Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 1 - Trường TH An Thạnh “B”

Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 1 - Trường TH An Thạnh “B”

Môn: Tập đọc

BÀI: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I/ Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới:nắn nót, mãi miết, ôn tồn, thành tài, nguệch ngoạc.

- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu,giữa các cụm từ dài.

- Biết phân biệt lời kể với lời nhân vật.

- Giáo dục HS làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

- Trả lời được câu hỏi trong SGK

*HT :HĐ3

*HS khá giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ : “Có công mài sắt , có ngày nên kim "

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh SGK, bảng phụ

 

doc 21 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 1 - Trường TH An Thạnh “B”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 23 tháng 08 năm 2010
Môn: Tập đọc
BÀI: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I/ Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới:nắn nót, mãi miết, ôn tồn, thành tài, nguệch ngoạc.
- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu,giữa các cụm từ dài.
- Biết phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Giáo dục HS làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK
*HT :HĐ3
*HS khá giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ : “Có công mài sắt , có ngày nên kim "
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh SGK, bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ HĐ1:
KT dụng cụ môn học
Nhận xét
2/ HĐ2: Luyện đọc
GV đọc mẩu toàn bài
Tìm các từ khó ghi lên bảng: nắn nót, mãi miết, ôn tồn, nguệch ngoạc[ HD học sinh đọc đúng]
*GV đọc HS yếu đọc lại các từ khó nhiều lần.
HS đọc nối tiếp từng câu
GV treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc đúng một số câu [ SGV ]
HS đọc từng đoạn trước lớp
Giúp HS hiểu nghĩa các từ : ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mãi miết, ôn tồn, thành tài.
HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
3/ HĐ3: Tìm hiểu bài
Câu 1: HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời cá nhân
Câu 2: HS đọc thành tiếng đoạn 2 và trả lời
Câu hỏi phụ : Cậu bé hỏi bà cụ điều gì ? [ Bà ơi, bà làm gì thế ? . Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được ? ]
 Câu 3: HS đọc thành tiếng đoạn 3 và trả lời
 Câu 4: HS thảo luận nhóm đôi lần lượt phát biểu [ Cần phải nhẩn nại, kiên trì ]
*1,2 HS khá , giỏi nêu ý nghĩa câu tục ngữ
4/ HĐ4: Luyện đọc lại
3 HS một nhóm thi đọc lại theo lối phân vai. Nhận xét
5/ HĐ5: 1, 2 HS đọc lại bài nêu nội dung câu chuyện . Nhận xét
Dặn HS về đọc lại bài tiết sau kể chuyện.
*** RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Môn : Toán
Bài : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I/ Mục tiêu :
Giúp HS củng cố về :
Đếm ,đọc,viết các số từ 0 – 100, thứ tự của các số.
Số có một, hai chữ số, số liền trước, số liền sau,số lớn nhất , số bé nhất.
Rèn KN tính toán và viết số nhanh
II/ Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ
III/ Các HĐ dạy học :
 1/ HĐ1 : 
KT dụng cụ môn học . Nhận xét
 2/ HĐ2 : Thực hành
Bài 1 : Củng cố về số có một chữ số
HS thảo luận nhóm đôi nêu miệng kết quả
Bài 2 : Củng cố về số có hai chữ số
HS chia thành 4 nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu
Đính kết quả lên bảng . Đọc kết quả
Nhận xét
*Gọi HS yếu đọc lại các số nhiều lần
Bài 3 : HS làm vào vở chấm điểm một số tập
HS lên bảng sửa
Nhận xét
a/ 39, 40
b/ 90, 89
c/ 99, 98 
d/ 99, 100
3/ HĐ3 :
2 HS đếm từ 0 – 9 và ngược lại
Hai học sinh 2 HS đếm theo chục từ 1 chục đến 10 chục
Nhận xét
Dặn HS về kèm lại bài . Chuẩn bị trước bài. Oân tập các số đến 100 [ tt ]
*** RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
___________________________________________
Thứ ba, ngày 24 tháng 08 năm 2010
 MÔN : KỂ CHUYỆN
BÀI : CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM
I- Mục tiêu
1 . Rèn kỉ năng nói 
- Dựa vào trí nhớ , tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỡi tranh , kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện “ Có công mài sắt, có ngày nên kim ‘’
- Biết kể chuyện tự nhiên , phối họp lời kể , điệu bộ , nét mặt
2. Rèn kỉ năng nghe
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện 
- Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn
II- Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ SGK
HT : HĐ 1
III- Các hoạt động dạy học 
HĐ 1 : Hướng dẫn kể chuyện 
+ Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
HS đọc yêu cầu bài tập quan sát từng tranh SGK, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi bức tranh
HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi ( dựa vào tranh )
HT : GV đến tùng nhóm hỗ trợ các em yếu bằng cách đặt câu hỏi gợi ý 
VD : Tranh 1 vẻ cậu bé đang làm gì ? 
HS lần lược kể trước lớp từng tranh
Nhận xét
HS kể toàn bộ câu chuyện 3 – 4 em
Nhận xét 
2. HĐ 2 : 
- 4 HS kể lại từng tranh 4 em 4 tranh
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuỵện
- Nhận xét
- Dặn HS về tập kể lại nhiều lần cho nhớ
*** RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Môn : Chính tả
Bài : CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I/ Mục tiêu
-Chép lại chính xác đoạn trích trong bài : “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
- Hiểu cách trình bày một đoạn văn
- Củng cố qui tắc viết C / K
- Học bảng chữ cái
- Giáo dục tính cẩn thận, nắn nót
II/ Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học
1/- HĐ 1 :
- Kiểm tra dụng cụ môn học
- Nhận xét
2/- HĐ 2 : Hướng dẫn tập chép
Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng
HS nhìn bảng đọc lại : 2 em
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nắm nội dung đoạn chép
+ Đoạn chép này trích từ bài tập đọc nào ? (Có công mài sắt, có ngày nên kim)
+ Đoạn chép này là lời nói của ai với ai ? ( của bà cụ nói với cậu bé )
+ Đoạn chép này có mấy câu ? ( 2 câu )
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ? ( Dấu chấm )
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? ( Những chữ đầu câu, đầu đoạn : chữ : Mỗi, Giống )
Học sinh tập viết vào bảng con các chữ khó : mài, ngày, sắt, cháu.
GV gạch chân các chữ khó trên bảng
HS chép bài vào vở
Chấm điểm 5 _ 7 tập
Nhận xét
3/- HĐ 3 : Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2 : Điền vào chổ trống C hay K
HS nêu yêu cầu bài
GV gợi ý
HS thảo luận nhóm đôi sau đó lần lược lên bảng điền kết quả
Nhận xét chốt lại lời giải
im khâu _ kim khâu
Bài tập 3 : Viết những chữ cái còn thiếu vào bảng chữ cái
HS đọc yêu cầu bài
GV đính bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 lên bảng :
HS lần lược lên bảng điền
Cho HS học thuộc lòng bảng chữ cái
HS tự nhớ và viết vào vở 
Chấm điểm, nhận xét .
4/- HĐ 4 : 
2, 3 HS lên bảng viết lại các chữ đã viết sai
Nhận xét
Dặn HS về tập viết lại các chữ đã viết sai . Tập viết trước bài :
“ NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ‘’
*** RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Toán
Bài : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( TT )
I/ Mục tiêu :
Giúp HS củng cố về : 
 + Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số 
 + Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị
 + Aùp dụng tính nhanh, chính xác .
 *HT :HĐ 2 (Phân tích số)
II/ Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học 
HĐ 1 : 
2 HS nêu các số có một chữ số ( đếm xuôi , đếm ngược )
2 HS đọc các số có hai chữ số theo hàng chục từ 1 chục _ 9 chục
Nhận xét
2 – HĐ 2 : Thực hành
 Bài 1 , 2 : Củng cố về đọc viết , phân tích số
 Bài 1 : HS thảo luận nhóm đôi sau đó lên bảng ghi kết quả
 Nhận xét 
* Gọi nhiều HS nêu cách đọc số và phân tích số
 Bài 2 : HS làm vào vở . GV chấm điểm một số tập . Nhận xét .
 Bài 3 : Bản nhóm ( HS chia thành 4 nhóm thảo luận điền dấu thích hợp vào chỗ chấm . Đính kết quả lên bảng . Nhận xét )
 Bài 4 : HS nêu miệng các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại . Nhận xét 
Bài 5 : nhóm đôi trả lời trước lớp
HĐ 3 : 2 HS lên bảng phân tích số 75 và 84 . Nhận xét
Dặn HS về xem lại bài . Chuẩn bị bài : SỐ HẠNG – TỔNG 
*** RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Môn : Đạo đức
Bài : HỌC TÂP , SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
I/Mục tiêu :
-HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập ,sinh hoạt đúng giờ.
-Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
-HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập ,sinh hoạt đúng giờ.
II/Đồ dùng dạy học : Tranh SGK ,bảng phụ
III/Các hoạt động dạy học :
1. HĐ 1 :
-Kt dụng cụ môn học , nhận xét
2. HĐ 2 : Bày tỏ ý kiến :
+Mục tiêu : HS có ý kiến riêng và biết trình bày ý kiến trước các hành đ ... HIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Môn : Chính tả
Bài: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?
I/Mục tiêu:
- Nghe viết một khổ thơ trong bài “ Ngày hôm qua đâu rồi “
-Viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ l/n
- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
II/Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ
*HT: HĐ3
III/ Các HĐ dạy học
HĐ1:
- GV đọc chậm rãi các từ :nên kim ,nên người ,lên núi ,đứng lên (HS viết bảng con)
- KT một số tập
- Nhận xét
2.HĐ2: HD nghe viết
- GV đọc một lần khổ thơ
- 1,2 HS đọc lại
- Hỏi: Nội dung khổ thơ này là lời của ai nón với ai ?(lời bố nói với con )
- Khổ thơ có mấy dòng ? (4 dòng)
- Chữ đầu cầu viết như thế nào ? ( viết hoa )
HS viết vào bảng con những chữ dễ viết sai
GV đọc HS viết bài vào vở
-Chấm điểm 5,6 tập
-Nhận xét
3.HĐ3 :HD làm bài tập
BT2 :Điền chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống
-GV đính lên bảng
-1 HS lên bảng làm mẩu
VD : quyển –quyển lịch
-Lần lượt các HS khác lên bảng làm
-Nhận xét sữa chữa
BT3 :vở
-HS thảo luận nhóm đôi về cách điền các chữ cái còn thiếu
-Điền miệng trước lớp
*Nếu HS đọc sai GV nhắc để HS nhớ lại
-HS làm bài vào vở
-Chấm điểm 5,6 tập
-Nhận xét
4/ HĐ4 :HS lên bảng viết lại các chữ đã viết sai và làm bài tập sai
-Nhận xét
Dặn HS về viết lại các chữ đã viết sai .tập viết trước bài :PHẦN THƯỞNG.
*** RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
 Môn : Tập làm văn
Bài : TỰ GIỚI THIỆU- CÂU VÀ BÀI
I/ Mục tiêu:
- Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình . Và nói lại được những điều em biết về một bạn trong lớp.
- Bước đầu biết kể chuyện( miệng) một mẫu chuyện theo 4 tranh
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh SGK
HT: HĐ 2
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ 1:
KT dụng cụ môn học .
Nhận xét
HĐ 2 : HD làm bài tập 
Bài 1( miệng ) Nhóm đôi
HS đọc yêu cầu bài
Từng cặp học sinh thực hành hỏi đáp trong nhóm
GV đến từng bàn gợi ý cách trả lời hoặc cách đặt câu hỏi
Nhiều cặp HS thực hành trước lớp
Nhận xét
Bài tập 2 ( miệng )
GV giúp HS nắm được yêu cầu bài thông qua BT1 nói lại những điều em biết về một bạn.
Nhiều HS phát biểu ý kiến 
Nhận xét 
 Bài tập 3 : ( miệng )
HS đọc yêu bài
GV gợi ý
HS làm miệng : kể từng sự việc ở từng tranh sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện theo nhóm
Phát biểu trước lớp 
Nhận xét
3. HĐ 3
- 2 HS tự giới thiệu về mình 
- Nhận xét , tuyên dương
- Dặn HS về tập tự giới thiệu về mình cho quen. Xem trước bài : “Chào hỏi tự giới thiệu”.
*** RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
________________________________________________
 Thứ sáu , ngày 27 tháng 08 năm 2010
 Môn : Toán
 Bài : ĐÊXIMET
I/ Mục tiêu :
Giúp HS :
-Bước đầu nắm được tên gọi ,kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo ĐÊXIMET(dm)
-Nắm được quan hệ giữa dm và cm.
-Biết làm các phép tính cộng trừ với các số đo có đơn vị dm ,cm
Bước đầu tập đo và và ước lượng các độ dài theo đơn vị dm
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một băng giấy có chiều dài 10 cm
-Thước thẳng dài 2 hoặc 3 dm với các vạch chia thành từng cm
-Bảng phụ
*HT : HĐ2
III/Các hoạt động dạy học :
 1.HĐ1:
-GV đưa ra phép tính :
46 và 23; 21 và 15
-2HS lên bảng đặt tính và tính
Nhận xét
 2.HĐ2: Giới thiệu đơn vị đo độ dài
-GV đính băng giấy lên bảng yêu cầu HS lên đo và trả lời băng giấy dài mấy cm ? (10 cm)
*GV gọi HS yếu lên đo HD cách đặt thước ,cách đọc tên đơn vị
-GV nói 10 cm còn gọi là 1dm
-Đêximet viết tắc là :dm
10 cm =1dm
1dm =10 cm
Vài HS nêu lại
-HD học sinh nhận biết các đoạn thẳng có độ dài :1dm ,2dm ,3dm, trên một thước thẳng
3.HĐ 3: Thực hành :
Bài 1: Nhóm đôi
-HS quan sát hình vẻ SGK theo nhóm đôi sau đó trả lời trước lớp
Bài 2 :Bảng
GV viết các phép tính BT 2 lên bảng gợi ý mẩu. HS lần lượt làm vào bảng con ,bảng lớp
-Nhận xét sữa chữa
4. HĐ4:
-GV hỏi :1 dm = ? cm
10 cm = ?dm
-Nhận xét
-Dặn HS về xem lại bài.Chuẩn bị bài : Luyện tập.
*** RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài :CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I/ Mục tiêu :
-Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cỏ thể.
-Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
-Năng vận động sẽ giúp cho cơ và xương phát triển tốt.
II/Đồ dùng dạy học :
Tranh SGK +Bảng phụ 
III/Các hoạt động dạy học :
1 .HĐ1 :
-KT dụng cụ môn học ,nhận xét .
2 .HĐ 2 : Khởi động
-HS hát bài “Xoè hoa ‘’ vận động theo lời hát
3 . HĐ 3 : Làm một số cử động 
+Mục tiêu : HS biết bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác : giơ tay, quay cổ, nghiên người , cúi gập người .
-HS làm việc theo cặp .
-Hỏi :Trong các động tác các em vừa làm , bộ phận nào của cơ thể đã cử động ? (HS trả lời cá nhân nhiều lần )
-GV kết luận chung :Để thực hiện động tác trên thì đầu , mình , tay , chân phải cử động 
4. HĐ 4 :Quan sát để biết cơ quan vận động
+ Mục tiêu :Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. HS nêu được vai trò của xương và cơ
-GV hướng dẫn HS tự nắm bàn tay ,cổ tay ,cánh tay ,của mình
-Hỏi :Dưới lớp da của cơ thể có gì ?( Có xương và bắp thịt )
-HS thực hành cử động :Ngón tay , bàn tay , cánh tay .
-Hỏi :Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được ?(Nhờ sự phối hợp hoạt động của cơ và xương )
-HS quan sát hình 5,6 trang 5 SGK
-Hỏi : Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể? (xương và cơ là các co9 quan vận động )
5. HĐ 5 : Trò chơi vật tay :
+ Mục tiêu : HS hiểu được rằng hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt :
-GV hướng dẫn cách chơi 
- HS thực hành . Cả lớp cùng vui chơi theo nhóm 3 trong đó có 2 bạn chơi và 1 bạn l bạn làm trọng tài.
-Nhận xét
6 .HĐ6 :
-GV đặt câu hỏi để chốt lại nội dung bài
_Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học
-Chuẩn bị bài :Bộ xương.
*** RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
____________________________________________
Môn : Tập Viết
Bài : CHỮ HOA A
I/ Mục tiêu :
-Biết viết chữ hoa theo cở vừa và nhỏ
-Biết viết ứng dụng câu: Anh em thuận hoà theo cở nhở
-Chữ viết đúng mẩu, đều nét và nối chữ đúng qui định
II/Đồ dùng dạy học :
-Chữ mẫu hoa A, Anh
*HT :HĐ2
III/ Các hoạt động dạy học :
1 HĐ1:
-KT dụng cụ môn học
-Nhận xét
2.HĐ2 : HD viết chữ hoa
- GV đính chữ hoa A lên bảng giới thiệu
- Nêu độ cao và cấu tạo : Cao 5 dòng ly gồm 3 nét: Móc ngược trái ,móc phải ,nét lượn ngang
- Nêu cách viết :
Nét 1 : gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiên bên phải 
Nét 2 : là nét móc phải 
Nét 3 : là nét lượn ngang
Giáo viên viết mẫu lên bảng 
Học sinh viết vào bảng con 2 lượt
*HT : giáo viên đến từng bàn cầm tay và hướng dẫn các em yếu viết đúng
3.HĐ3 : HD viết cụm từ ứng dụng :
- HS đọc cụm từ ứng dụng trên bảng 
- Nêu cách hiểu cụm từ ứng dụng : ( Anh em trong nhà phải yêu thương nhau )
- HD hs quan sát và nhận xét (Nêu độ cao các con chữ )
- HD hs viết chữ Anh vào bảng con
- Nhận xét, sửa chữa 
- HS viết vào vở TV
- Chấm 5 – 7 tập. Nhận xét 
4. HĐ 4 : 
- 2 hs lên bảng viết chữ hoa A , Anh 
- Nhận xét
- Dặn hs về tập viết thêm bài ở nhà
*** RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 1 den tuan 7.doc