Giáo án giảng dạy môn khối 1 năm học 2013 - Tuần 3

Giáo án giảng dạy môn khối 1 năm học 2013 - Tuần 3

TUẦN 3

Thứ hai ngày 02 tháng 09 năm 2013

Môn : Học vần

BÀI 8 : L, H

A. Mục tiêu:

1. KT, KN:

- Đọc được: l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: l, h, lê, hè (viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1)

- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề le le

2. TĐ: Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập phân biệt các chữ L H

B.Chuẩn bị

1. GV: Tranh, ảnh minh họa, SGK, bộ chữ dạy vàn.

2. HS: SGK, bảng, bộ chữ thực hành

C.Các hoạt động dạy học:

I. Kiểm tra bài cũ

-. Hôm trước học bài gì .

- Gọi 3 – 5 em đọc bài 3 SGK

- Cả lớp viết bảng con: ê, v, bê, ve.

- Nhận xét chung, biểu dương, ghi điểm

 

doc 26 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn khối 1 năm học 2013 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 (Từ ngày 02/ 09/ 2012 đến 06/ 09/ 2012)
Thứ - Ngày
TTT
TPPCT
Môn học
Tên Bài Dạy
Thứ Hai
(02 - 09)
1
21
Học vần 
Bài 8: L - H
2
22
Học vần
Tiết 2 
3
3
GDNGLL 
Giáo học sinh tìm hiểu ngày lễ khai giảng năm học mới 
4
9
Toán 
Luyện tập
5
3
SHĐT
Thứ Ba
(03 - 09)
1
10
Toán 
Bé hơn, dấu <
2
23
Học vần
Bài 9: O -C 
3
	24	 
Học vần 
Tiết 2
4
3
Thủ công
Xé dán hình tam giác (tiết 1)
5
3
Phụ đạo
Tiếng việt
Thứ Tư
(04 - 09)
1
11
Toán 
Lớn hơn, dấu > 
2
3
Âm nhạc
3
25
Học vần 
Bài 10: Ô - Ơ 
4
26
Học vần 
Tiết 2
5
3
Phụ đạo 
Toán
Thứ năm
(05 - 09)
1
12
Toán 
Luyện tập 
2
3
Mỹ thuật
3
27
Học vần 
Bài 11: Ôn tập 
4
28
Học vần 
Tiết 2
5
3
TNXH
Bài 2: Nhận biết các vật xung quanh 
Thứ Sáu
(06 - 09)
1
29
Học vần 
Bài 12: I - A
2
30
Học vần 
Tiết 2
3
3
Đạo đức
Bài 2:Gọn gàng sạch sẽ 
4
3
Thể dục
Giáo dục vệ sinh môi trường 
5
3
Sinh hoạt 
Sinh hoạt lớp
 TUẦN 3
Thứ hai ngày 02 tháng 09 năm 2013
Môn : Học vần
BÀI 8 : L, H
A. Mục tiêu:
1. KT, KN: 	
- Đọc được: l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: l, h, lê, hè (viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1)
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề le le
2. TĐ: Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập phân biệt các chữ L H 
B.Chuẩn bị 
1. GV: Tranh, ảnh minh họa, SGK, bộ chữ dạy vàn. 
2. HS: SGK, bảng, bộ chữ thực hành
C.Các hoạt động dạy học: 
I. Kiểm tra bài cũ
-. Hôm trước học bài gì .
- Gọi 3 – 5 em đọc bài 3 SGK
- Cả lớp viết bảng con: ê, v, bê, ve.
- Nhận xét chung, biểu dương, ghi điểm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Giảng bài
1. Giới thiệu bài học,ghi bảng: L, H
2.Dạy chữ ghi âm: l
a.Nhận diện chữ
- Viết bảng l và giới thiệu: chữ l gồm 2 nét khuyết trên và nét móc ngược
- Yc HS so sánh l và b
b.Phát âm và đánh vần tiếng
- Phát âm mẫu l ( lưỡi cong lên chạm lợi..)
- Tổ chức cho HS phát âm cá nhân,nhóm,cả lớp
- Nhận xét,biểu dương
- Viết bảng lê và đọc lê
- Yc HS đọc
- Vị trí 2 chữ trong tiếng lê?
- Hướng dẫn đánh vần: lờ- ê –lê
- Nhận xét,biểu dương.
- Ghép chữ l lê
c.Hướng dẫn viết chữ
- Viết mẫu, hướng dẫn viết l
- Yc HS viết định hình lên bàn,sau đó viết vào bảng con.
* Hướng dẫn HS viết tiếng lê:
 - Viết mẫu lê,nêu cách viết: nối liền nét l và e với nhau.
- Yc HS viết vào vở
- Nhận xét, biểu dương.
* Dạy chữ ghi âm h: tương tự
- Chữ h gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu
- Yc HS so sánh h và l
- Phát âm: hơi ra từ cổ họng, xát nhẹ
d. Đọc tiếng ứng dụng
- Đọc mẫu
- HD HS đọc
- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc 
e. Củng cố 
- Đọc lại bài 
? Âm mới học, tiếng mới học
- Chuẩn bị học bài tiết 2
- Lắng nghe,quan sát
- Giống: đều có nét khuyết trên.
 Khác: b có thêm nét thắt
- Lắng nghe,qsát,làm theo
- Phát âm: lờ
- Lắng nghe, quansát
- Đọc: lờ- ê –lê
- Âm l dứng trước,âm e đứng sau.
- Lắng nghe, quan sát, làm theo
- Cả lớp ghép bảng gài: l lê
- Lắng nghe, quan sát
- Lắng nghe, quan sát
- Thực hiện
- Lắng nghe,qsát
- Thực hiện
- Giống: có nét khuyết trên.
 Khác: h có nét móc hai đầu, l có nét móc ngược
- Phát âm cá nhân, lớp, nhóm: hờ
- Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Âm mới học: l, h; tiếng mới học: lê, hè
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
- Tổ chức luyện đọc lại các âm đã học ở tiết 1
- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc
- Yc HS lần lượt phát âm: l, lê, h, hè
- Nhận xét,biểu dương.
- Yc HS đọc tiếng,từ ứng dụng cá nhân,nhóm,cả lớp
- Nhận xét,biểu dương.
- HD HS quan sát,thảo luận tranh ứng dụng: Các bạn đang làm gì? Chơi vói con gì?...
- Nhận xét chung
- HD HS đọc câu ứng dụng
- Đọc mẫu câu ứng dụng
- HD HS đọc câu ứng dụng
- Giúp đỡ HS yếu đọc
- Nhận xét, chỉnh sưa cách đọc
b.Luyện viết
- Hướng dẫn cho HS viết vào trong vở tập viết
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, đặt vở, cầm viết
- Quan sát giúp đỡ HS viết bài
- Thu một số bài chấm điểm
- Nhận xét bài viết
c. Luyện nói
- HD HS đọc tên bài le le
- HD HS quan sát tranh và trả lời: trong tranh vẽ con gì?
- Nhận xét: con vật này gọi là con le le
- HD đọc: le, le
- Uốn nắn, chỉnh sửa cách đọc
- Phát âm cá nhân, nhóm, lớp 
- Đọc tiếng,từ ứng dụng
- Lắng nghe
- Đọc tiếng, từ ứng dụng theo CN, nhóm, cả lớp
- Quan sát, thảo luận, trả lời: Các bạn đang chơi trò chơi; Chơi với con ve
- Lắng nghe
- Đọc câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, lớp: ve, ve, hè về
- Viết ở vở tập viết
- Tư thế ngồi viết: Ngồi thẳng lưng; Đặt vở ngay ngắn; Cầm bút ba ngón tay viết đúng theo mẫu
- Đọc le le
- Quan sát, thảo luận, trả lời: con vịt con ngan
- Lắng nghe
- Cá nhân, nhóm, lớp
III.Củng cố,dặn dò
- YC HS tìm và chỉ chữ vừa học trong bài
- Đọc lại: lê, hè
- Về nhà ôn lại bài, làm bài vở bài tập xem trước bài 9: o c
- Nhận xét tiết học
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
Giáo học sinh tìm hiểu ngày lễ khai giảng năm học mới 
A/ MỤC TIÊU
Giáo học sinh hiểu ngày lễ khai giảng năm học mới gồm hai phần : phần iễ và phần hội 
- Khi khai giảng song là chúng ta bắt đầu bước vào năm học mới 
-Tổ chức cho học sinh vui chơi ca hát 
 B/ Các hoatf động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Giáo dục học sinh hiểu ngày 05 tháng 09 hàng năm là ngày khai giảng để chúng ta bước vào năm học mới 
-Đến trường chúng ta được học tập đầy đủ cùng thầy cô và các bạn 
 Tổ chức vui chơi ca hát
- Hát một số bài hát về Bác Hồ, về quê hương đất nước.
+ Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng.
+ Ai Yêu Nhi Đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh.
+ Quê Hương Tươi Đẹp
- Tổ chức cho HS thi hát theo chủ đề.
* Nhận xét, khen ngợi 
 II. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS chơi trò chơi
- GT trò chơi về an toàn giao thông(đèn xanh, đèn đỏ).
- Hướng dẫn cách chơi.
- Cho HS chơi thử
- Cho các tổ thi vòng 1
- Cho HS thi vòng 2 phân nhất nhì
* Nận xét – khen ngợi
- Lớp lắng Nghe 
- Thi theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Lớp nghe, theo dõi-nhận xét
- Nghe và theo dõi
- Lớp quan sát
- Chơi thử
- Tổ 1 thi với tổ 2
 Tổ 3 thi với tổ 4
- Lớp quan sát theo dõi.
III. Củng cố
- Cả lớp hát, vỗ tay một bài.
- Nhắc nhở HS luôn tôn kính Bác Hồ, yêu mến quê hương đất nước.
* Nhận xét tiết học
MÔN: TOÁN
 BÀI : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. KT, KN: 
 - Nhận biết các số trong phạm vi 5
 - Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5.
2. TĐ. Giáo dục HS Khi học toán cần cẩn thận, chính xác
B. Chuân bị 
1. GV: - Vẽ sơ đồ ven trên bảng lớp 
 - Bộ thực hành toán giáo viên và học sinh. 
2. HS: SGK, bộ đồ dùng học toán 
C. Các hoạt động dạy- học
I. Kiểm tra bài cũ
- 3 – 5 em hãy đếm xuôi từ 1 – 5 , đếm ngược từ 5- 1 
- Cả lớp viết bảng con: 1 2 3 4 5 5 4 3 2 1
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động của GV
Hoạt động của H
II. Giảng bài 
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài luyện tập các số từ 1®5.
- Giáo viên cho học sinh viết lại trên bảng con dãy số 1,2,3,4,5.
- Treo một số tranh đồ vật yêu cầu học sinh học sinh lên gắn số phù hợp vào mỗi tranh.
- Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2 : Thực hành trên SGK.
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK
- HD quan sát tranh SGK
 - Nêu yêu cầu: Viết số phù hợp với số lượng đồ vật trong tranh.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài .
Bài 2: Ghi số phù hợp với số que diêm.
- HD đếm số que tính, điềm số vào ô trống 
- Giúp đỡ HS làm bài 
- Nhận xét, chữa bài 
Bài 3: Điền các số còn thiếu vào chỗ trống.
- HD điền các số còn thiếu vào chỗ trống
- Cho học sinh làm bài 3 vào vở bài tập.
- Giúp đỡ HS làm bài 
- Giáo viên xem xét nhắc nhở những em còm chậm.
- Nhận xét, chữa bài 
3. Hoạt động 3: Trò chơi 
- Giáo viên vẽ các chấm tròn vào biểu đồ ven.
- Yêu cầu 3 tổ cử 3 đại diện lên ghi số phù hợp vào các ô trống. Tổ nào ghi nhanh,đúng,đẹp là tổ đó thắng.
- Giáo viên quan sát nhận xét tuyên dương học sinh làm tốt.
- Học sinh để bảng con trước mặt. Viết theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh lần lượt thực hiện.
- 3 em lên bảng làm, lớp làm bài SGK
- Cả lớp đếm và làm và làm SGK
- 1 em làm miệng dãy số thứ nhất 
- Học sinh làm bài 3 vào VBT.
- Tổ cử 1 đại diện lên tham gia trò chơi.
- Học sinh dưới lớp cổ vũ cho bạn.
III Củng cố, dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? Đếm xuôi và đếm ngược trong phạm vi 5. 
- Về xem lại bài và làm bài VBT
- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài Bé hơn – Dấu <
- Nhận xét tiết học 
Thứ ba ngày 03 tháng 9 năm 2013
Môn: Toán
BÀI : BÉ HƠN – DẤU <
A. Mục tiêu
1. KT-KN:
 - Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn, dấu < “ khi so sánh các số
 - Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn
2. TĐ: Giáo dục học sinh khi học toán cần cẩn thận chính xac. Biết vận dụng bài học vào 
bài làm khi so sánh 
B. .Chuẩn bị
1. GV: Các nhóm đồ vật , Tranh SGK, Bộ đồ dùng dạy toán
2. HS: SGK, vở và đồ dùng học toán 
C. Các hoạt động dạy – học
I. KTBC: 
 - 2 em lên bảng viết các số từ 1 đến 5, từ 5 đến 1
 - Cả lớp viết bảng con 
 - Nhận xét ghi điểm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của H
II. Giảng bài 
1.Giới thiệu bài: Giới thiệu tên bài học, ghi bảng: Bé hơn, đấu ,
2.Hướng dẫn HS biết mối quan hệ bé hơn
- Treo tranh cho HS quan sát để nhận thấy số lượng của từng nhĩm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đĩ
+ Tranh 1:Bên trái có mấy ô tô?
 Bên phải có mấy ô tô?
- Vậy một bé hơn hai
- Tương tự đối với tranh 2
- Bên phải có 1 hinh vuông, ben trái có 2 hinh vuông 
- Vậy Một hình vuơng ít hơn hai hình vuông
- Giới thiệu: Một ô tơ ít hơn hai ô tô và một hình vuơng ít hơn hai hình vuơng ta nói:
- HD viết số và dấu 
 + Một bé hơn hai- viết: 1< 2
 + Dấu < đọc là: bé hơn
- Chỉ 1< 2, 2< 3 cho HS đọc
- Viết: 1< 2, 2< 5, 3< 4 rối chỉ cho H đọc
- Khi viết dấu < giữa hai số đầu nhọn chỉ vào số bé hơn
3.Thực hành
a. Bài 1:Viết dấu bé hơn
- HD viết vào sách giáo khoa 
- Quan sát giúp đỡ HS làm bài 
- Nhận xét chữa bài 
b.Bài 3:Viết số thích hợp vào ô trống
- HD HS làm vào sách rồi đọc kêt quả
c. Bài 4: Viết dấu < vào ô trống:
- HDHS nhìn số hai bên so sánh rồi điền dấu < vào ơ trống
- Giúp đỡ học sinh làm bài 
- Nhận xét chữa bài 
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài học
- Qsá ... iểm tra bài cũ 
- Mời 2 em lên bảng trả lời câu hỏi : Để giữ gìn sức khoẻ ta phải chú ý điều gì?
- Lớp lắng nghe theo dõi 
- Nhận xét, đánh giá 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Giảng bài 
1.Giới thiệu bài qua tranh SGK, ghi bài bảng lớp . Nhận biết các vật xung quanh 
2.Hướng dẫn các hoạt động
a.Hoạt động 1:Quan sát hình vẽ
- HD quan sát, thảo luận nhóm 4 về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhăn, sần sùi...của các vật xung quanh mà em thấy trong hình
- Gợi ý để các nhóm thảo luận 
- Mời đại diện 3 nhóm trình bày
-Mời HS khác nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, bổ sung chốt lại
b.Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm 2
-HD thảo luận nhóm 2
- Gợi ý HD dể các nhóm thảo luận 
+ Nhờ đâu em biết được mùi của một vật?
+ Nhờ đâu em biết được hình dáng của một vật?
+ Nhờ đâu em biết được màu sắc của một vật?
Quan sát giúp đỡ các nhóm thảo luận 
- Mời đại diện 5 nhóm trình bày
- Mòi vài em nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại: Nhờ có mắt, mũi, tay, lưỡi...mà chúng ta nhận biết được các vật xung quanh
- Lớp quan sát tranh nhấ lại bài 
- Lớp quan sát thảo luận theo nhĩm 4
- Đai diện các nhĩm lên trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Lớp quan sát tranh thảo luận theo nhóm 2
- Đại diện các nhom lên trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
C.Củng cố, dặn dò 
? Nhờ đâu mà chúng ta nhận biết được các vật xung quanh 
- Về xem lại bài, làm bài vở bài tập, xem trước bài : Bảo vệ mắt và tai 
- Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 6 tháng 09 năm 2013
 HỌC VẦN 
BÀI 12: I, A
A. Mục tiêu
1. KT-KN: - HS đọc , viết được i, a, bi , cá
 - Đọc được câu ứng dụng : “Bé Hà có vở ô li”
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: “Lá cờ”
2. TĐ: Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập qua bài học biết đọc, viết các âm, tiếng đã học 
B.Chuẩn bị
- GV: Tranh SGK, bộ chữ dạy vần 
- HS: SGK, bảng, bộ chữ thực hành 
C. Hoạt động dạy - học
 I. Kiểm tra bài cũ
- Mời 3 em lên bảng đọc bài 11 SGK. cả lớp viết bảng con lò cò, vơ cỏ 
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Giảng bài 
1. Giới thiệu bài, ghi bảng: Bài 12: I A
2.Dạy chữ ghi âm i
a) Nhận diện chữ i: Gồm 1 nét xiên phải và 1 nét móc ngược, i có dấu chấm
b) Phát âm và đánh vàn tiếng
* Phát âm
- phát âm mẫu
- Nhận xét,chữa lỗi cho HS
* Đánh vần
- HDHS phân tích tiếng bi 
- HD HS đánh vần theo CN, nhóm , ĐT
- Hướng dẫn HS viết chữ bảng con 
- Viết mẫu, kết hợp giới thiệu cách viết: i
- Viết mẫu, kết hợp giới thiệu cách viết: bi
- Giúp đỡ HS viiết chú ý nét nối giữa b với i)
- Nhận xét,biểu dương.
3.Dạy chữ ghi âm a (tương tự như trên)
- Chữ a gồm nét cong hở- phải và một nét móc ngược
-HD HS so sánh chữ a với i?
+ Phát âm: miệng mở to nhất,mơi khơng trịn
- HD đọc tiếng ứng dụng 
- HDHS đọc tiếng ứng dụng: 
- Bi, vi, li, ba, va, la
- Bi ve, ba lô
Kết hợp giảng : Ba lô
- Nhận xét,chỉnh sữa,cách đọc 
4. Củng cố 
- Đọc lại bài trên bảng lớp 
? Âm, tiếng mới học 
- Chuẩn bị học bài tiết 2
- Lớp lắng nghe nhắc lại bài 
- Lắng nghe,quan sát
- Lắng nghe,quan sát đọc phát âm, cá nhân, nhóm, lớp 
- Tiếng bi có âm b đứng trước âm i đứng sau 
- HD HS đánh vần theo CN, nhóm , ĐT
- Lắng nghe,quan sát
- Thực hiện viết bảng con : i, bi 
- Trả lời:b đứng trước,i đứng sau
- Lắng nghe,quan sát
- Giống : đều có nét móc ngược.
 Khác: a có thêm nét cong,I có thêm dấu chấm trên đầu. 
- Phát âm cá nhân, nhóm, lớp 
- Quan sát, Lắng nghe.
- CN ,nhóm , cả lớp.
- Lớp lắng nghe 
- Cả lớp đọc 
Tiết 2
5. .Luyện tập
a.Luyện đọc
- HDHS lần lượt đọc lại các âm ,tiếng các âm đã học ở tiết 1: i,a,bi,cá 
- Quan sát giúp đỡ học sinh đọc 
- Uốn nắn chỉnh sửa cách đọc 
- HDHS quan sát và thảo luận tranh minh họa câu ứng dụng: tranh vẽ gì?
- Nhận xét,biểu dương.
- HDHS đọc câu ứng dụng 
- Nhận xét,chỉnh sữa cho HS
- Đọc câu ứng dụng: bé hà có vở ơ li
- HDHS đọc câu ứng dụng
- Uốn nắn chỉnh sửa cách đọc 
b.Luyện viết: HD HS tập viết i,a,bi,cá trong vở tập viết
- Nhắc lại tư thế ngồi viết,đặt vở,cầm viết 
- Quan sát giúp đỡ học sinh viết bài 
- Thu một số bài chấm điểm 
- Nhận xét bài chấm 
c. Luyện nói theo chủ đề : Lá cờ 
- HDHS đọc tên bài luyện nói :lá cờ
? Tranh vẽ cái gì?
- HDHS nhận biết từng lá cờ : Cò nước có ngôi sao, cò Đội có huy hiệu, và coe lễ hội 
- Đọc bài lá cờ 
- Nhận xét,biểu dương.
- Thực hiện
- Thảo luận,trả lời
- Đọc tiếp nối cá nhân,nhóm,cả lớp.
- Lắng nghe quan sát tranh thảo luận qua tranh 
- Tranh vẽ hai chị em
- Nhắc lại
- Cả lớp viết bài vào vở tập viết 
- Quan sát chữ mẫu, viết đúng theo mẫu 
- Quan sát,trả lời
- Tranh vẽ lá cờ 
- Lắng nghe quan sát nhận biết 
III. Củng cố,dặn dò 
- Đọc lại toàn bài SGK, bảng lớp 
? Âm, tiếng mới 
- Về học bài và làm bài vở bài tập 
- Nhận xét tiết học
\
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 2 : GỌN GÀNG,SẠCH SẼ
I.Mục tiêu: 
1. KT, KN: - Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
 - Biết lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ.
 - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân , đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
2. TĐ: Giáo dục học sinh qua bài học biết yêu quý bạn bè cha cha mẹ
B. Chuẩn bị 
- GV: Bài hát : Rửa mặt như mèo, Tranh minh hoa SGK
- HS: Vở bài tập đạo đức 
C. Hoạt động dạy- học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Giới thiệu tên của các bạn trong tổ của em .
- Kể về ngày đầu tiên đi học của em ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B.Giảng bài
1. Giới thiệu bài qua bài hát “Rửa mặt như mèo”
2. Giảng bài 
a) Hoạt động 1 : Học sinh thảo luận 
- GV yêu cầu học sinh quan sát các bạn trong tổ xem bạn nào có đầu tóc , quần áo gọn gàng sạch sẽ 
- Yêu cầu Học sinh đại diện các nhóm nêu tên các bạn có đầu tóc , quần áo gọn gàng , sạch sẽ .
- Yêu cầu Học sinh nêu lý do vì sao em cho là bạn đó ăn mặc gọn gàng sạch sẽ .
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày
- Giáo viên nhận xét , bổ sung ý kiến .
Kết luận : Đầu tóc cắt ngắn ( đối với nam ), cột Thắt bím (đối với nữ ) là gọn gàng sạch sẽ . Áo quần được là thẳng nếp , sạch sẽ , mặc gọn gàng , không luộm thuộm . Như thế là gọn gàng sạch sẽ .
b) Hoạt động 2 : Học sinh làm bài tập 1.
- Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập và yêu cầu học sinh làm BT
- Vì sao em cho rằng các bạn ở tranh 1.2.3.5.6.7 là chưa gọn gàng sạch sẽ ?
GV kết luận : Các em cần học tập 2 bạn trong hình vẽ số 4 và số 8 vì 2 bạn đó ăn mặc quần áo , đầu tóc rất gọn gàng , sạch sẽ .
c) Hoạt động 3 : Học sinh làm Bài tập 2 
- Giáo viên cho Học sinh quan sát tranh ở BT2 , Giáo viên nêu yêu cầu của bài. - Mời đại diện các nhóm lên trình bày
à Kết luận : Quần áo đi học cần phải thẳng nếp , sạch sẽ , lành lặn , gọn gàng . Không mặc quần áo rách , bẩn , tuột chỉ , đứt khuy  đến lớp .
- Hát bài: Rửa mặt như mèo
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Các em được nêu tên lên trước lớp .
- Học sinh suy nghĩ và tự nêu : 
+ Đầu tóc bạn cắt ngắn , chải gọn gàng 
+ Aùo quần bạn sạch sẽ , thẳng thớm .
+ Dây giày buộc cẩn thận 
+ Bạn nam áo bỏ vào quần gọn gàng .
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ .
- Học sinh quan sát tranh và nêu những bạn ở tranh số 4 và 8 là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ .
- Học sinh quan sát trả lời .
+ Bạn nữ cần có trang phục váy và áo 
+ Bạn nam cần trang phục quần dài và áo sơ mi 
- Cả lớp quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm đôi
- Em thích bộ số 1, số 2 vì gọn gàng sạch sẽ
III. Củng cố, dặn dò : 
- Em vừa học xong bài gì ? 
- Dặn học sinh về xem lại bài và thực hành tốt những điều đã học .
- Chuẩn bị xem trước các bài tập để học T2 .
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT LỚP
A/ MỤC TIÊU
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động sau tuần học vừa qua
2. Đề ra kế hoạt tuần tiếp theo
B/ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
1. Chuyên cần
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Học Tập
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Thực Hiện Nề Nếp
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
C/ KẾ HOẠCH TUÂN TIẾP THEO
................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
KÝ DUYỆT TTCM
KÝ DUYỆT BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 3_BÁCH.doc