Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 25

Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 25

Tập đọc

TRƯỜNG EM (Tiết 1)

I.Mục đích yêu cầu

· Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.(HSY: Đánh vần tiếng khó đọc trước khi đọc)

· Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

· Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK

v HSKG: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; Biết hỏi_đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.

II.Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa SGK, SGK.

2. Học sinh:

- SGK.

 

doc 27 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: 1_3
Tập đọc
TRƯỜNG EM (Tiết 1)
I..Mục đích yêu cầu
Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.(HSY: Đánh vần tiếng khó đọc trước khi đọc)
Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.
Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK
HSKG: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; Biết hỏi_đáp theo mẫu về trường, lớp của mình.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa SGK, SGK.
Học sinh:
SGK.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài: Trường em.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên ghi các từ ngữ luyện đọc: cô giáo, dạy em, rất yêu, trường học, thứ hai, mái trường, điều hay.
Giáo viên giải nghĩa từ khó.
Hoạt động 2: Ôn các vần ai – ay.
Tìm trong bài tiếng có vần ai – ay.
Phân tích các tiếng đó.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ai – ay.
Quan sát tranh SGK. Dựa vào câu mẫu, nói câu mới theo yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu mới.
Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh dò theo.
Học sinh luyện đọc từ khó(HSY: phân tích , đánh vần)
Luyện đọc câu.
+ 1 câu 2 học sinh đọc.
+ Mỗi bàn đồng thanh 1 câu.
Luyện đọc cả bài.
 -HSTB_Y
 thứ hai, mái trường, điều hay.
HSKG tìm
Học sinh thảo luận và nêu.
Học sinh đọc câu mẫu.
+ Đội A nói câu có vần ai.
+ Đội B nói câu có vần ay.
Tập đọc
TRƯỜNG EM (Tiết 2)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Giáo viên đọc mẫu.
+ Đọc đoạn 1.
+ Trong bài, trường học được gọi là gì?
+ Đọc đoạn 2.
+ Vì sao trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em?
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
Hoạt động 2: Luyện nói.
Nêu cho cô chủ đề luyện nói.
Treo tranh SGK.
Tranh vẽ gì?
3 Củng cố_Dặn dò:
Đọc lại toàn bài.
Vì sao em yêu ngôi trường của mình?
Về nhà đọc lại bài.
Hát.
Học sinh dò theo.
2 học sinh đọc.
HSTB_KG: ngôi nhà thứ hai của em.
3 học sinh đọc.
 ở trường có cô giáo như mẹ hiền, có bạn bè thân thiết như anh em.
TB_KG
 hỏi nhau về trường lớp của mình.
Học sinh quan sát.
Hai bạn đang trò chuyện.
Học sinh tự đặt câu hỏi cho nhau và trả lời.
+ Trường của bạn là trường gì?
+ Ở trường bạn yêu ai nhất?
+ Bạn thân với ai nhất trong lớp?
Học sinh đọc.
Toán
Tiết 97: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục (TB_Y); Biết giải toán có phép cộng.(KG)
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nội dung luyện tập.
Học sinh:
Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng.
>, <, =
40 – 10  20
20 – 0  50
30  70 – 40
30 + 30  30
Nhận xét.
Bài mới: Luyện tập.
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
Bài 2: Yêu cầu gì?
Đây là 1 dãy tính, con cần phải nhẩm cho kỹ rồi điền vào ô trống.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Phải tính nhẩm phép tính để tìm kết quả.
Vì sao câu b sai?
Bài 4: Đọc đề bài toán.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết bao nhiêu nhãn vở con làm sao?
Có cộng 10 với 2 chục được không?
Muốn cộng được làm sao?
Ghi tóm tắt và bài giải.
Tóm tắt
Có: 19 cái nhãn
Thêm: 2 chục cái
4 Củng cố_Dặn dò:
Phép trừ nhẩm nhẩm các số tròn chục giống phép nào em đã học?
Hãy giải thích rõ hơn bằng việc thực hiện nhẩm: 80 – 30.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình
Hát.
4 em lên bảng làm.
Lớp nhẩm theo.
(HSTB_Y)
 hàng đơn vị đặt thẳng cột đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
Học sinh làm bài.
5 học sinh lên bảng sửa bài.
Điền số thích hợp.
Học sinh làm bài.
1 học sinh sửa bài ở bảng lớp.
Đúng ghi Đ, sai ghi S.(TB_Y)
70cm – 30 cm = 40 cm đúng.
Học sinh làm bài.
Đổi vở sửa.
Học sinh đọc đề.(KG)
Có 10 nhãn vở, thêm 2 chục nhãn vở.
Phép tính cộng.
Học sinh nêu.
Đổi 2 chục = 20.
Học sinh làm bài.
Bài giải
2 chục = 20
Số nhãn vở có là:
10 + 20 = 30 (cái)
Đáp số: 30 cái.
2 học sinh sửa bài.
Giống phép tính trừ trong phạm vi 10.
 nhẩm 8 chục trừ 3 chục bằng 5 chục.
Aâm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT Ở TUẦN 24
Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca (HSY)
Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản
HSKG: Thuộc lời ca; Tập biểu diễn bài hát.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nhạc cụ.
Tranh vẽ hoặc vật thật quả bóng, quả mít.
Học sinh:
Tập bài hát.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh hát lời 1, 2 của bài Quả.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học tiết 2.
Hoạt động 1: Dạy hát lời 3, lời 4.
Giáo viên hát mẫu lời 3, lời 4.
Hướng dẫn đọc lời ca, lời 3: Quả gì mà lăn lông lốc? Xin thưa rằng quả bóng. Sao mà quả bóng lại lăn? Do chân! Bao người cùng đá trên sân.
Hướng dẫn đọc lời ca, lời 4: Quả gì mà gai chi chít? Xin thưa rằng quả mít. Ăn vào thì chắc là đau? Không đau! Thơm lừng tận mấy hôm sau.
Giao viên tập từng câu cho học sinh.
Hoạt động 2: Vận động phụ họa.
Giáo viên cho học sinh hát theo nhóm.
Giáo viên cho đứng hát và nhún chân nhịp nhàng.
Củng cố_Dặn dò:
Tổ chức cho học sinh chia đội và thi đua biểu diễn.
Nhận xét.
Học thuộc lời ca của bài Quả.
Hát.
Học sinh đọc theo giai điệu lời ca.
Học sinh đọc và nhận biết quả bóng và quả mít.
Học sinh tập hát lời 3, lời 4 theo tổ, bàn, lớp.
Học sinh làm theo hướng dẫn.
Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
 -HSKG: Thuộc lời ca; tập biểu diễn bài hát
ND: 2_3
Tập viết
	Tiết 23: 	TÔ CHỮ A, Ă, Â,B
Mục tiêu:
Học sinh tô được các chữ hoa A, Ă, Â.
Viết đúng các vần ai, ay, ao, au; Các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viêt1, tập 2(mỗi từ ngữ viết ít nhất 1 lần)
HSKG: viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ theo quy định trong vở tập viết.
HSY: Viết ½ số dòng theo quy định.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Chữ hoa A, Ă, Â, vần ai, ay.
Học sinh:
Vở tập viết, bảng con.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Tô chữ hoa và tập viết các vần, các từ ngữ ứng dụng.
Hoạt động 1: Tô chữ hoa.
-Phân tích nét của các chữ hoa: A, Ă, Â, B
Viết mẫu và nêu quy trình viết.
Hoạt động 2: Viết vần.
Giáo viên treo bảng phụ.
Giáo viên nhắc lại cách nối nét các chữ.
Hoạt động 3: Viết vở.
Nhắc tư thế ngồi viết.
Giáo viên viết mẫu từng dòng.
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
Thu chấm.
Nhận xét.
Củng cố_Dặn dò:
Trò chơi: Ai nhanh hơn?
Thi đua mỗi tổ tìm 1 tiếng có vần ai – ay viết vào bảng con.
Nhận xét.
Về nhà viết vở tập viết phần B.
Hát.
HSKG phân tích
Học sinh viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh viết theo hướng dẫn.
-HSY: Viết ½ số dòng theo quy định
Học sinh cả tổ thi đua. Tổ nào có nhiều bạn ghi đúng và đẹp nhất sẽ thắng.
Chính tả
Tiết 1: TRƯỜNG EM
Mục đích yêu cầu
_Nhìn bảng chép lại đúng đoạn “ Trường học làanh em”: 26 trong khoảng 15 phút.(HSY 20 phút)
_Điền đúng vần: ai, ay; chữ c,k vào chỗ trống.
_Làm được bài tập 2, 3 SGK
Giáo viên:
Bảng phụ chép sẵn đoạn văn và 2 bài tập.
Học sinh:
Bộ chữ Tiếng Việt.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Viết chính tả ở bài tập đọc.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
Giáo viên treo bảng có đoạn văn.
Nêu cho cô tiếng khó viết.
Giáo viên gạch chân.
Phân tích các tiếng đó.
Cho học sinh viết vở.(GV theo dõi giúp đỡ học sinh viết yếu)
Lưu ý cách trình bày: chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa.
Giáo viên quan sát, theo dõi các em.
Hai em ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau.
Giáo viên thu chấm.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ai hay ay.
Bài tập 3: Điền c hay k.
cá vàng
thước kẻ
lá cọ
Nhận xét.
Củng cố_Dặn dò:
 - Nhận xét, khen thưởng các em viết đẹp.
Nhớ sửa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài.
Hát.
Học sinh đọc đoạn văn.
Học sinh nêu: đường, ngôi, nhiều, giáo.
Học sinh phân tích.
Viết bảng con.
Học sinh viết vở.
Học sinh soát lỗi.
Ghi lỗi sai ra lề đỏ.
Học sinh đọc yêu cầu.
2 học sinh làm miệng: gà mái, máy ảnh.
Lớp làm vào vở.
Học sinh đọc yêu cầu.
2 học sinh làm miệng.
Lớp làm vào vở.
Toán
Tiết 98: ĐIỂM Ở TRONG, ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH
Mục tiêu:
Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình; biết cộng trừ số tròn chục (TB_Y); giải bài toán có phép cộng.(KG)
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Học sinh:
Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cu ... ở.
Học sinh làm vở.
Học sinh chia 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn lên tham gia tiếp sức nhau.
Lớp hát 1 bài.
Kể chuyện
Tiết 1: RÙA VÀ THỎ
Mục đích yêu cầu
Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.(TB_Y)
Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan kiêu ngạo.(KG)
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa Rùa và Thỏ.
Mặt nạ Rùa và Thỏ.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện Rùa và Thỏ.
Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện.
Giáo viên kể lần 1 toàn câu chuyện.
Kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn theo tranh.
Giáo viên treo tranh.
Rùa đang làm gì?
Thỏ nói gì với Rùa?
Kể lại nội dung tranh 1.
Tương tự với tranh 2.
Hoạt động 3: Kể toàn chuyện.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
Cho các nhóm kể.
Giáo viên nhận xét
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Vì sao Thỏ thua Rùa?
Qua câu chuyện này khuyên các em điều gì?
Giáo viên chốt ý, giáo dục: Không nên học như bạn Thỏ, nên học theo bạn Rùa, phải luôn kiên trì và nhẫn nại.
Củng cố_Dặn dò:
1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
Em học tập gương bạn nào? Vì sao?
Nhận xét.
Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người ở nhà cùng nghe.
Hát.
Học sinh lắng nghe.
Ghi nhớ các chi tiết của chuyện.
Học sinh quan sát.
Rùa đang cố sức tập chạy.(HSY)
Chậm như Rùa.(TB_KG)
2 học sinh kể.
Lớp nhận xét.
Học sinh kể mỗi em một tranh.
Lớp nhận xét.
Vì Thỏ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn.(KG)
Học sinh nêu.
Toán
Tiết 100: Kiểm tra định kì GKII
THỦ CÔNG
Tiết 25: Cắt dán hình chữ nhật (tiết 2)
I . Mục tiêu
Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng.Hình dán tương đối phẳng.
HS khéo tay: kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách . Đường cắt thẳng.Hình dán phẳng.Có thể cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II . Đồ dùng dậy học
GV: Hình chữ nhật mẫu, giấy màu
HS: Giấy màu, vở thủ công, thước, kéo, hồ
III . Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1_Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra chuẩn bị của học sinh
2_Bài mới:
*Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán hình chữ nhật theo 2 cách
-Giáo viên yêui cầu học sinh nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật
-Giáo viên nhắc lại quy trình
+Kẻ hình chữ nhật
+Cắt rời hình chữ nhật khỏi tờ giấy màu.
+Dán sản phẩm vào vở
*Hoạt động 2: Thực hành
-Yêu cầu học sinh thực hành trên giấy màu
-Dán sản phẩm vào vở thủ công
_Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu
3.Củng cố_Dặn dò:
-Đánh giá, chọn sản phẩm đúng, đẹp 
-Nhắc nhở học sinh dọn vệ sinh nơi học tập
-Chuẩn bị giấy màu tiết sau học “Cắt , dán hình vuông.
_Lần lượt từng học sinh nhắc lại
-Học sinh theo dõi, lắng nghe	
-Thực hành theo yêu cầu(HSY cắt đường cắt có thể bị răng cưa)
HSKG: Có the kẻ, cắt thêm hình chữ nhật có kích thước khác
-Lớp quan sát
ND:5_3
Tập đọc
CÁI NHÃN VỞ (Tiết 1)
Mục đích yêu cầu
_Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn.(HSY: phân tích , đánh vần tiếng khó đọc)
_Biết tác dụng của nhãn vở.
_Trả lời được các câu hỏi 1,2 SGK
HSKG: Biết tự viết nhãn vở
II.Đồ dùng dạy học
 Giáo viên:
Tranh minh họa, SGK.
Học sinh:
SGK.
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Đọc bài: Tặng cháu.
Bác Hồ tặng vở cho ai?
Bác mong cá cháu làm việc gì?
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: Tranh vẽ gì?
Học bài: Cái nhãn vở.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.
Đoạn 1: Bố cho  nhãn vở.
Đoạn 2: Phần còn lại.
Hoạt động 2: Ôn vần ang – ac.
Tìm tiếng trong bài có vần ang – ac.
Phân tích tiếng vừa tìm được.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ang – ac.
Giáo viên ghi nhanh lên bảng.
Nhận xét tiết học.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Em bé đang ngồi viết nhãn vở.
Học sinh dò.
Học sinh luyện đọc cá nhân từ ngữ.(HSY phân tích và đánh vần từ luyện đọc)
Luyện đọc câu.
+ Mỗi câu 1 học sinh đọc.
+ Mỗi câu 1 bàn đọc.
Luyện đọc đoạn.
Đọc cả bài.
_Y-àKG
 giang, trang.
Học sinh thảo luận và nêu.
Học sinh đọc các tiếng đúng: cây bàng, cái thang, càng cua, các bạn, bác cháu, rác, .
Tập đọc
CÁI NHÃN VỞ (Tiết 2)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Giáo viên đọc mẫu lần 2.
Đọc đoạn 1.
Bạn Giang viết những gì lên vở?
Đọc đoạn 2.
Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
Đọc cả bài.
Nhãn vở có tác dụng gì?
Thi đọc trơn toàn bài.
Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Làm nhãn vở.
Cô sẽ hướng dẫn các em cắt 1 nhãn vở có kích thước tùy ý.
Giáo viên làm mẫu.
+ Trang trí.
+ Viết những điều cần có lên nhãn vở.
Giáo viên ghi điểm những nhãn đẹp.
Củng cố_Dặn dò:
2 học sinh đọc lại bài.
Nhận xét tiết học.
Về nhà đọc lại bài, làm cái nhãn vở.
Chuẩn bị: Bài Thỏ và Rùa.
Hát.
2 học sinh đọc.
Trên trường, lớp, họ và tên của bạn, năm học.(TB_KG)
2 học sinh đọc.
Bạn đã tự viết được nhãn vở(TB_KG).
Học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Chia 2 đội, cử 4 học sinh lên tham gia.
 _HS quan sát
Học sinh tự làm.(TB_KG)
Dán lên bảng.
Nhận xét.
Học sinh đọc.
Tự nhiên xã hội
Tiết 25: CON CÁ
Mục tiêu:
Kể tên và nêu ích lợi của cá.(TB_KG)
Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.(TB_Y)
HSKG: Kể được một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Cá thật đựng trong bình.
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
1 con cá thật.
Đồ chơi câu cá.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Cây gỗ.
Cây gỗ có các bộ phận nào?
Nêu ích lợi của cây gỗ.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Con cá.
Hoạt động 1: Quan sát con cá.
Cho học sinh quan sát con cá.
+ Tên con cá.
+ Chỉ và nói tên các bộ phận mà các em nhìn thấy ở con cá.
+ Cá sống ở đâu?
+ Nó bơi bằng bộ phận nào?
Kết luận: Cá có đầu, mình, đuôi và vây. Cá bơi bằng đuôi và vây, cá thở bằng mang.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Cho học sinh quan sát tranh ở SGK.
1 em hỏi, 1 em trả lời.
Người ta dùng gì để bắt cá trong hình 53?
Con biết những cách nào để bắt cá?
Con biết những loại cá nào?
Con thích ăn những loại cá nào?
Ăn cá có lợi gì?
Kết luận: Có nhiều cách bắt cá như câu, lưới. Ăn cá có rất nhiều ích lợi, tốt cho sức khỏe, giúp xương phát triển.
Không nên bắt đánh cá bằng điện làm chết cá con ảnh hưởng đến môi trường và cạn kiệt nguồn cá
Củng cố_Dặn dò:
 Trò chơi: Câu cá.
Chia thành 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn lên tham gia chơi.
Từng em lên câu xong chuyền cho em khác, kết thúc bài hát đội nào câu nhiều sẽ thắng.
Chăm sóc, bảo vệ cá.
Chuẩn bị: Con gà.
Hát.
Học sinh quan sát con cá.
Từng nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung.
Học sinh trình bày.
 câu, lưới.(TB_Y)
 -Học sinh nêu
 lóc, trê, nục, .
 nhiều chất đạm.(KG)
2 đội cử đại diện lên câu cá.
-Nhận xét , tuyên dương đội thắng cuộc
THỂ DỤC
Tiết 25: BÀI THỂ DỤC _TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I_Mục tiêu
_Biết cách thực hiện các động tác của bài thể dục phát triển chung( Có thể còn quên tên động tác)
_Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân và tham gia chơi được .
II_Đồ dùng dạy học
GV: Chuẩn bị sân trường
III_Hoạt động dạy học
1_Phần mở đầu
_Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
_Xoay khớp cổ tay và các ngón tay (Đan các ngón tay của hai bàn tay lại với nhau rồi xoay theo vòng tròn) : 5_10 vòng mỗi chiều
_Xoay khớp cẳng tay và cổ tay.
_Xoay cánh tay
_Xoay đầu gối
2_Phần cơ bản
_Ôn bài thể dục 2 lần, mỗi động tác 2x 8 nhịp. Lần 1 giáo viên làm mẫu và hô nhịp
Lần 2 tổ trưởng điều khiển.
*Chơi trò chơi “ Tâng cầu”
Giáo viên giới thiệu quả cầu, vừa làm mẫu, vừa giải thích trò chơi.
3_Phần kết thúc
_Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên: 30_ 40 m
_Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
SINH HOẠT LỚP(Tuần 25)
I_Mục tiêu
_Nắm tình hình lớp tuần 25
_Đề ra phương hướng tuần 26.
II_Hoạt động chủ yếu
`1_Dánh giá tình hình lớp tuần qua
*Ưu điểm:
_Nhìn chung tinh thần , thái độ học tập của học sinh có tiến bộ 
_Nhiều học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài
_Thực hiện kế hoạch nhỏ.
_Tác phong gọn gàng đúng quy định
_Thực hiện tốt vệ sinh lớp học
*Khuyết điểm :
_Hồng nghỉ học thường xuyên không xin phép
2_Kế hoạch tuần 26
_Nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh lớp học 
_Duy trì nề nếp học tập
_Thực hiện tốt đôi bạn học tập
_Phối hợp với PH trong việc giáo dục học sinh
_Ôn tập chuẩn bị thi giữa kì 2
_ Tiếp tục vận động học sinh thực hiện tốt kế hoạch nhỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 25(MAI).doc