Giáo án giảng dạy môn học khối 1 - Tuần 25 năm học 2012

Giáo án giảng dạy môn học khối 1 - Tuần 25 năm học 2012

 TẬP ĐỌC

TRƯỜNG EM (2T)

I- Mục tiêu:

- Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: Cô giáo,dạy em , điều hay,mái trường.

- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó ,thân thiết với bạn học sinh

- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)

*HS khá , giỏi tìm được tiếng ,nói được câu chứa tiếng có vần ai , ay biết hỏi , đáp theo mẫu về trường , lớp của mình

II- Đồ dùng dạy học: GV: Tranh SGK,

 HS : Bảng con, vở BT

 

doc 15 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn học khối 1 - Tuần 25 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng : buổi 1
Thứ,ngày
tiết
Môn học
 Tên bài dạy tuần : 25
 Ghi chú
 2
20/2/2012
1
Chào cờ
Chào cờ
2
Tập đọc
 Trường em (T1) 
3
Tập đọc
 Trường em (T2) 
4
Toán
Luyện tập
3
 21/2/2012
1
Toán 
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
Dạy buổi chiều
2
Chính tả
 Tập chép bài : Trường em (T1)
3
 Tập viết
 Tô chữ hoa A, Ă(T2)
4
HĐTT
HĐ4: chơi trò chơi 
4
22/2 /2012
1
Thể dục
Bài TD phát triển chung- Trò chơi
2
Tập đọc
 Tặng cháu (T1) 
3
Tập đọc
 Tặng cháu (T2) 
4
 Luyện TV
Luyện đọc bài : Tặng cháu 
5
 23/2/2012
1
Toán
 Luyện tập chung
Dạy buổi chiều
2
Tập đọc
 Cái nhãn vở (T1) 
3
Tập đọc
 Cái nhãn vở (T2)
4
 LuyệnTV
Luyện đọc bài : Cái nhãn vở 
6
24/2/2012
1
 Toán 
 Kiểm tra giữa học kỳ 2
2
Chính tả
Tập chép bài : Tặng cháu 
3
Kể chuyện 
Rùa và Thỏ
4
SHL
Sinh hoạt lớp
 @ & ?
 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
 Tập đọc
Trường em (2T)
I- Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: Cô giáo,dạy em , điều hay,mái trường.
- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó ,thân thiết với bạn học sinh
- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)
*HS khá , giỏi tìm được tiếng ,nói được câu chứa tiếng có vần ai , ay biết hỏi , đáp theo mẫu về trường , lớp của mình
II- Đồ dùng dạy học: GV: Tranh SGK,
 HS : Bảng con, vở BT
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HĐ1: Luyện đọc
* GV đọc mẫu
* Hướng dẫn HS luyện đọc
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ: cô giáo , dạy em, điều hay , mái trường
*) Luyện đọc câu:
*) Luyện đọc đoạn, bài
*) Thi đọc
HĐ2: Ôn các vần ai , ay
H:Tìm tiếng trong bài có vần ai , ay?
H: Tìm tiếng ngoài bài có vần ai , ay?
H: Nói câu có tiếng chứa vần ai ,ay?
HS theo dõi
HS đọc CN- Lớp kết hợp phân tích tiếng
HS nối tiếp nhau đọc mỗi em một câu
HS nối tiếp nhau đọc đoạn
3 HS đọc toàn bài- Lớp đọc đồng thanh
HS thi đọc cá nhân- đại diện mỗi tổ một bạn đọc thi
HS tìm nêu: hai, mái,hay
HS tìm và nêu
Thi đua cá nhân
Bạn Mai học rất giỏi.
 Tiết 2
HĐ1: Tìm hiểu bài và luyện nói
a- Tìm hiểu bài:
H: Trong bài trường học được gọi là gì?
H:Vì sao trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em?
b- Luyện nói
Hỏi nhau về trường lớp của mình
H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
H: Trường của bạn tên là gì?
H: Trong lớp ai là bạn thân nhất của bạn?
H : Bạn được điểm cao nhất về môn gì?
H: ở trường cò gì vui?
HĐ2: Củng cố dặn dò
H: Đối với ngôi trường của mình em phải làm gì?
Chuẩn bị tiết sau
 HS theo dõi
2 HS đọc đoạn 2
Là ngôi nhà thứ hai của em
3HS đọc đoạn 2
Vì ở tường có cô giáo hiền như mẹ 
HS đọc yêu cầu luyện nói
HS quan sát tranh SGK
HS hỏi đáp theo mầu câu
Một số nhóm trình bày trướ lớp
Chuẩn bị tiết sau
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặt tính , làm tính,trừ nhẩm các số tròn chục
- Biết giải toán có phép cộng.
II- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*) Bài cũ:
 HS lên bảng làm 2 BT: 60-40= 20
GV nhận xét,cho điểm.
 Giới thiệu bài
HĐ1: HDHS làm các BT trong SGK Bài 1:Đặt tính rồi tính:
70-50 60-30 90-50
Y/c HS đặt tính sao cho số hàng đơn vị thẳng số hàng đơn vị,số hàng chục thẳng số hàng chục.
Bài 3:Đúng ghi Đ,sai ghi S vào ô trống.
a) 60 cm-10cm =50 
b)60cm-10cm=50cm
c)60cm-10cm=40cm
Bài 4:GV nêu BT:
+Bài toán cho ta biết gì?
+Bài toán yêu cầu gì?
+Em hãy nêu câu lời giải và viết phép tính để giải bài toán?
Bài 5:Điền dấu + - vào ô trống.
50....10=40 ; 30....20 = 50; 40....20=20
Bài 2:Chuyển thành trò chơi.Mỗi tổ 4 em chơi tiếp sức.
HĐ2 : HS làm vào vở BT.
 -Chấm bài,chữa bài.
Củng cố,dặn dò:
HS nhận xét
-Nêu yêu cầu;Đặt tính rồi tính.
-Làm vào bảng con.
-Nhận xét,chữa bài.
-Tìm hiểu lệnh của bài toán.
-1 HS lên bảng làm.
-Cả lớp nhận xét,bổ sung.
-Đọc yêu cầu của bài.
-Nhà Lan có 20 cái bát,mẹ mua thêm 10 cái bát nữa.
-Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát?
 Bài giải
Nhà Lan có tất cả số cái bát là:
 20+10=30(cái bát)
 Đáp số: 30 cái bát.
50 – 10 = 40 ; 30 + 20 = 50
40 - 20 = 20
-HS chơi TC theo 2 nhóm tiếp sức
Chuẩn bị tiết sau
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
Toán 
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
I-Mục tiêu
- Nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình.
- Biết cộng , trừ các số tròn chục , giải toán có phép cộng.
II-Đồ dùng:Thước kẻ,com pa.
III-Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
*) Giới thiệu bài:
 HĐ1: Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
a-Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình vuông.
-GV chấm 1 điểm trong hình vuông .
-Cô vừa vẽ cái gì?
Trong toán học người ta gọi đây là 1 điểm. Để gọi tên điểm đó người ta dùng 1 chữ cái in hoa. Ví dụ cô dùng chữ cái A(GV viết A cạnh dấu chấm trong hình vuông). Đọc là điểm A. 
- Điểm A nằm ở vị trí nào của hình vuông?
- GV gắn băng giấy: Điểm A ở trong hình vuông.
- GV vẽ tiếp điểm N ngoài hình vuông.
- Cô vừa vẽ gì?
- Điểm N nằm ở vị trí nào của hình vuông?
 GV nhận xét.
b) Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình tròn.
- Tiến hành tương tự như khi giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông.
HĐ2 Luyện tập.
-GV nêu yêu cầu của bài tập
 Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S..
Bài 2: a- Vẽ 2 điểm ở trong hình TG, vẽ 3 điểm ở ngoài hình TG.
b-Vẽ 4 điểm ở trong hình vuông, vẽ 3 điểm ở ngoài hình vuông.
 GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: Tính
Nêu lại cách tính giá trị biểu thức20+10 + 10.
B ài 4: Tóm tắt:
 Đoạn 1: 30 cm
Đoạn 2: 50 cm
Cả 2 đoạn dài ....cm?
GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
 Chấm bài,chữa bài
Củng cố,dặn dò: -Hệ thống bài học.
-Nhận xét tiết học.
 A
 N
-Hình vuông.
-HS nêu:Điểm A nằm trong HV.
-Điểm N.
-Điểm N nằm ngoài hình vuông.HS nhắc lại
 B
Nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài.
-lấy 20 + 10 được bao nhiêu cộng với 10. 20+10+10=40
-Các bài còn lại làm tương tự.
 Bài giải
 Cả 2 đoạn thẳng dài là:
 30+50=80(cm)
 Đáp số : 80 cm.
Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau./.
Chính tả:
Trường em.
I- Mục tiêu: 
- Nhìn sách hoặc bảng , chép lại đúng đoạn " Trường học là..anh em ": 26 chữ trong khoảng 15 phút
- Điền đúng vần ai , ay : chữ c , k vào chỗ trống
- Làm được bài tập 2,3 (SGK)
II- Đồ dùng: Giáo viên: bảng phụ ghi sẵn đoạn viết. 
 Học sinh: Vở viết chính tả,vở BTTV..
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV 
Hoạt động HS 
 giới thiệu môn học.
-Nêu yêu cầu của tiết Chính tả.
HĐ1: HDHS tập chép:
- GV viết bảng đoạn văn.
- GV chỉ bảng cho HS đọc tiếng dễ viết sai. Ví dụ: trường, giáo, nhiều.. 
- GV sửa tư thế ngồi cho HS, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài, sau dấu chấm phải viết hoa.
- GV đọc thong thả bài viết.
- GV chữa bài trên bảng.
 - GV chấm 1/ 2 số bài .
 HĐ2: HDHS làm bài tập.
a) Điền vần ai hay vần ay?
GVHD cách làm bài. 
- GV nhận xét, bổ sung.
b) Điền chữ c hay chữ k?
GVHD cách làm bài.- GV nhận xét, bổ sung.
 Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em viết đẹp.
-Động viên những em viết chưa đẹp cần cố gắng hơn./.
- HS nhìn bảng đọc.
- HS chú ý lắng nghe.luyện viết bảng con chữ dễ viết sai.
-Nhận xét,chữa bài.
- HS chép bài vào vở.
- HS cầm bút chì sửa bài của mình.
- HS soát bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- 1 HS lên chữa bài.
 gà mái,máy ảnh.
- 1 HS đọc kết quả bài làm.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- 1 HS lên chữa bài.
cá vàng, thước kẻ,lá cọ. 
- 1 HS đọc kết quả bài làm.
Tập viết
Tô chữ hoa A, Ă, Â ,B.
I- Mục tiêu: 
- Học sinh biết tô các chữ hoa: A, Ă, Â ,B.
- Viết đúng các vần ai, ay, ao,au , các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng,mai sau chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết1 , tập hai ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
II- Đồ dùng: Giáo viên: bảng phụ ghi bài viết,chữ mẫu A, Ă, Â ,B.
 Học sinh: Vở Tập viết .
III- Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV 
Hoạt động HS 
Giới thiệubài:Giới thiệu giờ học Tập viết,nội dung giờ Tập viết..
HĐ1: HD tô chữ hoa.
- GV HDHS quan sát.
+ HS quan sát chữ hoa A, trên bảng phụ và trong vở TV 1/ 2( chữ theo mẫu chữ mới quy định.).
- Chữ A gồm mấy nét?
- GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết ( vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ). GV nhận xét sửa sai cho HS. 
Các chữ Ă, Â HD tương tự như chữ A.
HĐ1: HDviết vần,từ ngữ ứng dụng: 
GV viết các vần và từ ứng dụng lên bảng.GV nhận xét sửa sai cho HS.
HĐ2:HS tập tô,tập viết
-GV cho HS tô chữ vào vở.
-GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Chấm bài.
Củng cố,dặn dò:-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương,khen ngợi HS viết đẹp./.
- HS quan sát
- Chữ A gồm 3nét : 3 nét cong, 
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bảng con.
-HS thực hiện.
-HS quan sát trên bảng và trong bảng phụ.
-HS viết bảng con . 
-HS nhận xét,chữa lỗi.
-HS thực hiện tô chữ vào vở và viết vần, từ ngữ vào vở. 
Hoạt động tập thể
HĐ4: Chơi trò chơi dân gian
1- Mục tiêu:
- HS biết lựa chọn,sưu tầm một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi nhi đồng.
- Biết chơi một số trò chơi dân 
- Yêu thích và thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong các dịp lễ tết, hội khỏe phù đổng, các giờ dạy ngoại khóa, giờ ra chơi.
2 - Quy mô hoạt động : - Theo quy mô lóp
3 - Tài liệu : - Sách " Trò chơi dân gian " Sân bãi, dụng cụ
4- Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Bước 1: Chuẩn bị
*- Đối với GV
Hướng dẫn HS sưu tầm các trò chơi dân gian
Nắm được luật chơi và cách chơi một số trò chơi đơn giản
- Hướng dẫn HS thuộc một số bài thơ, bài đồng dao liên quan đến trò chơi
- Chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ để động viên người chơi
Bước 2: Khởi động 
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi " Oẳn tù tì "
H: Trò chơi vừa rồi có tên là gì ?
H: Đã bạn nào từng tham gia chơi chưa?
H: Trò chơi có khó không?
8- GV hướng dẫn buổi sinh hoạt " Trò chơi dân gian"
Bước 3: chơi trò chơi dân gian
- GV giới thiệu một số trò chơi dân gian đơn giản
- Hướng dẫn HS cách chơi và một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi
- Tổ chức cho HS chơi thử
- HS tiến hành chơi các trò chơi dân gian theo nhóm lớp.
Bước 4: Tổng kết - đánh giá
HV nhận xét thái độ ý thứccủa HS
Dặn dò chuẩn bị những nội dung cho tiết học sau:
Thứ tư ngày 22 tháng 2năm 2012
Thể dục
Bài thể dục – trò chơi vận động.
I-Mục tiêu ... Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng , trừ số tròn chục
- Biết giải toán có một phép cộng.
II- Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV 
Hoạt động HS 
*)Giới thiệu bài
HĐ1:HDHS làm các BT trong SGK.
Bài 1: HDHS Viết theo mẫu..
 HDHS đọc đề bài và làm bài,chữa bài.
Bài 2: a,Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
b, Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
(GV củng cố cách so sánh 1 số tròn chục với số đã học: 13 và 30. Vì 13 và 30 có số chục khác nhau, 1 chục bé hơn 3 chục nên 13< 30).
Bài 3:a) Đặt tính rồi tính
GV lưu ý đặt cột dọc hàng phải thẳng hàng. Trừ từ phải qua trái.
b) Tính nhẩm.
-Tính nhẩm rồi viết kết quả vào sau dấu bằng.
-Nhận xét gì về các số trong 3 phép tính trên?
-Vị trí của chúng trong các phép tính như thế nào?
Vì 50+20= 70 nên 70- 50= 20và
70- 20= 50. Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. “Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng”.
 Bài 4: GVHDHS nêu bài toán và giải bài toán.
 Tóm tắt:
 Lớp 1A vẽ: 20 bức tranh. 
Lớp 1B vẽ : 30 bức tranh.
Cả 2 lớp vẽ :.... bức tranh?
 Bài 5:Vẽ 3 điểm ở trong HTG.
Vẽ 2 điểm ở ngoài HTG.
Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét.
-Về nhà ôn bài và xem trước bài sau./.
-HS thực hiện : 
 Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị.
 Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
 Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
 Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
a)9, 13, 30, 50.
b)80,40,17,8.
-Đặt tính theo cột dọc,thẳng cột.
-HS làm bảng con và chữa bài.
HS tính nhẩm và đọc kết qủa. 
70+ 20= 90. 20 + 70= 90
 Kết quả trong 2 phép tính này giống nhau.
50+20= 70 70- 50= 20
70- 20= 50
Kết quả trong các phép tính này. 50+20= 70
 Ngược lại :70- 50= 20
 70- 20= 50
-HS nêu đầu bài sau đó nêu lời giải và đáp số.
Bài giải:
Cả 2 lớp vẽ được số bức tranh là:
20+ 30= 50( bức tranh).
 Đáp số: 50 bức tranh
2HS thực hiện trên bảng.
-Cả lớp theo dõi,bổ sung.
Tập đọc:
cái nhãn vở (2T)
I- Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ quyển vở, nắn nót, viết, ngăy ngắn , khen.
- Biết được tác dụng của nhãn vở.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)
*)Tự làm và trang trí được 1 nhãn vở.
II- Đồ dùng: Giáo viên: Cái nhãn vở đã trang trí .SGK,Vở BT.
III-Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV 
Hoạt động HS 
*)Kiểm tra bài cũ: 1HS đọc thuộc lòng bài Tặng cháu và trả lời câu hỏi:
-Bác Hồ tặng vở cho ai?Bác mong các cháu làm gì?
 Giới thiệu bài
 HĐ1 HD HS luyện đọc:
a) Đọc mẫu:
 GV đọc mẫu bài tập đọc( đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm).
b) HS luyện đọc:
*Luyện đọc tiếng,từ ngữ.
-Phân tích tiếng quyển?
-Giải nghĩa từ.
*) Luyện đọc câu:
GV chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất để HS đọc. Tương tự với các câu tiếp theo.
* Luyện đọc toàn bài:
-Đoạn 1:3 câu đầu.
-Đoạn 2:Câu còn lại.
GVsửa cho HS đọc đúng, to, rõ ràng .
HĐ2: Ôn vần ang, ac 
a)- GV nêu yêu cầu ( SGK) tìm tiếng trong bài có vần ang?
b)-GV nêu yêu cầu 2 SGK: tìm tiếng ngoài bài có vần ang hay ac? 
 Tiết 2
HĐ3: Luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc:
- HS đọc 3 câu đầuTLCH:Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở?
 -Vài HS đọc đoạn còn lại và TLCH:Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
-Nhãn vở giúp ta điều gì?
*Thi đọc diễn cảm bài văn.
HĐ4:Làm và trang trí nhãn vở.
HDHS làm nhãn vở:Cỡ,nội dung.
HS làm các BT trong vở BTTV. 
Củng cố dặn dò:
- Hôm nay chúng ta vừa học bài gì?
Qua bài học này các em rút ra được bài học gì?
- GV nhận xét tiết học.
3 HS đọc- kết hợp trả lời câu hỏi
-1 HS đọc tên bài.
-HS luyện đọc tiếng, từ ngữ: nhãn vở, quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen
 -Âm qu đứng trước, vần uyên đứng sau, thanh hỏi trên vần uyên song khi viết thì lược bỏ chữ u.
-1 HS đọc câu thứ nhất( tiếp tục câu 2, 3, 4, 5, ...
- HS đọc trơn từng câu( CN- ĐT).
- Từng nhóm 2HS đọc nối tiếp.
- CN đọc cả bài, bàn nhóm cả bài.
- HS đọc ĐT cả bài.
- HS : Giang, trang.
HS đọc . Kết hợp phân tích tiếng.
2 HS đọc từ mẫu:cái bảng,con hạc..
-HS thực hiện
-Bạn viết tên trường, lớp, vở, họ và tên, năm học.
 - Bạn ấy đã tự viết nhãn vở.
-Biết được vở của ai,ở lớp nào.
-2, 3 em đọc diễn cảm lại bài văn.
-HS xem mẫu trang trí nhãn vở trong SGK.
- HS làm nhãn vở.
- Các bàn các nhóm thi xem nhãn vở của ai trang trí đẹp nhất.
-HS làm BT trong vở BTTV.
-Cái nhãn vở.
-Tự làm được nhãn vở và biết tác dụng của cái nhãn vở.
-Về nhà đọc lại bài.- Chuẩn bị bài sau.
Luyện tiếng việt
Luyện đọc bài '' cái nhãn vở "
1- Mục tiêu
 - HS luyện đọc đúng, nhanh bài ''cái nhãn vở "các vần, tiếng, từ câu khó trong bài 
 - Đọc trơn được toàn bài
-Tìm được tiếng,từ chứa vần an, at đã học ở trong, ngoài bài
*HS khá, giỏi : Hiểu nội dung bài
2- Các hoạt động dạy học
Hoạt động gv
Hoạt động hs
HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc bài
- Đọc theo cá nhân
- Đọc theo nhóm
 - Đọc đồng thanh
GV nghe nhận xét - tuyên dương
HĐ 2: Thi đọc
- Thi đọc theo nhóm
- Thi đọc cá nhân
- GV nghe nhận xét- tuyên dương- ghi điểm
Thi tìm nhanh tiếng, từ chứa vần : an, at ở trong, ngoài bài ?
- Ghi dấu x vào ý đúng
Bạn Giang viết tên trường, tên lớp, họ và tên mình vào chỗ nào?
GV nhận xét tuyên dương bạn tìm nhanh đúng nhiều tiếng, từ - ghi điểm
*HS khá giỏi: 
- Bài thơ 'Cái nhãn vở " nói lên điều gì?
- Thi đua giữa các nhóm
- GV nghe nhận xét - tuyên dương
Củng cố, Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau
HS luyện đọc cá nhân
HS luyện đọc theo nhóm
HS luyện đọc đồng thanh
Đại diện nhóm đọc
- Đọc theo nhóm lớn mỗi nhóm 1 lần
Đại điện nhóm đọc: giỏi- giỏi ; 
khá- khá; yếu- yếu
* Dự kiến HS trả lời
 Vào nhãn vở
 Vào trang vở
 Vào trang bìa
- Tự làm và trang trí được 1 nhãn vở.
4 HS đọc lại bài
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
Toán
Kiểm tra giữa học kỳ 2
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra kết quả việc học tập của HS , về:
- Thực hiện phép cộng , trừ các số trong phạm vi 20 , các số trong tròn chục
- Giải toán có lời văn 
- Điểm ở trong ,ở ngoài một hình
II- Đề bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
13+6 ; 20+30 ; 17-7 ; 80-50 :
Bài 2: Tính nhẩm
a) 16-5= ; 12+6 = ; 40+30 = ; 70-20 = 
b) 30cm+10cm = ; 19cm - 7 cm = ; 80 cm - 50 cm =
Bài 3: Tóm tắt bài toán rồi giải
Ông Ba trồng 30 cây cam và một chục cây chuối . Hỏi ông Ba trồng được tất cả bao nhiêu cây?
Bài 4: 
a- Vẽ 3 điểm ở trong hình vuông
b- Vẽ 4 điểm ở trong hình vuông 
Bài 5: Số
16>>14 ; 40<.< 60 
III- GV chấm - chữa bài: Chuẩn bị tiết sau
Chính tả:
tặng cháu
I- Mục tiêu: 
- Học sinh chép lại chính xác không mắc lỗi bài thơ “Tặng cháu”(Hồ Chí Minh.Tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút.
- Điền đúng chữ l hay n?Dấu ?hay ~.
II- Đồ dùng: Giáo viên: bảng phụ ghi sẵn bài viết và 2 BT. 
 Học sinh: Vở viết chính tả,vở BTTV.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV 
Hoạt động HS 
Giới thiệu bài,
 -Nêu yêu cầu của tiết Chính tả.
HĐ1: HDHS tập chép
- GV viết bảng bài thơ.
- GV chỉ bảng cho HS đọc tiếng dễ viết sai,viết nháp và sửa chữa.
- GV sửa tư thế ngồi cho HS, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài, đầu mỗi dòng phải viết hoa.Các chữ đầu dòng thẳng nhau.
- GV đọc thong thả bài viết.
- GV chữa bài trên bảng.
 - GV chấm 1/ 2 số bài .
 HĐ2 : HDHS làm bài tập.
a) Điền l hay n?
GVHD cách làm bài.
GV nhận xét, bổ sung.
b) Điền dấu ? hay ~ ? GVHD cách làm bài.
GV nhận xét, bổ sung.
 Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em viết đẹp.
-Động viên những em viết chưa đẹp cần cố gắng hơn./.
- HS nhìn bảng đọc.
- HS chú ý lắng nghe.luyện viết bảng con chữ dễ viết sai.
-Nhận xét,chữa bài.
- HS chép bài vào vở.
- HS cầm bút chì sửa bài của mình.
- HS soát bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- 1 HS lên chữa bài.
 - 1 HS đọc kết quả bài làm.
 Nụ hoa.
 Con cò bay lả bay la.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- 1 HS lên chữa bài.
Quyển vở ; chõ xôi ;tổ chim
- 1 HS đọc kết quả bài làm.
Kể chuyện 
Rùa và Thỏ.
I- Mục tiêu: 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Chớ nên chủ quan , kiêu ngạo.
II- Đồ dùng: Giáo viên: bảng phụ,tranh minh hoạ truyện kể “Rùa và Thỏ”. 
 Học sinh: SGK
III-Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV 
Hoạt động HS 
 *) Giới thiệu bài:
HĐ1 : GV kể chuyện.
- GV kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
- Kể lần 1để HS biết câu chuyện.
- Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minhhoạ, giúp HS nhớ câu chuyện.
GV nhận xét, bổ sung.
 HĐ2: HDHS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK TLCH:Tranh vẽ gì?
Câu hỏi dưới tranh là gì?
Thỏ nói gì với Rùa ?
GV yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Cả lớp chú ý lắng nghe bạn kể để nhận xét: Bạn có nhớ nội dung không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Có diễn cảm không?
HĐ3: HDHS phân vai kể toàn truyện.
-GV tổ chức cho các nhóm HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Kể lần 1 GV là người dẫn chuyện. -Những lần sau mới giao cho HS cả vai người dẫn chuyện.
Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
-Vì sao Thỏ thua Rùa?
- Câu chuyện khuyên em điều gì?
GV nhận xét tiết học
Về nhà kể lại truyện cho người thân .
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
-HS đọc câu hỏi dưới tranh.
-Rùa tập chạy. Thỏ mỉa mai, coi thường nhìn treo Rùa.
-Rùa trả lời ra sao
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nhận xét bàn kể của bạn.
HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4( cách làm tương tự như với tranh 1).
-Mỗi nhóm gồm 3 em đóng vai : Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện.
HS thực hiện thi kể chuyện. 
Vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn.
*Chớ chủ quan, kiêu ngạo, như thỏ sẽ thất bại.
Sinh hoạt cuối tuần
* ưu điểm 
- Dạy học đúng chương trình tuần 25
- Dạy học tăng buổi đúng lịch
- Duy trì tốt các nề nếp quy định 
- HS đi học đầy đủ
- Thường xuyên chấm , chữa bài cho HS
* Tồn tại :
- Một số em chưa chú ý trong học tập, ngồi học còn nói chuyện riêng , 
 - Một số em đọc , viết , tính toán chậm 
 - * Kết hoạch tuần 26
 -Dạy học chương trình tuần 26- Dạy học tăng buổi đúng lịch
- Vệ sinh khang trang trường lớp
 - Luyện đọc , viết tính toán cho HS yếu kém - Duy trì tốt mọi nề nếp 
 - Chăm sóc cây cảnh - Đảm bảo ANTH và ATGT - Vận động phụ huynh nạp các khoản đóng góp - Động viên phụ huynh đưa con đi học đúng giờ hơn
 - Khắc phục dần các tồn tại trên
- Thường xuyên chấm , chữa bài cho HS

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 1 p25.doc