Giáo án giảng dạy môn học lớp 1, học kì I - Tuần 18

Giáo án giảng dạy môn học lớp 1, học kì I - Tuần 18

TIẾNG VIỆT

BÀI 81: ach

I. MỤC TIÊU:

1. KT: Hs đọc và viết được: ach, cuốn sách.

2. KN: đọc được từ, câu ứng dụng.

Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: giữ gìn sách vở.

3. TĐ: GD hs ý thức giữ gìn sách vở, ĐDHT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa từ khóa, câu, phần luyện nói.

 

doc 14 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn học lớp 1, học kì I - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
KIỂM TRA HKI
*************************
TIẾNG VIỆT
BÀI 81: ach
I. MỤC TIÊU:
1. KT: Hs đọc và viết được: ach, cuốn sách.
2. KN: đọc được từ, câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: giữ gìn sách vở.
3. TĐ: GD hs ý thức giữ gìn sách vở, ĐDHT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa từ khóa, câu, phần luyện nói.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Bài cũ:
- Đọc SGK.
- Tìm tiếng có vần iêc, ươc.
- Viết: công việc, thước kẻ.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: hôm nay học vần ach
b/ Dạy vần:
- Vần ach được tạo bởi từ a và ch.
- Đánh vần a – ch – ach
- Đọc trơn: phân tích vần ach
- Đưa mẫu vật: Đây là cái gì?
- Trong từ cuốn sách tiếng nào có vần ach?
- Có vần ach nuốn có tiếng sách ta làm sao?
- Viết: sách – cuốn sách.
- Phân tích cấu tạo tiếng sách?
- Đánh vần: 
s – ach – sach – sắc – sách
- Đọc trơn: ach, sách, cuốn sách.
- Hướng dẫn viết: đưa chữ mẫu.
+ độ cao của nét khuyết trên chữ h?
+ Viết mẫu: lưu ý nối nét.
- Đọc từ ứng dụng:
viên gạch kênh rạch
sạch sẽ cây bạch đàn
- Dặn học bài: chuẩn bị tiết 2.
5 hs
cn
Bảng con
lấy chữ a, ch
cn – đồng thanh
a trước, ch sau
cuốn sách
tiếng sách
thêm âm s, dấu sắc
lấy chữ, dấu
s trước, ach sau, dấu sắc trên ach.
Cn, đồng thanh.
Cn
Quan sát
5 dòng ly
viết trên không
viết bảng con
đọc thầm, phát hiện tiếng có vần ach.
Đọc trơn
TIẾT 2
BÀI 81: ach
 Luyện tập:
a/ Đọc sách giáo khoa: quan sát tranh.
- Tranh 3 vẽ gì?
- Đọc thầm đọan thơ – tìm tiếng mới?
- Đọc trơn đọan thơ ứng dụng.
- Luyện đọc tòan bài ở SGK.
b/ Hướng dẫn viết:
- Viết mẫu: ach – cuốn sách
- Lưu ý: các nét nối, dấu sắc.
c/ Luyện nói: giữ gìn sách vở
- Lấy một số sách vở đẹp làm mẫu.
- Quan sát tranh
- Gọi hs lên giới thiệu về quyển sách, vở đẹp.
- Em đã làm gì để giữ gìn sách vở?
d/ Hướng dẫn làm bài tập:
4. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi.
- Dặn học bài. Chuẩn bị: ich - êch
- Nhận xét
- cn
- sạch, sách.
- cn – đồng thanh.
- cn
- Viết vở tập viết.
- Nhận xét.
- Thảo luận nhóm.
- cn
- Tự làm, chữa bài
THỦ CÔNG
Tiết 18: Kiểm tra học kì 1.
************************
TÓAN (Ô.T)
Sửa bài thi học kì 1.
TIẾNG VIỆT
BÀI 82: ich _ êch.
MỤC TIÊU:
KT: Hs đọc và viết được ich, êch, tờ lịch, con ếch.
KN: Đọc được từ, câu ứng dụng.
 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chúng em đi du lịch.
TĐ: Gíao dục Hs luôn biết quan sát, nhận xét.
CHUẨN BỊ:
_ Mô hình con ếch, tờ lịch.
_ Thanh chữ gắn bìa.
HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Bài cũ:
_ Đọc SGK.
_Viết: sạch sẽ, kênh rạch.
Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hôm nay ta học vần ich, êch. Ghi bảng.
b/ Dạy vần:
ich:
_ Vần ich được tạo nên từ âm i và ch.
_ So sánh ich với ach.
_ Đánh vần: i – ch – ich.
_ Đưa vật mẫu: Đây là cái gì?
_ Trong từ tờ lịch tiếng nào có vần ich?
_ Có vần ich, muốn có tiếng lịch ta làm sao?
_ Viết: lịch – tờ lịch.
_ Phân tích cấu tạo tiếng lịch?
_ Đánh vần:
 l – ich – lich – nặng – lịch.
_ Đọc trơn: ich, lịch, tờ lịch.
_ Hướng dẫn viết: Viết mẫu: lưu ý điểm đặt bút nối nét.
êch: Quy trình tương tự.
_ Dạy từ ứng dụng:
 vở kịch mũi hếch
 vui thích chênh chếch.
_ 5 hs.
_ Bảng con.
_ Lấy chử I, ch.
_ Giống: ch.
_ Khác: i – a.
_ cn – đồng thanh.
_ Tờ lịch.
_ Tiếng lịch.
_ Thêm âm l, dấu nặng.
_ Lấy chữ, dấu.
_ l trước, ich sau, dấu nặng dưới ich.
_ cn – đồng thanh.
_ cn.
_ Trên không: ich.
_ Bảng con: ich, lịch.
_ Đọc thầm, tìm tiếng có vần ich, êch.
_ Đọc trơn: cn – đồng thanh.
TIẾT 2
BÀI 82: ich – êch.
Luyện tập:
a/ Đọc SGK: quan sát tranh
- Tranh 3 vẽ gì?
- Đọc thầm đọan thơ ứng dụng. Tìm tiếng có vần mới học.
- Đọc trơn đọan thơ.
- Đọc toàn bài SGK.
b/ Hướng dẫn viết:
ich – êch – tờ lịch – con ếch
Viết mẫu, lưu ý điểm đặt bút nối nét, vị trí dấu thanh.
c/ Luyện nói:
Chúng em đi du lịch
- Tranh vẽ gì?
- Ai đã được đi du lịch với gia đình hoặc với nhà trường?
- Khi đi du lịch thường mang những gì?
- Kể tên những chuyến du lịch mà em đã được đi.
d/ Hướng dẫn hs làm bài tập.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Trò chơi.
- Dặn học bài – Chuẩn bị: Ôn tập.
- Nhận xét
- cn
- chích rích, ích
- cn – đồng thanh
- cn
- Viết vở
- Đọc tên bài
- cn
- Tự làm, chữa bài
HĐTT
VĂN NGHỆ: CA, MÚA TẬP THỂ.
I.MỤC TIÊU:
_ Hs biết thêm vài bài ca, điệu múa tập thể.
_ Hs ca hay, múa đều, đẹp.
_ Gíao dục Hs yêu thích văn nghệ.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
_ Giới thiệu bài hát Kachiusa.
_ Tập hát.
_ Tập Hs múa tập thể: vài động tác đi chéo, vòng tròn, bắt tay theo điệu nhạc và lời ca.
_ Cả lớp cùng múa. _ Gv nhận xét.
TIẾNG VIỆT
BÀI 83: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. KT: Hs đọc, viết được 1 cách chắc chắn 13 chữ ghi vần vừa học từ bài 76 – 82.
2. KN: Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện Anh chàng ngóc và con ngỗng vàng.
3. TĐ: GD hs luôn sống tốt với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh họa truyện kể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Đọc SGK.
- Viết: vui thích, chênh chếch.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: trong tuần qua học những vần mới nào?
- Ghi bảng.
- Gắn bảng ôn.
b/ Ôn tập:
- Gọi hs đọc vần.
- Trong 13 vần, vần nào có âm đôi?
- Luyện đọc 13 vần.
- Đọc từ ngữ ứng dụng thác nước, chúc mừng, ích lợi.
- Luyện đọc.
- Luyện đọc toàn bài.
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2.
- 5 hs.
- Bc
- oc, ac, ăc, âc, uc, ưc, ôc, uôc, ươc, ach, ich, êch.
- hs dò theo.
- lấy chữ ghép.
- uôc, iêc, ươc.
- cn – đồng thanh
- Đọc thầm, tìm tiếng chúa vần vừa ôn: thác nước, chúc, ích.
- Đọc trơn từ: cn – đồng thanh
- cn
***************************
TIẾNG VIỆT (Ô.T)
Hs đọc, viết lại các vần, từ trong bài 81.
***************************
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TIẾT 18: Ôn tập và kiểm tra HK1.
TIẾNG VIỆT
TIẾT 2
BÀI 83: ÔN TẬP
 MỤC TIÊU:
1. KT: Hs đọc, viết được 1 cách chắc chắn 13 chữ ghi vần
 vừa học từ bài 76 – 82.
2. KN: Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện Anh chàng ngóc và con ngỗng vàng.
3. TĐ: GD hs luôn sống tốt với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh họa truyện kể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3. Luyện tập:
a/ Luyện tập: đọc SGK
- Tranh 3 vẽ gì?
- Đọc thầm bài thơ ứng dụng, tìm tiếng có chứa vần vừa ôn.
- Đọc trơn bài thơ.
b/ Hướng dẫn viết:
- Viết mẫu: thác nước – ích lợi
- Lưu ý điểm đặt bút, nối nét, vị trí dấu thanh.
c/ Kể chuyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.
- GV kể diễn cảm kèm tranh minh họa.
T1: Nhà kia có 1 người con út rất ngốc nghếch. 1 lầm vào rừng, ngốc gặp cụ già xin ngốc thức ăn. Ăn xong cụ tặng ngốc 1 con ngỗng có bộ lông vàng.
T2: Trên đường anh vào 1 quán trọ 3 cô conn ông chủ muốn có những chiếc lông ngỗng bằng vàng. Nhưng khi họ rút lông ngỗng thì tay bị dính vào ngỗng. Ngốc lên đường. Dọc đường có 1 người định kéo giúp các cô, nhưng tay ông bị dính vào luôn. Rồi một nông dân giơ tay cứu người nhưng cũng bị dính.
T3: Ở kinh đô có cô công chúa chẳng nói chẳng cười. Vua nói: ai làm cho công chúa cười sẽ được cưới nàng làm vợ.
T4: Công chúa thấy đòan người cùng ngỗng đi lếch thếch thì cất tiếng cười. Ngốc được lấy công chúa.
_ Ý nghĩa: Nhờ sống tốt bụng, Ngốc đã gặp điều tốt đẹp, được lấy công chúa làm vợ.
Củng cố – Dặn dò:
_ Trò chơi.
_ Dặn học bài, ôn lại các bài đã học để chuẩn bị thi HK1. 
_ Quan sát, nhận xét.
_ trước, bước, lạc.
_ cn – đồng thanh.
_ Viết vở.
_Đọc lại tên truyện.
_ Lắng nghe, quan sát tranh.
_ Hs thảo luận nhóm, cử đại diện lên kể.
_ Lớp nhận xét, bổ sung.
_ cn nhắc lại.
****************************
TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối HK1.
****************************
TIẾNG VIỆT (Ô. T)
- Hs đọc lại các vần, tiếng, từ.
 - Viết chính tả câu ứng dụng bài 81, 82.
************************
HĐTT
VĂN NGHỆ: KỂ CHUYỆN, ĐỌC THƠ.
_ Hs chia thành 6 nhóm.
_ Mỗi nhóm sẽ thảo luận, đề cử 1 bạn kể chuyện hay nhất và đọc thơ hay nhất, để thi đua cùng nhóm khác.
_Gv và lớp trưởng làm giám khảo: chấm điểm, nhận xét, phát thưởng.
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
- Giúp hs thấy rõ mặt tiến bộ, mặt tồn tại, hướng phấn đấu để học tốt hơn và thay đổi không khí sau 1 tuần học.
- Tự tổ chức trò chơi tập thể, mạnh dạn trong học tập.
- Bình tĩnh, tự tin, yêu quý trường lớp, bạn bè.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Kiểm điểm tuần qua:
- Nề nếp: hs thi HKI nên nề nếp rất tốt.
- Học tập: Các em làm bài thi tốt.
2. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục củng cố nề nếp lớp, nhất là nếp trật tự.
- Ôn tập lại các kiến thức đã học, chuẩn bị bước vào HKII.
- Viết bút mực vào các vở ở HKII.
- Nhắc nhở, rèn luyện nếp VSCĐ.
3. SH chuyên đề:
- Tìm các tiếng từ có chứa vần dễ lẫn lộn: at – ac, ăt – ăc, ât – âc. Thi đua theo tổ: viết lên giấy, tổ nào nhiều từ, tổ đó thắng.
- Đọc lại các tiếng, từ.
**************************
TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối HK1.
**************************
TIẾNG VIỆT
Kiểm tra HK1.
**************************
TOÁN
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
MỤC TIÊU:
KT: Gíup Hs biết cách so sánh độ dài 1 số đồ vật quen thuộc như: bàn học, bảng đen, vở, hộp bút
KN: Nhận biết được rằng gang tay, bước chân của 2 người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau.
TĐ: Gíao dục Hs tính cẩn thận, chúnh xác.
CHUẨN BỊ:
 Thước kẻ Hs, que tính.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ:
_ Đưa 2 đọan thẳng có độ dài khác nhau, yêu cầu so sánh bằng hai cách: trực tiếp, gián tiếp.
Bài mới:
Giới thiệu độ dài gang tay:
_ Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa. Làm mẫu.
_ Cho Hs chấm một điểm nơi đặt đầu ngón cái và một điểm nơi đặt đầu ngón giữa, nối 2 điểm đó để được 1 đọan thẳng AB.
Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay:
_ Đo cạnh bảng: Đặt ngón tay cái sát mép của bảng, kéo căng ngón giữa và đặt dấu ngón giữa tại một điểm nào đó trên mép bảng, co ngón tay cái về trùng với ngón giữa đến một điểm khác trên mép bảng, cứ tiếp tục như thế đến hết. Mỗi lần co ngón cái về trùng ngón giữa thì đếm 1, 2 cuối cùng đọc to kết quả.
Hướng dẫn cách đo độ dài bằng bước chân:
_ Đo chiều dài bục giảng: Đứng chụm 2 chân sao cho các gót chân bằng nhau tại mép bên trái, bước chân phải lên trước, đếm: 1 bước, tiếp tục như vậy.
_ Bước các bước chân vừa phải, thỏai ma`1i, không cần gắng sức, có thể vừa bước đều vừa đếm.
Thực hành:
_ Gíup Hs nhận biết: Đơn vị đo độ dài là gang tay.
_ Bài 2: Đo độ dài bảng bằng thước gỗ.
_ Bài 3: Đo độ dài phòng học bằng bước chân.
Củng cố:
_ Hãy so sánh độ dài bước chân của em với của cô giào. Bước chân ai dài hơn?
_ Vì sao người ta không sử dụng gang tay hay bước chân để đo?
_ Dặn xem bài.
_ Chuẩn bị: Một chục – Tia số.
_ Nhiều Hs đo.
_ Hs đưa tay.
_ Vẽ trên bảng, nói: Độ dài gang tay của em bằng độ dài đọan thẳng AB.
_ Quan sát.
_ Đo cạnh bàn bằng gang tay của Hs.
_ Quan sát.
_ Vài Hs lên đo bục giảng bằng bước chân mình.
_ Đo độ dài bàn Hs.
_ Vài Hs lên đo.
_ Vài Hs lên đo.
_ Đ ây là những đồ vật đo chưa chuẩn.
TOÁN
ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG
 MỤC TIÊU:
KT: Giúp Hs nhận biết được điểm, đọan thẳng.
KN: Biết kẻ đoạn thẳng và điểm.
 Biết đọc tên các điểm và đọan thẳng.
TĐ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, chính xác.
CHUẨN BỊ:
 Thước, bút chì.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra.
Bài mới:
a/ Giới thiệu điểm, đọan thẳng:
_ Gv chấm lên bảng một chấm, nói: Đây là một điểm.
_ Viết tên điểm A, B.
_ Đọc: điểm A, điểm B.
_ Vẽ 2 chấm, nối 2 điểm: Nối điểm A và điểm B ta có đoạn thẳng AB.
b/ Giới thiệu cách vẽ đọan thẳng:
_ Giới thiệu dụng cụ vẽ đọan thẳng: giơ thước thẳng, vẽ đọan thẳng.
_ Hướng dẫn vẽ đọan thẳng:
+ B1: Dùng bút chấm một điểm, rồi chấm một điểm nữa. Đặt tên cho 2 điểm.
+ B2: Đặt mép thước qua điể A và B dùng tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút, đặt đầu bút tựa vào mép thước và tì trên mặt giấy tại điểm A, cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B.
+ B3: Nhấc thước và rút ra.
c/ Thực hành:
_ Bài 1: Đọc tên các điểm rối nối để có đt.
_ Bài 2: Dùng thước và bút để nối. Gọi Hs đọc tên đọan thẳng.
_ Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đọan thẳng?
Củng cố: _ Dặn: tập vẽ đọan thẳng.
 _ Chuẩn bị: Độ dài đọan thẳng.
_ cn nhắc lại.
_ cn.
_ Đọc: đt AB
_ cn, đồng thanh.
_ Lấy thước dùng ngón tay đi trên mép thước.
_ Quan sát.
_ Hs vẽ vài đọan thẳng trên bảng con.
_ Điểm C, D. Đt CD.
_ Tự làm, chữa bài.
_ 6, 10, 3.
TOÁN
MỘT CHỤC – TIA SỐ.
I. MỤC TIÊU:
1. KT: Giúp hs nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
2. KN: Biết đọc và ghi số trên tia số.
3. TĐ: GD hs tính cẩn thận, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Bài cũ:
- Đo bàn của hs bằng gang tay.
- Đo độ dài sách bằng que tính.
- Vì sao ngày nay người ta không sử dụng “gang tay” hay “bước chân” để đo độ dài?
2. Bài mới:
* Giới thiệu 1 chục:
- Gắn tranh, đếm số quả.
- 10 quả còn gọi là một chục quả.
- Lấy que tính trong 1 bó, đếm.
- 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
- 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
Ghi 10 đv = 1 chục.
- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị.
- Gọi hs đọc lại.
* Giới thiệu tia số:
- Vẽ tia số, giới thiệu: đây là tia số. Trên tia số có 1 điểm gốc là 0 (được ghi số 0). Các điểm vạnh cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm (mỗi vạch). Ghi 1 số, theo thứ tự tăng dần
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Có thể dùng tia số để minh họa việc so sánh số: Số ở bên trái thì bé hơn số ở bên phải nó và ngược lại.
* Thực hành:
- Bài 1: Đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào cho đủ 1 chục chấm.
- Bài 2: Đếm 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con đó.
- Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống.
Đếm các chấm trên hình, rồi điền số.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Trò chơi.
- Dặn học bài. Chuẩn bị: mười một, mười hai.
- cn tự do.
- là những đơn vị đo chưa chuẩn.
- 10 quả
- cn – đt
- 10 que tính.
- 1 chục que tính.
- 1 chục
- 10 đơn vị
- cn – đt
- Vẽ tia số vào bảng con.
- Tự làm, đổi bài chấm.
- Tự làm.
- tự làm, đọc kết quả.
- Làm, đọc kết quả.
TOÁN
ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
1. KT: Gíup hs có biểu tượng về “dài hơn – ngắn hơn”, từ đó có biểu tượng về độ dài đọan thẳng thông qua đặc tính “dài ngắn” của chúng.
2. KN: Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tùy ý bằng 2 cách: so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
3. TĐ: GD hs tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vài cái bút, thước, que tính dài ngắn khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Chấm 1 vài điểm. Gọi đọc.
- Vẽ 1 đoạn thẳng qua 2 điểm, đặt tên, đọc.
2. Bài mới:
* Dạy biểu tượng “dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng.
- Giơ hai cây thước, hơi: làm thế nào để biết cây nào dài hơn, cây nào ngắn hơn?
- Hướng dẫn so sánh trực tiếp: chập 2 chiếc thước sao cho có 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn.
- Dùng que tính có độ dài khác nhau, so sánh và nói được que nào dài hơn, que nào ngắn hơn.
- Nhìn hình vẽ trong sách nói: “thước trên dài hơn thước dưới, thước dưới ngắn hơn thước trên”. “Đoạn AB ngắn hơn đoạn CD, đoạn CD dài hơn đoạn AB”.
- So sánh từng cặp 2 đoạn thẳng trong bài tập 1.
- Kết luận: mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài nhất định
* So sánh gián tiếp độ dài hai đường thẳng qua độ dài trung gian:
- Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay.
- Làm mẫu: đo 1 cạnh của bàn.
- Vẽ 1 đọan thẳng lên bảng, gọi hs đo.
- Xem hình SGK: đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn? Vì sao em biết?
- KL: Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng.
* Thực hành:
- Bài 1: Ghi dấu v vào đoạn thẳng dài hơn.
- Bài 2: Hướng dẫn đếm ô vuông của mỗi đọan thẳng. Đoạn nào dài nhất, đoạn nào ngắn nhất.
- Bài 3: Tô màu đỏ vào cột cao nhất, màu xanh vào cột thấp nhất, ghi số thích hợp vào mỗi cột.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Trò chơi: thi đua đo, so sánh.
- Dặn xem lại bài.
- Chuẩn bị: Thực hành đo độ dài.
- cn
- BC
- Đo
- cn tự so sánh.
- Hs lên bảng so sánh.
- cn.
- cn nêu.
- làm theo
- cn lên đo
- đoạn thẳng dưới dài hơn đoạn thẳng trên 1 ô vuông.
Vì đoạn thẳng dưới 3 ô vuông, đoạn thẳng trên chỉ có 2 ô vuông.
- So sánh, ghi dấu.
- Đếm, ghi số, so sánh.
- Tô màu, so sánh, nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docT18.doc