Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 24 năm 2009

Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 24 năm 2009

 Tiết 2, 3 : HỌC VẦN

Bài 100 : uân - uyêt

I. MỤC TIÊU.

 - Hs nhận biết được cấu tạo của vần:uân, uyên, trong tiếng xuân, chuyền

- Phân biệt sự khác nhau giữa uân, uyên để đọc và viết đúng các vần các tiếng từ khoá: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền

- Đọc được từ ứng dụng:

huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện

- Đọc được đoạn thơ ứng dụng:

 Chim én bận đi đâu

 Hôm nay về nở hội

 Lượn bay như dẫn lối

 Rủ mùa xuân cùng về

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện

 

doc 31 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 24 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 2 tháng 03 năm 2009
	 Tiết 2, 3 : HỌC VẦN
Bài 100 : uân - uyêt
I. MỤC TIÊU.
	- Hs nhận biết được cấu tạo của vần:uân, uyên, trong tiếng xuân, chuyền
- Phân biệt sự khác nhau giữa uân, uyên để đọc và viết đúng các vần các tiếâng từ khoá: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền
- Đọc được từ ứng dụng: 
huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện
- Đọc được đoạn thơ ứng dụng: 
	Chim én bận đi đâu
	Hôm nay về nở hội
	Lượn bay như dẫn lối
	Rủ mùa xuân cùng về
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1
	- Bảng và bộ ghép chữ Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	(Tiết 1)
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS viết thêm vần bị mất
 Giấy pơ la ; h. tay 
- Gọi 2 Hs đọc bài 99.
- Nhận xét đánh giá.
 2 Bài mới:
 a. Giới thiệu bài : Hôm nay các em được học 2 vần mới lại có âm u đứng đầu là vầnø: uân, uyên
- Gv ghi bảng : uân, uyên
 b. Dạy vần: 
* Vần uân 
- Nhận diện vần :
- Cho học sinh phân tích vần uân.
- Tìm trong bộ chữ cái, ghép vần uân
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 
- GV viết lên bảng u- â - n
- Cho học sinh phát âm lại 
*Đánh vần :
 + Vần :
- Gọi HS nhắc lại vần uân 
- Vần uân đánh vần như thế nào ?
+ GV chỉnh sửa lỗi đánh vần.
- Muốn có tiếâng xuân ta làm thế nào?
- GV ghi bảng : xuân 
- Em có nhận xét gì về vị trí âm x vần uân trong tiếng xuân ?
-Tiếng xuân được đánh vần như thế nào?
- GV cho HS đánh vần
+ Gv chỉnh sửa lỗi phát âm 
- Cho học sinh quan sát tranh hỏi : 
 + Trong tranh vẽ cảnh gì ? 
 + GV rút ra từ khoá : mùa xuân 
- Gv ghi bảng
- Cho học sinh đọc trơn từ khoá 
- Gv đọc mẫu , điều chỉnh phát âm 
- So sánh 2 hai vần uân và uyên
n
u
 uân : â 
 uyên : yê 
*Đọc từ ứng dụng: 
- GV ghi bảng : huân chương, tuần lễ, 
 chim khuyên, kể chuyện
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng, nêu tiếng mới có vần uân, uyên
 - Gv giải thích từ ứng dụng :
- GV đọc mẫu và gọi HS đọc
* Viết
- Gv viết mẫu trên khung ô ly phóng to vừa viết vừa nêu quy trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con 
* Vần uyên: 
- Gv cho Hs nhận diện vần, đánh vần,
phân tích vần, tiếng có vần uyên
* viết:
- Gv viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết
- Gv hướng dẫn và chỉnh sửa
(Tiết 2)
 3. Luyện tập :
* Luyện đọc : 
+ Cho học sinh đọc lại bài ở tiết 1 
+ Đọc lại từ ứng dụng trên bảng: 
+ GV chỉnh sửa lỗi cho HS 
- Đọc đoạn thơ ứng dụng : 
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng để nhận xét. 
+ Tranh vẽ cảnh gì ?
+ Cho Hs đọc câu thơ ứng dụng dưới tranh
 Chim én bận đi đâu
	Hôm nay về nở hội
	Lượn bay như dẫn lối
	Rủ mùa xuân cùng về
- GV đọc mẫu câu ứng dụng, gọi học sinh đọc lại,
- GV cho tìm tiếng có vần vừa học 
- GV nhận xét và chỉnh sửa
* Luyện nói theo chủ đề : 
 + Em thích đọc truyện
- Gọi Hs đọc câu chủ đề. 
- Gv gợi ý bằng câu hỏi cho Hs thi nhau luyện nói
* Luyện viết 
 uân, mùa xuân
 uyên, bóng chuyền
- Gv cho Hs viết vào vở tập viết : 
- Gv theo dõi chỉnh sửa những em viết chưa đúng.
 4. Củng cố :
- Gv chỉ bảng, học sinh đọc lại các từ tiếng vừa học. 
- Tổ chức trò chơi : Nhìn tranh đoán từ
+ Gv hướng dẫn luật chơi cho Hs thực hiện
 5. Nhận xét -Dặn dò :
- Tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài và xem trước bài 101
Hoạt động của học sinh
- Hs 2 lên bảng viết
- 2 Hs đọc bài.
+ Cả lớp chú ý 
- HS nhắc lại : uân, uyên
- vần uân gồm ba âm ghép lại với nhau là âm u đứng đầu vần, âm â đứng giữa và âm n đứng cuối vần 
- Lớp ghép : uân
- Cả lớp đọc đồng thanh uân
- HS theo dõi.
- HS phát âm : uân
- Hs nhắc lại uân
- u – â - n - uân
- Thêm âm x đứng trước vần uân đứng sau 
- Hs ghép : xuân
- Âm x đứng trước, vần uân đứng sau
- xờ – uân – xuân
- ( cá nhân, nhóm, lớp đánh vần đọc trơn lầøn lượt )
- Tranh vẽ mùa xuân.
- uân – xuân - mùa xuân
 - Hs lần lượt đọc : cá nhân, tổ, lớp
- Giống: bắt đầu bằng u kết thúc băøng n
- Khác: âm giữa â và yê 
- Gọi HS đọc và nêu tiếng có vần uân, uyên
- Lớp lắng nghe GV giảng nghĩa từ 
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc từ ứng dụng.
- Hs viết vào bảng con.
- Hs nhận xét
- Lớp theo dõi. Viết trên không để định hình cách viết . 
+Viết trên bảng con .
+ Hs nhận xét bài viết. 
- Hs đọc cá nhân, nhóm.
- Hs lần lượt đọc lại từ ứng dụng 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng trả lời. 
- Tranh vẽ cảnh dàn chim én
- HS đọc Cá nhân, nhóm, tập thể
- Hs đọc lại câu thơ ứng dụng lần lượt
- HS tìm nêu
- Hs đọc chủ đề luyện nói : 
 Em thích đọc truyện
- Hs thi nhau luyện nói theo ý thích .
- Hs viết vào vở.
- Hs chia ra 2 nhóm và thực hiện trò chơi
Tiết 4 :TOÁN
 Luyện tập
I-MỤC TIÊU 
	- Giúp HS củng cố về đọc viết số, so sánh các số tròn chục 
	- Nhận biết các số tròn chục ( Từ 10 dến 90) 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	 Bảng phụ 
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
 1-Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi Hs đọc viết các số tròn chục ? 
+ GV nhận xét, ghi điểm.
 2-Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
 Để các em nắm vững hơn các số tròn chục, hôm nay cô sẽ củng cố lại bài qua tiết luyện tập 
b- Hướng dẫn HS luyện tập :
* Bài 1 :
- Gọi HS đọc đề toán 
- GV gợi ý Cho hs làm bài tập , nêu kết quả nhận xét. 
-Nhận xét, chữa bài
* Bài 2 : 
- Gọi HS nêu bài toán : 
Gọi HS nêu lại cách làm bài a. 
Các số còn lại tương tự : gọi hS lần lượt đứng tại chỗ nêu.
-Nhận xét, chữa bài
*Bài 3 : 
- Nêu yêu cầu bài 
Cho HS làm và nêu kết quả 
-Nhận xét, chữa bài
*Bài 4 : 
Gọi 1HS nêu bài tập 
2 HS lên bảng thực hiện , cả lớp theo dõi 
 -Nhận xét, chữa bài.
Bài 5: Gọi 1HS nêu bài tập 
2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi 
-Nhận xét, chữa bài.
 4- Củng cố : 
- Gọi HS đếm xuôi, đếm ngược các số tròn chục 
 5- Nhận xét - dặn dò : 
- Tổng kết tiết học, tuyên dương cá nhân học tốt, nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Chuẩn bị bài : Cộng các số tròn chục
Hoạt động của học sinh
- HS đọc , viết : 10, 20, 30,.90 
- Nối theo mẫu 
- Hs làm bài và chữa bài
- Viết theo mẫu 
+ 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị 
- HS nêu kết quả : Câu b, c
- Khoanh vào số lớn nhất bé nhất. 
HS làm : 
a. Số bé nhất là : 30
b. Số lớn nhất là : 80
- Viết theo thứ tự từ bé đến lớn và từ bé đến lớn 
10
30
40
60
800
- Viết theo thứ tự từ lớn đến bé
90
70
50
40
20
- HS dếm 
Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009
Tiết 1 : TOÁN
Cộng các số tròn chục
I-MỤC TIÊU 
	- Học sinh biết cộng các số tròn chục theo 2 cách : Tính nhẩm và tính viết 
 	- Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả phép cộng các số tròn chục trong pham vi 100
 II- CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động của giáo viên
 1-Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS Viết các số thích hợp vào chổ chấm
+Số 30 gồm ...chục ..đơn vị .
+Số 90 gồm  chục .dơn vị
-Viết các số theo thức tự từ bé đến lớn:
 70, 10, 20, 80, 50.
- Gv nhận xét - ghi điểm
 2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài :
 Cộng các số tròn chục
b-Giới thiệu phép cộng 30+20
- Cho HS lấy 3 chục que tính và gài vào bảng cài .:
+Hỏi : Em đã lấy bao nhiêu que tính ?
- Bây giờ em lấy thêm 20 que tính . Vậy em đã lấy thêm bao nhiêu que tính ?
- Cả hai lần em lấy bao nhiêu que tính?
- làm thế nào em biết cả 2 lần lấy 50 que tính ?
-Em hãy làm phép tính đó.
- Gv ghi 3 ở cột chục, 0 ở cột đợn vị .
Ghi số 30 và dấu cộng ở ngoài bảng kẻ
- Số 20 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
- Viết số hai mươi vào phép cộng như thế nào ?
- Đặt như vậy nghĩa là như thế nào ?
- Để tính đúng chúng ta cần bắt đầu cộng từ hàng đơn vị .
+ Gọi HS lên thực hiện phép tính ; nêu cách cộng ?
- Gọi HS nêu cách tính cộng. Cộng trên .
 4) Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Khi thực hiện phép tính ta cần chú ý điều gì ?
- Cho HS tự làm bài nêu kết quả để lớp nhận xét .
+ GV nhận xét sữa chữa .
* Bài 2 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán
- Hướng dẫn nhẩm các số tròn chục .
Chẳng hạn : 40 + 10
Nhẩm 4 chục + 1 chục bằng 5 chục .
Vậy 40 + 10 = ?
GV ghi bảng : 40 + 10 = 50 .
- Cho HS tự liên hệ và giải bài tập và nêu kết quả.
- GV nhận xét ghi điểm
* Bài 3 :
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán
- GV tóm tắt lên bảng :
 Có: 20 viên bi
 Thêm:10 viên bi
 Có tất cả:... viên bi?
Đề toán cho biết gì ?
- Để biết hai thùng có bao nhiêu gói ta làm phép tính gì ?
- Cho HS làm bài và chữa bài.
- Bạn nào có phép tính khác phép tính 
.
Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu bài toán
-- Gọi 2HS lên bảng làm
 + GV nhận xét sữa chữa 
 3-Củng cố :
- GV nêu cho học sinh tính nhẩm các số trong chục trong pham vi 100
 4-Nhận xét -dặn dò :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt,
- Về nhà xem trước bài Luyện tập.
Hoạt động của học sinh
HS viết
- 30 que.
- 20 que.
- 50 que tính
- Cộng số 30 và 20 bằng 50 que
- 30+20 (hoặc) 3 chục công 2 chục
+
 30
 20
- 20 chục gồm 2  ... àu học sinh tách 2 chục que tính , đồng thời giáo viên rút hàng trên gắn xuống hàng dưới 2 chục que tính .
- Các em vừa tách bao nhiêu que tính ? 
GV viết 20 cùng hàng với 50
- Sau khi tách thì còn bao nhiêu que tính?
- Em làm thế nào để biết rõ điều đó ? 
- Em hãy làm phép tính đó. 
- Gv: Để biết sau khi lấy ra 20 que tính thì còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm phép trừ : 50 –20 = 30
* Bước 2 : Giới thiệu phép tính .
- Dựa vào cách tính cộng các số tròn chục, bạn nào có thể lên bảng đặt tính trừ ? 
Gv hướng dẫn đặt tính trừ .
 + Viết số 50 rồi viết số 20 sao cho cột chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị ,rồi viết dấu trừ.
 + kẻ vạch ngang 2 số 
-
 50 0 trừ 0 bằng 0 viết 0
 20 5 trừ 2 bằng 3 viết 3
 Vậy 50 trừ 20 bằng 30
 4) Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Khi thực hiện phép tính ta cần chú ý điều g?
- Cho HS tự làm bài nêu kết quả để lớp nhận xét .
+ GV nhận xét sữa chữa .
* Bài 2 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán
- Hướng dẫn nhẩm các số tròn chục.
 Chẳng hạn : 40 - 20 
 Nhẩm 4 chục -2 chục bằng 2 chục.
Vậy 40 - 20 = ?
- GV ghi bảng : 40 - 20 = 20 .
- Cho HS tự nhẩm và nêu kết quả.
- GV nhận xét ghi điểm
* Bài 3 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn tóm tắt lên bảng : 
 Tổ 1 : 20 cái thuyền
 Tổ 2 :30 cái thuyền
 Cả hai tổ:...cái thuyền?
- Gợi ý HS tự giải
- Gọi HS giải 
* Bài 4 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
+ HD : Nhẩm trước rồi so sánh 
-Nhận xét , chữa bài
 3-Củng cố :
- GV nêu cho học sinh trừ nhẩm các số trong chục trong pham vi 100 .
 4- Nhận xét -dặn dò : 
- Nhận xét tiết học : Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt , 
- Về nhà xem trước bài : Luyện tập . 
Hoạt động của học sinh
- 3 HS lên bảng tính (Có đặt tính ) 
- HS chú ý nghe 
- 50 que.
- 20 que . 
- Còn ba mươi que tính 
- Đếm, trừ 
- Năm mươi, bớt đi hai mươi
- HS lên bảng đặt tính 
-
 50
 20
 30
- Tính . 
- Viết kết quả thẳng hàng với số trong phép tính .
HS tự giải, đọc kết quả.
- Nhẩm
- HS chú ý quan sát theo hướng dẫn của GV .
-40 - 20 = 20
- HS nhẩm lần lượt nêu kết quả
- 
Giải
Cả hai tổ có số thuyền là:
20 +30 = 50( Cái thuyền)
Đáp số : 50 Cái thuyền
- HS trả lời 
- 2 hs lên bảng nối. 
Tiết 4 :TNXH
Cây gỗ
 I. MỤC TIÊU : 
	* Giúp học sinh :
	- Biết được một số cây gỗ và nơi sống của chúng .
	- Biết quan sát , phân biệt và kể tên các bộ phận chính của cây gỗ .
	- Biết được ích lợi của việc trồng cây lấy gỗ .
	- Có ý thức chăm sóc các cây cối , không bẻ cành , ngắt lá.
 II - CHUẨN BỊ : 
 	- Hình ảnh các cây gỗ ở bài 24 .
 	- Phiếu kiểm tra .
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động của giáo viên
 1- Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi HS trả lời câu hỏi. 
- Em hãy nêu ích lợi của cây hoa ?
- GV nhận xét .
 2-Dạy bài mới :
a-Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài cây gỗ 
b- Hướng dẫn tìm hiểu bài
Ø Hoạt động 1 : Quan sát cây gỗ .
* Mục đích : 
- Phân biệt cây gỗ với loại cây khác .
- Biết được bộ phận cây gỗ 
 * Cách tiến hành : 
- Bước 1 :Giao nhiệm vụ và hoạt động 
+ Cho HS quan sát cây ở sân trường để phân biệt cây gỗ cây hoa .
 + Cây gỗ tên gì ?
 + Các bộ phân của cây ?
 +Cây có đặc tính gì ? ( cao thấp , to nhỏ ) 
ð kết luận : Cây gỗ giống cây ra, cây hoa cũng có thân rễvà hoa , nhưng cây gỗ có thân to , cành lá xum xuê làm bóng mát . 
 Ø Hoạt động 2 : Làm việc với SGK .
 * Mục đích : HS biết ích lợi của việc trồng cây gỗ .
* Cách tiến hành : 
- Bước 1 : Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động :
- Giao nhóm thực hiện , trả lời theo câu hỏi 
 + Cây gỗ được trồng ở đâu ? 
 + Kể tên một số cây mà em biết ? 
 + Đồ dùng nào được làm bằng gỗ ? 
 + Cây gỗ có lợi ích gì ? 
ð kết luận Cây gỗ được trồng để lấy gỗ , làm bóng mát , ngăn lũ , cây có rất nhiều ích lợi . Vì vậy Bác Hồ nói : Vì lợi ích mười năm trồng cây , vì lợi ích trăm năm trồng người “ 
- Hoạt đông 3 : Trò chơi . 
* Mục đích : Củng cố những hiểu biết về cây gỗ . 
* Cách tiến hành : HS tự liên hệ mình là cây gỗ và trả lời câu hỏi 
- Bạn tên gì ? 
- Bạn trồng ở đâu ?
- Bạn có ích lợi gì ? 
- HS trả lời 
- Em nào trả lời lưu loát thì được thưởng 
 3- Củng cố : 
- Cây gỗ có ích lợi gì ?
- Người ta trồng cây gỗ ở đâu .
 4- Nhận xét , dặn dò :
- GV tổng kết tiết học , tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập cao , nhắc nhở những HS ít chú ý .
- Về nhà cần trồng và bảo vệ cây gỗ - Xem trước bài : Con cá 
Hoạt động của học sinh
- làm cảnh , trang trí , làm nước hoa 
- Lớp chú ý nghe .
- Cây keo , cây me tây 
- Thân cành lá .
- Cây to cao 
-Lớp chia thành 4 nhóm để hoạt động 
- HS thảo luận , đại diện nhóm trả lời 
HS tự liên hệ và thực hiện trò chơi
HS nêu : Để lấy gỗ , bóng mát 
-Ở bất cứ đâu .
Thứ sáu ngày 6 tháng 03 năm 2009
Tiết 1, 2: TẬP VIẾT
	Bài: T21 - T22	
 tàu thuỷ, giấy pơ -luya
 ôn tập
I. MỤC TIÊU.
 	- Hs viết đúng các chữ : h, y, l, g , p, a, u, i , o, n, Biết đặt các dấu thanh đúng vị trí
 - Hs viết đúng, đẹp, nhanh .
 - Rèn luyện tính cẩn thận , ngồi viết đúng tư thế khi viết bài
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Chữ mẫu phóng to : tàu thuỷ, giấy pơ – luya, ôn tập 
 - HS chuẩn bị bảng con , phấn , khăn bảng , viết, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ.	
- Gọi 3 hs lên bảng viết : bập bênh 
 lợp nhà, sách giáo khoa 
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài viết; T21, T22
 tàu thuỷ, giấy pơ – luya
 ôn tập
- Gv nêu nhiệm vụ yêu cầu của bài.
 b. Gv viết mẫu lên bảng 
*Gv hướng dẫn qui trình viết.
- Gv cho hs xác định độ cao của các con chữ. Kết hợp hướng dẫn các nét tạo nên con chữ, chữ.
 + Chữ có độ cao 2 li.
 + Chữ có độ cao 5 li
 + chữ có độ cao 4 li
 c. Thực hành.
- Gv cho hs viết vào bảng con.
- Gv chữa những lỗi sai.
- Gv cho hs viết vào vở tập viết
 d. Ôn tập
- Cho HS nhắc lại cách viết các vần và các chữ đã học
 3. Củng cố.
- Gv thu một số vở chấm và chữa lỗi
 4. Dặn dò.
- Nhận xét - nêu gương.
- Cho hs về nhà viết các dòng còn lại 
- Chuẩn bị hôm sau bài. T 23, T 24.
Hoạt dộng của học sinh
- HS1: viết bập bênh
- HS2: viết lợp nhà
- HS3: viết sách giáo khoa
- Hs theo dõi
- a, ô, â, i, ơ 
- h, l, g
- p
- Hs viết vào bảng con.
- Hs viết vào vở tập viết.
- HS lần lượt nhắc lại
Tiết 3 :	THỦ CÔNG
Cắt dán hình chữ nhật
I-MỤC TIÊU :
	- Kẻ được hình chữ nhật .
	- Cắt , dán được hình chữ nhật trên giấy ô li .
II- CHUẨN BỊ : 
	- GV chuẩn bị một hình chữ nhật ( mẫu ) .
	- HS giấy màu , kéo , hồ dán 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động của giáo viên
 1-Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
 2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta học bài cắt dán hình chữ nhật . 
b-Tiến hành bài dạy :
*Hướng dẫn học sinh quan sát hình chữ nhật :
- Hình chữ nhật có mấy đoạn thẳng ghép lại ? 
- Độ dài các đoạn thẳng đó như thế nào ? 
Hai đoạn thẳng dài mấy ô vở ? 
Hai đoạn thẳng đó mấy ô vở ? 
* Kết luận : Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau , 2 cạnh ngắn bằng nhau .
* Hướng dẫn mẫu :
- Ghim tờ giấy màu lên bảng mặt kẻ ra ngoài . 
 Lấy điểm A , từ A ta đếm 
 Xuống 5 ô theo đường kẻ
 Dọc ta được điểm D . từ A và D ta kẻ sang phải 7 ô ta được điểm B , C . Nói lần lượt các điểm A, B ,C, D lại với nhau. 
 - Dùng kéo cắt theo đường kẻ ta được hình chữ nhật rời khỏi tờ giấy . 
 3 Thực hành
- Cho HS thực hành kẻ , cắt hình chữ nhật trên tờ giấy ô ly . 
 4. Củng cố 
- Cho HS nhắc lại cách vẽ và cắt hình chữ nhật
 4-Nhận xét -dặn dò :
- Nhận xét về thái độ học tập , tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em quên đem đồ dùng 
- Chuẩn bị hôm sau học cắt dán , hình chữ nhật trên giấy màu 
Hoạt động của học sinh
HS trình bày đồ dùng học tập 
- HS theo dõi 
- 4 đoạn thẳng ghép lại 
- Không bằng nhau .
- 7 ô vở 
- 5 ô vở
HS quan sát . 
- HS tự nhắc lại
HS thực hành 
 Sinh hoạt
Tiết	:	
I. NHẬN XÉT TÌNH HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA.
	* Học tập
	- Hs đi học đều, đúng giờ giấc, các đã học thuộc bài ở nhà và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
	- Bên cạnh những em học tốt vẫn còn một số em chưa tiến bộ nhiều.
 	+ Cụ thể: Huy, Mân
 - Nhắc nhở những em chưa tiến bộ, chưa có ý thức tự học, ít chú ý nghe giảng bài
 + Cụ thể: Duyên, Đức 
	*Trực nhật : 
- Các tổ thực hiện việc trực nhật tốt.
	* Vệ sinh cá nhân:
	- Đa số các em đến lớp ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết trang phục khi đến lớp .
	* Ý thức kỉ luật:
	- Đa số các em biết lễ phép và yêu quí bạn bè, trong lớp im lặng và giữ trật tự .Biết thực hiện nội qui lớp học
 II. HƯỚNG KHẮC PHỤC TUẦN ĐẾN 
	- Duy trì nề nếp học tập tốt , Cần rèn luyện chữ viết.
	- Rèn luyện yÙ thức chấp hành kỉ luật tốt.
 - Biết trang phục khi đến lớp
 - Nhắc nhở các em ôn bài để chuẩn bị bài sau.
 - Nhắc nhở việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc