Giáo án giảng dạy môn học khối 1 - Tuần thứ 8

Giáo án giảng dạy môn học khối 1 - Tuần thứ 8

Tiết 2 & 3 : UA,ƯA

I. Mục tiêu:

- Đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.

- Đọc được từ ứng dụng : cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia và câu ứng dụng : Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

- Luyện nói giảm từ 1-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.

 II. Đồ dùng dạy học:

- GV, SGK, chữ mẫu.

- HS: bộ chữ, SGK, bảng con.

 

doc 35 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn học khối 1 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 :
 Thư hai.........................................................
 ...................o0o.................
Tiết 1 : Chào cờ :
Tiết 2 & 3 : UA,ƯA
I. Mục tiêu:
- Đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. 
- Đọc được từ ứng dụng : cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia và câu ứng dụng : Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- Luyện nói giảm từ 1-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.
 II. Đồ dùng dạy học:
- GV, SGK, chữ mẫu.
- HS: bộ chữ, SGK, bảng con.
 III. Các hoạt động dạy –học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:(1’)
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Gọi 2 HS đọc và viết.
- Gọi 1.HS đọc câu ứng dụng
- Nhận xét ghi điểm.
3. Dạy học bài mới:(25’)
a. Giới thiệu bài:(1’) ghi bảng.
b. Dạy vần: ua(10’)
- Vần ua tạo nên từ con chữ gì?
- Cho HS so sánh. ua với ia
- GV đọc mẫu.
- GV cho HS ghép chữ.
+ Muốn có tiếng cua ta thêm âm gì?
- Gọi HS phân tích tiếng.
- GV ghi bảng: cua
- GV đọc.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- GV cho HS quan sát tranh
+ Bức tranh vẽ gì?
- GV ghi : cua bể
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS.
- Gọi HS đọc trơn 
- GV gọi HS đọc tổng hợp.
*H ướng dẫn viết chữ:
-GV viết mẫu chữ:ua,cua bể và hướng dẫn hs
-Nhận xét bảng con
b. Dạy vần: ưa(10’)
- Vần ưa tạo nên từ con chữ gì?
- Cho HS so sánh. ua với ưa
- GV đọc mẫu.
- GV cho HS ghép chữ.
+ Muốn có tiếng ngựa ta thêm âm gì, dấu gì?
- Gọi HS phân tích tiếng.
- GV ghi bảng: ngựa
- GV đọc.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- GV cho HS quan sát tranh
+ Bức tranh vẽ gì?
- GV ghi : ngựa gỗ
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS.
- Gọi HS đọc trơn 
- GV gọi HS đọc tổng hợp.
* Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu chữ: ưa, ngựa gỗ và hướng dẫn cho HS.
- Nhận xét bảng con.
* Trò chơi giữa tiết:
* Đọc tiếng ứng dụng:(4’)
 cà chua tre nứa
 . nô đùa xưa kia
- Gọi HS đọc và tìm tiếng có âm vừa học.
- GV nhận xét và đọc mẫu.
4. Củng cố:(4’)
+Tìm tiếng ngoài bài có vần vừa học.
-Nhận xét tuyên dương
5. Dặn dò:(1’)
- Hướng dẫn học tiết 2
 Tiết 2.
* Luyện tập:
1. Luyện đọc:(10’)
- GV cho HS đọc lại các âm ở tiết 1.
- Nhận xét sửa sai.
- Cho HS quan sát tranh
+ Bức tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng câu: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. 
- Gọi HS đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- GV gạch chân các tiếng có vần vừa học.
2. Luyện viết:(10’)
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết và hướng dẫn viết chữ: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
- GV nhắc nhở HS cách ngồi viết.
3 Luyện nói:(10’)
- Cho HS quan sát tranh.
- GV hướng dẫn HS thảo luận tranh
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Tại sao bạn biết bức tranh vẽ giữa trưa mùa hè?
+ Giữa trưa là lúc mấy giờ?
+ Buổi trưa bạn thường làm gì?
+ Buổi trưa mọi người thường làm gì?
+ Tại sao em không nên chơi đùa vào buổi trưa?
- GV liên hệ giáo dục hS
4. Củng cố:(4’)
- GV gọi HS đọc lại bài. 
- Nhận xét tuyên dương.
5. Dặn dò:(1’)
- Chuẩn bị đồ dùng học bài: ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- HS trình bày đồ dùng học tập trên bàn
-HS đọc bài và viết bảng: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.
-1.HS đọc câu ứng dụng
- HS nhắc lại.
-Chữ u và a
- Giống nhau: chữ a
- Khác nhau: u với a
- HS đọc (lớp - tổ - bàn - CN)
- HS ghép
+ Âm c, HS ghép
-Tiếng cua gồm có âm c ghép với vần ua,âm c đứng trước vần ua đứng sau.
- HS đọc (lớp - tổ - bàn - CN)
-HS quan sát tranh
-Vẽ con cua.
- HS đọc (CN, tổ, lớp)
- HS đọc CN
-HS theo dõi và luyện viết bảng con
ua , cua bể
- Chữ ư và a.
- Giống nhau: chữ a
- Khác nhau: u với ư
- HS đọc (lớp - tổ - bàn - CN)
- HS ghép
+ Âm ng và dấu nặng, HS ghép
-Tiếng ngựa gồm có âm ng ghép với vần ưa,âm ng đứng trước vần ưa đứng sau và dấu thanh nặng dưới con chữ ư.
- HS đọc (lớp - tổ - bàn - CN)
-HS quan sát tranh 2
-Vẽ con ngựa
- HS đọc (CN, tổ, lớp)
- HS đọc CN
- HS theo dõi và luyện viết bảng con
ưa ngựa gỗ
- HS đọc và tìm tiếng có vần vừa học: chua, đùa, nứa, xưa.
- HS đọc lại bài tiết 1.
- HS quan sát tranh.
- Bức tranh vẽ mẹ đi chợ
- HS đọc cá nhân và tìm tiếng có vần vừa học: mua, dừa.
- HS lấy vở tập viết và theo dõi GV hướng dẫn viết.
- HS viết bài: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ 
 ua ua ua
 ưa ưa ưa
 cua bể cua bể
 ngựa gỗ ngựa gỗ
- HS quan sát tranh “ Giữa trưa”
- HS thảo luận từng đôi bạn.
+ Trong tranh vẽ giữa trưa mùa hè
+ Tại vì em thấycó chú và ngựa vào bóng mát để nghỉ.
+ Giữa trưa là lúc 12 giờ
+ Buổi trưa bạn thường ngủ
- Mọi người thường ngủ trưa.
- Vì gây ồn ào.
- HS đọc bài cá nhân.
* Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ______________________________
Tiết 4: Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vị 4
	- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng 
 - Rèn HS làm tính nhanh, đúng, chính xác.
 *Ghi chú:Bài 1,2(dòng 1),bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, que tính 
- SGK Hộp toán - bảng con 
 III. Các hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:(1’)
- Giáo viên ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
+ Toán hôm trước em học bài gì? 
- Yêu cầu học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 4.
- Nhận xét . 
+ Giáo viên ghi bảng: 1 + 3 = 2 + 2 =
 3+ 1 =
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy bài mới:(25’)
1. Giới thiệu bài(4’) 
- Tiết học trước các em đã học phép cộng trong phạm vi 4, để ôn lại các kiến thức đó các em được luyện tập qua tiết học hôm nay. Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập 
2. Luyện tập(21’)
Bài 1:(7’) HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn: 3 thêm 1 là mấy?
- GV viết kết quả xuống dưới dấu gạch ngang.
- Yêu cầu học sinh làm tương tự.
- GV đánh giá .
+ 
Bài 2: (7’)Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài: 1 cộng 1 bằng mấy? 
- Ta ghi 2 vào ô trống.
- Yêu cầu học sinh làm các bài còn lại.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 3:(7’) HS nêu yêu cầu bài
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 3
- GV hướng dẫn: Từ trái qua phải ta lấy 2 số đầu cộng với nhau được bao nhiêu ta cộng với số còn lại.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét.
- GV thu vở chấm bài và nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố dặn dò(4 ’)
- Toán hôm nay em học bài gì?
- Gọi HS đọc phép cộng trong phạm vi 3, 4.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:(1’)
- Chuẩn bị: Phép cộng trong phạm vi 5
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh hát
- Bài phép cộng trong phạm vi 4.
- 2 Học sinh đọc 
- Học sinh thực hiện bảng con.
-2 HS nhắc lại.
Bài 1: Tính
- 3 thêm 1 là 4
- 3 em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở sau đó học sinh dưới lớp nhận xét bài của bạn.
+
+
+
+
 3 2 2 1 1
 1 1 2 2 3
 4 3 4 3 4 
Bài 2: Số?
- 1 cộng 1 bằng 2
- HS làm vào vở toán.
 + 1 + 2 
1 2 1 3 
 + 3 + 2
1 4 2 4 
Bài 3: Tính
- Nghe hướng dẫn
- 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 1 + 2 + 1 = 4 2 + 1 + 1 = 4
- Bài luyện tập về phép cộng trong phạm vi 3, 4.
- 2 em đọc.
* Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ____________________________
Tiết 5 : ĐẠO ĐỨC : Bài 4 :GIA ĐÌNH EM ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
	- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời, 
ông bà, cha mẹ .
 - HS biết lễ phép ,vâng lời ông bà, cha mẹ.
 *Ghi chú:Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ.
 -Phân biệt được các hành vi,việc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng,
lễ phép,vâng lời ông bà cha mẹ.
 II. Đồ dùng dạy học:
Tranh - vở BT đạo đức 
 III. Các hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:(1’)
- Giáo viên ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Gia đình em có mấy người ?
- Kể những công việc cuả mỗi người ?
- Em đã làm gì để gíup đỡ gia đình chưa ?
- Nhận xét - ghi điểm.
3. Dạy - học bài mới:(25’)
- Giới thiều : Gia đình em (t2)
- Trò chơi : Đổi nhà
- Điểm số 1 và 3 nắm tay làm nhà và 2 ở giữa
- Em có bị mất nhà lần nào không ?
- Em cảm thấy thế nào khi không có nhà ?
- Gia đình là nơi em được cha mẹ và người thân che chở , yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo
- Tiểu phẩm :Chuyện của bạn Long
- Mẹ chuẩn bị đi làm và dặn : - Mẹ đi làm. Trời nắng, con ở nhà học bài , làm bài và trông nhà cho mẹ.
- Bố Đạt mới mua quả bóng mới , Đạt rủ đi đá bóng 
 + Tớ chưa hoc bài xong mẹ dặn trông nhà.
 + Me cậu đâu có biết mà lo, đá bóng rồi về học tập kịp mà .
- Long lưỡng lự 1 lát rồi rủ đi đá bóng
- Sau khi xem tiểu phẩm em có nhận xét gì ? (về việc làm của Long) 
- Điều gì sẽ xảy ra khi Long không vâng lời mẹ ?
- Khen hs lễ phép : Cần phải vâng lời bố mẹ ông bà .
- Sống trong gia đình ông bà, bố mẹ quan tâm đến em như thế nào ?
- Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng ?
- Khen nhắc nhở cả lớp học tập , các biết vâng lời ông bà, bố mẹ
- Trẻ em có quyền có gia đình được sống cùng cha mẹ , được yêu thương che chở , chăm sóc nuôi dưỡng , dạy bảo.
- Trẻ em có bổn phận yêu quý gia đình , kính trọng , lễ phép, ông bà cha mẹ .
- Cần cảm thông , chia xẻ với các bạn , thiệt thòi, không được sống cùng gia đình 
- Nhận xét chung.
4.  ... ng đĩa có mấy quả cam ?
- Yêu cầu HS nêu bài toán
+ Muốn biết cả hai đĩa có mấy quả cam ta làm phép tính gì?
+ Lấy mấy cộng mấy?
- Giáo viên ghi bảng : 0 + 3 = 3
+Vậy “Ba cộng không như thế nào so với không cộng ba”?
- Giáo viên ghi bảng : 0 + 3 = 3 + 0 .
- Giáo viên hướng dẫn cho Học sinh lấy ví dụ khác tương tự để có: 4 + 0 = 4 
 0 + 4 = 4
- Vậy : 4 + 0 = 0 + 4 
+ Em có nhận xét gì về một số cộng với 0 (hay 0 cộng với một số).
* Giáo viên nhận xét:“Một số cộng với 0 bằng chính số đó”, “0 cộng với một số bằng chính số đó”.
* Nghỉ giải lao 
c. Thực hành(15’)
Bài 1:(5’)HS nêu yêu cầu
- Giáo viên hỏi yêu cầu học sinh trả lời miệng
- Giáo viên nhận xét
Bài 2(5’) Học sinh nêu yêu cầu.
+ Khi thực hiện phép tính dọc các em viết các số như thế nào?
- Gọi 2 em lên bảng làm
- Giáo viên nhận xét : Sửa sai.
Bài 3: (5’)Học sinh nêu yêu cầu của bài?
- 2 Học sinh lên bảng sửa bài .
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò:(5’)
- Giáo viên gắn bảng 2 bài toán viết sẵn vào giấy:
3 + 0
0 + 4
5 + 0
- GV nêu luật chơi: Thực hiện phép tính trong khung sau đó nối với số thích hợp, nhóm nào thực hiện đúng, nhanh là thắng.
- Giáo viên nhận xét: Tuyên dương.
+ Một số cộng với 0 kết quả như thế nào?
- Chuẩn bị bài Luyện tập
- Nhận xét tiết học
- 2 Học sinh đọc
- Học sinh làm bảng con
- Học sinh tự nhận xét 
- 2 Học sinh nhắc lại 
- Học sinh quan sát .
- Cả hai lồng có 3 con chim.
- Ta làm phép tính cộng .
- Lấy 3 cộng với 0 bằng 3.
- HS đọc cá nhân, nhóm đồng thanh
- Không có quả cam nào.
- Trong đĩa có 3 quả cam
- HS nêu: Đĩa thứ nhất có 0 quả cam, đĩa thứ hai có 3 quả cam. Hỏi cả hai đĩa có mấy quả cam? 
- Ta làm phép tính cộng 
- Lấy 0 cộng 3 bằng 3
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh .
- Có kết quả đều bằng 3 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh .
- Học sinh nhận xét: Một số cộng với 0 bằng chính số đó.
- Học sinh nhắc lại 
Bài 1: Tính
- HS nêu miệng
1 + 0 = 1 2 + 0 = 2
0 + 1 = 1 0 + 2 = 2
5 + 0 = 5 4 + 0 = 4
0 + 5 = 5 0 + 4 = 4
Bài 2: Tính
- Viết các con số thẳng cột rồi mới tính
- Lớp làm bảng con
+
+
+
+
+
 5 3 0 0 1
 0 0 2 4 0
 5 3 2 4 1
Bài 3: Điền số
- Học sinh cả lớp làm vào vở .
- HS sửa bài
1 + 0 = 1 1 + 1 = 2 2 + 2 = 4
0 + 3 = 3 2 + 0 = 2 0 + 0 = 0
- 3 Học sinh đại diện mỗi dãy lên tham gia trò chơi.
- Mỗi một số bất kỳ cộng với số 0 thì bằng chính số đó.
*Rút kinh nghiệm :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ____________________ 
Tiết 6 : Ôn Toán : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5 
I- Mục tiêu
- HS thực hiện phép cộng trong phạm vi 5
- Học sinh giỏi:nhìn tranh nêu đề và giải bài toán bằng tính cộng thích hợp
 - Học sinh yếu:cộng hai số hàng ngang trong phạm vi 5
 II- Đồ dùng dạy học
 - Bảng con,VBT
 - Tranh minh họa
 III- Các hoạt động dạy -học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm Tra bài cũ
GV cho hs làm tính:
1+2= 1+1= +2=4 
3+1= 2+2= 1+1+1= 
GV cho hs thực hiện bảng con
Nhận xét
3.Luyện tập
a.Giới thiệu bài
b.Thực hành
Bài tập 1: Tính
Chỉ định hs lên bảng
a/
2+3= 1+3= 4+1= 2+2=  
3+2= 1+1= 1+4= 2+1= 
Nhận xét
Bài 2: Tính :
 4 2 2 1 1
 + + + + + 
 1 3 2 4 3
 .. . .  . .
GV chỉ định hs lên bảng thực hiện
Nhận xét-sửa sai
- Chấm điểm
Bài tập 3: Viết phép tính thích hợp
GV cho hs nêu đề và lên bảng thực hiện
- GV nhận xét và nêu lại đề
- GV cho hs thực hiện phép tính:
Nhận xét
Bài tập 4: Số?
GV chỉ định hs thực hiện vào VBT 
+=5 + =4 += 3
 - Chấm bài-nhận xét
4. Củng cố
- GV cho hs thực hiện đọc lại bài tập 1
- GV hỏi hs hôm nay học bài gì?(Phép cộng trong phạm vi 5)
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
-Hs cả lớp thực hiện
1+2= 3 1+1= 2 2 +2= 4 3+1= 4 2+2= 4 1 +1+1=3
1 hs đọc yêu cầu
4 hs yếu: a/ 
2+3= 5 1+3= 4 4+1= 5 2+2= 4 
3+2= 5 1+1= 2 1+4= 5 2+1= 3
 b/ HS KG làm vào vở ô li
 4 2 2 1 1
+ + + + + 
 1 3 2 4 3
 __ ___ ___ ___ ___ 
 5 5 4 5 4
 Nhận xét
Cả lớp thực hiện VBT
3,4 hs thực hiện
 3
+
2
=
5
-Cả lớp thực hiện
HS khá giỏi
1 hs giỏi nêu đề:có ba con ngựa thêm hai con ngựa đang chạy vào có tất cả bao nhiêu con?
 3
 +
 2
 =
 5
- HS thực hiện vào VBT
- 3 hs lên bảng thực hiện
Cả lớp đọc lại bài
-Đồng thanh trả lời
* Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ______________________________
Tiết 7 : Ôn Tiếng Việt : Luyện đọc , viết các vần đã học
. 
I / Mục tiêu:
- Hs đọc, viết được một cách chắc chắn các vần, từ: oi, ai, ôi – ơi ; trái ổi, bơi lội; từ và các câu ứng dụng đã học. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ thực hành Tiếng Việt
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Hướng dẫn ôn tập:
a. Luyện đọc vần. oi, ai, ôi – ơi, 
So sánh các vần giống và khác nhau
b. Đọc từ ứng dụng:
GV ghi các từ: 
- Yêu cầu Hs nhẩm đọc.
 cái chổi ngói mới
 thổi còi đồ chơi 
 bài vở bơi lội 
GV gọi 3 Hs khá đọc trơn các từ.
- GV nhận xét chỉnh sửa
*Phát triển kĩ năng:
- Gv đính các thẻ từ lên bảng yêu cầu Hs đọc.
 hơi thở nói dối
 cái nôi xới cỏ
 nồi cá kho chơi bài 
Thi tìm tiếng, từ có chứa vần ôn.
- Nhận xét: Bạn nào trong đội tìm sai bị loại ra khỏi cuộc chơi. Đội nào có nhiều bạn làm sai thì thua cuộc.
- Hs yếu đọc 
- Hs khá so sánh.
- Hs đọc
- Hs khá đọc trơn các từ.
- Hs đọc cá nhân 10 - 15 em, kết hợp nhận xét.
- Lớp đồng thanh.
 Hs khá đọc trơn hoặc đánh vần. Hs yếu đọc theo.
Phân tích 1số tiếng theo yêu cầu
- Đọc lại toàn bài( đồng thanh)
- Các đội thi tìm và ghép trên bảng cài.
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
GV chỉnh sửa và lưu ý giúp Hs yếu.
- Đọc các câu ứng dụng.
GV yêu cầu Hs đọc 
GV đọc mẫu lại.
 Cho Hs ôn 1 số tiếng khó có trong câu?
(lưu ý Hs yếu)
b. Luyện viết:
 Viết: ôi - ơi, ui - ưi, chổi tre, lời nói, bé thổi còi, vui chơi
Gv treo bảng phụ, vừa hướng dẫn quy trình. 
GV lưu ý Hs viết nét nối giữa các con chữ.
Nhận xét chỉnh sửa cho Hs
- GV hướng dẫn cách viết, vị trí dấu thanh.
- Yêu cầu Hs lấy vở thực hành và viết bài.
- GV theo dõi uốn nắn Hs viết bài.
- Thu chấm bài và nhận xét.
GV cùng Hs nhận xét - đánh giá
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV yêu cầu Hs đọc lại toàn bài
- Hs đọc trên bảng lớp
- Hs khá, giỏi đọc câu ứng dụng 
- Hs đọc cá nhân 
- Hs viết vào bảng con.
- Hs lấy vở viết bài.
- Hs đọc lại toàn bài
Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ______________________________
 Tiết 8 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TIẾNG VIỆT
 LUYỆN ĐỌC VIẾT: UA, ƯA
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm chắc vần ua, ưa, đọc, viết được các tiếng, từ có vần ua, ưa.
- Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
Vở bài tập:
III/ Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập: ua, ưa
- GV ghi bảng: ua, ưa, cua bể, cà chua, nô đùa, ngựa gỗ, tre nứa, xưa kia, ...
Me đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- GV nhận xét.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
a. Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
b. Bài 2:
- Cho HS xem tranh vẽ.
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét.
c. Bài 3:
- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.
- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn: luyện đọc, viết bài
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 HS nêu: nối chữ.
- HS nêu miệng kết quả ® nhận xét.
- HS xem tranh BT.
- 1 HS làm bài → chữa bài → nhận xét.
- HS viết bài: cua bể ( 1 dòng)
 ngựa gỗ ( 1 dòng)
- HS nghe và ghi nhớ.
*Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L1 TUAN 8 CKTKNS2 BUOI (1).doc