Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

 TOÁN

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

- Học sinh củng cố về phép cộng 1 số với 0, bảng cộng trong phạm vi 5, so sánh các số và tính chất của phép cộng.

- Rèn học sinh biết làm tính cộng và biết đổi số khi cộng thì kết quả không thay đổi.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.

II. Hoạt động cơ bản

1. Tạo hướng thú

2. Trải nghiệm: làm phép tính cộng 0 + 4 = ?, 3 + 0 = ?.

+ 1 Học sinh thực hành làm trên bảng.

III. Hoạt động thực hành

HS làm bài tập

 

doc 17 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ TƠ 
 GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 – 2017
 TUẦN 9
Soạn ngày 28 tháng 10 năm 2016
Thứ hai ngày 31 tháng10 năm2016
TIẾNG VIỆT
 ÂM /u/, / ư/ 
Sách thiết kế (trang 244), SGK (trang 62 – 63) 
Tiết 1 - 2
 Thứ ba ngày 01 tháng 11 năm 2016
TIẾNG VIỆT
ÂM /v/ 
Sách thiết kế (trang 247), SGK (trang 64 – 65) 
Tiết 3 - 4
 TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
- Học sinh củng cố về phép cộng 1 số với 0, bảng cộng trong phạm vi 5, so sánh các số và tính chất của phép cộng.
- Rèn học sinh biết làm tính cộng và biết đổi số khi cộng thì kết quả không thay đổi..
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: làm phép tính cộng 0 + 4 = ?, 3 + 0 = ?.
+ 1 Học sinh thực hành làm trên bảng.
III. Hoạt động thực hành
HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài: Tính
+ HS đọc đề và làm bài:
 0 + 1 = .	3 + 1 = 	
1 + 1 = ..	 4 + 1 = 
Gọi 2 em lên bảng làm bài, cho lớp làm bài vào vở.
HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Tính
HS đọc đề bài và làm bài tập:
	1 + 2 = ..	2 + 1 = 
Gọi HS lên bảng chữa bài.
H: Em có nhận xét gì về kết quả của phép tính? (Bằng nhau và = 3)
H: Nhận xét gì về các số trong 2 phép tính? (giống nhau), vị trí khác nhau.
H: Vị trí của số 1 và số 2 có giống nhau không? (Vị trí khác nhau).
Vậy: Khi đổi chỗ 2 số trong phép cộng, kết quả của chúng ra sao? (kết quả không thay đổi).
Khi biết 1 + 2 = 3 thì biết ngay 2 + 1 cũng có kết quả = 3.
Bài 3: Điền dấu >, dấu <, dấu =.
HS nêu yêu cầu và làm bài.
2  2 + 3
5..2 + 1
Gọi HS lên bảng làm, cho cả lớp làm bài vào vở.
GV nhận xét, sửa.
III Hoạt động ứng dụng
 Về nhà cùng chia sẻ vưới người thân thực hiện các phép tính cộng trong phạm vi 5.ví vụ: 0 + £ = 4; 3 + £ = 3.
Thứ tư ngày 02 tháng 11 năm 2016
TIẾNG VIỆT
 ÂM /x/ 
Sách thiết kế (trang 250), SGK (trang 66 - 67) 
Tiết 5 -6
 TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về bảng cộng và làm phép tính cộng trong phạm vi 5, phép
cộng với số 0.
- Biết so sánh, nhìn tranh viết phép tính thích hợp.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: 
III. Hoạt động thực hành
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài toán tính:
+
2
+
4
3
0
5
4
Gọi HS lên bảng làm bài, cho cả lớp làm bài vào vở.
GV nhận xét, sửa..
Bài 2: Tính 2 + 1 + 2 = ?	3 + 1 + 1 = ?	2 + 0 + 2 = ?
- Gọi HS lên bảng làm bài, cho lớp làm bài vào vở
	- GV nhận xét, sửa.	 
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
+ HS quan sát tranh, viết phép tính
- H: Có 2 con ngựa thêm 1 con ngựa. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ngựa?
+ HS viết phép tính 2 + 1 = 3.
- H: Có 1 con ngan thêm 4 con ngan hỏi có tất cả bao nhiêu con ngan? 
- Gọi HS lên bảng viết phép tính: 1 + 4 = 5.
- Cho cả lớp làm bài vào cở.
- GV thu chấm 1 số bài, nhận xét.
2. GV kiểm tra kết quả bài làm của HS
III Hoạt động ứng dụng
 Về nhà cùng chia sẻ vưới người thân đếm số lượng đồ vật, con gà, con vịt, con chó trong gia đình mình.
Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2016
TIẾNG VIỆT
ÂM / y/ 
Sách thiết kế (trang 254), SGK (trang 68 - 69) 
Tiết 7 - 8
 TOÁN
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ 
I. Mục tiêu
- Kiểm tra kết quả của học sinh về cộng các số trong phạm vi 5, số 0 trong phép 
cộng.
- Viết được phép tính thích hợp theo hình vẽ.
- HS biết điền vào ô trống đúng ghi đ, sai ghi s.
- HS đếm được số hình tam giác, hình vuông theo hình vẽ
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. ĐỀ BÀI
Bài 1: Tính 
+
4
+
2
+
3
+
2
+
1
+
0
1
3
1
0
2
5
5
Bài 2: Điền dấu , = vào chỗ chấm
1 + 1 .2	4 4 + 1	2 + 3  3 + 2
3 + 2  5	3  2 + 2	4 + 0  0 + 4
4 + 0  4	5  1 + 4	0 + 5  5 + 0
Bài 3: Đúng ghi đ. Sai ghi s
2 + 3 = 5	1 + 4 > 4 + 1
2 + 2 > 3	5 + 0 > 0 + 5
3 + 1 < 4	2 + 2 < 3 + 1
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
 ¶
 ¶ ¶
¶
Bài 5: số?
 Có. Tam giác
	 Có.. hình vuông
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI 
I. Mục tiêu
 - Học sinh biết kể về những hoạt động mà em thích. Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí.
 - Biết đi đứng, ngồi học đúng tư thế.
 - HS có ý thức tư do thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
 - HS biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe
 - Biết yêu quý chăm sóc cơ thể của mình
 - Giáo dục HS hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh
II. Kí năng sông cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Quan sát và phân tích về sự cần thiết lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn
- Kĩ năng tự nhận thức, tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi của bản thân.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: 
+ Học sinh thực hành làm bài, đọc.
III. Hoạt động thực hành 
* Hoạt động 1: 
Khởi động: Chơi trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ”. Dùng tay quay, đèn đỏ dừng tay.
+ HS chơi 2 – 3 lần, thi đua giữa các nhóm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận
- HS nói với bạn tên các hoạt động, trò chơi hàng ngày. Đại diện nhóm hỏi và trả lời.
- Gọi HS lên trình bày nội dung.
Nêu những hoạt động có lợi cho sức khoẻ, có hại cho sức khoẻ.
Kết luận: Các trò chơi có lợi cho sức khoẻ là: Đá bóng, nhảy dây, kéo co
Hoạt động 3: Quan sát tranh
HS thảo luận nhóm và nêu nội dung tranh.
+ HS mở sách giáo khoa, thảo luận nhóm 2 người và trình bày.
Múa hát, nhảy dây, chạy, đá cầu, bơi, nghỉ ngơi.
Kết luận: Khi làm việc nhiều, hoặc hoạt động quá sức cơ thể sẽ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Khi nghỉ ngơi không đúng lúc sẽ có hại cho sức khoẻ, có nhiều cách nghỉ ngơi. nếu nghỉ ngơi thư giãn sẽ mau lại sức khoẻ, hoạt động tiếp đó sẽ tốt và có hiệu quả hơn.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
Quan sát tranh 2
Hỏi: Hãy nêu cách đi, đứng, ngồi trong các hình..
Hỏi Bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
+ HS quan sát và thảo luận.
 - GV gọi HS lên trình bày, diễn lại các tư thế của các bạn trong từng hình.
Liên hệ: 
-Trong hoạt động học tập, khi ngồi viết bài, làm bài, các em ngồi học với tư thế như thế nào? ( HS tự liên hệ)
- Giờ hoạt động vui chơi, các em phải có tư thế đi, đứng, chạy nhảy như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe và cột sống?
Kết luận: Nhắc nhở HS lên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi đứng trong các hoạt động hàng ngày.
- Đặc biệt nhắc nhở những HS sai lệch về tư thế ngồi học, hoặc dáng đi gù, vẹo cần chú ý khắc phục
III Hoạt động ứng dụng
 Về nhà cùng chia sẻ với người thân để bố trí thời gian học tập, nghỉ ngơi, giải trí đúng lúc. Biết đi đứng, ngồi học đúng tư thế.
Thứ sáu ngày 04 tháng 11 năm 2016
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP 
Sách thiết kế (trang 259), SGK trang (70 - 72) 
Tiết 9 - 10
 TOÁN
 PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3.
I. Mục tiêu
- HS có khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép 
trừ.
- HS biết làm tính trừ trong phạm vi 3...
- Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh. 
- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: Em viết, đọc thuộc phép tính cộng trong phạm vi 5.
+ 1 Học sinh thực hành làm trên bảng.
III. Hoạt động thực hành
+ Giới thiệu nội dung bài học 
Giới thiệu bài, hình thành khái niệm về phép trừ.
- Hỏi: Có 2 chấm tròn, bớt 1 chấm tròn hỏi còn mấy chấm tròn? (1 chấm tròn).
- Hỏi: 2 bớt 1 còn mấy? (còn 1)
* Vậy: bớt làm phép tính trừ: 2 - 1 = 1.
	+ HS đọc: Hai trừ một bằng một.
- Hỏi 3 bông hoa bớt đi 1 bông hoa còn mấy bông hoa? (2 bông hoa) 
* Vậy 3 trừ 1 bằng ?
- GV viết bảng: 3 – 1 = 2
+ HS đọc: Ba trừ một bằng hai – cá nhân, lớp đọc.
- GV hướng dẫn HS học thuộc công thức: 2 – 1 = 1, 3 – 1 = 2, 3 – 2 = 1.
HS nhận biết bước đầu về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
- HD học sinh sử dụng bảng gắn.
Hỏi? 2 thêm 1 là mấy? Vậy 2 + 1 = 3
Hỏi? ba bớt 1 còn mâý? (còn 2).
Vậy 3 – 1= 2
Hỏi 3 trừ 2 bằng mấy? (3 – 2 = 1)
- Thể hiện bằng thao tác trên sơ đồ để học sinh nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ từ bộ 3 các số: 1,2,3
Bài tập thực hành
Bài 1: Tính
-
2
-
3
-
3
1
2
1
+ HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
GV nhận xét cách trình bày bài của HS, sửa.
Bài 2: Viết phép tính thích hợp
GV treo tranh: Có 3 con chim bay đi 2 con chim, hỏi trên cây còn mấy con chim? (còn 1 con chim). (3 - 2 = 1)
Đặt bài toán khác: 3 con chim còn 1 con chim vậy số chim bay đi là mấy con.? (bay đi 2 con).
3 - 1 = 2
III Hoạt động ứng dụng
 Về nhà cùng chia sẻ vưới người thân thực hiện các phép tính cộng trong phạm vi 5 
SINH HOẠT LỚP 
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em.
II. Hoạt động thực hành
1. Nhận xét tuần
+ Ưu điểm:
- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra.
- Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự.
- Công tác vệ sinh trường lớp ngày hôm sau có nhiều tiến bộ. 
- Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt như: Quyên, Thư, Thi. Trang. Quân
- Nhiều em có vở sạch, viết chữ đẹp . 
2. Các hoạt động múa hát tập thể
- HS xung phong hát cá nhân
- HS múa hát tập thể bài “ Lí cây xanh”
3. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được 
nhắc tên trước lớp.
- Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt 
- Các em cần tích cực tham gia phát biểu hơn nữa.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp.
TUẦN 9
MÔN TOÁN NÂNG CAO
 BÀI: LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3,4,5
I. YÊU CẦU
- HS học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3,4,5.
- Từ đó vận dụng sáng tạo vào giải các bài tập mở rộng nâng cao.
- HS điền đúng số, dấu vào ô trống với số thích hợp.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập.
II. CHUẨN BỊ: Sách nâng cao.
III. NỘI DUNG: 
Dạng 1: Tính:
	3 + 1 + 0 = 	3 + 0 + 2 =
	4 + 0 + 1 =	2 + 3 + 0 =
	2 + 2 + 1 = 	5 + 0 + 0 = 
- HS làm bài - chữa bài.
- HD HS: + Cách thực hiện từng bước
	 + Cách cộng một số với 0.
Dạng 2: 
1. Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
	2 + 3 + 0 = 4 £	 3 + 0 + 1 = 5 £
	2 + 1 + 2 = 5 £ 	 2 + 2 + 0 = 4 £ 
	4 + 1 + 0 = 4 £ 	 1 + 0 + 1 = 3 £ 
- HS làm bài - GV kiểm tra kết quả.
2. số:
	3 + £ < 4	1 + £ < 3
	£ + 2 > 4	£ + 4 = 5
	3 + £ 4
- HS làm bài - chữa bài.
- Hỏi HS nêu cách làm bài - GV củng cố nội dung. 
Dạng 3: 
a. Điền dấu >, <,=
	2 + 3 £ 1 + 4	 5 + 0 £ 4 + 0 
	2 + 1 £ 3 + 1 	 3 + 1 £ 2 + 1 
	4 + 1 £ 4 + 1 	 4 + 0 £ 2 + 3 
b. Điền dấu:
	2 + 3 ......5	 	 5 .......4 + 1
	3 + 1 ......4 	 4 .......2 + 3 
	2 + 1 ......5 	 2.........2 + 0
	3 + 2.......5	 3.........2 + 1. 
Dạng 4: 
a. Điền số:
	2 + £ 3 + 1
	4 + £ > 3 + 1	2 + 2 < £ + 2
	2 + 2 £ + 1
b. Điền số:
	5 + 0 > 1 + £ 	 £ + 0 = 3 + 2
	4 + 1 < 2 + £ 	 £ + 2 = 3 + 2
	3 + 2 > £ + 1	 £ + 1 > 3 + 1
HS làm bài , GV kiểm tra kết quả làm bài của HS.
Dạng 5: 
1. Nối ô trống với số thích hợp:
	£ +2 > 3	£ +1 < 5
	› u	v w x y
	3 + £ = 4	£ + 2 < 5
Dạng 6: 
	Cho các số 0,1,2,3,4,5.
a. Tìm 2 số khi cộng lại có kết quả bằng 5 ( 1 + 4); ( 0 + 5).
b. Tìm 2 số khi cộng lại bằng 3; ( 0+ 3); ( 1 + 2).
c. Tìm 3 số khác nhau cộng lại bằng 5: ( 1 + 4 + 0), ( 0 + 2 + 3).
- HS làm bài, gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV củng cố, kiểm tra.
Dạng 7: 
1 Viết phép tính thích hợp
éé
éé
é
 2. Bình có 4 bi xanh, bi đỏ nhiều hơn bi xanh. Hỏi Bình có mấy bi xanh, mấy bi đỏ.
- HD HS làm bài:
Ta có 4 = 1 + 3 và 4 = 2 + 2
Vì bi đỏ nhiều hơn bi xanh lên Bình có 3 bi đỏ và có 1 bi xanh.
3. Hồng và Huệ đem đến tặng Lan 3 quyển vở, trong đó Huệ tặng 3 quyển vở, Hỏi Hồng tặng Lan mấy quyển vở.
+ HS trả lời: Hồng không tặng Lan quyển vở nào cả.
4. Nam có số sách ít hơn 4 quyển nhưng nếu thêm 2 quyển thì số sách của Nam sẽ nhiều hơn 4 quyển. Hỏi Nam có bao nhiêu quyển sách.
HD HS làm bài:
Nam có 3 quyển vì 3 < 4.
Dạng 8: 
Cho hình vẽ sau:
 	 a. Có mấy hình tam giác?
	a = 3	b = 4
	c = 5	d = 6
	 b. Có mấy hình vuông: a = 2	b = 3.
 a. Có ........tam giác?
	 b. Có .......hình vuông?
Dạng 9: 
	 Viết các số 7,6,3,9,5
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Dạng 10.
2 3
 X 
 Tìm X
2 4
 7 
1 3 
 5 
 7
- HD HS làm như sau:
ở mỗi hình số ở dưới hơn kết quả của phép cộng hai số ở trên là 1.
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ
	Các em về làm bài tập 61,6,2,63,64,65 sách nâng cao.
SINH HOẠT TẬP THỂ
CHỦ ĐỀ: THẦY CÔ GIÁO
NỘI DUNG: HÁT MÚA CÁC BÀI HÁT 
NÓI VỀ LÒNG BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO
I. YÊU CẦU:
- HS biết chọn và hát được các bài hát ca ngợi các thầy, cô giáo nhân tháng truyền thống.
- Qua nội dung các bài hát, múa, học sinh có ý thức học tập tốt để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên – HS học thuộc các bài hát có nội dung trên.
 III. NỘI DUNG SINH HOẠT: 
1. Giáo viên: Nêu chủ đề nội dung sinh hoạt.
- HS tự chọn nội dung bài hát, múa có nội dung ca ngợi về sự biết ơn thầy, cô giáo.
- Đại diện học sinh lên bảng trình bày múa, hát.
- Tổ, nhóm, cả lớp cùng hát ( cùng nhau cầm tay..)
- GV nhận xét, tuyên dương những em có ý thức học tập tốt.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên nhận xét đánh giá nội dung buổi sinh hoạt
	-----------ó ó ó-------------
BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU THỂ DỤC
BÀI: ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ – RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I. YÊU CẦU: 
Lớp B:
- Củng cố cho HS kỹ năng luyện tập đội hình, đội ngũ và bài tập rèn tư thế cơ bản.
- Nâng cao thành tích kỹ năng luyện tập.
Lớp A:
Nâng cao thành tích luyện tập thành thạo, học sinh tập nhanh hơn.
- Giáo dục HS có ý thức tập luyện tốt.
II. CHUẨN BỊ: 
- Sân tập vệ sinh sạch sẽ.
 III. NỘI DUNG:
- Giáo viên phổ biến nội dung luyện tập.
- Khởi động.
+ HS tập đội hình đội ngũ.
+ HS tập luyện bài rèn tư thế cơ bản.
- GV cho học sinh luyện tập theo tổ 
– GV kiểm tra kỹ năng luyện tập của học sinh.
- GV hướng dẫn – sửa sai khi học sinh tập chưa đúng
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- GV nhận xét, củng cố nội dung bài học.
Dặn HS về nhà luyện tập thêm.
---------------------------------------------------------------------------------
MÔN THỂ DỤC
BÀI 9
 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN 
I, MỤC TIÊU.
- Ôn tập một số kỹ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự.
- Ôn tư thế đứng cơ bản và đứng đưa 2 tay về trước. Học đứng đưa 2 tay dang ngang, đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V. yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 Trên sân trường. Vệ sinh sạch sẽ nơi tập.
 Giáo viên chuẩn bị 1 còi.
III, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Phần mở đầu
- Gíáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. 1 – 2 phút. 
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát: 1- 2 phút
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1 -2, 1 – 2. 1 – 2 phút..
- Chaỵ nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 30 – 40 m.
- Đi thường theo 1 hàng dọc thành vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút, sau đó đứng quay mặt vào trong.
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại” 1 – 2 phút.
2. Phần cơ bản
- Ôn tư thế đứng cơ bản: 2 lần “ theo đội hình hình tròn như lúc khởi động”.
+ Ôn đứng dang 2 tay ra trước: 2 – 3 lần.
- Học đứng đưa 2 tay dang ngang: 2 – 3 lần. GV xem hình 7 và hướng dẫn
* Chương II. Phần 1.
- Tập phối hợp 2 – 3 lần.
 Nhịp 1: từ TTĐCB đưa 2 tay ra trước.
Nhịp 2: về TTĐCB.
Nhịp 3: Đứng đưa 2 tay dang ngang ( bàn tay sấp).
Nhịp 4: về TTĐCB.
- Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V: 2 – 3 lần. GV xem hình 8 và hướng dẫn ở * chương II. Phần 1.
Tập phối hợp 2 lần.
Nhịp 1: Từ TTĐCB đưa 2 tay ra trước.
Nhịp 2: về TTĐCB
Nhịp 3: Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 4: về TTĐCB.
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 1 – 2 lần.
Từ đội hình vòng tròn tập thể dục rèn luyện tư thế đứng cơ bản. giáo viên cho giải tán, sau đó dùng khẩu lệnh để tập hợp. Lần 2 cán sự điều khiển dưới dạng thi đua. 
3 Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp 12 -4 hàng dọc trên sân trường và hát: 1 -2 phút.
- GV hô nhịp hoặc thổi còi. Nhắc học sinh đi theo hàng, không đùa nghịch hoặc “đứt hàng”.
- Một trò chơi hồi tĩnh “ Diệt các con vật có hại”: 1- 2 phút
- GV nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà: 1 -2 phút.
-----------------------------------------------------------------------------------------
THỦ CÔNG
XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu
- Học sinh thực hành xé, dán được hình cây đơn giản
- Xé được hình tán cây, thân cây và dán cân đối phẳng.
- Giáo dục học sinh ý thức vệ sinh khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bài mẫu về xé dán hình cây đơn giản.
+ Giấy thủ công các màu.
+ Hồ gián giấy trắng làm nền
- Học sinh: 
+ Giấy thủ công các màu, bút chì, hồ dán, 
+ Vở thủ công
III. Hoạt động thực hành
TIẾT 2:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu học sinh lấy 1 tờ giấy màu xanh lá cây, một tờ màu xanh đậm đặt mặt có kẻ ô lên trên.
- Yêu cầu học sinh đếm ô đánh dấu, vẽ và xé hình vuông cạnh 6 ô.
- Xé 4 góc để tạo thành hình tán lá cây tròn.
- Tiếp tục đếm ô đánh dấu và xé 1 hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô trên giấy màu còn lại.
- Xé 4 góc để tạo thành tán lá cây dài.
- Xé 2 hình thân cây như giáo viên đã hướng dẫn, màu của 2 thân cây phải là màu lâu.
-* Trong khi học sinh thực hành, giáo viên có thể nhắc lại và uốn nắn các thao tác xé hình tán lá, thân cây cho các em còn lúng túng.
- Nhác HS khi xé hình tán lá không cần phải xé đều cả 4 góc.
- Trước khi dán cần sắp xếp vị trí 2 cây cho cân đối.
- Chú ý bôi hồ đều, dán cho phẳng vào vở thủ công.
- Dán xong thu dọn giấy thừa và lau xạch tay.
III Hoạt động ứng dụng
 Về nhà cùng chia sẻ vưới người thân giúp đỡ cắt dán hình theo bài học
- HS lấy giáy màu thực hành đếm ô, đánh dấu
Học sinh thực hành xé tán lá
 Hình 1 Hình 2 H
Hình 4
Hình 5
- HS thực hành trên giấy màu theo quy trình
- Ghép hình cây đơn giản
- Dán sản phẩm vào vở:
ĐẠO ĐỨC
 LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ
I. Mục tiêu
1. Học sinh hiểu: Đối với anh chị cần lễ phép với em nhỏ cần nhường nhị. Có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng.
2. Học sinh biết cư sử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình
3. Giáo dục học sinh có thái độ yêu quý anh chị em của mình.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
kĩ năng giao tiếp ứng xử với thầy cô giáo.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Thảo luận nhóm - Đóng vai - Động lão
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Chuẩn bị đồ dùng cho HS đóng vai.
+ HS sách bài tập đạo đức.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp - học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Em hãy kể về gia đình mình.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên ghi đề: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
+ HS nhắc đề.
Hoạt động 2: Quan sát tranh (BT 1)
- Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói cảm ơn anh. Anh rất quan tâm đến em, nhường nhịn cho em, còn em lễ phép với anh.
- HS theo dõi và thảo luận nhóm 2: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời.
- Tranh 2: 2 em cùng nhau chơi đồ hàng. Chị giúp em mặt áo cho búp bê. Hai chị em chơi rất hoà thuận vui vẻ.
Chốt ý chính: Nhường nhin em nhỏ, lễ phép với anh chị
+ HS: Cá nhân nhắc lại.
Kết luận: Anh chị em trong gia đình phải thương yêu hoà thuận với nhau.
Hoạt động 3: HS liên hệ thực tế
H: Nhà em nào có anh chị em? Khi anh chị cho quà bánh, em đã cư sử như thế nào?
HS: Em cảm ơn anh chị.
H: Nhà em nào có em nhỏ? Em đã nhường nhịn cho em chưa?
HS: Em đã nhường nhị.
Khen ngợi các em.
Hoạt động 4: Quan sát tranh (BT 2)
Treo tranh để HS trình bày:
+ Hùng không cho em mượn ô tô.
+ Đưa cho em mượn và để mặc cho em chơi.
+Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đồ dùng khỏi hỏng.
Hỏi: Khi chơi đồ chơi xong em phải làm gì?
Gợi ý: Các em phải biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp để góp phần giữ gìn môi trường sạch sẽ.
HS: Dọn dẹp gọn gàng để ngay ngắn.
HS: Đóng vai biểu diễn 2 tình huống trên.
III Hoạt động ứng dụng
Về nhà cùng chia sẻ vưới người thân thực hiện lễ phép với anh chị và bố mẹ, thầy cô giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_9_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_to.doc