Giáo án giảng dạy Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

Giáo án giảng dạy Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Kiến thức, kĩ năng: Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chứ số; tìm số liền sau của số có hai chữ số. Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

- Năng lực: HS nhớ được chuỗi kiến thức về số có 2 chữ số, so sánh ,phân tích cấu tạo để làm bài tập. Cộng tác chia sẻ tốt khi làm bài. Biết tìm kiếm sự hỗ trợ của cô,bạn khi không nhớ kiến thức đã học.

- Phẩm chất: HS yêu thích môn học. HS tự tin khi trình bày ý kến của mình trước lớp

 

docx 14 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 27 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27- Buổi sáng 
Ngày soạn: 15/ 3/ 2019
Ngày dạy: 18/ 3/ 2019
Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2019
Tiết 1 
Chào cờ
Tiết 2+ 3
Tiếng Việt (2 tiết)
TỪNG TIẾNG RỜI
(STK trang 13; SGK trang 5)
Tiết 4
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Kiến thức, kĩ năng: Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chứ số; tìm số liền sau của số có hai chữ số. Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
Năng lực: HS nhớ được chuỗi kiến thức về số có 2 chữ số, so sánh ,phân tích cấu tạo để làm bài tập. Cộng tác chia sẻ tốt khi làm bài. Biết tìm kiếm sự hỗ trợ của cô,bạn khi không nhớ kiến thức đã học.
Phẩm chất: HS yêu thích môn học. HS tự tin khi trình bày ý kến của mình trước lớp
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ.
HS: bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ (3-5’):
- Yêu cầu HS viết một phép tính so sánh các số có hai chữ số vào bảng con.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’):
b. Luyện tập(30’):
Bài 1(144): Viết số.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 1 a,b,c
- Yêu cầu HS thực hiện theo dãy.
- GV quan sát, giúp đỡ.
Bài 2a,b (144): Viết (theo mẫu)
-Kết luận: Muốn tìm số liền sau của một số ta thêm 1 đơn vị vào số đã cho trước.
VD: 23 thêm 1 là 24. Vậy liền sau 23 là 24
Bài 3 a, b(144): Điền dấu > < = vào chỗ chấm.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”
- GV nêu tên trò chơi ,hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4 (144):Viết (theo mẫu)
- Cho HS làm bài.
- GV cho HS nhận xét cách phân tích số, tách tổng số chục và số đơn vị.
3. Củng cố, dặn dò (1’):
-Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ bài làm với bạn. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát, thực hiện làm vào bảng con theo dãy.
- HS chia sẻ bài làm với bạn.
- HS đọc lại các số (đồng thanh).
- HS nêu yêu cầu.
- HS hỏi và trả lời theo nhóm đôi.
- HS chia sẻ ý kiến.
- HS cử HS lên chơi trò chơi.
- So sánh số hàng chục trước. Số hàng chục nào lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hàng chục bằng nhau thì ta so sánh số ở hàng đơn vị.
- HS làm phiếu bài tập.
- HS báo cáo kết quả.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 15/ 3/ 2019
Ngày dạy: 19/ 3 / 2019 
Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾNG KHÁC NHAU
(STK trang 18 ; SGK trang 7)
Tiết 3 
 Toán
 BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100
I. Mục tiêu: 
Kiến thức,kĩ năng: Nhận biết số 100 là số liền sau của số 99 và là số có 3 chữ số; đọc, viết, lập được bảng các số từ 1 đến 100, biết một số đặc điểm của các số trong bảng .
Năng lực:Tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, nhóm.
Phẩm chất:Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ kẻ bảng số từ 1 đến 100, bảng cài,que tính. 
HS: bảng con 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ (3-5’)
- Yêu cầu HS làm bài tập:
a.64 gồm ..chục và ..đơn vị,ta viết 64=+
53 gồm.. chục và .. đơn vị,ta viết 53=+
b.27 gồmchục và..đơn vị,ta viết 27=+..
98 gồmchục và đơn vị,ta viết 98=+..
- GV hỏi HS dưới lớp:
Số liền sau của 25(37;48)là bao nhiêu?Vì sao em biết?
- Nhận xét
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Ghi bảng tên bài
b. Giới thiệu bước đầu về số 100:
- GV kẻ lên bảng tia số
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập1(145)
+Yêu cầu HS làm dòng đầu tiên
Chữa bài –nhận xét
- GV cài bảng 99 que tính và hỏi:
+Trên bảng có bao nhiêu que tính?
+Vậy số liền sau của 99 là số nào?Vì sao em biết?
+Yêu cầu HS lên bảng làm thao tác thêm 1 đơn vị- Nhận xét
- GV ghi số 100 vào tia số
+100 là số có mấy chữ số?
+GV: Số 100 là số có 3 chữ số:Chữ số 1 bên trái chỉ 1 trăm(10 chục);chữ số 0 thứ nhất đứng ở giữa chỉ 0 chục và c/số 0 thứ hai chỉ 0 đơn vị.
- 100 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Yêu cầu HS đọc số 100
- Yêu cầu HS làm tiếp dòng 2 của bài tập1
c.Giới thiệu bảng số từ 1 đến 100:
Bài tập 2(145):
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Nhận xét các số ở hàng ngang đầu tiên?
- Thế còn hàng dọc? Nhận xét về hàng đơn vị của các số ở cột dọc đầu tiên?
- Hàng chục thì sao?
- GV kết luận:Đây chính là mối quan hệ giữa các số trong bảng số từ 1 dến 100.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Dựa vào bảng số cho biết số liền sau của 72 là số nào?
*Giải lao
d.Giới thiệu 1 vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100:
Bài 3(145):
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS dựa vào bảng số để làm bài tập
- Yêu cầu HS làm bảng con từng phần(theo nhóm)
- Yêu cầu HS chữa bài
+Số lớn nhất có 1 chữ số trong bảng là số nào?
Số bé nhất có 1 chữ số trong bảng là số nào?
+Ngoài ra,còn có số nào bé nhất có 1 chữ số không?
+Số tròn chục lớn nhất(bé nhất) là số nào?
3.Củng cố- dặn dò:
- Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
- có bao nhiêu số có 2 chữ số?
- GV nhận xét tiết học- Dặn HS về học thuộc lòng bảng số đã điền đủ từ 1 đến 100. 
- 2 HS lên bảng làm (1 em/1 phần)
- Vài HS trả lời
- HS nhắc lại tên bài
*Viết số liền sau:
- HS chỉ vào tia số và chữa
- có 99 que tính
- Số 100 vì cộng thêm 1 đơn vị
- Gài thêm 1 que tính sau đó bó 10 que tính lại để được 10 bó 1 chục que tính bằng 100 que tính.
- Có 3 chữ số.
- HS chú ý nghe
- 100 gồm 10 chục và 0 đơn vị , đọc là:một trăm
- Đọc (CN- ĐT): “Một Trăm”
- HS làm bài
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Các số hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Hàng đơn vị giống nhau và đều là 1.
- Các số hơn kém nhau 1 chục
- HS làm bài
- Số liền sau của số 72 là số 73.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm và chữa bài
- Số 9
- Số 1
- Số 0
- Số tròn chục:+lớn nhất:100
 +bé nhất:10
- HS trả lời
Tiết 4
Tự nhiên và xã hội
CON MÈO
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kỹ năng: Nêu được ích lợi của việc nuôi mèo. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ. Với HS hoàn thành tốt nội dung môn học: Nêu được một số đặc điểm giúp mèo săn mồi tốt như: tinh mắt, tinh tai, mũi thính, răng sắc, móng vuốt nhọn, chân có đệm thịt đi rất êm.
Năng lực:HS hoạt động nhóm tốt, thảo luận đưa ra ý kiến về con mèo
Phẩm chất:HS yêu thích và biết phải chăm sóc và bảo vệ động vật
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh về con mèo, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3-5’): 
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà ? 
- Người ta nuôi gà để làm gì ? 
- GV nhận xét, khen tặng HS.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Hoạt động 1 (15’)
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
-Yêu cầu HS hát bài hát” Rửa mặt như mèo”
- Bài hát vừa rồi hát về con gì?
- Giới thiệu bài con mèo.
- Cho HS quan sát tranh con mèo.
Bước 2: Hình thành biểu tượng của HS
- Nhà em nào nuôi mèo ? 
- Hãy kể với các bạn trong nhóm về con mèo của nhà em ? 
- Các em ghi lại những hiểu biết của nhóm mình về con mèo vào bảng nhóm . 
- Yêu cầu các nhóm gắn bảng nhóm lên bảng.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả.
- GV ghi nhận kết quả của HS không nhận xét đúng sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (giả thuyết, dự đoán) và phương án tìm tòi
- Yêu cầu HS nêu câu hỏi đề xuất 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu hỏi các bộ phận bên ngoài của con mèo là gì?
+ Mèo di chuyển như thế nào ? 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại vào bảng nhóm
- Gọi HS trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
- Để tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của con mèo là gì ta phải sử dụng phương án nào ?
- Yêu cầu HS tiến hành quan sát hình ảnh con mèo và ghi lại kết luận ra bảng nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết luận sau khi quan sát
- Nhận xét so sánh phần dự đoán với kết quả quan sát được
- Ghi nhận kết quả.
Bước 5 : Kết luận hợp thức hóa kiến thức.
- Cho HS quan sát hình ảnh con mèo và chỉ vào các bộ phận bên ngoài giới thiệu : Mèo gồm các bộ phận ( đầu, mình, lông, 4 chân và đuôi ). Mèo di chuyển được nhờ 4 chân 
- Cho HS quan sát các hình ảnh :
+ Mèo có nhiều màu lông khác nhau.
+ Sự di chuyển của mèo : leo trèo, nhảy, chạy, đi, săn mồi, ăn mồi.
+ Đầu mèo :tên các bộ phận và tác dụng của chúng trong việc săn bắt chuột.
+ Mắt mèo : ban ngày, ban đêm 
+ Móng vuốt của mèo trong việc săn bắt mồi
Hoạt động 2 : Ích lợi của việc nuôi mèo (10’)
- Yêu cầu HS thảo luận : Người ta nuôi mèo để làm gì ? 
- Theo dõi HS thảo luận
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét và kết luận: Người ta nuôi mèo để bắt chuột, để làm cảnh.
- Cho HS quan sát hình ảnh mèo bắt chuột, mèo để làm cảnh.
Liên hệ: Gia đình em cho mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào ? 
- Vì sao em không nên trêu chọc mèo làm cho mèo tức giận ?
Hoạt động 3: Trò chơi (5-7’).
- Bắt chước tiếng kêu của mèo.
- Kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Em nhắc lại các bộ phận chính của con mèo ? 
- Nuôi mèo có ích lợi gì ? 
- Dặn HS chuẩn bị bài “ Con muỗi”
- 2, 3 HS lên thực hiện
- 1 H trả lời: Nuôi gà để lấy thịt và lấy trứng.
- HS nghe.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh con mèo.
- HS giơ tay 
- HS kể với các bạn trong nhóm về con mèo nhà mình.
- HS ghi vào bảng nhóm.
- HS gắn bảng nhóm lên bảng lớp.
- HS cử đại diện lên trình bày kết quả.
- HS nêu câu hỏi đề xuất
+ Lông mèo có màu gì?
+ Mèo có mấy chân? 
+ Mèo di chuyển như thế nào ? 
+ Các bộ phận bên ngoài của con mèo là gì?
- H thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.
- HS trong nhóm trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp
- H nêu phương án, cách tiến hành
- H quan sát hình ảnh về con mèo và ghi lại kết quả quan sát vào bảng nhóm
- Trình bày kết luận sau khi quan sát
- Nghe.
- H chỉ trên hình ảnh và nhắc lại tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
- H quan sát hình ảnh và thảo luận về các đặc điểm của con mèo
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày.
- HS quan sát.
- HS trình bày 
- HS vì móng vuốt của mèo rất sắc dễ làm ta bị thương.
- HS bắt chước tiếng kêu của mèo.
- HS cử đại diện các tổ lên thi.
- 2,3 H trình bày .
- Thực hiện ở nhà
Ngày soạn: 15/ 3/ 2019
Ngày dạy: 20/ 3/ 2019 
Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2019
Tiết 1:
Thể dục
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
Kiến thức kĩ năng: Biết cách thực hiện các động tác của bài thể dục  ... ng tiện: GV chuẩn bị 1 còi, cầu.
III. Nội dung và phương pháp tổ chức
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.
- Khởi động:
-Xoay cổ tay, chân, hông, gối 
-Chạy nhẹ nhàng về trước. (2 x 6 m)
6– 8’
- Lớp trưởng tập trung lớp, báo cáo sĩ số cho giáo viên.
- Đội hình 
€€€€€€ 
€€€€€€
 €€€€€€ €
 (GV) 
- Từ đội hình trên các HS di chuyển đứng sole nhau và khởi động.
€€€€€€ 
 €€€€€€
€€€€€€ €
 (GV) 
2.Phần cơ bản
a. Ôn bài thể dục
-Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
b.Tâng cầu
-Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập.
22– 24
- Đội hình tập luyện
€ € € € € € 
 € € € € € € 
 € € € € € €
 (GV) 
- GV quan sát, nhắc nhở sửa sai ở HS.
- GV nhắc lại lại nội dung ôn tập, những sai lầm thường mắc và cách sửa sai cho HS nắm. Sau đó tổ chức cho hs tập luyện theo đội hình vòng tròn. 
 - GV quan sát, sửa sai hs, nhắc nhở HS đảm bảo an toàn.
3.Phần kết thúc
- Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát .
- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.
- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.
- Xuống lớp.
- Đội hình xuống lớp
 €€€€€€
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
Tiết 2
Toán
LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng: Viết được số có hai chữ số, viết được số liền trước, liền sau của 1 số; so sánh các số , thứ tự các số.
Năng lực: Tự làm đúng các bài tập trên lớp.
Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi bài làm với bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: ghi sẵn BT 2 lên bảng phụ
HS: b/con
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ (3-5’)
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các số từ 1 đến100
+Các số có 1 chữ số là những số nào?
+Các số tròn chục là những số nào?
+Các số có hai chữ số giống nhau là những số nào?
- Nhận xét.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1):
b. Hướng dẫn HS làm bài tập (30’):
Bài 1(146): Viết số.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài .
Bài 2(146): Viết số.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn tìm số liền trước, liền sau của 1 số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa miệng phần a,b; phần c,yêu cầu 1 HS lên bảng làm- nhận xét (Củng cố tìm số liền trước,liền sau).
Bài 3(146):Viết các số.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài(lưu ý:các số được ngăn cách bởi dấu phẩy).
- Nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò (5’):
- Trò chơi: “Tìm nhanh số liền trước,liền sau của 1 số”.
- Hướng dẫn:1 nhóm nêu yêu cầu- nhóm kia trả lời và ngược lại.
- Yêu cầu HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét tiết học.
- Đọc và trả lời.
- Nhắc lại tên bài.
- HS làm bảng con- bảng lớp- đọc lại số.
- Nêu yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS làm và chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở- 2HS lên bảng thi đua viết số- chữa bài.
Tiết 3+ 4
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾNG KHÁC NHAU TỪNG PHẦN
(STK trang 22 – SGK trang 9)
Ngày soạn: 15/ 3/ 2019
Ngày dạy: 21/ 3/ 2019 
Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
TIẾNG THANH NGANG
(STK trang 30 – SGK trang 11)
Tiết 3
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng: Biết đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số, biết giải toán có một phép cộng.
Năng lực: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập.
Phẩm chất: Yêu thương giúp đỡ bạn trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ .
HS: Bảng con 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ(5-7’)
- Gọi 1 HS lên bảng làm BT: “Viết số”
Số liền trước
Số đã biết
Số liền sau
....
....
55
70
89
- GV hỏi HS dưới lớp:
+Số liền trước của 79 là số nào?
+Số liền sau của 90 là số nào?
- Nhận xét
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1):
b. Hướng dẫn HS làm bài tập (30’):
Bài 1(147): Viết các số.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn:
a,Người ta yêu cầu viết 1 dãy số theo thứ tự.Vậy số đầu tiên phải là số nào?
+GV ghi số đó lên bảng.
+Tiếp theo là số nào?
+Các số trong dãy số này hơn kém nhau mấy đơn vị?
+Viết đến số nào thì dừng lại?
- Yêu cầu HS làm bài- nhận xét.
b,Yêu cầu HS thi viết số- nhận xét.
Bài 2(147): Đọc mỗi số sau.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc thầm các số đó- đọc trước lớp.
- Giải lao.
Bài 3(147):Gọi HS nêu yêu cầu bài tập bài tập.
- GV yêu cầu HS nêu cách so sánh
- Yêu cầu HS làm bài – chữa bài
Bài 4(147):
- Gọi 2 HS đọc bài toán.
- GV:+Bài toán cho biết gì?
 +Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt- GV ghi tóm tắt.
- Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài- nhận xét.
Bài 5(147): Viết số lớn nhất có hai chữ số
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng thi viết.
- Nhận xét, tuyên dương.
+Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
+Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
3.Củng cố –dặn dò (1’):
- GV nhận xét tiết học. 
- HS làm bài.
- HS trả lời.
- Nhắc lại tên bài.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Số 15.
- Số 16.
- 1 đơn vị.
- Số 25 thì dừng lại.
- HS làm bảng con.
- 2 HS lên bảng thi viết.
- HS đọc các số.
- HS làm bài vào vở- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS trả lời.
Tóm tắt
Có :10 cây cam và 8 cây chanh
Tất cả :.....cây?
 Bài giải
 Có tất cả số cây là:
 10 + 8 = 18(cây)
 Đáp số:18 cây.
- HS thi viết.
- Số 10.
- Số 9.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 15/ 3/ 2019
Ngày dạy: 22/3 / 2019 
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019
Tiết 1+ 2 
Tiếng Việt (2 tiết)
PHỤ ÂM
(STK trang 34 – SGK trang 13)
Tiết 4 
Hoạt động tập thể
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TRONG TUẦN.
I.Mục tiêu: 
 - Nêu được những ưu, khuyết điểm có trong tuần
 - Đề ra kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục HS tự giác thực hiện tốt các nề nếp theo quy định.
II.Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu em chủ tịch hội đồng tự quản lên duy trì buổi sinh hoạt tuần 27
Hoạt động 2: Đề ra kế hoạch tuần 28
- GVchủ nhiệm nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần
- Phương hướng tuần tới:
+Duy trì nề nếp học tập.
+Duy trì sĩ số HS.
+Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài,vệ sinh.
+Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
+Kiểm tra vở học ở nhà của HS.
+Tập trung rèn chữ viết cho HS.
+Bồi dưỡng HS yếu.
- Yêu cầu ban văn nghệ lên duy trì.
- CTHĐTQ duy trì sinh hoạt: Từng ban nhận xét
+Ban nề nếp nhận xét
+Ban văn nghệ nhận xét
+Ban học tập nhận xét
+Ban thư viện nhận xét 
+Ban giao thông nhận xét 
- CTHĐTQ nhận xét chung tuần qua và nêu phương hướng tuần tới.
- HS lắng nghe.
- HS vui văn nghệ.
Tiết đọc thư viện
CÙNG ĐỌC- TRỐN Ở ĐÂU NÀO
I.Mục tiêu:
GV và HS cùng đọc câu chuyện Trốn ở đâu nào?
Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện
Kể lại được diễn biến của câu chuyện theo câu hỏi gợi ý
HS xây dựng thói quen đọc.
HS thêm yêu quý các con vật.
II. Chuẩn bị: truyện Trốn ở đâu nào?.
III. Tiến trình thực hiện:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định(5) :
- GV cho HS ổn định chỗ ngồi, nhắc lại nội quy thư viện.
- GV giới thiệu về hoạt động: Cùng đọc.
2. Cùng đọc (20’):
- GV cho HS xem trang bìa của quyển sách.
 ? Các em thấy gì ở bức tranh này ?
Cho HS xem trang 2 của quyển sách.
 ? Trong bức tranh này các em thấy có bao nhiêu con vật ? Tên con vật là gì ?
 ? Theo các em điều gì sẽ xảy ra với các con vật trong câu chuyện ?
- GV giới thiệu về sách:
 + Tên truyện: Trốn ở đâu nào?.
 + Tác giả, họa sĩ: Phạm Quang Phúc
- GV giới thiệu từ mới:
 + tù xì: oản tù tì
 - GV đọc chậm , rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
 - GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu những diễn biến chính trong câu chuyện:
+ Trong truyện, Tê Giác là con vật như thế nào ?
+ Các bạn nghĩ ra trò gì để trêu trọc Tê Giác?
+ Tê Giác tìm thấy các bạn bằng cách nào?
+ Tê Giác trốn ở đâu?
 Qua câu chuyện này, em rút ra bài học gì cho bản thân ?
- GV mời HS cùng đọc.
*Hoạt động mở rộng (15’)
- Cho HS vẽ tranh nhân vật trong truyện.
- GV nhận xét, dặn HS về tập kể lại nội dung câu chuyện cho người thân nghe.
- HS ngồi vào chỗ, nhắc lại nội quy thư viện.
- HS nhắc lại tên hoạt động.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS dự đoán.
- HS nghe.
- HS nghe
- HS lắng nghe
- HS nhớ lại, trả lời.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS cùng đọc truyện với GV.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ tác phẩm của mình.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết đọc thư viện 
CÙNG ĐỌC- MÌNH KHÔNG THỂ NGỦ ĐƯỢC
I. Mục đích:
- GV và HS cùng đọc câu chuyện Mình không thể ngủ được.
- Thu hút và khuyến khích HS tham gia vào việc đọc.
- GV làm mẫu việc đọc tốt.
- Giúp HS xây dựng thói quen đọc.
- HS thêm yêu quý các con vật.
II. Chuẩn bị: 
 - Truyện Mình không thể ngủ được 
III. Tiến trình thực hiện:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
- GV cho HS ổn định chỗ ngồi.
- GV giới thiệu về hoạt động: Cùng đọc.
2. Cùng đọc:
- GV cho HS xem trang bìa của quyển sách.
 ? Các em thấy gì ở bức tranh này ?
 ? Theo các em điều gì sẽ xảy ra với các con vật trong câu chuyện ?
- GV giới thiệu về sách:
+ Tên truyện: Mình không thể ngủ được.
+ Tác giả, họa sĩ: Nguyễn Thế Linh
- GV giới thiệu từ mới:
+ trằn trọc: trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì có cảm giác khó chịu.
+ đại dương: là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển (thủy quyển là khối lượng chung của nước được tìm thấy dưới, trên bề mặt cũng như trong khí quyển của hành tinh).
 - GV đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
 - GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu những diễn biến chính trong câu chuyện:
+ Trong truyện, có mấy nhân vật ?
+ Ai đến thăm Rồng?
+ Không ngủ được, Rồng đã làm gì?
+ Rồng bế Dế đi đến những đâu?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- GV mời HS cùng đọc.
*Hoạt động mở rộng (15’)
- Cho HS vẽ tranh nhân vật trong chuyện.
- GV nhận xét, dặn HS về tập kể lại nội dung câu chuyện cho người thân nghe.
- HS ngồi vào chỗ, nhắc lại nội quy thư viện.
- HS nhắc lại tên hoạt động.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS dự đoán.
- HS nghe.
- HS nghe
- HS lắng nghe
- HS nhớ lại, trả lời.
- HS cùng đọc truyện với GV.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ tác phẩm của mình.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giang_day_lop_1_buoi_sang_tuan_27_nam_hoc_2018_2019.docx