Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần 10 - Trương Văn Phong

Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần 10 - Trương Văn Phong

Tuần 10 Đạo đức Ngày dạy:

 Tiết 10 CHĂM CHỈ HỌC TẬP

I –MỤC TIÊU:

- Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.

- Biết chăm chỉ học tập lànhiệm vụ của học sinh.

- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.

- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày

II. CHUẨN BỊ

- GV: Phiếu thảo luận nhóm, đồ dùng cho trò chơi sắm vai.

- HS: Vở bài tập đạo đức .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 

doc 14 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần 10 - Trương Văn Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Đạo đức Ngày dạy: 
 Tiết 10 CHĂM CHỈ HỌC TẬP 
I –MỤC TIÊU:
- Nêêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập. 
- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
- Biết chăm chỉ học tập lànhiệm vụ của học sinh.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày
II. CHUẨN BỊ
GV: Phiếu thảo luận nhóm, đồ dùng cho trò chơi sắm vai.
HS: Vở bài tập đạo đức .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
32’
3’
1. Khởi động 
2. Bài cũ :
- Thế nào là chăm chỉ học tập ?
- Chăm chỉ học tập có ích lợi gì ?
- Nhận xét .
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu: 
 b) Các hoạt động dạy học:
 Ä Hoạt động 1: Đóng vai
 F Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng ứng xử trong
các tình huống của cuộc sống .
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận để sắm vai trong tình huống sau:Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp ngoại nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết làm thế nào . . . 
 - Nhận xét và ủng hộ ý kiến : Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà .
 - Nêu một số tình huống tương tự .
 - Kết luận: HS cần phải đi học đều và đúng giờ .
 Ä Hoạt động 2: Thảo luận nhóm .
 F Mục tiêu: Giúp Hs bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức .
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với các ý kiến nêu trong phiếu thảo luận .
 a) Chỉ những bạn học không giỏi mới cần chăm chỉ .
 b) Cần chăm học hằng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra.
 c) chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp .
 d) Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya .
 - GV kết luận .
 Ä Hoạt động 3:
 F Mục tiêu: Giúp HS đánh giá hành vi Chăm chỉ học tập và giải thích . 
 - Mời HS xem tiểu phẩm do 1 số HS của lớp diễn .( Nội dung tiểu phẩm:SGV-42).
 - H/dẫn HS phân tích tiểu phẩm :
 + Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ không ? Vì sao?
 + Em có thể khuyên bạn An như thế nào ?
 - GV kết luận : giờ ra chơi dành cho HS bớt căng thẳng 
4. Củng cố – Dặn dò 
 - Kết luận chung: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người HS, đồng thời cũng là để giúp cho các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình . 
 - Nhận xét tiết học.
- Hát .
- HS nêu .
- Nêu ích lợi .
- Từng nhóm Hs thảo luận cách ứng xử, phân vai cho nhau .
- Một số nhóm HS diễn vai theo cách ứng xử của mình .
- Lớp nhận xét, góp ý theo từng lần diễn .
- Từng nhóm thảo luận .
a)Không tán thành vì là HS ai cũng cần chăm chỉ học tập .
b)Tán thành .
c) Tán thành .
d) Không tán thành vì thức khuya sẽ có hại cho sức khỏe .
- Một số HS diễn tiểu phẩm 
- Giờ ra chơi dành cho Hs bớt căng thẳng trong học tập . . . 
- Khuyên bạn nên“giờ nào việc nấy”
ÄBổ sung
. .
Đạo Đức	 Ngày dạy : 
Tuần 11 – Tiết 11 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKI
I. MỤC TIÊU
- HS có thái độ, thói quen sinh hoạt, học tập đúng giờ .
- HS có thói quen giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- HS biết chăm làm việc nhà, đó là bổn phận và là thể hiện tình thương yêu ông bà .
II. CHUẨN BỊ
Phiếu giao việc.
Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
27’
2’
1. Khởi động 
2. Bài cũ :
- Chăm chỉ học tập có lợi gì?
- Thế nào là chăm chỉ học tập?
- GV nhận xét tuyên dương – Nhận xét chung
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu: 
 b) Phát triển các hoạt động 
 * Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến 
 - Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ : Mỗi nhóm bày tỏ một ý kiến về việc làm trong các tình huống , việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
Tình huống 1: Đang học tập đọc, thầy đang
 giảng bài thì ngoài cửa lớp có bạn Tuấn vai đeo cặp xin được vào lớp vì đi học trể. 
Tình huống 2: Trên bàn học của bạn Thùy,
tập vở và đồ chơi . . . vất tứ tung. Đến giờ học , Thùy tìm mãi mà không thấy quyển toán đâu cả.
 - GV kết luận: ( chốt lại nội dung chính của 2 tình huống trên).
 * Hoạt động 2: Thảo luận 
 - Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình về :
 + Sinh hoạt, học tập đúng giờ .
 + Giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học , chỗ chơi.
 + Thế nào là chăm làm việc nhà .
- GV ghi nhanh các ý HS vừa phát biểu .
 * Chốt lại ý đúng , hay.
 - Gv kết luận : Sinh hoạt, học tập đúng giờ, giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học , chỗ chơi, chăm làm việc nhà là yêu thương ông, bà, cha, mẹ.
4. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò : Về nhà thực hành những gì đã học.
- Hát .
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trình bày.
T/h 1: Đi học trể là không tốt . Vì 
làm ảnh hưởng không tốt đến các bạn và bản thân.
T/h 2: Đồ đạc để không gọn gàng 
ngăn nắp làm cho việc học bị chậm trể, kết quả học tập không cao.
- HS nêu ý kiến.
ÄBổ sung
Đạo Đức Ngày dạy:
Tuần 12 – Tiết 12 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được bạn bè phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng nhữg việc làm phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
 - HS: Vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
27’
3’
1. Khởi động 
2. Bài cũ : Thực hành: Chăm chỉ học tập
 - Kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
 - GV nhận xét ghi điểm- Nhận xét chung
3. Bài mới 
 Ä Giới thiệu: 
 Ä Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
 Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong 1 tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn
 - Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? 
 - Y/cầu HS nêu cách xử lí và gọi HS khác nhận xét. 
 - Kết luận: Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. 
 - Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến.
v Hoạt động 2: Liên hệ.
 Ÿ Mục tiêu: Nhận biết các biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn
 - Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: 
 Tình huống: 
 - Hạnh học rất kém Toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh 
Theo em: 
Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? Vì sao? 
Để giúp Hạnh, tổ của bạn và lớp bạn phải làm gì? 
 - GV kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khỏi.
v Hoạt động 3: Diễn tiểu phẩm.
 Ÿ Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
 - HS sắm vai theo phân công của nhóm.
 - Hỏi HS: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? 
 - Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm
4. Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: tiết 2
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Thảo luận cặp đôi và nêu cách xử lí. Cách xử lí đúng là: 
+ Đến thăm bạn 
+ Mang vở cho bạn mượn để chép bài và giảng cho bạn những chỗ không hiểu 
- Thực hiện yêu cầu của GV 
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống của GV. 
Chẳng hạn: 
1. Các bạn trong tổ làm thế là sai. Mặc dù Hạnh có lỗi nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà đã vội vàng phê bình Hạnh. Nếu phê bình mạnh quá, có thể làm cho Hạnh buồn, chán nản. Cách tốt nhất là phải giúp đỡ Hạnh. 
2. Để giúp Hạnh nâng cao kết quả học tập, nhất là môn Toán, các bạn trong tổ nên kết hợp cùng với GVCN và với cả lớp để phân công bạn kèm cặp Hạnh. Có như thế Hạnh mới bớt mặc cảm và cố gắng trong học tập được. 
 - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
 -Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. 
- HS diễn tiểu phẩm.
- HS trả lời theo vốn hiểu biết và suy nghĩ của từng cá nhân. 
Ví dụ: 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy rất vui sướng, hạnh phúc 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy mình lớn lên nhiều . 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy rất tự hào. 
- HS trao đổi, nhận xét, bổ sung
ÄBổ sung
Tuần 13 Đạo đức Ngày dạy:
 QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN BÈ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được bạn bè phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng nhữg việc làm phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.
I ... chép bài với .”
 -Yêu cầu các nhĩm thảo luận 
 - GV NX
 - GV chốt lại 3 cách ứng xử chính 
 + Nam khơng cho Hà xem bài 
 + Nam khuyên Hà tự làm bài 
 + GV quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc đúng chỗ và khơng vi phạm nội quy nhà trường 
 + Hoạt động 2: Tự liên hệ 
 - Mục tiêu: Định hướng cho học sinh biết quan tâm giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày 
 - GV nêu yêu cầu : Hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn 
 -Yêu cầu các tổ lập kế hoạch giúp đỡ bạn
 - Bạn bè như thể anh em 
 -Quan tâm giúp đỡ bạn càng thêm thân tình 
 + Hoạt động 3: Trị chơi, hái hoa
 - Mục tiêu: giúp học sinh cũng cố các kiến thức, kĩ năng đã học.
 - Em sẽ làm gì khi cĩ quyển truyện hay mà em hỏi mượn. 
 - Em sẽ làm gì khi bạn đau tay lại đang xách nặng.
 - Em sẽ làm gì khi trong tổ em cĩ bạn bị ốm.
 - GVNX-Tuyên dương
4/ Củng cố - dặn dị:
 - Em cần quý trọng bạn. Biết quan tâm giúp đỡ bạn 
 - Dặn: Thực hành quan tâm giúp đỡ bạn.
 - Nhận xét tiết học.
-HS trả lời
- Nhận xét.
-HS nhắc lại
-HS thảo luận theo nhĩm.Từng nhĩm lên đĩng vai và ứng xử theo tình huống của mình. Lớp nhận xét cách ứng xử của các nhĩm, nhĩm nào phù hợp,nhĩm nào chưa phù hợp
- HS theo dõi.
- Một số học sinh trả lời các học sinh khác nhận xét
- Các tổ lập kế hoạch. Đại diện tổ lên trình bày
HS các nhĩm đọc
- HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi và lớp nhận xét
ÄBổ sung
Tuần 14 Đạo đức Ngày dạy: 
 Tiết 14 - GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ít lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp,
- Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Tham gia nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp, gĩp phần BVMT.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Các bài hát
 + Em yêu trường em - Nhạc và lời.Hồng Vân
 + Bài ca đi học - Trần Phan Bảng 
 + Đi học - Bùi Đình Thảo
 - Phiếu giao việc của hoạt động 3
 - Tiểu phẩm:Bạn Hùng thật đáng khen
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
12’
12’
8’
3’
 1.Ổn định: Hát
 2.KTBC 
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài-ghi tựa
 * Hoạt động 1.Tiểu phẩm bạn Hùng thật đáng khen.
 Mục tiêu: Giúp hs biết được 1 số việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - GV mời 1 số học sinh lên đĩng tiểu phẩm theo kịch bản:Bạn hùng thật đáng khen
 -Yêu cầu các học sinh khác quan sát để trả lời câu hỏi
 - Các nhân vật: - Bạn Hùng
 - Cơ Giáo Mai
 - Một số bạn trong lớp và người dẫn truyện 
 -GV tổ chức cho hs thảo luận
 + Bạn Hùng làm gì trong buổi sinh nhật của mình.
 + Em đốn vì sao bạn Hùng làm như vậy 
 - GV chốt lại: Vứt giấy rác vào đúng nơi quy định là gĩp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 * Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ
 Mục tiêu: Giúp đỡ hs bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
 - Cho hs quan sát tranh và thảo luận câu hỏi.
 + Em cĩ đồng ý với việc làm của bạn khơng? Vì sao?
 + Nếu em là bạn trong tranh em sẽ làm gì? 
 - Hoạt động cả lớp:các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp 
 - GV chốt lại.Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày,khơng bơi bẩn lên bàn ghế,khơngvứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định
 * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
 Mục tiêu: Giúp HS nhận thức được bổn phận của người HS là biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Cho học sinh làm phiếu bài tập (GV hướng dẫn)
 - GV chấm phiếu bài tập và nhận xét. 
 - GV kết luận : Giữ gìn trường lớp là bổn phận của mổi hs,điều đĩ thể hiện lịng yêu trường,yêu lớp ,giúp các em hoc tập sinh hoạt trong mơi trường lành mạnh.-GV nhận xét. 
4 . Củng cố - Dặn dị:
 - Yêu cầu HS nên giữ gìn trường lớp sạch đẹp, khơng được vứt rát bừa bãi.
 - Nhận xét tiết học. 
-Học sinh nhắc lại
- HS đĩng vai,các bạn khác quan sát theo dõi.
- HS thảo luận nhĩm Đại diện nhĩm lên trình bày ý kiến của nhĩm
- Mổi nhĩm1bộ tranh quan sát và thảo luận
- Đại diện 1số nhĩm lên trình bày theo nơi dung từnh bức tranh
-1HS nêu yêu cầu hs làm bài vào phiếu
ÄBổ sung
Tuần 15 Đạo đức Ngày dạy: 
 Tiết 15 - GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (tiết 2)
Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
34’
12’
14’
8’
2’
1. Ổn định:
2. KTBC :
 - Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
 - GV nhận xét-Tuyên dương – NXC.
3.Bài mới
 - Giới thiệu bài hát –ghi tựa
 * Hoạt động1 : Đĩng vai xử lí tình huống
 Mục tiêu: Giúp hs biết ứng xử trong các tinh huống cụ thể
 Cách tiến hành
 - GV giao cho mỗi nhĩm thực hiện việc đĩng vai xử lí một tình huống
 -Tình huống1: Mai và An cùng làm trực nhật Mai định đổ rác qua cửa sổ lớp,An sẽ
 -Tình huống 2: Nam rủ Hà: Mình cùng vẽ hình đơ-rê-mon lên tường đi ,Hà sẽ
 -Yêu cầu các nhĩm lên trình bày tiểu phẩm
 - GV nhận xét -tuyên dương
 * Hoạt động 2. Thực hành làm sạch làm đẹp lớp học
 Mục tiêu: Giúp hs biết được các việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
 - Cách tiến hành
 -Tổ chức cho học sinh quan sát và nhận xét lớp học đã sạch , đẹp chưa
 - GV chốt lại. Mỗi hs cần tham gia các việc làm cụ thể,vừa sức của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 * Hoạt động 3: Trị chơi “Tìm đơi”
 Mục tiêu: Giúp hs biết được phải làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
 - GV ghi câu hỏi vào phiếu
 - Đơi nào tìm đúng nhau,nhanh,thắng cuộc
 - GV nhận xét Tuyên dương
4.Củng cố, dặn dị:
 - Muốn trường lớp sạch đẹp,em cần làm gì?
 - Nhận xét tiết học
- Hát 
-HS trả lời
-HS nhắc lại
- HS họat động theo các tình huống đã cho sẵn
- Đại diện nhĩm lên trình bày tiểu phẩm của nhĩm mình
- Nhĩm khác nhận xét
- HS quan sát và nhận xét, thực hành xếp dọn lớp học cho sạch đẹp
- HS nhận xét.
- HS bốc thăm, trả lời, đọc nội dung và phải đi tìm bạn cĩ phiếu tương ứng với mình làm thành 1 đơi.
 - Nhận xét.
 ÄBổ sung
 Tuần 16 Đạo đức Ngày dạy: 
Tiết 16 - GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CƠNG CỘNG (Tiết 1 )
I - Mục tiêu: 
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi cơng cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi cơng cộng.
- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh trường lớp, đường làng, ngõ xĩm.
- HS khá giỏi:
 + Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi cơng cộng.
 + Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường , lớp, đường làng, ngõ xĩm và những nơi cơng cộng khác.
 * Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là gĩp phần làm mơi trường thêm sạch, đẹp, gĩp phần bảo vệ mơi trường.
 * HS cĩ thái độ tơn trọng những quy định về trật tự vệ sinh nơi cơng cộng
II - Tài liệu và phương tiện 
 - Đồ dùng để thực hiện trị chơi sắm vai.
 - Tranh ảnh cho các hoạt động
III - Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
32’
1’
11’
9’
12’
2’
1. Ổn định:
2. KTBC :
 - Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
 - Vì sao cần giữ cho trường lớp sạch đẹp ?
 - GV nhận xét -Tuyên dương
3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài hát –ghi tựa
 + Hoạt động 1: Phân tích tranh 
 Mục tiêu: HS hiểu được một số biểu hiện cụ thể về giữ trật tự nơi cơng cộng 
 - Cách tiến hành :
 - Cho học sinh quan sát tranh . Hỏi
 - Nội dung tranh (vẽ gì?)
 - Việc xơ đẩy , chen lấn như vậy cĩ tác hại gì ?
 GV kết luận : Một số học sinh chen lấn, xơ đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ, như thế là làm mất trật tự nơi cơng cộng .
 + Hoạt động 2: Xử lý tình huống 
 Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu 1 biểu hiện cụ thể về giữ vệ sinh nơi cơng cộng 
 - Cách tiến hành :
 - Gv giới thiệu với học sinh một tình huống qua tranh và yêu cầu các nhĩm thảo luận 
 - GV kết luận : Gom rác lại bỏ đúng nơi quy định là giữ vệ sinh nơi cơng cộng 
 + Hoạt động 3: Đàm thoại 
 Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được lợi ích và những việc cần làm để giữ trật tự vệ sinh nơi cơng cộng 
 - Cách tiến hành.
 - GV nêu câu hỏi .
 - Các em biết những nơi cơng cộng nào ?
 - Để giữ trật tự vệ sinh nơi cơng cộng các em cần làm gì ?
 GV kết luận :Giữ vệ sinh trật tự nơi cộng cộng giúp cho cơng việc được thuận lợi, mơi trường trong lành cĩ lợi cho sức khỏe.
4. Củng cố dặn dị:
 - Dặn :Về sưu tầm tư liệu về chủ đề giữ trật tự , vệ sinh nơi cơng cộng 
 - Nhận xét tiết học.
- HS quan sát tranh 
- HS lần lượt trả lời câu hỏi
- HS khác bổ sung
- HS chú ý theo dõi 
-Từng nhĩm thảo luận về cách giải quyết và phân vai cho nhau
- Một số nhĩm đứng lên đĩng vai 
- HS nhận xét 
- HS suy nghĩ trả lời 
- Khơng chen lấn, xơ đẩy nhau . Bỏ rác đúng nơi quy định
- Nhận xét. 
- Hs lắng nghe.
ÄBổ sung
 Đạo đức Ngày dạy: 
	Tiết 17 - GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CƠNG CỘNG (Tiết 2 )
 Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
25’
5’
3’
1/ Ổn định .
2/ KTBC .
 - Giữ trật tự vệ sinh nơi cơng cộng cĩ lợi gì ?
 - Để giữ trật tự vệ sinh nơi cơng cộng em cần làm gì ?
 - Nhận xét tuyên dương , NXC
3/ Bài mới .
 - Giới thiệu bài – ghi tựa 
 - Phương án : Quan sát tình hình trật tự vệ sinh nơi cộng cộng 
 Mục tiêu : Giúp khọc sinh thấy được tình hình trật tự , vệ sinh nơi cơng cộng thân quen và nêu ra các biện pháp cải thiện thực trạng đĩ 
 - Cách tiến hành :
 - Gv đưa học sinh đến nơi cộng cộng gần trường để quan sát trật tự , vệ sinh nơi đĩ 
 - GV nêu câu hỏi 
 - Nơi cơng cộng này được dùng để làm gì ?
 - Ở đây trật tự , vệ sinh cĩ được thực hiện tốt khơng ?
 - nguyên nhân nào gây mất vệ sinh ở đây ?
 - Mọi người cần làm gì để giữ trật tự vệ sinh nơi này 
 GV kết luận : Mọi người đều phải giữ trật tự , vệ sinh nơi cơng cộng . Đĩ là nếp sống văn minh , giữ cho mơi trường trong lành cĩ lợi cho sức khỏe.
 - GV tổ chức cho học sinh trở về lớp học
4/ Củng cố, dặn dị:
 - Học bài gì ?
 - Mọi người cần làm gì để giữ trật tự , vệ sinh nơi cơng cộng 
 - Nhận xét tiết học 
- 2 HS trả lời 
- HS nhắc lại 
- HS đi quan sát và rút ra nhận xét 
- HS thảo luận ngay tại hiện trường 
- Các nhĩm nêu ý kiến
- Nhĩm khác nhận xét 
-HS quay trở về lớp 
ÄBổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 17 dao duc lop 2.doc