Giáo án giảng dạy khối lớp 1 - Tuần số 10

Giáo án giảng dạy khối lớp 1 - Tuần số 10

TUẦN 10

TẬP ĐỌC

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I/ MỤC TIÊU :

 - Đọc đúng ,r rng toàn bài; ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ r ý;bước đầu biết đầu phân biệt lời kể và lời nhân vật.

-Hiểu nội dung:Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

(trả lời được các CH trong SGK)

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu ông bà.

II/ CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên : Tranh : Sáng kiến của bé Hà.

 2. Học sinh : Sách Tiếng việt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 31 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối lớp 1 - Tuần số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
TẬP ĐỌC
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I/ MỤC TIÊU :
 - Đọc đúng ,rõ ràng toàn bài; ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý;bước đầu biết đầu phân biệt lời kể và lời nhân vật.
-Hiểu nội dung:Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
(trả lời được các CH trong SGK)
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu ông bà.
II/ CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : Tranh : Sáng kiến của bé Hà.
 2. Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc.
-Tiếp theo chủ điểm về nhà trường các em sẽ học chủ điểm nói về tình cảm gia đình :Oâng bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà.Bài học mở đầu chủ điểm ông bà có tên gọi :Sáng kiến của bé Hà kể về một sáng kiến rất độc đáo của bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà.Em hãy đọc truyện và cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ
hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc
phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà) .
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, giọng người kể vui, giọng Hà hồn nhiên, giong ông bà phấn khởi.
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
-Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
Đọc từng đoạn :
-Chia nhóm đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
TIẾT 2
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đoạn 1.
Mục tiêu : Hiểu bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình nên đã có sáng kiến là chọn một ngày làm lễ cho ông bà.
-Bé Hà có sáng kiến gì ? Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ cho ông bà ?
-Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm lễ của ông bà?
-Vì sao ?
-Giáo viên giảng : Hiện nay trên thế giới người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi.
-Sáng kiến của bé Hà đã cho em thấy bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà ?
3.Củng cố : 
-Câu chuyện sẽ diễn tiến ra sao nữa chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp qua tiết học sau.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-Sáng kiến của bé Hà.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc đoạn 1.Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
-HS luyện đọc các từ :ngày lễ, lập đông, rét, sức khoẻ, suy nghĩ, .
-HS ngắt nhịp các câu trong SGK.
-Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?// (giọng thắc mắc).
-Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm/ làm”ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ/ cho các cụ già,//
-Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.//
-3 em đọc chú giải.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Đồng thanh.
-1 em đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm.
-Bé Hà có sáng kiến là chọn một ngày lễ làm ngày lễ cho ông bà. Vì Hà có ngày 1/6, bố có ngày 1/5, mẹ có ngày 8/3, ông bà thì chưa có.
-Ngày lập đông.
-Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của ông bà.
-Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình.
-1 em đọc lại đoạn 1.
-Đọc đoạn 1.Tìm hiểu đoạn 2-3.
 ------------------------------------------------------------
 KỂ CHUYỆN
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I/ MỤC TIÊU :
- Dựa vào các ý chínhcho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện sáng kiến của Bé Hà
*HS khá ,giỏi biết kể lại tồn bộ câu chuyện(BT2)
-Giáo dục học sinh lòng kính trọng và yêu quý ông bà.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Tranh : Sáng kiến của bé Hà.Bảng phụ ghi sẵn ý chính của từng đoạn.
2. Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ : Gọi 4 em dựng lại câu chuyện : Người mẹ hiền theo vai.
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Kể từng đoạn.
Mục tiêu : Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện . Biết thể hiện lời kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nhân vật. biết nhận xét đánh giá bạn kể.
Trực quan : Tranh.
-Bài yêu cầu gì?
-Bảng phụ ghi ý chính :
Đoạn 1.-Hướng dẫn học sinh kể mẫu đoạn 1. Gợi ý :
-Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào ?
-Bé Hà có sáng kiến gì ?
-Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà?
-Hai bố con chọn ngày nào làm lễ của ông bà? Vì sao ?
-Kể trong nhóm.
-Đoạn 2 :
-Khi ngày lập đông đến gần, Bé Hà đã chọn được quà tặng ông bà chưa ?
-Khi đó ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà ?
-Đoạn 3 :
-Đến ngày lập đông những ai về thăm ông bà?
-Bé Hà tặng ông bà cái gì ? Thái độ của ông bà ra sao ?
Hoạt động 2 : Kể toàn bộ chuyện .
Mục tiêu : Dựa vào tranh kể lại được toàn bộ chuyện.
-Giáo viên chọn cho học sinh hình thức kể : 
+ Kể nối tiếp.
+ Kể theo vai.
-Gọi 2-3 em kể toàn bộ chuyện.
-Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố : Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Về ø kể lại chuyện cho gia đình nghe.
-4 em kể lại câu chuyện theo vai(cô giáo, Minh, Nam, Bác bảo vệ)
-Sáng kiến của bé Hà.
-Kể từng đoạn câu chuyện :Sáng kiến của bé Hà.
-1 em kể đoạn 1 làm mẫu
-Bé Hà được coi là một cây sáng kiến và bé luôn đưa ra nhiều sáng kiến.
-Bé muốn chọn một ngày làm lễ của ông bà..
-Bé thấy mọi người trong nhà ai cũng có ngày lễ của mình, bốù có ngày 1/5, mẹ có ngày 8/3, bé có ngày 1/6. Còn ông bà thì chưa có ngày nào cả.
-Chọn ngày lập đông, vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ các cụ già.
-HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm
-Bé suy nghĩ mãi và chưa chọn được quà tặng ông bà.
-Bố đã giúp bé chọn quà cho ông bà.
-Đến ngày lập đông các cô, chú đều về thăm ông bà và tặng ông bà nhiều quà.
-Bé tặng ông bà chùm điểm mười, ông bà rất vui.
-Mỗi nhóm 3 em nối tiếp nhau kể theo đoạn.Nhóm nào kể hay, sáng tạo nhất là nhóm thắng cuộc
-Nhận xét bạn kể.
-3 em đại diện cho 3 nhóm thi kể, mổi em kể 1 đoạn, em khác nối tiếp.
-2-3 em đại diện cho 2-3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. Nhận xét.
-Kính trọng, yêu quý và lễ phép với ông bà.
-Kể lại chuyện cho gia đình nghe.
 --------------------------------------------------------------------------
 CHÍNH TẢ
Tập chép : NGÀY LỄ
I-MỤC TIÊU
- Chép chính xáctrình bày đúng bài chính tả Ngày lễ.
- Làm đúng bài tập 2;bài tập3b
- Hiểu và hưởng ứng các ngày lễ theo chủ điểm.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Bảng phụ viết nội dung đoạn cần chép.
-Bảng lớp viết sẵn bài tập 2.
-Vở bài tập – bảng con.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
-Kiểm tra việc hs viết lỗi sai của tiết trước.
-Nhận xét , nhắc nhở.
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
2.Hướng dẫn tập chép.
a.Hướng dẫn chuẩn bị.
-Đọc đoạn chép trên bảng.
-Gọi hs đọc lại.
+Những chữ nào trong tên các ngày lễ được viết hoa?
-Đọc cho hs viết bảng con :Quốc tế , ngày lễ , cao tuổi
-Nhận xét , nhắc nhở.
b. Học sinh chép bài vào vở.
-Theo dõi uốn nắn , nhắc nhở cách ngồi , viết hoa
c. Chấm , chữa bài.
-Thu bài chấm nhận xét ưu-khuyết điểm.
3.Hướng dẫn làm bài tập.
*Bài tập 2: 
-Gọi hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở BT.
-Nhận xét , chốt lại ý đúng.
*Bài tập 3 b)
-Gọi hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở BT
-Nhận xét , chốt lại ý đúng.
4. Củng cố , dặn dò.
-Nhận xét tiết học , khen ngợi những em viết đúng , đẹp.
-Về nhà chép lại các từ sai vào vở 10 lần .
-Ghi nhớ những ngày lễ lớn.
-Trình bày để GV kiểm tra.
-Nhắc lại tựa bài.
-Theo dõi GV đọc.
-2 hs đọc lại trước lớp , cả lớp đọc thầm.
+Quốc tế Phụ nữ , Quốc tế Thiếu nhi 
-Cả lớp viết bảng con.
-Rút kinh nghiệm.
-Cả lớp thực hiện chép bài .
-Rút kinh nghiệm.
-1 hs lên bảng làm bài.
+con cá , con kiến , cây cầu , dòng kênh.
-Nhận xét bạn làm trên bảng.
-1 hs khác lên bảng làm bài.
-Nhận xét bài làm của bạn.
-Rút kinh nghiệm.
-Về nhà thực hiện.
 ---------------------------------------------------------------- 
 TẬP ĐỌC
	BƯU THIẾP
I/ MỤC TIÊU :
- Đọc đúng,rõ ràng toàn bài biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm .
- Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư.(trả lời câu hỏi trong SGK) 
 -Giáo dục học sinh hiểu được ích lợi của bưu thiếp trong thông tin liên lạc.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 1 bưu thiếp, 1 phong bì thư.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bài cũ :Gọi 3 em đọc 3 đoạn của bài : Sáng kiến của bé Hà.
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, đọc phong bì thư với giọng rõ ràng rành mạch.
-Giáo viên đọc mẫu từng bưu thiếp (tình cảm, ... .
-Xử dụng hố xí hợp vệ sinh, không bón phân tươi cho hoa màu .. 
-HS trả lời/ 2 em giỏi.
-Học bài.
 -----------------------------------------------------------------------------------------------
 MÔN : THỦ CÔNG
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI 
 ( Tiết 1 )
I/ MỤC TIÊU :
 - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy cĩ mui	 
	-Gấpđđược thuyền phẳng đáy cĩ mui.Các nếp gấp tương đối phẳng,thẳng
 *Với hs khéo tay:
	- Gấpđđược thuyền phẳng đáy cĩ mui.hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng,thẳng
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, mẫu gấp.
2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
-Giới thiệu bài.
Trực quan : Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Mục tiêu : Học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Mẫu : thuyền phẳng đáy có mui.
-Dựa vào quy trình em thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui.
-Giáo viên hướng dẫn mẫu gấp :
-Bước 1 : Gấp tạo mui thuyền.
-Bước 2 : Gấp các nếp gấp cách đều.
-Bước 3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.
-Bước 4 : Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
-Giáo viên hướng dẫn hai lần : Lần một : chậm, lần hai : nhanh.
-Giáo viên nhắc nhở : mỗi bước gấp cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng.
-Đánh giá kết quả.
-Chọn sản phẩm đẹp, tuyện dương trước lớp.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Làm bài dán vở.
-Gấp thuyền phẳng đáy có mui /T1
-Quan sát.
-Quan sát, nhận xét.
-1-2 em thao tác gấp. Cả lớp theo dõi. -Nhận xét.
-Theo dõi. Làm theo thao tác của giáo viên.
-1-2 em lên bảng thao tác lại.
-Thực hành gấp theo nhóm, cá nhân.
-HS trang trí, trưng bày sản phẩm.
-Đại diện các nhóm thực hành các thao tác.
-Hoàn thành và dán vở.
 MÔN : THỂ DỤC 
KIỂM TRA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
I/ MỤC TIÊU :
- Kiểm tra bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thuộc bài , động tác tương đối chính xác .
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh an toàn nơi tập .
Phương tiện : Chuẩn bị còi , cùng HS chuẩn bị bàn , ghế , đánh dấu 5 điểm theo một hàng , điểm nọ cách điểm kia tối thiểu 0,80 - 1m.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1/ Phần mở đầu :
- Gv nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học và phương pháp kiểm tra :
- Đi đều theo 2 -4 hàng dọc và hát : GV hoặc cán sự điều khiển . Sau khi HS đứng lại , GV cho quay thành hàng ngang và giãn cách một sải tay , hàng 2 và 4 bước sang trái ( hoặc phải ) một bước thành đội hình ôn bài thể dục phát triển chung .
- Ôn bài thể dục : 
 * Trò chơi ( do GV chọn ) : 
2/ Phần cơ bản :
- Kiểm tra bài thể dục phát triển chung :
+ Nội dung kiểm tra : HS cần thực hiện tất cả các động tác của bài thể dục phát triển chung .
+ Tổ chức và phương pháp kiểm tra : Kiểm tra làm nhiều đợt , mỗi đợt 2 -3 HS hoặc 1 /2 số HS trong 1 tổ . Những HS được GV gọi tên , lên đứng vào vị trí chuẩn bị . Khi có lệnh , HS động loạt thực hiện động tác theo nhịp hô của GV .
+ Cách đánh giá : Theo mức độ thực hiện động tác của từng HS .
Hoàn thành : Tuộc bài , các động tác thực hiện tương đối đúng , có thể có 1 -2 động tác thực hiện nhầm nhưng điều chỉnh được ngay .
Chưa hoàn thành : Không thuộc bài , thực hiện sai từ 3 động tác trở lên .
Chú ý : Những HS chưa hoàn thành , GV có thể cho kiểm tra lần 2 ngay sau đó hoặc giờ học sau .
* Đi đều theo 2 -4 hàng dọc :
Do GV và cán sự điều khiển . Chú ý luyện tập cách đi đều và cách đứng lại . Có thể sau khi đi đều chung cả lớp khoảng phút , GV cho từng tổ lên trình diễn đi đều và đứng lại dưới sự điều khiển của GV hoặc tổ trưởng .
3 / Phần kết thúc :
- Cúi người thả lỏng :
 - Nhảy thả lỏng : 
* Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh ” ( hoặc do GV chọn ) : 
- GV nhận xét và công bố kết quả kiểm tra : Có thể cho một vài HS thực hiện động tác đẹp lên thực hiện cho cả lớp xem . Tuyên dương những em đạt kết quả tốt .
- Giao bài tập về nhà :
2 phút
 2 phút 
1- 2 lần , mỗi động tác 2x 8 nhịp
1 -2 phút
 4 -5 phút 
5 -6 lần 
5 -6 lần 
1 phút 
2 phút 
 1 phút 
Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc , sau đó chuyển thành đội hình hàng ngang :
X x x x x x x x x x x 
X x x x x x x x x x x 
X x x x x x x x x x x 
	GV 
Tập theo đội hình 3 hàng ngang.
Tập theo đội hình 2 -4 hàng dọc 
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2008
Tiết 1 MÔN : THỂ DỤC
ĐIỂM SỐ 1 -2 , 1-2 THEO ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN -
TRÒ CHƠI “ BỎ KHĂN ” 
I/ MỤC TIÊU :
- Điểm số 1 -2 , 1-2 , .... theo đội hình vòng tròn . Yêu cầu điểm đúng số , rõ ràng .
- Học trìo chơi “ Bỏ khăn ” . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu , chưa chủ động .
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh an toàn nơi tập .
Phương tiện : Chuẩn bị còi , khăn .
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1/ Phần mở đầu :
- Gv nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học :
 * Đứng tại chỗ , vỗ tay , hát :
- Xoay các khớp đầu gối , cổ chân , hông :
_ GCTC , đếm to theo nhịp : Tập xong quay thành hàng ngang ( dùng khẩu lệnh ) , dàn hàng ngang để tập bài TD phát triển chung .
* Tập bài TD đã học : Do GV hoặc cán sự lớp điều khiển , sau đó kiểm tra số HS kiểm tra lần trước chưa đạt yêu cầu .
2/ Phần cơ bản :
- Điểm số 1 -2 , 1- 2 , .... theo đội hình hàng ngang :
Lần 1 , thực hiện như bài 18 . Lần 2 , GV có thể tổ chức dưới dạng xem tổ nào điểm số đúng , rõ ràng , động tác quya đầu hợp lí . Tập xong GV cho HS chuyển thành đội hình vòng tròn .
- Điểm số 1 -2 , 1-2 , .... theo vòng tròn : ( theo chiều kim đồng hồ ) .
 Lần 1 - 2, do GV điều khiển , Chọn HS bắt đầu điểm số ở 2 vị trí khác nhau cho mỗi đợt . Lần 3 , cán sự điều khiển hoặc GV điều khiển dưới dạng thi hay kiểm tra xem ai thực hiện động tác và điểm số đúng số , rõ ràng .
* Trò chơi “ Bỏ khăn ” :
GV nêu tên trò chơi và vừa giải thích vừa đóng vai người bỏ khăn bằng cách đi chậm . Chọn 1 HS bỏ khăn GV chỉ dẫn em này chạy theo vòng tròn 
 ( ngược chiều kim đồng hồ ) rồi bỏ khăn và giải thích các tình huống của trò chơi . Tiếp theo cho các em chơi thử 2 -3 lần để HS biết cách chơi ( xen kẽ GV nhận xét , bổ sung nội dung cần giải thích để HS biết ) , sau đó cho các em chơi chính thức 2 -3 lần . Sau khi kết thúc trò chơi , GV cho chuyển đội hình 2 -4 hàng dọc .
* Đi đều 2 -4 hàng dọc :
 Do GV và cán sự lớp điều khiển .
3 / Phần kết thúc :
- Cúi người thả lỏng và hít thở sâu:
 - Nhảy thả lỏng : 
- GV cùng HS hệ thống bài : 
- GV nhận xét giờ học và gioa bài tập về nhà 
1 - 2 phút
1 phút
2 phút
1 -2 phút 
1 lần , mỗi động tác 2 x8 nhịp 
2 lần
 2 -3 lần 
 8 -10phút
2 -3 phút
5 -6 lần 
5 -6 lần 
1 -2 phút 
1 -2 phút 
Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc , sau đó chuyển thành đội hình hàng ngang:
X x x x x x x x x x x 
X x x x x x x x x x x 
X x x x x x x x x x x 
	GV 
Tập theo đội hình 3 hàng ngang.
Tập theo đội hình 2 -4 hàng dọc 
Tiết 3 MÔN : MĨ THUẬT
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI – TRANH CHÂN DUNG.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : HS tập quan sát nhận xét đặc điểm khuôn mặt người.
2.Kĩ năng : Làm quen với cách vẽ chân dung.
3.Thái độ : Vẽ được một bức chân dung theo ý thích.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : 
- Sưu tầm một số tranh ảnh về chân dung.
- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.
- 2.Học sinh : Vở vẽ, bút chì, màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
30’
1.Bài cũ : Kiểm tra một số bài : Cách vẽ cái mũ.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Giới thiệu một số tranh ảnh về chân dung.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tranh chân dung.
Mục tiêu : Biếât quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người. Làm quen với cách vẽ chân dung.
Trực quan : Giới thiệu một số tranh chân dung.
-Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, có thể chỉ vẽ khu6n mặt, vẽ một phần thân hoặc toàn thân.
-Khuôn mặt người có dạng như thế nào ?
-Phần chính trên khuôn mặt là gì ??
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh chân dung
Mục tiêu : Biết cách vẽ tranh chân dung theo ý thích.
Trực quan . Một số tranh chân dung.
-Em nhận ra được những hình ảnh gì ?
-Giáo viên hướng dẫn cách vẽ chân dung.
-Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với khổ giấy.
-Vẽ cổ, vai, vẽ tóc, mắt, mũi, miệng.
-Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu . Vẽ màu tóc, màu da, màu áo, màu nền.
Hoạt động 3 : Thực hành.
 Mục tiêu : Biết chọn màu để vẽ vào hình chân dung.
Gợi ý : Chọn màu và vẽ màu tương thích với nét mặt.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá: về màu sắc, cách vẽ. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ.
-Nộp bài của tiết trước.
-Vài em nhắc tựa.
-Quan sát.
-Tròn, chữ điền, trái xoan, .
-Mắt, mũi, miệng.
-HS quan sát hình vẽ.
-Nhiều hình ảnh, bố cục khác nhau.
HS vẽ hình.
-Theo dõi.
-HS theo dõi cách vẽ màu:
-HS vẽ màu tóc,màu da, màu áo, màu nền.
-Cả lớp thực hành.
-Tô màu.
-Hoàn thành bài vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2(9).doc