Giáo án giảng dạy lớp 3 - Tuần 25

Giáo án giảng dạy lớp 3 - Tuần 25

Tập đọc - kể chuyện

HỘI VẬT

 I. Mục đích, yêu cầu

 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 Chú ý các từ ngữ: nổi lên, Quắm Đen, giục giã, nhễ nhại.

 - Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sớ vật, khôn lường, keo vật, khố.

 Hiểu nội dung truyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

 - Rèn kĩ năng nói, Rèn kỹ năng nghe.

 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.

 II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 24 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 3 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 25
Thứ 2 ngày 4 tháng 3 năm 2013
Tập đọc - kể chuyện 
Hội vật
	I. Mục đích, yêu cầu
	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	Chú ý các từ ngữ: nổi lên, Quắm Đen, giục giã, nhễ nhại....
	- Rèn kỹ năng đọc hiểu:
	- Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sớ vật, khôn lường, keo vật, khố.
	Hiểu nội dung truyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
	- Rèn kĩ năng nói, Rèn kỹ năng nghe. 
	- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.
	II. Đồ dùng dạy học:
	 Tranh minh hoạ bài tập đọc.
	III. Các hoạt động dạy học
	Tập đọc 	
	A. Bài cũ:
	 	Hai HS đọc bài "Tiếng đàn" Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	B. Dạy bài mới
	1. Giới thiệu bài.
	2. luyện đọc 
	a. GV đọc mẫu toàn bài
	b. Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ
	- Đọc từng câu: HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm.
	- Đọc từng đoạn trước lớp
	- Năm HS đọc 5 đoạn trước lớp.	
	- Đọc từng đoạn trong nhóm
	- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn (giọng vừa phải)
	3. Tìm hiểu bài
	- Một HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm .
	? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi nổi của hội vật?
	- Cả lớp đọc thầm đoạn 2
	? Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
	- Cả lớp đọc thầm đoạn 3:
	? Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
	- HS đọc thầm các đoạn 4 và 5
	? Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào?
	? Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng?
	4. Luyện đọc lại
	GVchọn luyện đọc đoạn "Ngay nhịp trống đầu...chán ngắt.", hướng dẫn HS đọc đúng .
	Một vài HS thi đọc đoạn văn.
	Một HS đọc cả bài.
Kể chuyện
	1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật - kể với gọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
	2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
	- Đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý
	- HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyên.
	- Một, hai HS kể lại toàn bộ câu chuyện
	- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
	IV. Củng cố, dặn dò
	- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
____________________________________
Toán
T121: Thực hành xem đồng hồ (tiếp)
	I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)
	- Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp 	mặt đông hồ ghi chữ số La Mã).
	II. Đồ dùng dạy học
	Đồng hồ thật (loại có một kim ngắn và lại có một kim dài)
	Mô hình đồng hồ.
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	Một HS lên bảng đọc giờ bài tập 3, trang 124 SGK.
	Nhận xét, đánh giá
	B. Bài mới.
	1. Hướng dẫn HS làm bài tập
	- HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3 GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
	2. Chấm một số bài, chữa bài.
	Bài 1: Yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó (được mô tả trong tranh) rồi trả lời câu hỏi
	Bài tập 2: Yêu cầu HS xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian (vào buổi chiều hoặc buổi tối)
	GV hướng dẫn HS làm một câu: 
	Chẳng hạn: 19 : 03 tương ứng với 7 giờ 3 phút tối (do đó vào buổi tối hai đông hồ B, H chỉ cùng thời gian.)
	Sau đó, HS tự làm tiếp các phần còn lại.
	Bài 3: Hướng dẫn HS trả lời không thực hiện phép trừ số đo thời gian.
	IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
 ___________________________________
Tự nhiên và xã hội
Động vật
I. Mục đích, yêu cầu
	Sau bài học HS biết:
	 - Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
	 - Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
	 - Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
	 - Liên hệ một số loài động vật biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng.
	II. Chuẩn bị: 
	Tranh ảnh con vật sưu tầm được.
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm
 - Bước 1 : Làm việc theo nhóm :
 HS quan sát các hình trong SGK- Thảo luận :
 + Bạn có nhận xét gì về hình dáng , kích thước các con vật ?
 + Hãy chỉ đâu là mình, chân, đầu từng con vật ?
 + Chọn 1 số con vật có trong hình, nêu những điểm giống và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng.
 - Bước 2 : Làm việc cả lớp :
 + Đại diện các nhóm trình bày, GV kết luận .
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân :
 - Bước 1 : Vẽ và tô màu.
 + HS tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
 - Bước2 : Trình bày
 + Các nhóm dán bài của nhóm mình trên tờ giấy khổ to.
 + Nhóm trưởng lên giới thiệu tranh của nhóm mình.
*Hoạt động 3: Trò chơi : Đố bạn con gì ?
*Củng cố, dặn dò:
 - Liên hệ : Hãy nêu một số loài động vật biển mà em biết ?
 * Gv gợi ý để hs nói thêm về giá trị của một số loài động vật biển , tầm quan trọng phải bảo vệ chúng ?
- HS nhắc lại phần kết luận chung.	
 ___________________________________
Buổi 2 
Đạo đức
Thực hành kỷ năng giữa kỳ 2
I. Mục tiêu
	 - HS ôn tập, củng cố về các nội dung đã được học từ đầu học kỳ 2 lại nay.
	 - Thực hành các kỷ năng, hành vi đạo đức.
	 - Giáo dục cho HS các hành vi đạo đức đúng đắn.
II. Hoạt động dạy học
	1. HĐ1. ÔN các kiến thức đã học
	 ? Nêu các bài đạo đức đã học từ đầu học kỳ 2 lại nay.
	 ? Nêu những việc làm chứng tỏ sự đoàn kết của thiếu nhi Việt Nam đối với 	thiếu nhi quốc tế.
	 ? Hãy hát một bài hát nói về tình đoàn kết của thiếu nhi VN đối với thiếu 	nhi quốc tế.
	 ? Đối với khách du lịch nước ngoài em cần có thái độ như thế nào.
	 ? Khi gặp một vị khách nước ngoài bị lạc đường em cần làm gì.
	 ? Khi gặp đám tang em phải như thế nào.
	2. HĐ2. Thực hành nhận xét hành vi
	 GV đưa ra một số hành vi đạo đức, HS thảo luận nêu ý kiến
	 GV tổng kết , tuyên dương những HS có ý kiến hay, đúng.
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
 ___________________________________
Luyện Tiếng Vịêt
Từ ngữ về nghệ thuật. dấu phẩy.
I. Mục tiêu
	- Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt 	động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật )
	- Ôn luyện về dấu phẩy.
	II. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Cũng cố về lý thuyết.
	? Nêu 1 số từ ngữ nói về hoạt động nghệ thuật.	
	? Đặt một câu có từ nói về hoạt động nghệ thuật.
	Nhận xét, đánh giá.
HĐ2: + Hướng dẫn HS luyện tập.
 + Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 Tiết 2 trang 39, 40 vở Thực hành 
- Bài tập 1: 
	- Một HS đọc yêu cầu bài tập
	- Hs quan sát tranh ở VTH, sau đó trao đổi theo nhóm 2.
	- Hoàn thành bài tập vào VTH
- Bài tập 2: Tương tự bài 1
- Bài tập 3: 
	- Một HS đọc yêu cầu bài tập. 
	- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập
	 	- Mời 3 HS lên bảng làm
	 	- Cả lớp nhận xét, phân tích từng dấu phẩy, chốt lại lời giải đúng.
	 	- GV hỏi về nội dung đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
	III. Củng cố, dặn dò
	* GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS làm bài tốt.
 ____________________________________
 Tự học:
 	Luyện viết bài: Ngày hội rừng xanh
I. Mục đích, yêu cầu
	- HS nghe - viết chính xác bài thơ Ngày hội rừng xanh
	- Biết cách trình bài thơ.
	II. Các hoạt động dạy học
	1, GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2, Hướng dẫn HS nghe - viết.
	GV gọi 1 hs giỏi đọc bài thơ.
	GV đọc diễn cảm bài thơ, HS đọc thầm theo.
	 ? Bài thơ có mấy khổ thơ.
	 ? Những chữ nào trong bài thơ được viết hoa
	 ? Vì sao phải viết hoa?
	 ? Bài thơ cho ta thấy điều gì ?
	HS viết một số tiếng khó vào vở nháp.
	GV nhắc HS cách trình bày từng khổ thơ.
	GV đọc bài, HS viết vào vở.
	GV nhắc HS viết tên tác giả vào cuối trang vở phía bên phải.
	HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi.
	GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi.
	III. Tổng kết, dặn dò.
	*Tuyên dương những HS có ý thức tốt trong giờ học.
 ____________________________________
Tiếng Anh
GV chuyên dạy
 ____________________________________
Thứ 3 ngày 5 tháng 3 năm 2013
Âm nhạc
 GV chuyên dạy
 ____________________________________
Tiếng Anh
GV chuyên dạy 
 ____________________________________
Toán
T122: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
	I. Mục tiêu: 
	Giúp HS: 
	- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Hướng dẫn giải bài toán 1 (bài toán đơn)
	- Một HS đọc bài toán SGK
	- GV hướng dẫn phân tích bài toán: Cái gì đã cho? Cái gì phải tìm?
	- HS giải vào vở nháp, Một HS đọc bài giải, GV lựa chọn phép tính thích 	hợp
	- Một HS ghi bài giải lên bảng.
 HS nhắc lại: Muốn tìm số lít mật ong trong mỗi can, phải lấy 35 chia cho 7.
	2. Hướng dẫn giải bài toán 2 (bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân)
	- GV tóm tắt bài toán lên bảng: 7 can có: 35 l
	 2 can có : ...l?
	- Lập kế hoạch giải bài toán:
	+ Tìm số lít mật ong trong mỗi can?
	+ Tìm số lít mật ong trong 2 can?
	+ Biết 7 can chứa 35 lít mật ong, muốn tìm 1 can chứa mấy lít mật ong ta làm phép tính gì? (phép chia)
35 : 7 = 5
	+ Biết mỗi can chứa 5 lít mật ong, muốn tìm 2 can chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm phép tính gì? (phép nhân)
5 x 2 = 10
	HS trình bày bài giải vào vở nháp.
	GV: Khi giải "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị" thường tiến hành theo 	hai bước:
	- Bước 1 : Tìm giá trị 1 phần ( thực hiện phép chia )
	- Bước 2 : Tìm giá trị nhiều phần đó ( thực hiện phép nhân )
	 Gọi một số em nhắc lại
	III. Củng cố, dặn dò
 ____________________________________
Chính tả ( NV )
 Hội vật
 I. Mục đích, yêu cầu
	Rèn kỹ năng viết chính tả:
	Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Hội vật.
	Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu 	bằng tr/ch hoặc vần ưt/ưc theo nghĩa đã cho.
 II. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ
	 GV đọc hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp các tiếng sau: xã hội, 	sáng kiến, xúng xính, san sát
	Nhận xét, đánh giá.	
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn viết chính tả
	 - GV đọc một lần đoạn văn, hai HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK
	 - HS viết vào giấy nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: Cản 	Ngũ ... Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và 	những tồn tại cần khắc phục.
	II. Các hoạt động dạy học
	1.Cho hs nhận xét, đánh giá các hoạt động tuần vừa qua.
 - GV nêu tiêu chí đánh giá
	- Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân.
	- GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất 	sắc. 
2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 25: 
	- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập.
	- Thi đua học tốt dành nhiều điểm tốt tặng cô và mẹ,..
	- Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ.
	- Vệ sinh trực nhật, nhặt rác ở sân trường và xung quanh lớp học.
	- Nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, không ăn quà vặt trước và sau giờ học.
___________________________________________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập . Tiết 2-t25 
I.Mục tiêu :
 . Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của hình ảnh nhân hoá.
II.Hoạt động dạy học
 HĐ1 : Giói thiệu nội dung , yêu cầu giờ học
 HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 Tiết 2 trang 47,48 vở Thực hành 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
- Gọi 1HS đọc lại bài thơ Ao làng hội xuân 
	? Trong bài thơ những con vật nào đượcnhân hóa .
	? Những con vật đó được gọi bằng gì .
	? Được tả bằng những từ ngữ nào .
HS thảo luận theo nhóm . Gọi đại diện các nhóm trình bày
.Cả lớp nhận xét . GV chốt lại ý đúng
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
	? Bài tập 2 yêu cầu gì . 
GV hướng dẫn , gợi ý HS làm bài
 HS làm bài , Gọi đọc bài làm trước lớp , cả lớp nhận xét .
GV nhận xét , chốt lại ý đúng .
III. Củng cố, dặn dò
	Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS ý thức học tốt
Luyện toán
Tiết 2
	I. Mục tiêu
	- Rèn luyện kĩ năng giải Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
	II. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1 : Củng cố lý thuyết
 ? Khi giải "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị" thường tiến hành theo mấy bước ? Nêu các bước ?
Gọi HS nối tiếp nhắc lại . 
GV nhắc lại: Khi giải "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị" thường tiến hành theo hai bước:
	- Bước 1 : Tìm giá trị 1 phần ( thực hiện phép chia )
	- Bước 2 : Tìm giá trị nhiều phần đó ( thực hiện phép nhân )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
	- GV hướng dẫn HS làm lại bài tập 2, 3 Vở TH trang 53
	HS làm bài -Trong lúc HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những 	HS còn lúng túng, chấm một số bài.
* Chữa bài : Bài 1 : 	Mỗi hộp có số bút chì màu là :
	12 : 2 = 6 ( bút )
	5 hộp có số bút chì màu là :
	6 x 5 = 30 ( bút )
	Đáp số : 30 bút chì màu
	Bài 2 :	Mỗi can có lít dầu là :
	18 : 6 = 3 (lít)
	3 can có lít dầu là :
	3 x 3 = 9 (lít)
	Đáp số : 9 lít	
III. Tổng kết, dặn dò: 
	Nhận xét chung tiết học, tuyên dương những HS làm bài tốt.
___________________________________
Thể dục
ôn bài thể dục PTC ; nhảy dây
I/ Mục tiêu: 
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân, yêu cầu thực hiện tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: Ném trúng đích, yêu cầu biết chơi chủ động.
II/ Địa điểm- Phương tịên:
 Còi, dây nhảy, bóng.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2/ Phần cơ bản:
- Ôn bài phát triển chung với hoa và cờ:
+ GV cho lớp dàn hàng ngang triển khai đội hình đồng diễn.
+ GV thực hiện mẫu động tác để HS nắm được cách thể hiện.
+ Sau đó GV cho tập cả 8 động tác 1-2 lần, mỗi lần 2-8 nhịp.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân: (không thực hiện).
Cả lớp tập luyện theo khu vực đã quy định. HS thay nhau nhảy và đếm số lần cho bạn.
- Ôn trò chơi: Ném trúng đích.
GV tổ chức và làm trọng tài cho HS chơi, đẩm bảo tật tự.
3/ Phần kết thúc: 
- Đứng thành vòng tròn, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
 __________________________________
	Luyện Tiếng Việt
Luyện tập ( Tiết1 )
I. Mục tiờu: - Luyện đọc bài : Ao làng hội xuân
- Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm trong bài .
II. Cỏc hoạt động dạy học:
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2: Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ
- HS luyện đọc theo nhóm 
- Gọi đại diện một số nhóm thi đọc trước lớp 
* HĐ3: Hướng dẫn tỡm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi trắc nghệm trong bài . 
- HS thảo luận chon ý đúng trả lời
	? Tháng giêng ao làng có việc gì .
	? Những ai tham gia sự kiện đó .
	? Những ai biễu diễn nghệ thuật .
	? Những ai là những vận dộng viên thể thao .
	? Những ai vui chơi uống rượu .
 * Luyện đọc lại : GV tổ chức thi đọc theo nhóm
III. Củng cố - dặn dũ
Luyện Toán
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
	I. Mục tiêu
	Củng cố các kiến thức đã học về cách giải bài toán liên quan đến rút về 	đơn vị
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
	 ? Nêu tên dạng toán các em vừa học ở 2 hôm nay.
	 ? Muốn giải bài toán rút về đơn vị em phải giải qua những bước nào
	GV kết luận, bổ sung.
	2. HĐ2. Luyện làm bài tập
	a. Hướng dẫn HS trung bình, yếu hoàn thành bài tập ở vở BTT
	b. Bài ra thêm cho những HS khá giỏi
	- Bài 1. Có 5 can nước mắm chứa 50 lít nước mắm. Hỏi có 3 can như thế 	thì chứa được bao nhiêu lít nước mắm?
	- Bài 2. Một thùng xăng lớn có 3660 lít chia đều vào 6 thùng nhỏ. Hỏi 4 	thùng nhỏ như thế có bao nhiêu lít xăng?	.
	III.Củng cố dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
Luyện đọc
Ngày hội rừng xanh
I. Mục tiêu
	- Luyện kỷ năng đọc to, đọc đúng và đọc hiểu
II.Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
	a. GV đọc bài - Cả lớp theo dõi
	b.Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ mới
	- Đọc nối tiếp mỗi em 2dòng thơ
	- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp, kết hợp đọc từ ở chú giải
	- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
3. Tìm hiểu bài :
	? Tìm từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh .
	? Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào .
	? Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ? Vì sao ?
 GV chốt lại nội dung bài .
- 1 HS đọc to cả bài.
- GV nhắc lại cỏc yờu cầu chung.
- Tổ chức thi đọc cỏ nhõn (chủ yếu cho những em đọc cũn yếu).
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Luyện toán
Thực hành xem đồng hồ
	I. Mục tiêu
	- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút).
	- Luyện tập nhân, chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số.
	- áp dụng vào giải toán.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Củng cố lý thuết
	 - Gọi HS thực hành xem đồng hồ .
	 - GV dùng mô hình đồng hồ chỉnh . Yêu cầu HS trả lời .
	3. Thực hành làm bài tập
	- Bài 1. Tìm x
	x : 5 + 5327 = 6429
	x + ( 2348 - 2339) = 7011
	- Bài 2. Đặt tính rồi tính kết quả
	2145 x 3 4569 : 4 2109 x 2 5670 : 5
	- Bài 3. Học sinh đồng diễn thể dục xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 450 HS. Sau đó chuyển thành 9 hàng. Hỏi mỗi hàng lúc đó có bao nhiêu HS?
	GV gợi ý:
	+ Tính số HS tham gia đồng diễn?
	+ Số HS đó xếp thành 9 hàng thì mỗi hàng có bao nhiêu em?
	Trong lúc HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS cón lúng túng, chấm một số bài.
	III. Tổng kết, dặn dò: 
Luyện toán
Luyện tập 4 phép tính . giải toán
 I. Mục tiêu
	- HS ôn tập, củng cố về cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 10 000.
	- Giải toán rút về đơn vị
 II. Hoạt động dạy học
	1. HĐ1. Củng cố lý thuyết
	? Nêu các nội dung chính đã học trong tuần.
	? Giải bài toán rút về đơn vị em cần tính qua mấy bước. Đó là những bước 	nào?
	? Khi đặt tính cộng, trừ 2 số có nhiều chữ số em cần lưu ý đặt như thế nào.
	2. HĐ2. Thực hành
	HS làm các bài tập sau
	- Bài 1. Đặt tính rồi tính
	 2317 + 5386 4001 - 269 1204 x 7 3659 : 8
	- Bài 2.Tìm x
	 2357 - x = 1853 	x : 6 = 1205
	- Bài 3. Có 9 hộp bánh chứa 90 gói bánh. Hỏi có 4 hộp như thế thì chứa 	bao nhiêu gói bánh?
	HS làm bài, GV theo dõi chung
	3. HĐ3. Chấm, chữa bài
 III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Luyện Tiếng Việt
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
	I. Mục đích, yêu cầu
	 Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của hình ảnh nhân hoá.
	 Ôn luyện về câu hỏi Vì sao?: tìm được bộ phận câu cho câu hỏi Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
	 Ôn luyện về dấu phẩy.
	II. Các hoạt động dạy học
	Bài tập 1: 
	 Một HS đọc yêu cầu bài tập
	 Cả lớp đọc thầm đoạn thơ, HS làm bài tập, rồi trao đổi để trả lời các câu 	hỏi:
	 - Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ?
	 - Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào?
	 - Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay?
	Bốn nhóm lên bảng thi tiếp sức, nhận xét, bổ sung.
	Bài tập 2: 
	- Một HS đọc yêu cầu bài tập. 
	- GV mời một HS lên làm bảng lớp (gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi 	Vì sao? trong từng câu văn viết trên bảng)
	Bài tập 3: HS đọc lại bài Hội vật, trả lời lần lượt từng câu hỏi 
	GV chốt ý đúng.
	III. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS làm bài tốt.
_____________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện kể: Người bán quạt may mắn
	I. Mục đích, yêu cầu
	1. Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyên Người bán quạt may mắn, Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.	
	II. Đồ dùg dạy học
	Tranh minh hoạ câu chuyện.
	III Các hoạt động dạy học	
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện
	a. Chuẩn bị
	 	Một HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý.
	HS quan sát tranh minh hoạ .
	b. GV kể chuyện
	- GV kể chuyện rồi hỏi HS: 
	+ Bà lão gặp ai và phàn nàn điều gì?
	+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
	+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
	c. HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
	- Cả lớp chia nhóm tập kể câu chuyện
	- Đại diện các nhóm thi kể 
	- GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS
	? Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
	? Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
	? Cả lớp bình chon người kể chuyện hay nhất, hiếu câu chuyện nhất . III. Củng cố, dặn dò
	Nhận xét tiết học, tuyên dương những kể chuyện tốt tốt

Tài liệu đính kèm:

  • doct25,l3.doc