Giáo án giảng dạy khối 1 - Trường tiểu học Gio Bình - Tuần 19

Giáo án giảng dạy khối 1 - Trường tiểu học Gio Bình - Tuần 19

Tiết 1+2

Học vần: ĂC - ÂC

I.Mục tiêu:

 - Đọc và viết đúng các vần ăc, âc, các từ mắc áo, quả gấc.

 - Đọc được từ và câu ứng dụng.

 - Luyeän noùi töø 2 – 4 caâu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

II.Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.

 - Tranh minh hoạ luyện nói: Ruộng bậc thang.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 440 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 1 - Trường tiểu học Gio Bình - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 
Thöù 2: 
 Ngày soạn: 02/01/2010
 Ngày dạy : 04/01/2010
Tiết 1+2
Học vần: ĂC - ÂC
I.Mục tiêu:	
 	- Đọc và viết đúng các vần ăc, âc, các từ mắc áo, quả gấc.
 - Đọc được từ và câu ứng dụng.
 - Luyeän noùi töø 2 – 4 caâu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
 - Tranh minh hoạ luyện nói: Ruộng bậc thang.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động H 
5’
33’
35’
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 hs lên bảng đọc và viết: con sóc, bác sĩ
- Gọi 1 hs lên bảng cầm SGK đọc các câu ứng dụng. 
- GV nhận xét chung.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
- Giôùi thieäu vần ăc, âc. Viết bảng
2.Dạy vần:
ăc
a) Nhận diện vần
- Gọi 1 HS phân tích vần ăc
- Cho hs cả lớp cài vần ăc
- GV nhận xét .
b) Đánh vần
- Có ăc muốn có tiếng mắc ta làm thế nào?
- Cho hs cài tiếng mắc
- GV nhận xét và ghi bảng tiếng mắc
- Gọi 1 hs phân tích tiếng mắc
- GV HD đánh vần 1 lần.
- Dùng tranh giới thiệu từ “mắc áo”.
- Gọi đánh vần tiếng mắc, đọc trơn từ mắc áo
- Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
âc (Quy trình tương tự)
1. Vần âc được tạo nên từ â và c
2. So sánh âc và ăc:
- Giống: kết thúc bằng c
- Khác: âc bắt đầu bằng â, ăc bắt đầu bằng ă.
3. Đánh vần: âc, gấc, quả gấc
c) HD hs viết bảng con
- HD hs viết lần lượt: ăc, âc, mắc áo, quả gấc
- GV nhận xét và sửa sai.
d) Đọc từ ngữ ứng dụng
- Gọi 2- 3 hs đọc các từ ngữ ứng dụng
- Giải thích các từ ngữ ứng dụng
- GV đọc mẫu
Tiết 2
3.Luyện tập
Luyện đọc lại vần mới ở tiết 1
Đọc câu ứng dụng
- GT tranh rút câu ghi bảng
Những đàn chim ngói
 Mặc áo màu nâu
 Đeo cườm ở cổ
 Chân đất hồng hồng
 Như nung qua lửa.
- Chỉnh sửa lỗi của hs đọc câu ứng dụng
- Đọc mẫu câu ứng dụng
b)Luyện viết
- Yc hs viết vào vở tập viết: ăc, âc, mắc áo, quả gấc
- Thu vở 5 hs chấm, nhận xét cách viết
c) Luyện nói: Chủ đề: " Ruộng bậc thang"
- Cho hs quan sát tranh minh hoạ để luyện nói theo câu hỏi gợi ý:
Trong tranh vẽ gì?
Ruộng bậc thang trồng gì?
C.Củng cố, dặn dò 
- Chỉ bảng cho hs theo dõi và đọc theo
- Tổ chức cho hs tìm tiếng có vần mới học
- Dặn hs ôn lại bài, tự tìm chữ có vần mới học ở nhà; xem trước bài
- 2 hs lên bảng đọc và viết. Cả lớp viết bảng con theo nhóm: 
 N1: con sóc ; N2: bác sĩ 
- 1 hs cầm SGK đọc các câu ứng dụng
- HS đọc theo GV ăc, âc. 
- 1 hs phân tích vần ăc
- Cả lớp thực hiện
- HS quan sát trả lời
- HS cả lớp cài tiếng mắc
- 1 hs phân tích tiếng mắc
- Đánh vần tiếng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Quan sát, lắng nghe
- Đánh vần tiếng, đọc trơn từ: cá nhân, nhóm, cả lớp
- 2-3 hs đọc theo sơ đồ trên bảng
- HS cả lớp cài vần âc
- Quan sát và so sánh ơt với ôt
- Đánh vần tiếng, đọc trơn từ: cá nhân, nhóm, cả lớp
- HS viết vào bảng con lần lượt các vần, từ ngữ theo HD của GV
- 2-3 hs đọc từ ngữ ứng dụng
- Lắng nghe
- Lắng nghe, đọc theo
- HS lần lượt phát âm: ăc, mắc, mắc áo và âc, gấc, quả gấc.
- Đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Nhận xét tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- 2-3 hs đọc câu ứng dụng
- Hs viết vào vở tập viết
- Đọc tên bài luyện nói
- Quan sát tranh và luyện nói theo câu hỏi gợi ý của GV
- Theo dõi và đọc theo Gv chỉ
- Tìm tiếng có vần mới học
- Thực hiện ở nhà.
................—&™................
Tiết 3
Môn : Toán
MƯỜI MỘT – MƯỜI HAI
I.Mục tiêu :
 	-Giúp H nhận biết được số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
	- Biết đọc viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. Bó chục que tính và các que tính rời.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5'
30'
5'
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi:
 10 đơn vị bằng mấy chục?
 1 chục bằng mấy đơn vị?
- Gọi 1 H làm bài bài tập số 2 trên bảng lớp.
- GV nhận xét về kiểm tra bài cũ.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài trực tiếp, ghi bảng.
2. Giới thiệu số 11
- GV cho H lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính?
- GV ghi bảng : 11
 Đọc là : Mười một
- GV giới thiệu cho H thấy: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau.
3. Giới thiệu số 12
- GV cho H lấy 1 bó chục que tính và 2 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính?
- GV ghi bảng : 12
 Đọc là : Mười hai.
- GV giới thiệu cho H thấy: Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có 2 chữ số viết liền nhau: 1 ở bên trái và 2 ở bên phải.
4. Thực hành
Bài 1: 
- Cho H đếm số ngôi sao và điền số vào ô trống.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu của bài
- GV HD H quan sát bài mẫu và nêu “Vẽ thêm 1 (hoặc 2) chấm tròn vào ô trống có ghi 1 (hoặc 2) đơn vị”.
Bài 3: Gọi hs nêu yêu cầu của bài
- Cho H đếm số hình tam giác và hình vuông rồi tô màu theo yêu cầu của bài.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài
- Cho H thực hành ở bảng từ.
C.Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài.
- Cho hs nhắc lại cấu tạo cả số 11
- 1 hs lên bảng trả lời:
 10 đơn vị bằng 1 chục.
 1 chục bằng 10 đơn vị.
- 1 H làm bài ở bảng lớp.
- H nhắc lại tên bài học.
- HS vừa thao tác theo HD của GV vừa trả lời: Có 11 que tính.
- H đọc.
- H nhắc lại cấu tạo số 11.
- HS vừa thao tác theo HD của GV vừa trả lời: Có 12 que tính.
- H đọc.
- H nhắc lại cấu tạo số 12.
- H nêu yêu cầu của bài.
- H làm VBT.
- HS nêu yêu cầu của bài
- H thực hiện VBT và nêu kết quả.
- H tô màu theo yêu cầu và tập.
H thực hành ở bảng từ và đọc lại các số có trên tia số. (Từ số 0 đến số 12).
H nêu tên bài 
- Số 11 gồm co 1 chục và 1 đơn vị, số 12 gồm có 1 chục và 2 đơn vị
................—&™................
Tiết 4
Môn : Đạo đức:
 LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
 - H hiểu cần phải lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, rất thương yêu các em.
 - Để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo, các em cần chào hỏi thầy cô giáo khi gặp gỡ hoặc chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng tai tay khi trao hay nhận vật gì đó, phải thực hiện theo lời thầy, cô giáo không nên làm trái.
 - H có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy giáo cô giáo, có hành vi lễ phép, vâng lời trong học tập rèn luyện và sinh hoạt hằng ngày.
II.Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
	- Một số đồ vật phục vụ cho diễn tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động H
5'
25'
5'
A.Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi bài trước
- Hỏi H về nội dung bài cũ.
- GV nhận xét KTBC.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài, ghi bảng.
2.Hoạt động 1 : Phân tích tiểu phẩm:
a) GV HD H theo dõi các bạn diễn tiểu phẩm và cho biết, nhân vật trong tiểu phẩm cư xữ với cô giáo như thế nào?
b) Một số H đóng tiểu phẩm: Cô giáo đến thăm một gia đình H. Khi đó cô giáo đang gặp em H ở nhà, em chạy ra đón cô :
Em chào cô ạ!
Cô chào em.
Em mời cô vào nhà chơi ạ!
Cô cảm ơn em.
Cô giáo vào nhà em H mời cô ngồi, lấy nước mời cô uống bằng 2 tay. Cô giáo hỏi:
Bố mẹ có ở nhà không?
Thưa cô, bố em đi công chuyện. Mẹ em đang ở phía sau nhà. Em xin phép đi gọi mẹ vào nói chuyện với cô.
Em ngoan lắm, em thật lễ phép.
Xin cản ơn cô đã khen em.
c) GV HD phân tích tiểu phẩm:
Cô giáo và bạn H gặp nhau ở đâu?
Bạn đã chào và mời cô giáo vào nhà như thế nào?
Khi vào nhà bạn đã làm gì?
Hãy đoán xem vì sao cô giáo khen bạn ngoan, lễ phép?
Các em cần học tập điều gì ở bạn?
GV tổng kết: Khi cô giáo đến nhà chơi bạn đã chào và mời cô vào nhà, bạn mời cô ngồi, mời cô uống nước bằng 2 tay, xin phép cô đi gọi mẹ. Lời nói của bạn thật nhẹ nhàng, thái độ vui vẽ, biết nói “thưa”, “ạ”, biết cảm ơn cô. Như thế bạn tỏ ra lễ phép với cô giáo.
3.Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai ( bài tập 1)
- GV HD H tìm hiểu tình huống bài tập 1, nêu cách ứng xữ và phân vai cho nhau.
KL: Khi gặp thầy giáo cô giáo trong trường chúng em dừng lại, bỏ mũ nón đứng thẳng và nói : “Em chào thầy...
4.Hoạt động 3: Thảo luận lớp về vâng lời thầy giáo cô giáo.
Thầy giáo cô giáo thường khuyên bảo em những điều gì?
Những lời yêu cầu, khuyên bảo của thầy giáo cô giáo giúp ích gì cho H?
Vậy khi thầy giáo cô giáo dạy bảo thì các em cần thực hiện như thế nào?
GV kết luận: Hằng ngày thầy giáo chăm lo dạy dỗ giáo dục các em...
C.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương. 
- Học bài, chuẩn bị thực hành tiết sau
- HS nêu tên bài học.
- 1 H trả lời.
- HS nhắc lại tên bài học.
- H đóng vai diễn tiểu phẩm theo HD của GV
- Gặp nhau ở nhà H.
- Lễ phép chào và mời cô vào nhà.
- Mời cô ngồi và dùng nước.
- Vì bạn biết lễ phép thái độ nhẹ nhàng tôn trọng cô giáo.
- Lễ phép vâng lời và tôn trọng cô giáo.
- H lắng nghe.
- Từng cặp H chuẩn bị sắm vai.
- H thực hiện theo HD của GV.
- H thảo luận và nói cho nhau nghe theo cặp về nội dung thảo luận.
- H trình bày trước lớp.
- H khác nhận xét bạn trình bày.
- H nhắc lại.
- Lắng nghe.
................—&™................
Thứ 3: 
 Ngaøy soaïn: 03/01/2010
 Ngaøy daïy: 05/01/2010
Tieát 1 
Hát nhạc: BẦU TRỜI XANH
I.Mục tiêu :
 	- HS biết hát đúng giai điệu của lời ca bài hát: Bầu trời xanh.
- H hát đồng đều, rõ lời.
 - H biết bài hát Bầu trời xanh do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác.
II.Đồ dùng dạy học:
- Nhạc cụ quen dùng.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5'
25'
5'
A.Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ 
- Gọi HS hát trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét phần KTBC.
B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài, ghi bảng 
2.Hoạt động 1 : Dạy bài hát: Bầu trời xanh.
- Giới thiệu bài hát.
- GV hát mẫu.
- Đọc đồng thanh lời ca.
- Dạy hát từng câu (nhắc nhở H lấy hơi ở giữa mỗi câu hát).
Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng
Em yêu lá cờ xanh xanh, yêu cánh chim trắng trắng
Em yêu màu cờ xanh xanh, yêu cánh chim hoà bình
Em cất tiếng ca vang vang, vui bước chân tới trường.
- Gọi từng tổ H hát, nhóm hát.
- GV chú ý để sửa sai.
3.Hoạt động 2 : Gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- Gõ đệm theo phách: GV làm mẫu, H gõ theo:
Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng
- Gõ đệm theo lời ca: GV làm mẫu, H gõ theo:
Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng
C.Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài hát, tên tác của b ... cách chơi.
Chọn tất cả tranh ảnh của các cây rau, cây hoa dán vào tờ giấy do GV phát cho mỗi tổ, các cây thật để lên bàn theo 2 nhóm cây (rau và hoa)
Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 8, dán, chỉ vào cây và nói cho nhau nghe.
Bước 2: GV yêu cầu H mang sản phẩm của nhóm mình lên bảng, đại diện nhóm lên chỉ và nói tên cây cho cả lớp cùng nghe.
GV tuyên dương nhóm đã sưu tầm được nhiều cây đặc biệt là các cây mới.
Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh hoạc vật thật về động vật.
Mục đích: H nhớ lại các con vật và giới thiệu một số các con vật mới mà các em đã tìm hiểu được qua thực tế.
Các bước tiến hành:
Bước 1: GV phổ biến cách chơi.
Chọn tất cả các tranh ảnh về các con vật dán vào tờ giấy do GV phát cho mỗi tổ theo 2 nhóm (nhóm con vật có hại và nhóm con vật có ích). Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 8, dán, chỉ vào tranh và nói cho nhau nghe.
Bước 2: GV yêu cầu H mang sản phẩm của nhóm mình lên bảng, đại diện nhóm lên chỉ và nói tên con vật cho cả lớp cùng nghe, đặt các câu đố, bài thơ, bài hát về các con vật để đố các nhóm khác.
GV tuyên dương nhóm đã sưu tầm được nhiều con vật.
Hoạt động 3: Quan sát thời tiết.
MĐ: H nhớ lại các dấu hiệu về thời tiết đã học
Cách tiến hành:
Bước 1: GV định hướng cho H quan sát.
Quan sát xem có mây không ?
Có gió không ? gió nhẹ hay mạnh ?
Thời tiết hôm nay nóng hay rét ?
Có mưa hay có mặt trời không ?
Bước 2: Đưa H ra sân hay hành lang để quan sát.
Tổ chức cho các em quan sát theo nhóm và nói cho nhau nghe những điều quan sát được. Gọi đại diện các nhóm nói trước lớp cho cả lớp cùng nghe.
Cho H vào lớp, cho các em xếp tranh theo các chủ đề
4.Củng cố dăn dò: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương H học tốt.
Dặn dò: Học bài xem lại các bài, chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
Các hiện tượng về thời tiết đó là: nắng, mưa, gió, rét, nóng, 
Thời tiết nóng mặc áo quần mỏng cho mát. Thời tiết lạnh thường mặc áo ấm để bảo vệ sức khoẻ.
H nhắc tựa.
Lắng nghe yêu cầu của GV.
H nhận giấy, làm việc theo nhóm 8, chọn tranh ảnh, dán và nói cho nhau nghe về các loại cây mà em biết.
Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện trước lớp (chỉ vào tranh và nói cho mọi người cùng nghe.)
Lắng nghe yêu cầu của GV.
H nhận giấy, làm việc theo nhóm 8, chọn tranh ảnh, dán và nói cho nhau nghe về các con vật nào có hại, con vật nào có ích.
Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện trước lớp (chỉ vào tranh và nói cho mọi người cùng nghe, nêu câu đố, giải câu đố, )
Lắng nghe.
H ra sân.
Quan sát và nói cho nhau nghe về các câu hỏi GV đăït ra.
Đại diện các nhóm nêu kết quả quan sát được.
Xếp tranh theo chủ đề đã học.
H nhắc lại nội dung bài học.
Thực hành ở nhà.
Môn : Tập đọc
Bài : Ò Ó O
I.Mục tiêu:
H đọc trơn cả bài Ò ó o.
-Phát âm đúng các từ ngữ : Quả na, trứng cuốc, uốn câu, con trâu. Luyện cách đọc loại thơ tự do.
Ôn các vần oăt, oăc; tìm được tiếng trong bài có vần oăc, nói câu chứa tiếng có vần oăt, vần oăc.
Hiểu được nội dung bài: Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới đang đến, muôn vật (quả na, hàng tre, buồng chuối, hạt đậu  ) đang lớn lên, kết quả, chín tới 
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
-Bộ chữ của GV và H.
III.Các hoạt động dạy học :
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 H đọc bài: “Anh hùng biển cả” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
HD H luyện đọc:
Đọc mẫu bài thơ lần 1 (nhịp điệu thơ nhanh, mạnh). Tóm tắt nội dung bài.
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho H thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, GV gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: Quả na, trứng cuốc, uốn câu, con trâu.
H luyện đọc các từ ngữ trên:
Luyện đọc câu:
Luyện đọc các dòng thơ tự do: nghỉ hơi khi hết ý thơ (nghỉ hơi sau các dòng thứ 2, 7, 10, 13, 15, 17, 19, 22, 25, 28, 30)
Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
Đoạn 1: Từ đầu đến “thơm lừng trứng cuốc.”
Đoạn 2: Phần còn lại.
Thi đọc cả bài thơ.
GV đọc diễn cảm lại bài thơ.
Luyện tập:
Ôn vần oăt, oăc:
Tìm tiếng trong bài có vần oăt?
Thi nói câu chứa tiếng có vần oăt, oăc?
Gọi H đọc lại bài, GV nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi H đọc bài và trả lời câu hỏi:
Gà gáy vào lúc nào trong ngày ?
Tiếng gà gáy làm muôn vật đổi thay thế nào ?
Gọi 2 H đọc lại cả bài thơ.
Thực hành luyện nói:
Đề tài: Nói về các con vật em biết.
GV cho H quan sát tranh minh hoạ, từng nhóm 3 H kể lại, giới thiệu cho nhau nghe về các con vật nuôi trong nhà và các con vật theo tranh vẽ trong SGK.
Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai.
5.Củng cố:
Luyện học thuộc lòng bài thơ.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
H nêu tên bài trước.
2 H đọc bài và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bơi nhanh vun vút như tên bắn.
Câu 2: Canh gác bờ biển, dẫn tàu thuyền ra vào các cảng, săn lùng tàu thuyền giặc.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Vài em đọc các từ trên bảng: Quả na, trứng cuốc, uốn câu, con trâu.
H đọc tự do theo HD của GV. Luyện nghỉ hơi sau các dòng thơ thứ 2, 7, 10, 13, 15, 17, 19, 22, 25, 28, 30.
2 H đọc đoạn 1
2 H đọc đoạn 2
2 H thi đọc cả bài thơ.
Nghỉ giữa tiết
Hoắt.
Đọc mẫu câu trong bài.
Các nhóm thi tìm câu có chứa tiếng mang vần oăt, oăc và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.
Oăt: Măng nhọn hoắt. 
Bà đi thoăn thoắt.
Oăc: người này lạ hoắc.
Bé ngoặc tay.
Gà gáy vào buổi sáng sớm là chính.
Tiếng gà gáy làm: 
quả na, buồng chuối chóng chín, hàng tre mọc măng nhanh hơn.
hạt đậu nảy mầm nhanh, bông lúa chóng chín, đàn sao chạy trốn, ông mặt trời nhô lên rữa mặt.
2 em đọc lại bài thơ.
H quan sát tranh và thực hiện theo HD của GV.
Nhà tôi có nuôi con chó, đàn gà.
Nhà bạn nuôi những con vật nào ? (nuôi lợn, vịt, )
H luyện HTL bài htơ.
Thực hành ở nhà.
Môn : Toán
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Giúp H củng cố về:
	-Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
	-Thực hiện phép cộng, phép trừ ( không có nhớ)
-Giải bài toán có lời văn.
-Đo độ dài đoạn thẳng.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bộ đồ dùng học toán 1.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: 
Gọi H chữa bài tập số 4 trên bảng lớp
Nhận xét KTBC của H.
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
HD H luyện tập
Bài 1: H nêu yêu cầu của bài rồi thực hành ở bảng con theo GV đọc.
Gọi H đọc lại các số vừa được viết.
Bài 2: H nêu yêu cầu của bài:
Cho H tính nhẩm và nêu kết quả.
Bài 3: H nêu yêu cầu của bài:
GV thiết kế trên hai bảng phụ. Tổ chức cho hai nhóm thi đua tiếp sức, mỗi nhóm 9 em, mỗi em chỉ điền một dấu thích hợp.
Bài 4: H nêu yêu cầu của bài:
Cho H đọc đề toán, tóm tắt và giải.
Bài 5: H nêu yêu cầu của bài:
Cho H đo độ dài từng đoạn thẳng rồi viết số đo vào chỗ chấm.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Giải:
Số con gà là:
36 – 12 = 24 (con)
	Đáp số : 24 con gà 
Nhắc tựa.
Năm (5), mười chín (19), bảy mươi tư (74), chín (9), ba mươi tám (38), sáu mươi tám (68), không (0), bốn mươi mốt (41), năm mươi lăm (55)
Đọc lại các số vừa viết được.
H tính nhẩm và nêu kết quả.
4 + 2 = 6, 10 – 6 = 4, 3 + 4 = 7
8 – 5 = 3, 19 + 0 = 19, 2 + 8 = 10
3 + 6 = 9, 17 – 6 = 11, 10 – 7 = 3
H thực hiện trên bảng từ.
Các H khác cổ vũ động viên các bạn.
35 < 42, 	90 < 100, 	38 = 30 + 8
87 > 85,	69 > 60,	46 > 40 + 5
63 > 36,	50 = 50,	94 < 90 + 5
Tóm tắt:
	Có	: 75 cm
	Cắt bỏ	:25 cm
	Còn lại 	: ? cm
Giải:
Băng giấy còn lại có độ dài là:
75 – 25 = 50 (cm)
	Đáp số : 50cm
H đo đoạn thẳng a, b trong SGK rồi ghi số đo vào dưới đoạn thẳng:
Đoạn thẳng a dài: 5cm
Đoạn thẳng b dài: 7cm
Thực hành ở nhà.
Môn : Chính tả (Nghe viết)
BÀI : Ò Ó O
I.Mục tiêu:
	-HS nghe viết 13 dòng đầu bài thơ Ò ó o. Tập viết các câu thơ tự do.
	-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền đúng vần oăt, oăc, chữ ng, ngh.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung 13 dòng thơ đầu cần viết chính tả, và các bài tập 2 và 3.
-H cần có VBT.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động H 
1.KTBC : 
Chấm vở những H GV cho về nhà chép lại bài lần trước.
GV đọc cho H bảng lớp câu: Chú cá heo ở Biển Đen đã lập chiến công gì ?
Nhận xét chung về bài cũ của H.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài “Ò ó o”.
3.HD H nghe viết:
H đọc 13 dòng thơ đã được GV chép trên bảng phụ.
Cho H phát hiện những tiếng viết sai, viết vào bảng con.
Nhắc nhở các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết sao cho đẹp.
GV đọc cho H viết 13 dòng thơ vào tập.
HD H cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để H soát và sữa lỗi, HD các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến, HD các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.HD làm bài tập chính tả:
H nêu yêu cầu của các bài tập trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn bài tập giống nhau của bài tập 2 và 3.
Gọi H làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu H về nhà chép lại đoạn thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những H yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
2 H viết bảng lớp câu: Chú cá heo ở Biển Đen đã lập chiến công gì ?
H nhắc lại.
H đọc đoạn thơ trên bảng phụ. 
H phát hiện và viết tiếng khó vào bảng con: Giục, tròn xoe, nhọn hoắt, buồng chuối
H nghe viết chính tả theo yêu cầu của GV.
H dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
H ghi lỗi ra lề theo HD của GV.
Bài tập 2: Điiền vần oăt, oăc.
Bài tập 3: Điền chữ ng hay ngh.
Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 4 H
Giải 
Bài tập 2: khuya khoắt, hoặc
Bài tập 3: ngoài, nghiêng.
H nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU TUAN 19.doc