Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần dạy 12

Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần dạy 12

TIẾT: 109 &110 Bài: eng - iêng

I. Mục đích yêu cầu:

- Hiểu được cấu tạo của vần eng, iêng.

- Đọc và viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

- Nhận ra eng, iêng trong các tiếng, từ khoá, đọc được tiếng từ khoá.

- Đọc được từ ứng dụng, câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ao, hồ, giếng.

- DGBVMT: Cho HS biết ao, hồ, giếng đem đến lợi ích cho con người. Do đó ta phải giữ gìn vệ sinh chúng

II. Chuẩn bị:

- Bộ ghép chữ Tiếng Việt.

- Tranh minh hoạ: từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.

 

doc 26 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần dạy 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20 /11 / 2012 	Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2012
TUẦN: 14	 Môn: Học vần
TIẾT:	 109 &110	 Bài: eng - iêng
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được cấu tạo của vần eng, iêng.
- Đọc và viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Nhận ra eng, iêng trong các tiếng, từ khoá, đọc được tiếng từ khoá.
- Đọc được từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ao, hồ, giếng.
- DGBVMT: Cho HS biết ao, hồ, giếng đem đến lợi ích cho con người. Do đó ta phải giữ gìn vệ sinh chúng
II. Chuẩn bị:
- Bộ ghép chữ Tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ: từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Cho HS viết bảng con các chữ: ung, ưng, cây sung, thung lũng, trung thu, củ gừng.
- HS đọc câu ứng dụng:
3. Bài mới:	TIẾT 1
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
Ghi chú
a. Giới thiệu: vần eng, iêng.
b. Dạy vần: eng
Nhận diện vần:
- Vần eng được tạo nên bởi âm e và ng .Các em 
- HS tìm và ghép vần eng.
tìm trong bộ chữ cái Tiếng Việt âm e và ng rồi ghép lại thành vần eng.
- Cho HS phân tích vần eng. 
- CN. nhóm
- Cho HS so sánh vần eng với vần en.
- HS so sánh vần eng.
Đánh vần:
- GV chỉ bảng cho HS phát âm vần eng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- HS phát âm : CN – ĐT.
- Đọc vần eng 
- HS đọc vần eng.(cn – đt).
Tiếng khoá, từ khoá:
- Các em hãy thêm âm k và dấu hỏi vào vần eng để được tiếng gì?
- HS trả lời: tiếng kẻng.
- Em có nhận xét gì về vị trí âm k, dấu hỏi và vần eng?
- k đứng trước vần eng, dấu hỏi trên đầu âm e.
- Cho HS ghép tiếng kẻng vào bảng cài:
- HS cài tiếng kẻng.
- Tiếng kẻng phân tích và đánh vần như thế nào?
- HS phân tích đánh vần tiếng kẻng.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV đưa vật mẫu và hỏi: Tranh vẽ gì?
- HS trả lời: lưỡi xẻng.
(Gỉai thích từ)
- GV rút ra từ khoá lưỡi xẻng.
- HS đọc từ (cn – đt).
- GV đọc mẫu, rồi chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
Dạy: vần iêng (tương tự như vần eng).
Dạy từ ứng dụng:
- Cho HS đọc từ ứng dụng: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.
- Cá nhân
(Giải thích từ).
- Gọi HS lên bảng gạch dưới tiếng có vần vừa học
Cho HS đánh vần tiếng và đọc cả từ ứng dụng.
.cá nhân – đồng thanh 
- GV nhận xét chữa lỗi.
+Viết chữ ghi vần, tiếng, từ:
- GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết như vần: eng, xẻng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
 - HS viết vào bảng con eng xẻng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
Cho HS đọc lại bài trên bảng lớp
CN- ĐT
TIẾT 2
c. Luyện tập:
Luyện đọc:
- Cho HS đọc bài trên bảng lớp
- HS : CN – ĐT.
- Cho HS đọc các từ ứng dụng.
- HS : CN – ĐT.
- GV đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát tranh câu ứng dụng để nhận xét và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- Một bạn đang học bài và các bạn khác tới rũ đi chơi.
Hãy đọc các câu ứng dụng ở dưới bức tranh :
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- HS đọc câu ứng dụng: CN – TT. 
- Khi đọc hết một câu chúng ta phải chú ý điều gì?
- HS : Nghỉ hơi.
- GV đọc mẫu. 
- HS câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng : 
.
Luyện viết: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết:
- HS viết bài.
Luyện nói:
- Bài luyện nói có tên là gì?
- Ao, hồ, giếng.
- GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát và nói theo những gợi ý sau:
- Quan sát tranh suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì?
- Cảnh ao có người cho cá ăn, cảnh giếng có người múc nước.
+ HS chỉ xem đâu là ao, đâu là giếng?
+ Ao thường để làm gì?
- Nuôi cá, tômlấy nước, tưới rau, rửa ráy, giặt giũ.
+ Giếng thường để làm gì?
- Lấy nước ăn, sinh hoạt
+ Nơi em ở có ao, hồ, giếng không? 
+ Ao, hồ, giếng có gì giống và khác nhau? Chúng đều có chứa gì
+ Nhà em ở thường lấy nước từ đâu? Theo em lấy nước ở đâu là hợp vệ sinh?
- GV nhận xét phần luyện nói của học sinh. GDBVMT Ao, hồ, giếng đem đến cho con người lợi ích: - Nuôi cá, tômlấy nước, tưới rau, rửa ráy, giặt giũ - Lấy nước ăn, sinh hoạtVậy em cần giữ gìn vệ sinh ao, hồ, giếng để có nguồn nước sạch sẽ hợp vệ sinh.
4. Củng cố:
- Cho HS đọc lại bài - CN –ĐT.
Tìm tiếng có vần mới eng, iêng.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm thêm bài tập trong vở TBTV1.
Xem trước bài uông, ương
. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
-------------------------------
Ngày soạn : 20 /11 / 2012	 Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2012
TUẦN: 14	 Môn: Thủ công
TIẾT:	 14	 Bài: Các quy ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình
I.Mục đích yêu cầu:
	- Giúp HS nắm được các kí hiệu, quy ước về gấp giấy.
- Gấp hình theo kí hiệu quy ước.
II.Chuẩn bị: 
Mẫu vẽ những kí hệu quy ước về gấp hình (phóng to).
	-Học sinh: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III.Hoạt động dạy chủ yếu :
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
Giới thiệu bài: Các quy ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình
Giáo viên nói: Để gấp hình người ta quy ước một số kí hiệu về gấp giấy.
1. Kí hiệu đường giữa hình:
Đường dấu giữa hình là đường có nét gạch chấm.
 . . . . .
2. Kí hiệu đường dấu gấp:
Đường dấu gấp là đường có nét đứt
 ----------------------------------------------------
3.Kí hiệu đường dấu gấp vào:
Có mũi tên chỉ hướng gấp.
-----------------
Hướng gấp vào
------------------
Hướng gấp ra sau
4.Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau:
Có mũi tên cong chỉ hướng gấp.
GV đưa mẫu cho học sinh quan sát 
Cho HS vẽ lại các kí hiệu vào giấy nháp trước khi vẽ vào vở thủ công
Vài HS nêu lại
Học sinh quan sát mẫu đường giữa hình do GV hướng dẫn.
Học sinh quan sát mẫu đường dấu gấp do GV hướng dẫn.
Học sinh quan sát mẫu
Học sinh nêu quy ước kí hiệu gấp giấy
4.Củng cố: 
Thu vở chấm 1 số em.
Hỏi tên bài, nêu lại các qui ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình.
5.Dặn dò:
- Tuyên dương những HS chú ý làm đúng:
- Nhận xét, tuyên dương các em gấp đẹp.
Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:
---------------------------------
Ngày soạn : 20 /11 / 2012	 Thứ ba, ngày 27 tháng 11 năm 2012
TUẦN:	14	Môn: Thể dục
TIẾT:	 	14	Bài: Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản 
 Trò chơi vận động
I.Mục đích yêu cầu : 	
- Ôn một số động tác thể dục RLTTCB. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ chính xác hơn giờ học trước.
- Tiếp tục làm quen với trò chơi chạy tiếp sức.Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II.Chuẩn bị : 
- Còi, sân bãi, kẻ sân để tổ chức trò chơi.
III. Hoạt động dạy chủ yếu
Ổn định:
KTBC:
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
+ Giới thiệu bài: Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản - Trò chơi vận động
1.Phần mở đầu:
Thổi còi tập trung học sinh.
Phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Cán sự tập hợp 4 hàng dọc. Dóng hàng thẳng, đứng tại chỗ vỗ tay và hát )
Giậm chân tại chỗ sau đó vừa đi vừa hít thở sâu
Ôn trò chơi: Diệt con vật có hại 
2.Phần cơ bản:
Ôn phối hợp: 1 > 2 lần 2 x 4 nhịp.
Nhịp 1: Đứng đưa chân trái ra sau hai tay giơ cao thẳng hướng.
Nhịp 2: Về TTĐCB.
Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau hai tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
Ôn phối hợp: 1 > 2 lần 2 x 4 nhịp.
Nhịp 1: Đứng đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay chống hông.
Nhịp 3: Đứng đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 4: Về TTĐCB.
Trò chơi: Chạy tiếp sức:
GV nêu trò chơi, tập trung học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi kết hợp chỉ trên hình vẽ.
GV làm mẫu, cho 1 nhóm chơi thử.
Tổ chức cho học sinh chơi.
Đội thua phải chạy 1 vòng xung quanh đội thắng.
HS ra sân. Đứng tại chỗ, khởi động.
Học sinh tập hợp thành 4 hàng dọc, đứng tại chỗ và hát.
Học sinh thực hiện giậm chân tại chỗ theo điều khiển của lớp trưởng.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Nêu lại nội dung bài học các bước thực hiện động tác.
Khi thực hiện phối hợp không cần theo trình tự bắt buộc
4. Củng cố :
GV dùng còi tập hợp học sinh.
Đi thường theo nhịp và hát 2 >3 hàng dọc.
5. Dặn dò:
Hướng dẫn về nhà thực hành.
Điều chỉnh bổ sung:
---------------------------
Ngày soạn : 20 /11 / 2012 	Thứ ba, ngày 27 tháng 11 năm 2012
TUẦN:14	 Môn: Học vần
TIẾT:	 111 &112	 Bài: uông - ương
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được cấu tạo của vần uông, ương.
- Đọc và viết được: uông, ương, quả chuông, con đường.
- Nhận ra uông, ương trong các tiếng, từ khoá, đọc được tiếng từ khoá.
- Đọc được từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồng ruộng.
II. Chuẩn bị:
- Bộ ghép chữ Tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ: từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định:
2. KTBC:
Cho HS viết bảng con các chữ: eng, iêng, cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.
 HS đọc câu ứng dụng:
3. Bài mới:	TIẾT 1
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
Ghi chú
a. Giới thiệu: vần uông, ương.
b. Dạy vần: Uông
Nhận diện vần:
- Vần uông được tạo nên bởi âm đôi uô và ng .Các em tìm trong bộ chữ cái Tiếng Việt âm u,ô và ng rồi ghép lại thành vần uông.
- HS tìm và ghép vần uông.
- Cho HS phân tích vần uông. 
- Cá nhân
- Cho HS so sánh Vần uông với vần uôn
- HS so sánh vần uông.
Đánh vần:
- Đánh vần và đọc vần uông
- HS đánh vần và đọc vần uông.(cn – đt).
Tiếng khoá, từ khoá:
- Các em hãy thêm âm ch vào vần uông để được tiếng gì?
- HS trả lời: tiếng chuông.
- Em có nhận xét gì về vị trí âm ch, và vần uông?
- ch đứng trước vần uông.
- Cho HS ghép tiếng chuông vào bảng cài:
- HS cài tiếng chuông.
- Phân tích và đánh vần tiếng chuông 
- HS phân tích và đánh vần tiếng chuông CN-ĐT.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV đưa vật mẫu và hỏi: Tranh vẽ gì?
- HS trả lời: quả chuông.
(Giải thích từ).
- GV rút ra từ khoá quả chuông
- HS đánh vần từ (cn – đt).
- Cho HS đọc từ quả chuông 
CN-ĐT
Dạyvần: ương (tương tự như vần uông).
 Dạy từ ứng dụng:
- Cho HS đọc từ ứng dụng: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy.
- CN – TT.
- Gọi HS lên bảng gạch dưới tiếng có vần vừa học .
Đánh vần tiếng mới có vần uông, ương.
CN - ĐT
Đ ...  Em có nhận xét gì về các vần đã học?
- Cùng kết thúc bằng ng và nh.
HS khá, giỏi kể được 2; 3 đoạn truyện theo tranh
b. Ôn tập các vần vừa học:
- Các em hãy chỉ và đọc các vần ở bảng trên.
- HS đọc: CN – TĐ.
Ghép âm thành vần:
- Bây giờ cả lớp hãy ghép âm ở cột dọc với âm ở cột ngang của bảng ôn để được vần.
- HS lên bảng ghép (thay phiên nhau).
- Cho HS đọc lại bài.
- HS đọc: CN – ĐT.
Đọc từ ứng dụng:
- Bài hôm nay chúng ta học có những từ ứng dụng nào.
(Kết hợp giải thích từ).
- bình minh, nhà rông, nắng chang chang.
- GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
- Hãy đọc những từ này?
- HS đọc: CN – ĐT.
- Các em tìm trong các từ ứng dụng tiếng nào mang vần: inh, ông, ăng, ang?
- HS tìm :
- Cho HS đọc lại các tiếng có vần vừa tìm.
- HS đọc: CN – ĐT.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc: CN – ĐT.
Tập viết từ ứng dụng:
- viết từ: bình minh, nhà rông, nắng chang chang.
- GV viết mẫu
- HS viết vào bảng con
TIẾT 2
C. Luyện tập:
Luyện đọc:
- Chúng ta đã được ôn những vần gì?
- HS trả lời.
- Cho HS lần lượt đọc lại bài của bảng ôn:
- HS đọc: CN – ĐT.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- Dùng tranh giới thiệu câu ứng dụng:
- Em hãy quan sát và đưa ra nhận xét về cảnh trong tranh:
- HS thảo luận và nêu nhận xét.
Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
- HS đọc: CN – ĐT.
- Qua hình ảnh bức tranh, em cảm thấy thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV chỉnh sửa cách đọc, khuyến khích HS đọc trơn.
Luyện viết:
- Cho HS viết vào vở tập viết.
- Viết bài vào vở tập viết.
Kể chuyện: Qụa và công.
- Câu chuyện cô sắp kể có tên là gì?
- Qụa và công.
- GV kể diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ.
- Sau khi GV kể xong y/c HS kể lại theo nội dung từng bức tranh, có câu hỏi gợi ý:
- HS kể theo tranh:
+ Câu chuyện có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?
- Có 2 nhân vật: Qụa và Công.
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
- Ở một khu rừng.
- GV đặt câu hỏi HS trả lời theo tranh:
- HS trả lời theo tranh:
Tranh 1: - Qụa đã làm gì cho Công?
- Vẽ cho Công
Tranh 2: Khi Qụa vẽ xong, Công phải làm gì? 
- Xoè cái đuôi cho khô.
Tranh 3: Qụa có nghe lời Công khuyên không?
- Không nghe lời.
- Cuối cùng Công đã làm gì
- Đành làm theo lời bạn..
Tranh 4: Cả bộ lông Qụa trở nên như thế nào?
- Một màu đen.
- Vậy Qụa là con vật như thế nào?
- Tham ăn.
- Sau khi học xong câu chuyện này các em thấy thế nào, có nhận xét gì?
- Trong cuộc sống không nên vội vàng, hấp tấp, không nên tham ăn.
Trò chơi: Người kể chuyện.(HS khá giỏi tham gia kể)
- Gọi HS xung phong kể lại nội dung câu chuyện theo tranh
- HS tham gia trò chơi.
(đại diện 4 đội tham gia trò chơi, các bạn cổ vũ, bổ sung).
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố 
- Cho HS đọc lại bài trong SGK.
- HS đọc: CN – ĐT.
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về học lại bài, xem trước bài 60.
Điều chỉnh bổ sung:
------------------------------------
Ngày soạn : 22 /11 / 2012 	Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2012
TUẦN:14	 Môn: Toán
TIẾT:	57	 Bài: Phép trừ trong phạm vi 9
I. Mục đích yêu cầu:	Giúp hs:
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 9.
II. Chuẩn bị:
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học T1.
- Các tranh ở sgk T1/78
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định:
2. KTBC: 
- Sửa BT1,3/59 vở BTT1 và chấm một số bài. Đồng thời củng cố lại bảng cộng trong phạm vi 9
3. Bài mới:
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
Ghi chú
+ Giới thiệu bài: Phép trừ trong phạm vi 9
Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9
- Gọi 1 hs quan sát tranh đầu ở SKG trang 78, nêu bài toán, điền kết quả 2 phép tính vào chỗ chấm.
 HS nêu, gv ghi các phép tính lên bảng:
	9 – 1 = 8	9 – 8 = 1
- Yêu cầu cả lớp tự xem tranh ghi kết quả các phép tính còn lại vào chỗ chấm.
- Khi HS làm xong, GV yêu cầu vài em nêu lại các phép tính đã làm, GV ghi lên bảng
	9 – 2 = 7	9 – 7 = 2
	9 – 3 = 6	9 – 6 = 3
	9 – 4 = 5	9 – 5 = 4
 Hướng dẫn HS học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9
- Hướng dẫn tương tự như các bài trước
- Kiểm tra 1 số HS bằng bảng tay
	9 – ? = 8	9 – 8 = ?
	9 – 3 = 6	9 – ? = 2
	3 = 9 – ?	5 = 9 – ?
Thực hành 
Bài 1: Cho HS thực hiện ở bảng( chú ý viết số thẳng cột)
Bài 2: Cho HS chơi trò chơi bắn tên. GV viết 4 cột lên bảng và yêu cầu HS thực hiện trò chơi 1 em lên điền kết quả vào. Sau đó, cho HS nhận xét về các phép tính trong 1 cột để thấy được quan hệ giữa phép cộng và phép trừ .
Bài 3: GV hướng dẫn HS cách làm bài rồi cho HS lên điền số vào ô trống
Ví dụ1: 9 gồm 7 và 2 nên viết số 2 vào ô dưới số 7. Đây chính là áp dụng cấu tạo của số 7 để làm.
Ví dụ 2: Lấy 9 ở hàng đầu trừ 4: 9 – 4 = 5 nên viết số 5 vào ô trống ở hàng thứ hai thẳng cột với số 9; 5+2=7 nên viết 7 vào ô trống ở hàng thứ 3 thẳng cột với số 5
Bài 4: Cho HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng với bài toán đó.
- 1 hs nêu: có 9 cái áo, bớt 1 cái áo. Còn mấy cái áo?
 9 – 1 = 8 và có 9 cái áo bớt 8 cái áo. Còn mấy cái áo? 
 9 – 8 = 1
- Cả lớp làm các phép tính còn lại
- Vài HS nêu phép tính đã làm
-HS luyện học thuộc
-HS trả lời cá nhân
-HS làm ở bảng con
-HS tham gia trò chơi nhẩm và làm 
	8 + 1 = 9
	9 – 1 = 8
	9 – 8 = 1
- HS nhận xét: và nêu cấu tạo số 9 
9 gồm 5 và 4; 9 gồm 3 và 6; 9 gồm 1 và 8; 9 gồm 4 và 5.
- HS nêu: Có 9 con ong, 4 con bay đi. Hỏi trên tổ còn mấy con ong? 
9 – 4 = 5
Bài 1
Bài 2 (cột 1; 2; 3)
Bài3 (Bảng 1)
Bài 4 
4. Củng cố:
Trò chơi: Thi đua nối số với phép tính cho phù hợp 
HS thực hiện theo nhóm
9-2
9-4
9-6
9-8
6
7
1
5
3
2
9-9
9-3
9-5
9-7
3
6
8
5
2
4
5.Dặn dò: 
	Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9 	
	Xem trước bài: Luyện tập
Điều chỉnh bổ sung:
----------------------------
Ngày soạn : 22 /11 / 2012 	Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2012
TUẦN:14	 Môn: Tự nhiên và xã hội
TIẾT:14 	 Bài: An toàn khi ở nhà
I.Mục đích yêu cầu : 
Sau giờ học học sinh biết :
 	- Kể tên một số vật sắc nhọn có thể gây đứt tay chảy máu.
	- Kể tên một số đồ vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng, cháy.
	- Cách phòng tránh và xử lí khi có tai nạn xãy ra.
+Các kỹ năng sống cần được giáo dục:
- Kỹ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật.
- Kỹ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống khi ở nhà.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. 
II. Chuẩn bị:
-Các hình bài 14 phóng to, một số tình huống để học sinh thảo luận.
-Phương pháp:Thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, tranh luận
III. Hoạt động dạy chủ yếu :
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Kể tên một số công việc em thường làm để giúp đỡ bố mẹ?
GV nhận xét 
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
+ Giới thiệu bài: An toàn khi ở nhà.
Hoạt động 1 (kết nối)
Tìm hiểu về nguyên nhân có thể gây đứt chân, tay, bỏng và điện giật
Làm việc với SGK.
Mục tiêu: Học sinh biết được các vật dễ gây đứt tay và cách phòng tránh.
Bước 1:
GV tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp (thảo luận cặp đôi - chia sẻ) và giao nhiệm vụ dãy bàn quan sát tranh trang 30 trong SGK và nêu những nguyên nhân có thể làm đứt tay, đứt chân.
 Dãy 2 quan sát 2 hình trang 31 SGK và nêu những nguyên nhân có thể làm bị bỏng.
 Dãy 3 quan sát hình em bé nghịch dây điện và nêu những nguyên nhân có thể làm ta bị điện giật.
Bước 2: 
-GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và các nhóm khác ý kiến bổ sung.
Thu kết quả quan sát của học sinh.
GV treo tất cả các tranh ở trang 30, 31 gọi học sinh lên nêu câu trả lời của nhóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nhắc nhở HS:Tai nạn có thể xảy ra bất ngờ và có thể xảy ra mọi nơi:Trong bếp, phòng khách, phòng ngủ hoặc nơi vui chơi trên sàn nhà, ngoài sân, vườn
Hoạt động 2:Thảo luận cách phòng tránh đứt tay, chân, bỏng và điện giật. 
Thảo luận nhóm:
Mục tiêu: Học sinh biết cách phòng tránh một số tai nạn do lửa và những chất gây cháy.
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV chia lớp thành 3 
-Nhóm 1: Nêu cách phòng tránh đứt tay, chân
-Nhóm 2: Nêu cách phòng tránh bỏng.
-Nhóm 3:Nêu cách phòng tránh điện giật.
Cho học sinh thảo luận theo nhóm dự đoán các tình huống có thể xãy ra và cách giải quyết tốt nhất.
Bước 2: 
GV cho các nhóm lên trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác nhận xét.
Kết luận: Không được để đèn dầu và các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa.
Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng, cháy.
Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện.
Không cho em bé chơi gần những vật dễ cháy và đồ điện.
Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống
Mục tiêu: Biết xử lý một số tình huồng để đảm bảo an toàn khi ở nhà
Kết thúc hoạt động GV nhắc HS Các em còn nhỏ, bởi vậy khi gặp những vấn đề như những tình huống trên, cách tốt nhất là báo với bố mẹ hoặc người lớn khác để họ giúp em xử lý...
Học sinh nêu tên bài.
Các cặp thảo luận theo yêu cầu của GV
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 2 em nói cho nhau nghe về nội dung từng tranh.
-Đại diện một số cặp trình bày kết quả
Học sinh nêu lại nội dung đã thảo luận trước lớp kết hợp thao tác chỉ vào tranh..
Nhóm khác nhận xét.
HS nhắc lại.
Học sinh làm việc theo nhóm mỗi nhóm 1 tổ để nêu được những điều có thể xãy ra trong các tình huống.
-Đại diện nhóm trình bày
Học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
Học sinh lắng nghe.
Chia lớp thành 4 nhóm, phân mỗi nhóm 1 tình huống.
Học sinh làm việc theo nhóm đóng vai xử lý tình huống.
Các nhóm khác nhận xét.
Nêu được cách xử lý đơn giản khi bị bỏng, đứt tay.
4.Củng cố :(vận dụng) 
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi GV để một số dụng cụ dao, kéo, que diêm, bàn là, ổ cắm điện, chai đựng nước nóng, mảnh chai vở...
Cho HS lên chọn vật có thể gây đứt tay, vật có thể gây người bị bỏng, vật có thể gây điện giật .Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: 
- xem trước bài “Lớp học”
Phòng tránh những vật nguy hiểm có thể gây tai nạn.
Điều chỉnh bổ sung:
----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 14.doc