Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần dạy số 29

Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần dạy số 29

Tập đọc

ĐẦM SEN

Ngày soạn: 01/4/2013 Ngày dạy: 08/4/2013

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS biết:

- Nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).

- Yêu thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh đầm sen

- Học sinh: bảng con, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Khởi động: Hát (1 phút)

2. Bài cũ: (4 phút)

- Gọi 4 HS đọc bài Vì bây giờ mẹ mới về và trả lời câu hỏi

3. Bài mới:

a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài lên bảng (1 phút)

 

doc 28 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn khối 1 - Tuần dạy số 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
ĐẦM SEN 
Ngày soạn: 01/4/2013	Ngày dạy: 08/4/2013
 MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen. 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).
- Yêu thiên nhiên.
 CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh đầm sen
- Học sinh: bảng con, SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động: Hát (1 phút)
Bài cũ: (4 phút)
- Gọi 4 HS đọc bài Vì bây giờ mẹ mới về và trả lời câu hỏi
Bài mới: 
a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài lên bảng (1 phút)
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
20 phút
2 phút
7 phút
Hoạt động 1: Luyện đọc
*Mục tiêu: Học sinh đọc trơn được cả bài.
Giáo viên đọc mẫu.
Cho HS tìm từ khó đọc: Tổ 1: Tiếng có vần anh; Tổ 2: tiếng có vần at; Tổ 3: tiếng có vần oe. 
Cho HS luyện đọc từ khó; giải thích từ.
Cho HS luyện đọc câu.
Luyện đọc đoạn, bài
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Ôn vần en – oen
*Mục tiêu: HS tìm được các vần en-oen
Tìm tiếng trong bài có vần en.
Tìm tiếng ngoài bài có vần en – oen.
Ghép các tiếng có chứa vần en – oen.
HS đọc thầm
Tìm từ khó và ghi ra bảng con.
Luyện đọc từ khó (CN, ĐT)
Luyện đọc nối tiếp từng câu.
Đọc đoạn, bài (CN, ĐT)
Hát, trò chơi
HS nêu: sen, ven, chen.
Viết bảng con.
Chia làm 2 tổ.thi đua tìm nối tiếp nhau.
 (Tiết 2)
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
17 phút
2 phút
8 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu: HS hiểu về hoa sen , lá sen đem lại lợi ích cho con người.
Cho học sinh thi đọc cả bài.
Gọi 2 HS đọc đoạn 1
Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen.
Gọi 2 HS đọc đoạn 2.
Khi nở hoa sen trông thế nào?
GoÏi 2 HS đọc đoạn 3.
Tìm câu văn tả hương sen.
Cho HS đọc lại cả bài
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Luyện nói.
*Mục tiêu: HS nêu theo ý thích
Nêu yêu cầu bài.
Đọc câu mẫu.
Giáo viên hướng dẫn để học sinh nói theo nhiều hướng khác nhau về đầm sen.
Đọc CN.
Đọc đoạn 1
Lá màu xanh mát, phủ kín mặt đầm.
Đọc đoạn 2
Cánh đỏ nhạt, xòe ra phô đài sen và nhị vàng.
Đọc đoạn 3
Hương sen ngan ngát, thanh khiết.
Đọc đồng thanh.
Hát vui
HS nêu.
Học sinh đọc mẫu
Nhiều học sinh thực hành nói.
4. Củng cố (4 phút)
Gọi 3 HS ọc lại toàn bài.
Trong các loại hoa em thích hoa nào nhất? Vì sao?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
Nhận xét tiết học
Luyện đọc cả bài.
Chuẩn bị bài: Mời vào.
RÚT KINH NGHIỆM
Tập viết
TÔ CHỮ HOA L, M, N
Ngày soạn: 02/4/2013	Ngày dạy: 09/4/2013
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Tô được các chữ hoa: L, M, N
- Viết đúng các vần en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2 ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần) *HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai
- Kiên trì, cẩn thận, thẩm mĩ 
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ. Chữ mẫu .
- Học sinh: Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: (1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
Viết: ngoan ngoãn, đoạt giải.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
7 phút
8 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tô chữ hoa L, M, N
*Mục tiêu: Tô được các chữ hoa: L, M, N.
- Gắn chữ L, M, N.
- Hướng dẫn HS viết các chữ hoa, vừa viết vừa nêu quy trình.
Hoạt động 2: Viết vần.
*Mục tiêu: Viết đúng và đẹp các vần, từ ngữ.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Hướng dẫn HS viết từ.
Hoạt động 3: Viết vở.
*Mục tiêu: Tô được chữ hoa và viết đứng từ ngữ trong bài.
-Cho HS nêu lại tư thế ngồi viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.
- Thu chấm một số vở.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con.
- Đọc các từ ngữ.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nêu.
- HS viết bài vào vở theo hướng dẫn
4. Củng cố (4 phút)
- Cho HS xem bài viết đẹp nhất.
- Viết bảng con từ: nhoẻn cười, cải xoong.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
 Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
RÚT KINH NGHIỆM
Chính tả
HOA SEN
Ngày soạn: 02/4/2013	Ngày dạy: 09/4/2013
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Chép lại và trình bày bài thơ lục bát Hoa sen 28 chữ trong khoảng 10 đến 15 phút.
- Điền đúng vần en, oen ; chữ g hay gh vào chỗ trống. Bài tập 2,3 (SGK)
- Cẩn thận, chính xác.
*LGBVMT: Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa do vậy ai cũng yêu thích và muốn gìn giữ để hoa đẹp mãi.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Đoạn văn viết ở bảng phụ.
- Học sinh: Vở viết, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút)
 - Giáo viên chấm vở của những em chép lại bài.
 - Làm bài tập 2, 3.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)
b.Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
20 phút
2 phút
5 phút
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
*Mục tiêu: Nhìn bảng, chép lại và trình bày bài thơ lục bát Hoa sen 28 chữ trong khoảng 10 đến 15 phút.
- GV treo bảng phụ. Đọc bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại bài viết
- Bài viết nói đến hoa gì?
- Hoa sen đẹp như thế nào?
- *LGBVMT: Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa do vậy ai cũng yêu thích và con hày gìn giữ để hoa đẹp mãi.
- Cho HS tìm từ có vần un, anh, en;ø 
- Cho HS viết bảng con
- HDHS cách chép bài thơ lục bát.
- Cho HS chép bài vào vở
- YCHS soát lỗi, chấm 1 số bài
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Làm bài tập.
*Mục tiêu: Nhớ được quy tắc ghi với g, gh.
Đọc yêu cầu bài 1.
Treo bảng phụ.
- 2HS làm bài trên bảng. Chữa bài
- Bài 2: Yêu cầu gì?
- YCHS nhìn tranh điền vào chỗ chấm
- Khi nào ta viết g? Khi nào ta viết gh?
- Nêu quy tắc viết g, gh (SGK)
- Đọc thầm
- Đọc bài viết
- Hoa sen
- HS nêu
- Tìm, nêu các từ khó.
- Viết bảng con.
- Chép bài vào vở 
- Soát lỗi.
- Hát, trò chơi
Điền en hay oen?
Học sinh làm bài. Chữa bài
Điền g hay gh?
Làm bài, chữa bài
HS nêu
4. Củng cố: (4 phút)
- Cho HS viết bảng con 3 lỗi sai phổ biến của lớp 
- Khi nào thì viết gh?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Học thuộc quy tắc chính tả viết với g, gh.
- Những em viết sai nhiều, chép lại toàn bộ bài.
RÚT KINH NGHIỆM
Tập đọc
MỜI VÀO 
Ngày soạn: 03/4/2013	Ngày dạy: 10/4/2013
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: kiễng chân, soạn sửa, thuyền buồm Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Trả lời câu hỏi 2, 3 (SGK). Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
 - Hiếu khách, niềm nở với mọi người
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh, bảng phụ 
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ (4 phút)
- 4 HS đọc bài Đầm sen và trả lời câu hỏi trong SGK (mỗi em 1 đoạn)
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu: nêu và ghi tựa bài (1 phút)
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20 phút
2 phút
5 phút
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Mục tiêu: HS đọc trơn được cả bài.
Giáo viên đọc mẫu.
Cho HS tìm tiếng có vần khó đọc: Tổ 1 tiếng có vần iêng; Tổ 2 tiếng có vần oan; Tổ 3 tiếng có vần uyên.
Luyện đọc từ. 
Luyện đọc câu.
Luyện đọc từng khổ thơ (CN, nhóm)
- Luyện đọc cả bài
Nghỉ giải lao
Hoạt động 2: Ôn vần ong 
*Mục tiêu: Tìm được tiếng trong bài có vần ong.
Tìm tiếng trong bài có vần ong.
 Giới thiệu vần oong. Tìm tiếng ngoài bài có vần ong – oong.
Dùng bảng con ghi các tiếng có vần ong – oong.
Đọc thầm.
Tìm, ghi bảng con và nêu
Luyện đọc từ (CN, ĐT)
Luyện đọc câu nối tiếp.
Luyện đọc từng khổ thơ 
Đọc cả bài (CN, ĐT)
Hát, trò chơi
Tìm và nêu: trong.
Viết bảng con tiếp nối nhau nêu
(Tiết 2)
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12 phút
10 phút
7 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Hs biết niềm nở đón bạn tốt đến chơi.
Gọi 4 học sinh đọc toàn bài.
Gọi 2 HS đọc 3 khổ thơ đầu
Những ai đã gõ cửa ngôi nhà?
Gọi học sinh đọc khổ thơ cuối.
Gió được mời vào nhà thế nào?
Gió được mời vào để làm gì?
Yêu cầu học sinh đọc từng khổ thơ của bài theo cách phân vai ở từng đoạn.
Hoạt động 2: Học thuộc lòng.
*Mục tiêu: HS học thuộc 2 khổ thơ đầu
Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài.
Giáo viên xóa dần trên bảng cho HS đọc thuộc lòng.
Hoạt động 3: Luyện nói.
*Mục tiêu: HS Nói về con vật mà em thích.
- Gọi HS nêu yêu cầu
Quan sát tranh và đọc câu mẫu.
YCHS nói theo cặp: Con vật mà con yêu thích là con gì? Con nuôi nó đã lâu chưa? Con vật có đẹp không? Nó có ích lợi gì?
Đọc toàn bài
Đọc 3 khổ thơ đầu
 Thỏ – Nai – Gió.
Đọc khổ thơ cuối
Kiễng chân cao, vào trong cửa.
Cùng soạn sửa để đón trăng lên
Luyện đọc từng khổ thơ theo vai: chủ nhà, thỏ, người dẫn chuyện, . 
Học sinh đọc CN, ĐT
Luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
Nói về con vật mà em thích.
QST, 2 em đọc câu mẫu
Học sinh luyện nói theo cặp. Gọi vài cặp trước lớp.
4. Củng cố (4 phút)
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Bài thơ này muốn nói với ch ... ?
Đó là phép trừ: 57 – 23 = 34.
Giới thiệu cách làm tính trừ:
Hướng dẫn đặt tính:
+ Phân tích số 57, số 23.
+ Bạn nào có thể nêu cách đặt tính?
+ Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bảng con.
+ Gọi vài HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
Hoạt động 2: Luyện tập.
*Mục tiêu: Học sinh biết đăët tính và thực hiện phép tính trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
- Gọi HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGK.
- Bài 2: Yêu cầu gì?
- Cho HS làm bài và nêu kết quả.
- Bài 3: Đọc đề bài.
Nêu tóm tắt và giải.
Thao tác theo GV.
 57 que.
Học sinh tiến hành tách.
23 que.
34 que.
HS trả lời
 5 chục và 7 đơn vị.
 2 chục và 3 đơn vị.
Nêu cách đặt tính.
1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bảng con.
Học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính.
Tính.
Học sinh làm bài sửa ở bảng lớp.
 đúng ghi Đ, sai ghi S.
Làm bài, nêu kết quả.
Đọc đề bài.
1 em lên bảng ghi tóm tắt và giải, cả lớp làm vào vở
Củng cố (4 phút)
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: 
Ghi bài toán 37 – 12. Nhìn vào phép tính, đặt đề toán rồi giải.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
Nhận xét tiết học
Làm ở VBT.
Chuẩn bị: Phép trừ trong phạm vi 100.
RÚT KINH NGHIỆM
Tự nhiện – xã hội 
NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT
Ngày soạn: 01/4/2013	Ngày dạy: 08/4/2013
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật.
- Động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không. 
- Bảo vệ các cây cối và các con vật có ích.
- LGBVMT: Biết cây cối, con vật là thành phần của môi trường tự nhiên; Tìm hiểu một số loài cây quen thuộc và biết ích lợi của chúng; Phân biệt các con vật có ích và các con vật có hại đối với sức khỏe con người; Yêu thích, chăm sóc cây cối và cá con vạt nuôi trong nhà.
II. CHUẨN BỊ 
- Các hình ảnh SGK bài 29.
- GV và HS sưu tầm thực vật, tranh ảnh thực vật, động vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động: Trò chơi: Nhớ đặc điểm con vật (1 phút)
2. Kiểm bài cũ: (4 phút)
- Muỗi sống ở đâu?
- Khi bị muỗi đốt có hại gì?
- Em hãy nêu cách diệt muỗi?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1 phút)
b. Các hoạt động:
DKTL
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
8 phút
8 phút
8 phút
Hoạt động 1: Ôn kiến thức.
*Mục tiêu: Nhớ lại những kiến thức đã học phân biệt thực vật và động vật,
- Cho HS chơi trò ghép cánh hoa.
- Chia lớp thành 3 đội thi đua, đội nào ghép đúng và đẹp là thắng.
 - Kết luận:
 + Có nhiều loại cây như cây rau, cây hoa, cây gỗ. Chúng khác nhau về hình dạng , kích thước Giống nhau ở điểm nào?
 + Có nhhiều loại động vật. Chúng khác nhau về hình dạng kích thước, nơi sống,Nhưng chúng có đặc điểm gì chung?
- Hãy nêu ích lợi của cây rau, cây hoa, cây gỗ?
Hoạt động 2: Thi kể tên cây gỗ cây hoa, con vật
*Mục tiêu: HS kể được tên được các con vật và cây gỗ, cây hoa.
- Chia lớp làm 3 đội thi với nhau. Mỗi đội bốc thăm cho mình phải nói về loại nào. và thành viên của mỗi đội thi nhau kể về loại đã bốc thăm đươcï, Trong 5 phút đội nào ghi nhiều chi tiết là đội đó thắng (Phát cho mỗi đội một cây bút và 1 tờ giấy). 
- Trong các con vật kể trên con vật nào có ích và con vật nào có hại?
*Hoạt động 3 : Trò chơi “ Đố bạn cây gì, con gì? 
*Mục tiêu: HS biết tên con vật, cây hoa, cây gỗ qua các đặc điểm của nó. 
- Hướng dẫn cách chơi.
VD: Tôi có cánh, nhưng không biết bay, chỉ bơi dưới nước. Đố bạn tôi là con gì?. Tôi có hoa màu vàng năm cánh nở vào mùa xuân. Đố bạn tôi là hoa gì?. Tôi là thân gỗ, quả tôi có nhiều gai, chín rất thơm. Đố bạn tôi là cây gì?
- Cử đại diện mỗi tổ 1 em lên đố, cả lớp suy nghĩ trả lời
- Chơi 2 - 3 vòng
- GV hỏi: Cây cối và các con vật là một thành phần của môi trường tự nhiên con phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ chúng?
- Chơi trò ghép cánh hoa
 - Đều có rễ, thân , lá, hoa.
- Đều có đầu, mình , các cơ quan di chuyển.
- HS nêu ích lợi của cây rau, cây hoa, cây gỗ.
- Thực hành chơi theo nhóm kể về cây rau, cây hoa , cây gỗ.
- Nêu con vật có ích, có hại
- Thực hiện trò chơi: Đố bạn cây gì, con gì?
- HS nêu.
4. Củng cố: (4 phút)
 - Các loại cây giống và khác nhau như thế nào?
 - Các loài vật giống và khác nhau như thế nào?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
- Về nhà quan sát các cây xung quanh xem chúng là loại cây gì?
- Chuẩn bị bài: ” Trời nắng, trời mưa”
- GV nhận xét. 
RÚT KINH NGHIỆM
Đạo đức
CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 2)
Ngày soạn: 02/4/2013	Ngày dạy: 09/4/2013
MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
- Chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày. (HSKG biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp)
- Tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
- GDKNS: KN giao tiếp/ ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Tranh vẽ bài tập 3.
- Học sinh: Vở bài tập.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Khởi động: Hát bài: Con chim vành khuyên (1 phút)
Bài cũ: (4 phút)
- Khi nào con cần chào hỏi?
- Khi nào con cần tạm biệt?
Bài mới:
Giới thiệu: Nêu và ghi tựa bài (1 phút)
Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
12 phút
12 phút
Hoạt động 1: Thực hiện hành vi 
Mục tiêu: Biết khi nào cần chào hỏi, tạm biệt.
Con chào hỏi hay tạm biệt ai? Trong tình huống hay trường hợp nào? Khi đó con đã làm gì? Tại sao con lại làm như thế? Kết quả như thế nào?
Gọi HS nhận xét bạn.
Kết luận: Các con cần phải biết chào hỏi hoặc tạm biệt đúng lúc.
Hoạt động 2: Thảo luận 
Mục tiêu: Biết xử lí theo tì nh huống.
- yêu cầu HS thảo luận theo cặp BT3 đưa ra cách xử lí các tì nh huống phù hợp. Cần chào hỏi như thế nào? Vì sao làm như vậy?
- Gọi một số cặp trình bày trước lớp
Kết luận: theo từng tình huống.
Cần chào hỏi người đó với lời nói phù hợp, nhẹ nhàng.
Không được gây ồn ào ở nơi công cộng.
Hoạt động 3: Đóng vai
Mục tiêu: Biết thể hiện hành vi qua tình huống cụ thể.
- GV đưa ra 3 tình huống, giao nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận đóng vái một tình huống.
Tình huống 1: Con cùng cả nhà đi chơi, gặp bạn học cùng lớp.
Tình huống 2: Em chào bố mẹ để đi học.
Tình huống 3: Khi đến trường gặp cô giáo, thầy giáo.
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm lên thực hiện đóng vai trước lớp.
- Cho HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét chung và GD HS.
HS kể về hành vi của mình đã thực hiện theo gợi ý của GV. 
Lớp nhận xét bạn
Từng cặp thảo luận.
Theo từng tình huống học sinh trình bày kết quả, bổ sung ý kiến tranh luận.
- Nghe giao nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm
- Các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét lẫn nhau
Củng cố: (4 phút)
Khi nào ta cần chào hỏi? Và chào hỏi với thái độ thế nào?
Khi nào ta cần tạm biệt? Tạm biệt với thái độ như thế nào?
Cho học sinh đọc thuộc câu tục ngữ ở cuối bài.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
Nhận xét tiết học.
Về nhà thực hiện tốt điều đã được học.
RÚT KINH NGHIỆM
Thủ công
CẮT , DÁN HÌNH TAM GIÁC (tiết 2)
Ngày soạn: 03/4/2013	Ngày dạy: 10/4/2013
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS biết:
- Cách kẻ, cắt, dán hình tam giác .
- Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đỗi thẳng. Hình dán tương đối phẳng (HS khéo tay: Kẻ và cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.Có thể kẻ, cắt, dán hình tam giác có kích thước khác Kiến thức: Hs biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác)
- Qúy trọng sản phẩm do chính tay mình làm ra.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: Hình tam giác bằng giấy màu, dụng cụ thực hiện, quy trình 
- Học sinh: giấy màu, giấy nháp có kẻ ô, vở thủ công, khăn lau tay, các loại, hồ dán.
IIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động: Hát (1 phút)
 2. Bài cũ: (3 phút)
	Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.	
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1 phút) Nêu và ghi tựa bài
b. các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10 phút
15 phút
Hoạt động 1: Ôn lại cách kẻ, cắt, dán hình tam giác
*Mục tiêu: Hs biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác. 
- Cho HS quan sát lại hình ta giác và nêu quy trình cắt, dán hình tam giác theo 2 cách.
- Gọi 2 HS nhắc lại quy trình cắt, dán hình tam giác.
- Cho HS xem một số mẫu sản phẩm có trang trí.
Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: Hs kẻ, cắt, dán được hình tam giác đúng mẫu .
- GV nhắc HS thực hành theo các bước: kẻ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 7 ô, sau đó kẻhình tam giác như hình mẫu theo 2 cách
-Gv khuyến khích những em khá kẻ, cắt, dán cả 2 cách.
- HS quan sát GV.
- Nhắc lại cách kẻ và cắt hình tam giác
- Xem mẫu dán hình tam giác.
- HS thực hành kẻ, cắt hình tam giác.
- Cắt rời hình và dán sản phẩm cân đối, miết hình phẳng vào vở thủ công.
 4 . Củng cố (4 phút)
 - Gv cho HS trưng bày 1 số sản phẩm 
 - Nhận xét sản phẩm của HS.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Cắt dán hàng rào đơn giản
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29.doc