Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 5 - Kiều Thị Vân Anh

Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 5 - Kiều Thị Vân Anh

Học vần

Bài 17: u , ư¬

I - Mục tiêu: Giúp HS:

 - Đọc và viết nắm cấu tạo: u,¬ư, nụ, th¬ư

 - Đọc đ¬ược các tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng:

 - Luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề : Thủ đô

II- Đồ dùng dạy học:

 - Một nụ hoa hồng, một lá thư gồm cả phong bì và địa chỉ.

 - Tranh minh hoạ phần luyện nói.

III- Hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 1 - Tuần 5 - Kiều Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Học vần
Bài 17: u , ư
I - Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Đọc và viết nắm cấu tạo: u,ư, nụ, thư
 - Đọc được các tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng:
 - Luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề : Thủ đô
II- Đồ dùng dạy học:
 - Một nụ hoa hồng, một lá thư gồm cả phong bì và địa chỉ. 
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói. 
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1- Bài cũ: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: tổ cò, lá đa, cờ đỏ
- GV nhận xét và cho điểm HS viết đẹp
- HS viết, đọc, phân tích: tổ cò, lá đa, cờ đỏ
2- Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng : Âm mới hôm nay học là âm u,ư.
2.2. Dạy âm và chữ ghi âm mới:
* Âm u
a. Nhận diện chữ
- GV tô lại chữ u viết trên bảng và hỏi:
- Âm u gồm mấy nét, là những nét nào?
- Con thấy âm u gần giống với âm gì đã học ? 
- Hãy tìm cho cô chữ u trong bộ chữ ?
b. Phát âm, ghép tiếng và đánh vần tiếng. 
- GV phát âm mẫu và hướng dẫn HS: Khi phát âm âm u, miệng mở hẹp như chữ i nhưng tròn môi.
- Các con đã có âm u. Bây giờ hãy ghép thêm chữ n và dấu nặng để được tiếng nụ?
- GV viết bảng nụ
- Hãy phân tích tiếng nụ ?
- Đánh vần: nờ - u - nu - nặng - nụ 
* Âm ư (quy trình dạy tương tự)
*Phát âm: GV phát âm và yêu cầu HS làm theo: Miệng mở hẹp như phát âm i , u nhưng thân lưỡi hơi nâng lên.
- So sánh chữ u và chữ ư  ? 
c. Đọc tiếng, từ ứng dụng
- GV viết bảng các từ ứng dụng
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ
d. Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết:
- GV nhận xét, sửa sai. 
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- GV chỉnh sửa phát âm (nếu có)
*Đọc câu ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ
- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? 
- GV ghi câu ứng dụng lên bảng.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
- GV nhận xét, sửa phát âm cho HS. 
- Trong câu ứng dụng tiếng nào có âm vừa học? 
- Hãy phân tích tiếng thứ, tư? 
- Đọc câu ứng dụng trên bảng? 
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS. 
b. Luyện nói: 
- Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì? 
- Cho HS quan sát tranh, hỏi: Tranh vẽ gì ? 
- Trong tranh, cô giáo đưa học sinh đi thăm cảnh gì? 
- Chùa Một Cột ở đâu ? 
- Hà Nội được gọi là gì ? 
- Mỗi nước có mấy thủ đô ?
- Em đã được đi thăm những nơi nào ở Hà Nội? 
- Em biết gì về Thủ đô Hà Nội ? 
c. Luyện viết vào Vở Tập viết: u, ư, nụ, thư 
- GV viết mẫu trên bảng và hướng dẫn HS viết vở. 
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS.
- GV chấm 4 – 5 bài, nhận xét bài của HS. 
5. Củng cố, dặn dò, nhận xét.
- Cho HS đọc bài một lần.
Tổ chức cho HS thi tìm thêm một số tiếng, từ có chứa âm mới học.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Về nhà đọc bài, xem trước bài sau. Nhận xét giờ. 
- 2 – 4 HS nhắc lại đầu bài. 
- 4 HS 
- 2- 3 HS: âm n.
- HS tìm và ghép chữ u
- HS quan sát GV phát âm mẫu, nhìn bảng tập phát âm nhiều lần.
- HS ghép tiếng nụ.
- nụ có n trước, u sau, dấu nặng dưới âm u.
- Cá nhân, nhóm, lớp
- 3 HS
- HS đọc, phân tích tiếng: thu, đu đủ, thứ, tự, cử
- Vài HS đọc,lớp đồng thanh 
- HS viết bảng con: u, ư, nụ, thư
- HS đọc lại toàn bài tiết 1
- 2 HS 
- 2- 5 HS đọc câu ứng dụng trên bảng. 
- 2 HS lên gạch chân dưới các tiếng: thứ, tư
- 2 HS
- 4- 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- 2 HS: Thủ đô.
- 2 HS.
- Chùa Một Cột
- Ở Hà Nội
- Thủ đô
- Có 1
- Vài HS
- Nhiều HS trả lời.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài. 
- HS đọc bài một lần.
- HS thi tìm thêm một số tiếng, từ có chứa âm mới học.
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Học vần
Bài 18: x , ch
I - Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Đọc, viết nắm cấu tạo: x, ch, xe, chó
 - Đọc được các tiếng và từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng 
 - Nhận ra chữ x, ch trong các tiếng của một văn bản bất kì. 
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : xe bò, xe lu, xe ô tô
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Một chiếc ô tô đồ chơi, tranh vẽ con chó, tranh minh hoạ phần luyện nói.,
 - HS bộ chữ, bảng con.
III- Hoạt động dạy học:
	Hoạt động của GV	
Tiết 1
1- Bài cũ:
- Cho HS viết đọc, phân tích: u, ư, nụ, thư
- GV nhận xét, cho điểm
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Dạy âm, chữ ghi âm mới
* Âm x
a. Nhận diện chữ
- GV tô lại chữ x viết trên bảng và hỏi: Âm x gồm mấy nét là nét nào?
- Hãy tìm cho cô chữ x trong bộ chữ ?
b. Phát âm, ghép tiếnGVà đánh vần tiếng: 
- GV phát âm mẫu và hướng dẫn HS: Khi phát âm chữ x, đầu lưỡi tạo với môi, răng một khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh.
- Các con đã có chữ x. Bây giờ hãy ghép thêm chữ e để được tiếng mới? GV viết bảng chữ xe
- Hãy phân tích tiếng xe ?
- Đánh vần tiếng xe?
* Âm ch (qui trình dạy tương tự)
c. Hướng dẫn viết chữ:
 - GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết bảng con: 
- GV nhận xét, sửa sai .
d. Luyện đọc từ ngữ ứng dụng: 
- GV viết bảng các từ ứng dụng. 
- Hãy gạch chân dưới những tiếng vừa học? 
- Hãy phân tích tiếng xẻ, chì, chả, xa ?
- GV đọc mẫu từng từ và giải thích: thợ xẻ, 
chả cá: 
e. Củng cố :
- Các con vừa học âm mới nào ?
Tiết 2
3. Luyện tập: 
a. Luyện đọc:
- GV chỉ bảng theo và không theo thứ tự
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
*Đọc câu ứng dụng: 
- GV treo tranh và hỏi : 
- Tranh vẽ gì ? 
- GV nói: Câu ứng dụng của chúng ta hôm nay là: xe ô tô chở cá về thị xã và ghi câu ứng dụng lên bảng. 
- Trong câu ứng dụng tiếng nào có âm vừa học ? 
- Hãy phân tích tiếng chở, xã ?
- Cho HS đọc câu ứng dụng?
- GV yêu cầu HS đọc toàn bài trên bảng. 
- GV nhận xét, và cho điểm. 
b. Luyện nói: xe bò, xe lu, xe ô tô
- GV treo tranh và đặt câu hỏi gợi ý giúp HS phát triển lời nói tự nhiên
c. Luyện viết vào vở Tập viết: 
- GV viết mẫu từng dòng và hướng dẫn HS viết vở. 
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS.
- GV chấm 4 – 5 bài. GV nhận xét bài của HS.
5- Củng cố- Dặn dò:
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Cho HS đọc bài một lần rồi cho các em thi tìm tiếng có âm mới học.
- Dặn HS về nhà tìm và đọc tiếng, từ có âm vừa học, xem trước bài 19. 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. 
Hoạt động của HS
- HS viết đọc, phân tích: u, ư, nụ, thư
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
- 2 HS.
- HS tìm và ghép âm x
- HS quan sát GV phát âm mẫu, nhìn bảng tập phát âm nhiều lần.
- HS ghép bảng xe
- xe có x trước, e sau.
- HS: x-e-xe:cá nhân, nhóm, lớp
- HS viết bảng con: x, ch, xe, chó. 
- 2 - 3 HS đọc 
- 2 HS gạch chân xẻ, chì, chả, xa
- 4 HS
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- 2 HS
- 4- 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- 2 HS
- 2- 3 HS.
- 2 HS
- 4 HS đọc câu ứng dụng. Cả lớp đọc đồng thanh. 
- 3 HS đọc toàn bài viết trên bảng.
- HS quan sát tranh, thảo luận dựa vào gợi ý của GV tập nói một số câu theo chủ đề bài 
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài. 
- 2 HS.
- HS đọc bài một lần sau đó thi tìm và đọc các tiếng, từ có âm mới học.
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2010
Học vần
Bài 19: s , r
I - Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Đọc, viết nắm cấu tạo : s, r, sẻ, rễ
 - Đọc được các tiếng và từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng 
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu tự nhiên theo chủ đề : rổ, rá
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Một cây nhỏ có rễ, tranh minh hoạ phần luyện nói., bộ chữ, bảng con, quả su su 
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1- Bài cũ: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: x, thợ xẻ, ch, chó xù.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2 - Dạy âm, chữ ghi âm mới: 
*Âm s
a. Nhận diện chữ
- GV tô lại chữ s viết trên bảng và hỏi: âm s gồm nét nào?
- Hãy tìm cho cô chữ s trong bộ chữ ?
b. Phát âm, ghép tiếnGVà đánh vần tiếng: 
- GV phát âm mẫu và hướng dẫn HS: Khi phát âm âm s, uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra sát mạnh, không có tiếng thanh. 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Các con đã có âm s. Bây giờ hãy ghép thêm chữ e và dấu hỏi để được tiếng mới ? 
- GV viết bảng sẻ.
- Hãy phân tích tiếng sẻ?
- Đánh vần: sờ - e- se - hỏi - sẻ
*Âm r (qui trình dạy tương tự)
- Phát âm: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra sát, có tiếng thanh.
d. Luyện đọc từ ngữ ứng dụng: 
- GV viết bảng các từ ứng dụng. 
- GV nhận xét, sửa phát âm cho HS. 
- Hãy gạch chân dưới những tiếng vừa học? 
- Hãy phân tích tiếng số, rổ, rá, rô ?
- GV đọc mẫu từng từ, đưa quả su su và giải thích từ: su su 
c. Hướng dẫn viết chữ : 
-GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết
- GV nhận xét, sửa sai.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a- Luyện đọc: 
- Cho HS đọc lại toàn bài trên bảng.
- GV chỉ bảng theo và không theo thứ tự
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS (nếu có)
*Đọc câu ứng dụng :
- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? 
- GV nói và ghi câu ứng dụng trên bảng: 
- Trong câu ứng dụng tiếng nào có âm vừa học ? 
- Hãy phân tích tiếng rõ, số ? 
- Cho HS đọc câu ứng dụng?
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS. 
- GV yêu cầu HS đọc toàn bài trên bảng. 
- GV nhận xét, và cho điểm. 
b. Luyện nói: rổ, rá
- GV hỏi: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ? 
- GV treo tranh và đặt câu hỏi gợi ý giúp HS phát triển lời nói tự nhiên. 
d. Luyện viết vào Vở Tập viết: s, r, sẻ, rễ
- GV viết mẫu trên bảng, cho HS quan sát, rồi cho HS viết từng dòng 
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS. 
- GV chấm 4 – 5 bài, nhận xét bài của HS.
5. Củng cố - Dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS đọc toàn bài. 
- Về nhà tìm và đọc tiếng, từ có âm vừa học, đọc thuộc bài, xem trước bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
HS viết, đọc, phân tích: x, thợ xẻ, ch, chó xù.
- 2 – 4 HS đọc lại đầu bài. 
- 4 HS: nét cong hở trái liền nét cong hở phải. 
- HS tìm chữ s giơ lên. 
- Nhiều HS phát âm, lớp đồng thanh.
- HS ghép sẻ.
- sẻ có: s trước, e sau, dấu hỏi trên e
- HS: cá nhân, nhóm, lớp. 
- 3- 4 HS đọc.
- 2 HS
- 4 HS
- HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp
- HS viết bảng con: s, r, sẻ, rễ. 
- HS đọc lại toàn bài trên bảng: cá nhân, nhóm, lớp.
- 2- 4 HS đọc theo GV chỉ, không theo thứ tự. 
- 2 HS.
- 1 HS lên bảng gạch chân. 
- 3 HS 
- HS đọc: cá nhân, nhóm lớp. 
- 3 HS đọc bài trên bảng. 
- 2 HS : rổ, rá.
- HS quan sát tranh, dựa vào gợi ý của GV tập nói một số câu theo chủ đề bà ... n tắm. 
- Khi tắm: dội nước, xát xà phòng, kì cọ.
- Tắm xong lau khô người.
- Mặc quần áo sạch.
- GV chú ý: Nên tắm ở nơi kín gió. 
- GV hỏi: Chúng ta nên rửa tay, rửa chân khi nào?
- Hãy kể những việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải ? 
- Hãy liện hệ bản thân và nêu lên sẽ sửa chữa như thế nào ?
- GV nhắc nhở các HS phải có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Hoạt động 4: Thực hành: 
Bước 1: GV hướng dẫn HS dùng bấm để cắt móng tay.
- Hướng dẫn HS rửa tay, chân đúng cách.
4- Củng cố- Dặn dò.
- GV hỏi: Con cần làm gì để giữ da luôn sạch sẽ?
- Giữ da sạch sẽ có tác dụng gì ?
- GV nhắc HS: Hàng ngày các con cần tắm, gội thường xuyên bằng nước sạch để giữ da luôn sạch sẽ và cơ thể khỏe mạnh. 
- GV nhận xét tiết học.
- 2- 3 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời. 
- HS khác nhận xét.
- HS hát làm theo yêu cầu của GV.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
-HS làm theo yêu cầu của GV.
- 3- 6 HS nói về những việc mình đã làm. 
- HS nhận xét.
- HS quan sát và thảo luận theo cặp.- 3- 5 HS 
- 3- 5 HS HS lên trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung nếu cần.
- 2- 5 HS 
- HS nhận xét.
- 4- 5 HS: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. 
- 4- 5 HS: Đi chân đất. 
- HS tự kể.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành cắt móng tay, rửa tay, rửa chân bằng xà phòng.
- 2- 4 HS 
- 3- 5 HS 
- HS lắng nghe
Toán
Tiết 20: Số 0
I - Mục tiêu : Giúp h/s:
 - Có khái niệm ban đầu về số 0
 - Biết đọc, biết viết số 0. Đọc, đếm được từ 0 đến 9; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. 
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh trong SGK, 4 que tính, 10 tờ bìa viết sẵn các số từ 0 đến 9.
 - Bộ đồ dùng học Toán; 
III- Hoạt động chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1- Bài cũ: 
- Cho HS đếm xuôi từ 1 đến 9 và đếm ngược từ 9 đến 1. 
- GV nhận xét, cho điểm
2- Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Giảng bài:
a. Lập số 0
- GV cho HS xem tranh vẽ trong SGK trang 34 
- GV chỉ vào tranh 1, hỏi: Lúc đầu trong bể cá có mấy con cá ? 
- Lấy đi 1 con cá còn mấy con cá ?
- Lấy đi 1 con cá nữa còn mấy con cá?
- Lấy đi nốt 1 con cá nữa thì trong bể còn mấy con cá ? 
- Tương tự như vậy GV cho HS thao tác trên 4 que tính 
b.Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết : 
- GV nói: Để biểu diễn không có con cá nào trong lọ, không có que tính nào trên tay  người ta dùng số 0
- GV đính số 0 in, viết số 0 lên bảng
- GV nhận xét, sửa sai
c.Nhận biết thứ tự của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. 
- GV chỉ vào từng ô vuông và hỏi: Đếm chấm 
tròn trong từng ô vuông ? 
- GV hỏi: Trong dãy số này số nào lớn nhất? số 
nào bé nhất ?
 - Những số nào đứng sau số 0 ? 
3- Thực hành:
Bài 1: Viết số 
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết số 0
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống :( dòng 2)
- GVđưa bảng phụ BT2 yêu cầu HS điền số vào ô vuông.
- Chữa bài: Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV khẳng định kết quả đúng.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống: ( dòng 3)
 * GV đưa bảng phụ và yêu cầu HS suy nghĩ kĩ để làm bài. 
- Chữa bài: Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Hỏi thêm: Số 0 đứng trước các số nào ? 
 Bài 4: Điền dấu >, < , = ( cột 1, 2)
- Cho HS làm vở.
- Chữa bài: Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình.
0 < 1
 0 < 5
2 > 0
 8 > 0
0 < 4
 9 > 0
4- Củng cố- Dặn dò :
- Hãy đếm từ 0 đến 9 và ngược lại? 
- Số nào đứng sau số 0? 
- Dặn dò về nhà, nhận xét tiết học.
- 4- 5 HS đếm xuôi từ 1 đến 9 và đếm ngược từ 9 đến 1. 
- Cả lớp đếm đồng thanh.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- HS quan sát. 
- 3- 4 HS: 3 con cá. 
- 4 HS: 2 con cá. 
- 3 HS: 1 con cá 
- 3 HS: Không còn con nào. 
- HS lấy theo yêu cầu của GV. 
- 3 – 6 HS đọc: không
- Cả lớp đọc : không
- Lấy số 0 trong bộ thực hành 
- HS đếm, 1 em lên bảng viết các số từ 0 đến 9.
- HS đọc từ 0 đến 9. 
- 3 HS (giỏi , khá)
- 3 HS.
- 3 HS: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- 2 HS nêu yêu cầu 
- HS viết số 0 vào vở ô li.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
-2 HS lên bảng làm, lớp làm SGK.
- HS nhận xét bài của bạn.
- 2 HS nêu yêu cầu. 
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con. 
- 2 HS nêu yêu cầu 
- HS làm vở. 
- HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình.
- HS khác nhận xét.
- 3 HS 
- 2 HS 
Đạo đức
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (tiết 1)
I - Mục tiêu: Giúp h/s biết:
 - Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
 - Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cần sắp xếp chúng ngăn nắp, không làm điều gì gây hư hỏng chúng
 - Lồng GDMT: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên, BVMT, làm cho môi trường luôn sạch đẹp.
II- Đồ dùng dạy học: Các tranh trong bài phóng to;
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Bài cũ: 
- GV hỏi: Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ có lợi gì?
2- Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Giảng bài: 
Hoạt động 1: HS làm Bài tập 1
 - GV nêu yêu cầu: Dùng bút màu tô các đồ dùng học tập và gọi tên chúng. 
- GV kết luận: Những đồ dùng học tập trong tranh này là: SGK, vở bài tập, bút máy, bút chì, thước kẻ, cặp sáchCó chúng thì chúng ta mới học tập tốt được. Vì vây cần giữ gìn chúng cho đẹp, bền lâu. 
Hoạt động 2: Thảo luận lớp:
- GV lần lượt nêu các câu hỏi:
- Cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
- Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp cần tránh những việc gì?
- GV kết luận: Để giữ gìn sách, vở, đố dùng học tập các em cần sử dụng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp gọn gàng, cất vào nơi qui định, luôn giữ chúng sạch sẽ. Không vẽ bậy, bôi bẩn, làm rách, hỏng
Hoạt động 3: HS làm bài tập 2: Giới thiệu với bạn những đồ dùng học tập của mình được giữ gìn tốt nhất 
- Tên đồ dùng học tập là gì ?
- Đồ dùng đó dùng để làm gì? 
- Làm thế nào để giữ cho đồ dùng bền đẹp ?
- GV nhận xét chung: khen ngợi một số em biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập tốt
4. Củng cố, dặn dò, nhận xét:	
- GV hỏi: Làm thế nào để giữ cho đồ dùng học tập bền đẹp ?
- Về nhà các con sửa sang lại sách vở và đồ dùng học tập của mình để tiết sau chúng ta thi “Sách ,vở ai đẹp nhất”
- GV nhận xét tiết học. 
- 3 HS trả lời. 
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- HS tìm và tô màu vào tranh các đồ dùng học tập. Sau đó 
đổi chéo vở để kiểm tra kết quả cho nhau. 
- 3 HS đại diện trình bày kết quả 
trước lớp. 
- HS theo dõi .
- HS trả lời bổ sung cho nhau
- Từng cặp HS giới thiệu với nhau
- Một vài HS giới thiệu trước lớp
- 2 HS.
Tập viết
Tập viết tuần 3: lễ, cọ bờ, hổ, bi ve
I. Mục tiêu: 
 - HS viết đúng các chữ: “lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve” kiểu chữ thường cỡ vừa theo vở tập viết.
 - Đưa bút theo đúng qui trình viết, rèn nét nối từ chữ cái sang l sang ê, b sang ơ, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu, ghi dấu thanh đúng vị trí
 - Rèn HS có thói quen giữ gìn vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Viết sẵn bài như trong vở HS
 - Phấn màu 
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:	
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết chữ: bẻ, bẹ
- Nhận xét chấm điểm
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
b- Hướng dẫn viết bảng:
* Chữ: lễ, hổ
- Cho HS quan sát chữ mẫu và hỏi:
- Độ cao các chữ cái trong bài?
- Những chữ nào có nét nối liền mạch? Chữ nào nối không liền?
- Lần 1: vừa đồ chữ vừa nói qui trình viết, giảng kĩ điểm đặt bút viết chữ, cách lia bút nét nối, dấu thanh
- Lần 2: vừa viết vừa nói cách viết
- Cho HS viết bảng con: lễ, hổ
- Nhận xét, sửa sai
- Hướng dẫn tương tự với chữ cọ, bờ, bi ve.Với từ bi ve lưu ý HS khi viết khoảng cách giữa chữ bi và ve là một con chữ o.
c- HS viết vở:
- Cho HS mở vở, đọc bài viết
- Nêu khoảng cách giữa các chữ?
- Tư thế ngồi viết, cầm bút
- Cho HS viết bài, theo dõi HS viết, uốn nắn tư thế ngồi viết
- Chấm 1 số bài, nhận xét
3. Củng cố:
- Chúng ta vừa viết những chữ nào?
- Gọi 2 HS thi viết chữ đẹp
- Dặn HS về nhà tập viết bảng cho đẹp.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
Hoạt động của HS
- 2 HS viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con
- 2 HS đọc bài viết trên bảng, lớp đồng thanh
-3-4 HS 
- Quan sát và nghe giảng
- HS viết bảng con chữ lễ, hổ
- HS viết bảng con chữ cọ, bờ. bi ve
- Mở vở, 2 HS đọc bài 
- 1 HS
- 1 HS
- Cả lớp viết vở
- Nghe
- 2 HS.
- 2 HS lên thi viết, lớp nhận xét.
Tập viết
Tập viết tuần 4: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ
I. Mục tiêu:
 - HS viết đúng các chữ “mơ, do ,ta, thơ, thợ mỏ” kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở tập viết
 - Đưa bút theo đúng qui trình viết, rèn nét nối từ chữ cái sang chữ con dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu
 - Rèn HS có thói quen giữ gìn vở sạch sẽ
II. Đồ dùng dạy học:
 - Viết sẵn bài như trong vở HS
 - Phấn màu 
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết chữ: lễ, hổ
- Nhận xét chấm điểm
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
b- Hướng dẫn viết bảng con:
- Cho HS quan sát chữ mẫu và hỏi:
- Độ cao các chữ cái trong bài?
- Chữ nào cao 3li, 4 li, 2li, 5 li?
- Những chữ nào có nét nối liền mạch? Chữ nào nối không liền?
- Lần 1: vừa đồ chữ vừa nói qui trình viết, giảng kĩ điểm đặt bút viết chữ, cách lia bút nét nối, dấu thanh
- Lần 2: vừa viết vừa nói cách viết
- Cho HS viết bảng con chữ mơ
- Nhận xét, sửa sai
- Làm tương tự với các chữ còn lại
c- Luyện viết vở:
- Cho HS mở vở, đọc bài viết.
- Nêu khoảng cách giữa các chữ?
- Nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút?
- Cho HS viết bài, theo dõi HS viết, uốn nắn tư thế ngồi viết
- Chấm 1 số bài, nhận xét
3. Củng cố:
- Chúng ta vừa viết những chữ gì?
- Gọi 2 HS thi viết chữ đẹp
- Nhắc nhở HS về nhà tập viết vào bảng con cho đẹp.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
- 2 HS viết bảng lớp.
- Cả lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc bài viết
- Quan sát và trả lời: 
- Quan sát và nghe giảng
- HS viết bảng con chữ mơ
- Viết bảng: do, ta, thơ, thợ mỏ
- Mở vở, 2 HS đọc bài 
- 1 HS
- 1 HS
- Cả lớp viết vở.
- Nghe
- 2 HS 
- 2 em lên thi viết cho đẹp. Lớp nhận xét.
- Nghe cô dặn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 5(6).doc