Cách làm tính trừ ( không nhớ)
 a. Giới thiệu cách làm tính trừ ( không nhớ dạng 36 - 4)
Bước 1: GVHDHS thao tác trên que tính:
- HDHS lấy ra 36 que tính gồm 3 bó chục và 6 que rời.
+ Đặt 3 bó chục sang bên trái, 6 que rời ở bên phải ( như hình vẽ trên cùng của trang 159).
+ Viết lên bảng và nói: 3 bó viết ở cột chục, 6 que rời viết ở hàng đơn vị.
+ GV bớt 4 đơn vị 
- Viết lên bảng và nói: 4 que rời viết ở hàng đơn vị dưới số 6.
- HDHS nếu ta có 3 chục bớt đi không chục thì vần còn 3 chục, và 6 đơn vị bớt đi 4 đơn vị còn lại 2 đơn vị, như vậy 36 bớt đi 4 còn lại 32 hay nói cách khác 36 - 4 còn 32.
HS nhắc lại 3 lần. 
Bước 2: HD kĩ thuật làm tính trừ:
- Để làm tính trừ dạng 36 - 4 ta đặt tính: viết 36 rồi viết 4 sao cho cột chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị, sau đó viết dấu - ở giữa, kẻ vạch gang, rồi thực hiện phép trừ từ trái sang phải.
-
36
6 trừ 4 bằng 2, viết 2
 4
3 trừ 0 bằng 3, viết 3
 34
- Như vậy 36 - 4 = 32.
* HS nhắc lại: 3 lần
Thực hành:
Bài 1: Tính 
Lưu ý HS đặt thẳng hàng, thẳng cột
HS làm bài - chữa bài.
Bài 2 Đúng ghi Đ, sai ghi s
HD HS kiểm tra phép tính, nhận biết được chỗ sai để đánh Đ vào ô trống, hoặc S vào ô trống.
Bài 3: Tính nhẩm
a. 66 - 60 = 	98 - 90 = 	 72 - 70 =
 78 - 50 = 	59 - 50 = 	 43 - 20 = 
b. 58 - 4 = 	67 - 7 = 	 99 - 1 = 
 58 - 8 = 	57 - 5 = 	 99 - 9 =
HS làm bài - chữa bài
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân thực hiện phép tính trừ số có hai chữa số ( trừ không nhớ) trong phạm vi 100
TIẾNG VIỆT
 Mối liên hệ giữa các vần 
Sách thiết kế (trang 65), SGK (trang 27) 
Tiết 3 – 4
Thứ tư ngày 05 tháng 04 năm 2017
 TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
HS củng cố về làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100 (cộng, trừ không nhớ), tập đặt tính rồi tính.
- Tập tính nhẩm ( trong trường hợp phép cộng đơn giản) và nhận biết bước đầu về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Giáo dục HS cẩn thận trong khi làm bài.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: Tính nhẩm: 15 - 5 = ?
3. Bài mới: Luyện tập
Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
45 - 23
72 - 60 
65 - 25
57 - 31
70 - 40
HS làm bài chữa bài.
Bài 2: Tính nhẩm:
65 - 5 =
65 - 60 =
65 - 65 =
70 - 30 = 
94 - 3 = 
33 - 30 =
21 - 1 = 
21 - 20 = 
32 - 10 =
- HS làm bài chữa bài.
Bài 3: Điền dấu >, <,=:
 35 - 5 
35 - 4
 43 + 3  
43 - 3
30 - 20 
40 - 30
31 + 42 
41 + 32
Bài 4: Lớp B có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ, hỏi lớp B có bao nhiêu bạn nam?
Tóm tắt	Bài giải
Có: 35 bạn	số bạn nam có là
Có: 20 bạn nữ	35 - 20 = 15 ( bạn)
Có:bạn nam	Đáp số: 15 bạn nam
Bài 5: Nối( theo mẫu )
76 - 5
54
40 + 14
68 - 14
71
11 + 21
42 - 12
32
60 + 11
- HS làm bài chữa bài.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân thực hiện phép tính cộng, trừ số có hai chữ số ( trừ không nhớ) trong phạm vi 100
TIẾNG VIỆT
 Viết đúng chính tả 
Sách thiết kế (trang 69), SGK (trang 29) 
Tiết 5 - 6
Thứ năm ngày 06 tháng 04 năm 2017
 TOÁN
 CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ
I. Mục tiêu
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ. nhận biết một tuần có 7 ngày.
- Biết gọi tên các ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ 3,... Thứ bảy
- biết đọc thứ, ngày tháng trên một tờ lịch bóc hàng ngày.
- Bước đầu biết làm quan với lịch học tập trong tuần
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: Tính nhẩm 15 + 5, 15 - 5
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới 
3. Bài mới: các ngày trong tuần
- GV treo quyển lịch lên bảng, chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và hỏi:
- Hôm nay là ngày thứ bao nhiêu? GV nói mẫu.
- HS trả lời: ... ngày thứ.
- HS đọc hình vẽ trong SGK trang 161.
+ HS đọc to rõ ràng: Hôm này là ngày chủ nhật, thứ hai.thứ bảy.
+ HS khác nhắc lại: Một tuần lễ có 7 ngày là: chủ nhật, thứ bảy.
Thực hành
Bài 1: Trong một tuần lễ
a. HS trả lời được: Em đi học vào ccá ngày thứ hai, thứ 3. thứ bảy
 b. Em nghỉ vào ngày: Chủ nhật
Bài 2: Đọc lịch trong tuần:
Đọc to lịch của ngày hôm nay rồi viết lần lượt các ngày con lại trong tuần:
Hôm này là thứ..ngày ..tháng
HS suy nghĩ và trả lời ngày hôm sau: Ngày mai là thứ..ngày tháng
Hỏi thêm trong một tuần lễ em thích ngày nào nhất?
Bài 3: Đọc thời khoá biểu của lớp em:
- GV treo thời khóa biểu của lớp lên trên bảng.
- GV HD học sinh chép thời khoá biểu vào vở,
- HS nhắc lại.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân nhận biết các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ. nhận biết một tuần có 7 ngày.
TIẾNG VIỆT
 Viết đúng chính tả âm đầu trích 
Sách thiết kế (trang 73), SGK (trang 31) 
Tiết 7 - 8
Thứ sáu ngày 01 tháng 04 năm2017
TIẾNG VIỆT
 Đọc 
Sách thiết kế (trang 77), SGK trang 33
Tiết 9 - 10
 TOÁN
CỘNG TRỪ ( không nhớ) TRONG PHẠM VI 100 
I. Mục tiêu
- Củng cố kí năng là tính cộng, trừ ( không nhớ trong phạm vi 100).
- Rèn kĩ năng tính nhẩm ( trong trường hợp cộng trừ các số tròn chục).
- Giáo dục học sinh đọc, viết rõ ràng các số có 2 chữ số khác nhau.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: Số liền sau của số 90 là số nào?
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới: Phép cộng, trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ).
 Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm:
80 + 10 =
30 + 40 = 
80 + 5 =
90 - 80 =
70 - 30 =
85 - 5 =
90 - 10 =
70 - 40 =
85 - 80 =
HS làm bài - chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
36 + 12
65 + 22 =
48 - 36
87 - 65 =
48 - 12
87 - 22 =
Bài 3:Hà có 35 que tính, lan có 43 que tính. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu que tính? 
 Tóm tắt	 lời giải
Hà có: 35 que tính	số que tính của hai bạn có là:
Lan có: 43 que tính	 	35 + 43 = 78 ( que tính)
Cả hai bạn có là:.que tính	đáp số: 78 que tính.
Bài 4: 
Lan và hà hái được 68 bông hoa, riêng hà hái được 34 bông hoa. Hỏi hà hái được bao nhiêu bông hoa?
Tóm tắt	lời giải
Hà và lan có: 68 que tính	số que tính của lan có là:
Hà hái được: 34 que tính	68 - 34 = 34 ( que tính)
Lan hái được là:.quetính	đáp số: 34 que tính.
 IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân củng cố giải toán có lời văn, cộng trừ hai số ( cộng trừ không nhớ)
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA
I. Mục tiêu
- Học sinh biết:
- Giúp HS nêu được một số dấu hiệu trời nắng, trời mưa
- Biết mô tả ( bằng lời hoặc tranh vẽ)về bầu trời, đám mây khi trời nắng, trời 
mưa.
HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa
-Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài
Kĩ năng ra quyết định, lên hay không lên làm gì khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
Kĩ năng tự bảo vệ: Bảo vệ sức khoẻ của bản thân khi thời tiết thay đổi.
Các phương pháp kĩ thuật dạy học
Suy nghĩ thảo luận cặp đôi - chia sẻ
 Trò chơi
IV. Hoạt động thực hành
1. Khám phá
 Hoạt động 1: Khởi động giới thiệu bài
GV cho HS hát bài hát về trời nắng – trời mưa:
Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng
Vươn vai, vươn vai thỏ rung đôi tai
Nhảy tới nhảy tới đùa trong nắng mới
Bên nhau bên nhau ra đây cùng chơi
 Mưa to rồi, mưa to rồi.
 Mưa, mưa, mưa chạy thôi.
GV hỏi: Trong bài hát thỏ đi tắm nắng như thế nào?.....
Tại sao thỏ mau chạy thôi?
2. Kết nối: 
Hoạt động 2: Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa
 Mục tiêu: HS nêu một số dấu hiệu trời nắng, trời mưa
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa, yêu cầu các em gián tất cả các tờ bìa có tranh ảnh theo 2 cột ( trời nắng, cột trời mưa)
+ HS làm việc theo yêu cầu:
Trời nắng thì bầu trời như thế nào?
Trời mưa thì bầu trời như thế nào?
Trời nắng có biểu hiện gì?
Trời mưa có biểu hiện gì?
Bước 2: Đại diện các nhóm nêu kết quả - Nhóm khác bổ sung
Bước 3: HS liên hệ thực tế.
Hoạt động 3:
Thảo luận cách giữ gìn sức khoẻ khi trời nắng, trời mưa
Mục tiêu: 
Bước 1: HS làm việc theo nhóm và nêu yêu cầu quan sát hình trong tranh.
Tại sao khi đi dưới trời nắng, trời mưa bạn phải đội mũ, đội nón
Để không bị ướt khi đi trời mưa bạn phải làm gì?
Bước 2: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả - nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 4: chơi trò chơi
Bước 1: GV phổ biến luật chơi: Một phát thanh viên hô ( trời nắng), ( trời mưa), các HS đội nón, mũ, hoặc mặc áo mưa theo tình huống của người hô.
Bước 2: HS chơi trò chơi - GV kiểm tra giúp đỡ.
Bước 3: GV nhận xét rút kinh nghiệm cho HS.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân vẽ tranh mô tả cảnh trời nắng, trời mưa
SINH HOẠT LỚP 
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em.
II. Hoạt động cơ bản
1. Nhận xét tuần
+ Ưu điểm:
- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra.
- Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự.
- Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt 
2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những 
điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được 
nhắc tên trước lớp.
- Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt 
- Các em cần tích cực tham gia phát biểu hơn nữa.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp.
3. Hoạt động vui chơi giải trí:
a. Ca múa hát.
- HS tham gia hát cá nhân: ( Bài hát em yêu thích)
- HS múa hát bài: ( Đi tới trường )
b. Hái hoa dân chủ: ( Bốc thăm trả lời câu hỏi)
- Trả lời đúng sẽ được thưởng ( Tràng pháo tay)
- Trả lời sai - bạn khác có quyền trả lời.
Câu hỏi: 
 1. Em hãy làm phép tính trừ 90 - 70? 
2. Em hãy nêu cách viết hoa tên người Việt Nam?
3. Em hãy nêu cách viết hoa tên đia lý Việt Nam?
4. Em hãy nêu cách viết hoa trong phiên âm tên người và tên địa lý nước ngoài?
+ Kết thúc: Giáo viên tuyên dương các em học sinh có câu trả lời đúng.
Thứ bảy ngày 08 tháng 04 năm 2017
 CÂU LẠC BỘ TOÁN
 CỘNG TRỪ ( không nhớ)TRONG PHẠM VI 100 
Tiết 1 
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng đặt tính rồi tính.
- Kĩ năng tính nhẩm thành thạo dạng toán có kèm theo đơn vị đo độ dài. 
- Giải thành thạo dạng toán có lời văn.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động thực hành 
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập: 1,2,3,4 ( trang46 ) vở BTT
Bài 1: Dũng có 89 viên bi đựng trong 2 túi, túi thứ nhất đựng được 9 viên. hỏi túi thứ 2 đựng được bao nhiêu viên bi?
Tóm tắt 	Bài giải
 Tổng 2 túi Dũng có: 89 viên bi	 Số bi ở túi thứ 2 Dũng có là:
 Túi thứ nhất Dũng có: 9 viên bi	89 - 9 = 80 ( viên bi)
 Túi thứ 2 Dũng có: viên bi	Đáp số 80 viên bi.
Bài 2: Đoạn thẳng dài 58cm. người ta cắt đi một số cm. Đoạn dây còn lại 28cm. hỏi đoạn dây đã cắt đi bao nhiêu cm.
- GV HD làm bài:
Tóm tắt 	Bài giải
 Đoạn dây dài: 58cm	 	 Đoạn dây cắt đi dài là:
 Còn lại: 28cm 	 58 - 28 = 30 (cm)
 Đoạn dây cắt đi:cm viên bi	Đáp số: 30cm.
Bài 3: Em hãy viết số có 2 chữ số khác nhau lên miếng bìa sau khi quay ngược lại thì ta được một số có 2 chữ số, và số đó nhỏ hơn số đã viết 21 đơn vị.
- HS lên bảng làm bài - chữa bài:
	Số phải viết lên miếng bìa là số 89.
	Số quay ngược lại là số 68
	Ta được 89 - 68 = 21.
Bài 4: Với 4 miếng bìa lần lượt ghi các chữ số 3,4,2, 6. hãy xếp một phép trừ có kết quả bằng 41
- Ta xếp được phép trừ như sau:
6
4
-
2
3
- HS làm bài, chữa bài. 
CÂU LẠC BỘ TOÁN
 LUYỆN TẬP 
 tiết 2
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng đặt tính rồi tính.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động thực hành 
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập: 1,2,3,4 ( trang 45 ) vở BTT
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
+13
+22
+2
15
+14
+25
+20
30
+10
+24
+31 
42
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
37 + 42 - 10 = 63 £	73 - 60 + 56 = 59 £
57 - 50 + 41 = 48 £	40 + 3 - 23 = 20 £
66 - 5 + 22 = 82 £	55 - 55 + 50 = 55 £
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
-
 83
+
 23
+
 47
-
 86
-
37
 23
 44
 32
 26
22
69£
77£
 49£
 60£
59£
- HS tự làm bài - chữa bài
Bài 4: Nối £ với số thich hợp:
56 - 23 >
84 - £
35
£ + 20 =
45 + 31
54 + 23 =
42 + £
56
£ - 23 <
67 - 42
32 + 24 = 
 £
72
£ + 23 >
23 + 65
 - HS đọc yêu cầu tự làm bài:
CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT
 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
Tiết 3 – tiết 4
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng viết đúng luật chính tả theo âm và theo nghĩa.
- Rèn kĩ năng nghe viết đúng chính tả. 
II. Hoạt động thực hành 
- HS ôn, đọc bài: Người ăn xin. ( SGK “Trang 28”) 
- Học sinh viết đúng chính tả.
 THỦ CÔNG
CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu
 HS biết cách cắt dán các nan giấy
- HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
+ Đồ dùng học tập
GV: Mẫu hàng rào đơn giản
Các nan giấy, 1 tờ giấy kẻ ô, giấy màu, kéo, bút chì, thước
HS : giấy trắng, giấy màu, bút chì, thước, kéo, hồ,...
III. Hoạt động cơ bản
Hoạt động của GV
Hoat động của HS
HĐ1: Học sinh quan sát và nhận xét
- HS quan sát mẫu hàng rào đơn giản và các nan giấy. GV định hướng cho HS thấy cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều. Hàng rào được dán bởi các nan giấy
-H : Số nan đứng ? Số nan ngang ? Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô ? Giữa các nan ngang bao nhiêu ô ?
HĐ2 : Hướng dẫn kẻ cắt các nan giấy
-Kẻ trên giấy ô vuông trắng, các đường kẻ để có 4 nan đứng dài 6 ô, rộng 1 ô và 2 nan ngang dài 9 ô, rộng 1 ô
Cắt các đưòng thẳng cách đều ta được các nan giấy H3
HĐ3 : Thực hành :
- HS thảo luận nhóm cách vẽ các nan giấy thẳng đứng và ngang
-HS thực hành cá nhân cắt các nan giấy theo các bước :
+ Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều (dài 6 ô, ngắn 1 ô)theo đường kẻ của giấy làm nan đứng và 2 đoạn thẳng dài làm nan ngang (dài 9 ô ngắn 1 ô )
-Hay kẻ hình chữ nhật có cạnh dài (6 ô), cạnh nắn (4 ô) cắt lần lượt mỗi nan (1 ô dài 6 ô). Và hình chữ nhật (dài 9 ô ngắn 2 ô) tương tự cắt lần lượt mỗi nan (1 ô, dài 9 ô )ta được 4 nan đứng và 2 nan ngang
-Xong xếp cân đối các nan đứng cách nhau 1 ô và 2 nan ngang cách nhau 2 ô cân đối và dán keo vào vở ta được hàng rào đơn giản.
-GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HS quan sát các nan giấy và hàng rào
 Các nan giấy
Hàng rào bằng các nan giấy
HS quan sát và thực hành làm hàng rào bằng các miếng bìa cắt dán thành hàng rào.
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu
- Học xong bài này, học sinh có khả năng kể được cái ích lợi một vài loại 
hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- HS biết yêu thiên nhiên, thích gìn giữ thiên nhiên.
- Bảo vệ cây và hoa ở trường, đường làng ngõ xóm và nhứng nơi công cộng, biết nhắc nhở bạn bè cùng bảo vệ.
- HS khá giỏi nêu được ích lợi của việc gìn giữ cây, hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
II. Hoạt động cơ bản
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề bảo vệ cây, hoa nơi công cộng.
- Kĩ năng tư duy phê phán hành vi phá hoạt cây, hoa nơi công cộng.
- Phương pháp thảo luận nhóm, xứ trí tình huống
- Kĩ thuật động não.
V. Hoạt động thực hành 
1, Khám phá
Khởi động: học sinh hát bài: Ra chơi vườn hoa
A Khám phá:
- GV nêu câu hỏi?
+ Trong lớp mình bạn nào đã được đi thăm quan những vườn hoa ở nơi công cộng?
 + Các em đã bao giờ hái hoa và bẻ cây ở nơi công cộng chưa?
- HS nêu ý kiến
GV giới thiệu bài.
2, Kết nối
Hoạt động 1: HS quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường.
Mục tiêu: Học sinh biết được bộ phận của cây, hoa gồm: thân, rễ, cành lá, hoa quả.
Cách tiến hành:
a, HS đàm thoại theo các câu hỏi: Ra chơi ở vườn hoa em có thích gì không?
- Vườn hoa cở trường, sân trường, có đẹp, có mát không?
- Để sân trường, vườn trrường luôn đẹp, luôn mát em phải làm gì?
- Cây và hoa để cho cuộc sống thêm tươi đẹp, không khí trong lành mát mẻ.
- Các em cần chăm sóc và bảo vệ cây, hoa, các em có quyền dược hưởng thụ
môi trường trong lành.
Các em vẫn chăm sóc bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Hoạt động 2: HS làm bài tập 1
1. HS làm bài tập và trả lời các câu hỏi:
Các bạn nhỏ đang làm gì?
Những việc làm đó có tác dụng gì?
Em có thể làm được như bạn đó không?
2. Một số HS lên trình bày ý kiến
3. Cả lớp nhận xét bổ sung.
4. GV kết luận Các em biết tưới cây, rào cây, nhỏ có bắt sâu đó là những việc làm nhằm bảo vệ và chăm sóc cây, hoa nơi công cộng làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành.
Hoạt động 3:
1. HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm đôi.
- Các bạn đang làm gì?
- Em tán thành những việc làm nào? tại sao?
2. HS tô màu vào quần áo bạn có hành động đúng trong tranh?
3. GV mời một số HS lên trình bày.
4. Cả lớp nhận xét và bổ sung.
5. GV kết luận.
- Biết nhắc nhở khuyên ngăn bạn không phá hoại cây là hành động đúng.
- Bẻ cành, đu cây là hành động sai.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân làm tốt công tác bảo vệ cây và hoa ở trường và nơi công cộng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_30_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_t.doc