Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 3 năm học 2009

Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 3 năm học 2009

TIẾNG VIỆT

 Bài 8: l - h

 I- Mục đích – yêu cầu:

- HS đọc và viết được chữ l – h – lê – hè

- Đọc được câu ứng dụng: ve ve ve, hè về

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: le le

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa trong SGK

- Bộ cài TV

III- Các hoạt động dạy học:

 

doc 36 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 3 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3. Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Chào cờ
Nhận xét đầu tuần
(Lớp trực tuần nhận xét)
Tiếng việt
 Bài 8: l - h
 I- Mục đích – yêu cầu:
- HS đọc và viết được chữ l – h – lê – hè
- Đọc được câu ứng dụng: ve ve ve, hè về
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: le le
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK
- Bộ cài TV
III- Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1:
HĐ1. ổn định tổ chức - KTbài cũ - GT bài mới: 
- Viết bảng: ê, v, bê, ve
- Đọc câu ứng dụng - SGK
- Giới thiệu bài: GV viết đầu bài: l – h
HĐ2. Dạy chữ ghi âm:
Việc1. Dạy chữ ghi âm: L
Bước1. Nhận diện chữ
- GV viết mẫu và nêu cấu tạo: l (in) l (viết) Chữ l viết gồm nét khuyết trên và nét móc ngược
- Chữ l gồm mấy nét là nét nào?
- Chữ l giống chữ nào nhất trong các chữ đã học?
Bước 2. Phát âm – cài chữ - đánh vần:
- GV hướng dẫn, phát âm mẫu.
- Tìm và cài chữ l?
- Cài thêm chữ ê vào sau chữ l được tiếng gì? Tìm và cài lê?
- Vừa cài được tiếng gì?
- GV viết bảng: Lê.
- Phân tích cấu tạo tiếng lê?
- Cho HS đánh vần: l - ê - lê ; Đọc trơn Lê
- HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV viết tiếng lê
- GV chỉ cho HS đọc ( Chỉ không theo thứ tự )
Bước 3. Hướng dẫn viết:
- GV viết mẫu và nêu quy trình chữ l - lê
Việc 2. Dạy chữ ghi âm h ( tương tự các bước).
- Hãy nêu cấu tạo chữ h?
- Hãy so sánh l với h?
- Phát âm: GV phát âm mẫu
- Thêm chữ e và dấu huyền vào sau chữ h Được tiếng gì? GV viết bảng hè
- Phân tích tiếng hè?
- Cho HS đánh vần: h - e – he - huyền – hè
- HS QS tranh: Tranh vẽ gì?
- GV viết tiếng hè lên bảng
- HD viết: GV viết mẫu – nêu quy trình
HĐ3. Đọc tiếng ứng dụng: 
- GV viết mẫu: lê lề lễ
 he hè hẹ
- Tìm âm trong tiếng vừa học?
- GV đọc mẫu giải nghĩa các tiếng từ
- Cho HS luyện đọc.
HĐ4. Củng cố chơi trò chơi: 
- Tìm tiếng ngoài bài có chứa âm vừa học?
- CN thi đua 
 Tiết 2
HĐ1. KT bài cũ:
- Vừa học được mấy âm? là những âm nào?
 HĐ2. Luyện đọc
Bước1. Luyện đọc toàn bài tiết 1 (chỉ không theo thứ tự)
Bước 2. Luyện đọc câu ứng dụng:
- Tranh minh họa gì? 
- Các bạn đang chơi trò gì?
- Ve kêu như thế nào?
- Ve kêu báo hiệu mùa nào?
- GV ghi bảng: ve ve ve, hè về
- GV đọc mẫu
HĐ3. Luyện viết:
Bước 1. GV nêu quy trình và viết mẫu .
 Bước 2. Hướng dẫn HS viết vào vở
HĐ4. Luyện nói theo chủ đề:
Bước 1. QS tranh - thảo luận N2 theo câu hỏi.
Bước 2. Trả lời câu hỏi:
- QS tranh em thấy gì?
- Các con vật đang bơi giống con gì?
- Vịt, ngan được nuôi ở đâu?
 Loài vịt sống tự do không có người chăn gọi là vịt gì?
=> Trong tranh là con le le, le le có hình dáng giống vịt trời nhưng nhỏ hơn, chỉ có vài nơi ở nước ta.
 * Hãy nhắc lại chủ đề luyện nói?
HĐ5- HĐ tiếp nối:
Việc 1. HD học sinh đọc bài trong SGK
Việc 2. Củng cố: 
- Tìm tiếng, từ mới có âm vừa học ?
-3 HSLên bảng, lớp viết bảng con
- Nhiều em đọc
- HS đọc đồng thanh
- HS theo dõi, quan sát
 - HS nêu lại
- Giống chữ b: Có nét khuyết trên 
-Khác: chữ b có thêm nét thắt
- HS phát âm CN + nhóm + Lớp
- HS cài l
- HS tìm và cài tiếng lê
- CN : l đứng trước, ê đứng sau
- CN + ĐT 
Tranh vẽ Quả lê
- HS đọc trơn tiếng lê CN + N2
- HS luyện đọc CN – nhóm – Lớp
- HS viết trong k2, viết bảng
- CN nêu
- Giống: Đều có nét khuyết
- Khác: h có nét móc 2 đầu
- HS phát âm: CN + ĐT
- Tiếng hè . HS cài hè
- HS đọc CN (*) + ĐT
- HS luyện đọc 
HS viết trong k2 + bảng con
- 2 HS lên gạch chân âm vừa học
- CN + nhóm + ĐT
- Thi đua giữa các tổ
- CN trả lời
- HS luyện đọc CN + nhóm + ĐT 
- HS quan sát tranh
- Các bạn đang vui chơi
- 3 bạn đang chơi với con ve
- ve ve ve.
- Mùa hè
- HS đọc câu ứng dụng lần lượt CN + nhóm + ĐT
- HS viết vào vở tập viết
- HS đọc từ le le
- HS quan sát tranh
- Vẽ 3 con vật
- giống con vịt, con ngan
- Ao, hồ
- Vịt trời
- Đọc đ/vần + đọc trơn ĐT- CN
- lê la, lễ hội ...
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về: Nhận biết về số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5.
- Đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5.
- Rèn KN đọc, Viết số.
II- Các hoạt động dạy và học:
HĐ1. KT bài cũ - GT bài mới: 
- Viết các số từ 1 đến 5
- Đếm các số từ 1 đến 5; Từ 5 đến 1
- GV giới thiệu - ghi bảng.
HĐ2: Quan sát tranh đếm số lượng - viết số:
 Bài 1: Số?
- Muốn điền được số vào * phải làm gì?
- Tại sao lại điền số 4 (H1) 
 Bài 2: Số?
- Các que diêm xếp được hình gì? 
- Hãy chỉ hình vuông, hình tam giác?
HĐ3. Củng cố thứ tự các số từ 1 -> 5 - Viết số:
Bài 3: Số?
- Tại sao lại điền số 3 (4) 
Bài 4: Viết số 1,2,3,4,5:
- HS nêu Y/c bài
HĐ4. Chơi trò chơi: GV nêu Y/c.
- Mỗi học sinh cầm 1 chữ số tự quan sát và sắp xếp theo thứ tự 1 đến 5 và 5 đến 1
HĐ5. Củng cố – dặn dò:
- Học được bài gì?
- Đếm xuôi từ 1 đến 5; đếm ngược từ 5 đến 1
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS lên bảng-Lớp làm bảng con. Nhận xét và đếm
- HS quan sát và nêu Y/c
- Đếm số lượng
- HS điền và đếm - chữa bài.
- Vì có 4 cái ghế
- HS nêu Y/c và làm bài
- HS chữa bài, HS đếm lại.
- Hình r hình * 
- HS chỉ hình r hình *
- HS nêu Y/c
- HS làm và chữa bài
- Vì 3 sau số 2; 4 sau số 3 và trước số 5.
- 2 -3 HS đếm xuôi, đếm ngược
- HS tự viết các số từ 1 -> 5
- HS chơI nhóm 5.
 đạo đức 
 Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ
 (tiết 1)
I- Mục đích - yêu cầu:
- HS hiểu: Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Phân biệt được quần áo gọn gàng sạch sẽ với không gọn gàng sạch sẽ 
- GD: Cần ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. 
II- Đồ dùng dạy - học: - Vở bài tập đạo đức
 - Gương, lược.
III-Các hoạtđộng dạy - học.
HĐ1: KT bài cũ - GT bài mới: 
- Em tên là gì? HS lớp mấy?
- Được đến trường em cảm thấy NTN?
- Khởi động: Hát bài “ Chiếc khăn tay”
HĐ2. HS phân biệt được ăn mặc gọn gàng và không gọn gàng.
- Tiến hành: - Y/C 4 HS lên bảng
 - Lớp quan sát nhận xét 
- Nhận xét xem bạn nào gọn gàng sạch sẽ, bạn nào chưa gọn gàng sạch sẽ.?
- Trong lớp bạn nào đầu tóc gọn gàng sạch sẽ, bạn nào chưa gọn gàng, sạch sẽ? 
- Vì sao em cho bạn đó là gọn gàng sạch sẽ?
HĐ3: HS hiểu thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và lợi ích của nó.
- Tiến hành: Làm bài tập 1 theo nhóm 2
 GV giải thích Y/c bài tập
- Bạn nào ăn mặc gọn gàng sạch sẽ?
- Tại sao em cho là bạn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ
- Những bạn còn lại thì sao? Tại sao?
- Hãy giúp các bạn làm thế nào để quần áo gọn gàng, sạch sẽ?
- Nhìn những bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ em thấy NTN? Bản thân mình ăn mặc chưa gọn gàng, chưa sạch sẽ em cảm thấy thế nào?
=> ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ cho chúng ta khoẻ mạnh không mắc bệnh tật, được mọi người yêu quý.
HĐ4. Lựa chọn quần áo phù hợp
- Tiến hành: Làm bài tập 2
 GV nêu yêu cầu bài
=>Kết luận: Quần áo đi học cần phải phẳng phiu, lạnh lặn sạch sẽ, gọn gàng. Không mặc quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi...đến lớp.
HĐ5. Củng cố - dặn dò: 
- Khi đến lớp cần phải ăn mặc như thế nào? 
- ăn mặc gạo gàng, sạch sẽ là như thế nào?
- Về thực hành theo bài học.
 3 - 4 HS nêu
- Hát cả lớp.
- HS quan sát và nêu ý kiến
(t/g 2P)
- HS nêu và nhận xét
- Tóc chải mượt, cặp gọn gàng, quần áo phẳng phiu
- HS quan sát trong SGK 
 - HĐ cả lớp
- Bạn số 4 và 8
- Đầu tóc mượt, quần áo lạnh lặn, sạch sẽ
- Chưa gọn gàng, sạch sẽ bởi bạn thứ nhất quần áo dây bẩn...
- Bẩn -> giặt sạch; rách -> nhờ mẹ vá lại; cúc áo lệch -> cài lại; ống quần thấp, cao -> sửa lại; dây giầy tuột -> buộc lại 
- HS nêu - nhận xét
- Thực hành chỉnh trang phục
- HS lựa chọn
- HS trình bày sự lự chọn của mình
- HS khác nhận xét
 Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
 Thể dục 
 $ 3: Đội hình đội ngũ - Trò chơi 
I- Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Y/c HS tập hợp đúng chỗ, nhanh và trật tự hơn giờ trước.
- Làm quen với Đứng nghiêm, đứng nghỉ. Y/c thực hiện động tác theo khẩu lệnh ở mức cơ bản đúng.
- Ôn trò chơi” Diệt các con vật có hại” Y/c tham gia vào trò chơi ở mức độ tương đối chủ động, tự giác
II- Địa điểm phương tiện:
- Sân tập, Còi.
III- Các hoạt động cơ bản:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
HĐ1. ổn định - phổ biến nội dung bài học:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung.
- Nhắc nhở nội quy, chỉnh đốn trang phục.
- Khởi động: Đứng tại chỗ hát, vỗ tay
- Giậm chân tại chỗ đếm 1-2 ; 1- 2
HĐ2. Ôn tập hợp hàng dọc – dóng hàng - đứng nghiêm, nghỉ:
Việc1. Ôn tập hợp hàng dọc – dóng hàng dọc.
- Lần 1: GV chỉ huy
- Lần 2-3
Việc2. Tư thế đứng nghiêm. 
- GV hướng dẫn động tác, làm mẫu
Xen kẽ các lần hô :Nghiêm” tạm thời hô “Thôi!” để học sinh đứng bình thường
Việc3. Tư thế đứng nghỉ. Hướng dẫn như động tác đứng nghiêm.
- Tập phối hợp: Nghiêm, nghỉ
- Tập phối hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Cho HS giải tán, sau đó hô khẩu lệnh tập hợp, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ.
- GV nhận xét rồi cho học sinh giải tán để tập lại.
Việc4. Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
HĐ3. Phần kết thúc:
- Giậm chân tại chỗ.
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học.
2 - 3 lần
1 – 2 /
1 – 2 /
2 - 3 lần
2 - 3 lần
2 - 3 lần
2 - 3 lần
2 lần
5 - 6 /
1 - 2 /
1 - 2 /
1 - 2 /
 x x x x x 
 * x x x x x
 x x x x x
- HS thực hiện
Cán sự lớp điều khiển. GV hướng dẫn giúp đỡ.
- HS thực hiện
- GV sửa động tác sai cho học sinh.
- Cán sự hô, Lớp thực hiện GV chỉnh sửa động tác sai cho HS.
- HS thực hiện theo khẩu lệnh của GV
- Cách thức thực hiện như tiết trước Y/c có nhanh hơn,
- Đội hình hàng ngang
x x x x x
x x x x x
x x x x x
X
Tiếng việt
 Bài : o - c
I. Mục đích – yêu cầu:
- HS đọc và viết được chữ o – c – bò – cỏ
- Đọc được câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: vó bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bộ cài chữ TV.
III. Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1:
HĐ1. ổn định – Kiểm tra Bài cũ: 
- Viết bảng: lê , hè
- Đọc bài trong SGK. 
- Hôm nay học âm – chữ : o - c
HĐ2. Dạy chữ ghi âm:
Việc 1. Dạy chữ ghi âm: o
Bước1. Nhận diện chữ
- GV viết mẫu và nêu: o (in) o (viết) và nêu cấu tạo: gồm 1 nét cong kín.
- Chữ O gồm mấy nét? Là nét gì?
- Chữ O giống hình gì?
Bước 2. Phát âm – cài chữ - đánh vần:
- GV HD - phát âm mẫu.
- HS lấy bảng cài chữ o
- Cài thêm chữ b vào t ... hức- KT bài cũ - GT bài:
- Đọc bài 
- Viết ô ; ơ ; cô ; cờ
HĐ2. Hướng dẫn ôn tập: 
Việc1. Ôn các chữ và âm đã học: 
- Tranh vẽ gì?
- Đọc các tiếng minh hoạ? 
- Các tiếng giống nhau đều có âm gì? ghép với âm gì?
- Khác nhau ở điểm nào?
- Ngoài c và o còn được học những âm nào nữa?
Việc2. Ghép chữ thành tiếng: 
- Hãy ghép các âm ở cột dọc với các âm ở cột ngang?
- Kể tên các dấu thanh đã học?
- Ghép tiếng với dấu thanh để tạo thành tiếng mới.
Việc 3. Đọc từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng lên bảng: lò cò vơ cỏ
HĐ3. Hướng dẫn viết: 
- GV viết mẫu và nêu quy trình: lò cò vơ cỏ
HĐ4. Củng cố:
- Thi đua đọc nhanh các tiếng (Chỉ không theo thứ tự ) 
Tiết 2
HĐ1. KT bài cũ: T1 vừa học bài gì?
HĐ2. Luyện đọc: 
Việc1. Luyện đọc bài T1: 
Việc 2. Luyện đọc câu ứng dụng:
- Tranh minh họa ai?
- Trên tay bé cầm bức vẽ gì?
- Ai đọc được dòng chữ dưói tranh?
HĐ3. Luyện viết: 
- GV HD viết + viết mẫu.
- GV theo dõi + HD bổ sung
HĐ4. Kể chuyện: 
- GV kể lần 1: Kể diễn cảm.
 Lần 2: Kể theo tranh
* ý nghĩa: Qua câu chuyện em thấy hổ là con vật như thế nào?
HĐ5. HĐ tiếp nối:
Việc1. Đọc SGK
Việc2. Trò chơi : Ghép chữ.
- Nhận xét giờ học
 1 – 2 HS đọc
- HS viết bảng con.
- HS quan sát tranh
- Nhiều HS đọc: cò; cỏ; cọ; co
- Giống: c ghép o
- Khác : Dấu thanh
- HS kể – GV ghi bảng ôn 1
- HS đọc lại các âm trên bảng
- HS ghép và đọc các tiếng.
- HS nêu – GV ghi bảng ôn 2
- Dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
 - HS ghép tiếng với dấu thanh và đọc Đ/V + Trơn (CN + Tổ).
- HS đọc CN + ĐT: Lò cò, vơ cỏ
- HS viết bảng con.
- CN thi đua
- CN nhắc lại bài
- HS đọc bảng ôn 1.
- HS đọc CN 
- HS quan sát tranh.
- bé.
- Cô và cờ
- HS đọc luyện CN + ĐT.
- HS viết vở
- HS chú ý lắng nghe.
- HS kể lại từng đoạn theo tranh.
- Thi kể lại toàn bộ chuyện.
- Vô ơn, đáng khinh bỉ.
- 2 HS thi ghép chữ nhanh.
 Toán 
 12: Luyện tập
I- Mục đích - yêu cầu:
- Củng cố cho HS: Khái niện ban đầu về bé hơn lớn hơn, sử dụng dấu (> , < )và các từ lớn hơn bé hơn so sánh 2 số
- Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn khi so sánh 
II- Các hoạt động dạy - học.
HĐ1. KTbài cũ – GT bài mới:
 Viết dấu > vào ô trống.
 5 * 2 3 * 2 4 * 2
Viết: 4 > 1 5 > 3 5 > 4
- GV nhận xét - sửa sai.
HĐ2. Củng cố so sánh 2 số, QS tranh đếm số lượng, sử dụng dấu >,<:
Bài 1: >, < ? 
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn điền.
- Cho HS lên bảng điền.
- Lớp làm vào SGK.
Bài 2: Viết (theo mẫu) 
- GV hướng dẫn mẫu: Giới thiệu quan hệ bé hơn và lớn hơn khi so sánh 2 số.
HĐ3. Củng cố so sánh thứ tự các số từ 1 -> 5
Bài 3 : Nối với số thích hợp: ( có thể chơi trò chơi ) 
- GV hướng dẫn: Mỗi ô có thể nối với nhiều số nên có thể dùng bút màu để nối.
- HS thi nối.
HĐ4. Củng cố - dặn dò:
- Đếm các số từ 1 ->5; Từ 5 ->1
- Về xem lại bài, viết bảng con dấu: 
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
 1 – 2 em 
3  4 52 1 3 2 4
4  3 25 31 4 2
- HS nêu miệng: 
 4 > 3 3 3 3 < 5 
 5 > 4 4 3 
- HS nêu Y/c của bài.
 1 2 3 4 5
 1 < * 2 < * 3 < * 4 < * 
 Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
âm nhạc
 Học hát Bài: Mời bạn vui múa ca (T1)
	Nhạc và lời: Phạm Tuyên
 I- Mục tiêu:
- HS học hát bài hát: Mời bạn vui múa ca của nhạc sĩ Phạm Tuyên
- Giúp học sinh hát đúng giai điệu và đúng lời ca.
- Tập biểu diễn bài hát, hát tự nhiên thoải mái
II- giáo viên chuẩn bị: 
- Chuẩn bị vài động tác vận động phụ hoạ
- Nhạc cụ thanh phách
III- Các hoạt động dạy – học: 
HĐ1: Giới thiệu bài hát: - Ghi bảng HĐ2. Dạy hát: 
Việc 1. GV hát mẫu
Việc 2. Đọc lời ca.
Vịêc3. Dạy hát từng câu:
- GV dạy từng câu. Mỗi câu dạy 2 (3 lần)
- Dạy hát đến hết bài.
 HĐ3. Hát + vận động
Việc 1. GV hát + vỗ tay mẫu
Việc 2. GV bắt nhịp + làm mẫu từng câu.
Việc 3. Vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng.
HĐ4. Củng cố – dặn dò: 
- Hôm nay học hát bài gì ?
- Bài hát do ai sáng tác ?
- Cả lớp hát lại toàn bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc lời ca ĐT
- HS hát lần lượt từng câu.
- HS lắng nghe.
- HS hát + làm theo.
- HS tự vỗ tay:
Chim ca líu lo. Hoa như đón chào
 x x x x x x x x 
Bầu trời xanh. Nước long lanh
 x x x x x x 
- HS đứng hát + tập nhún theo.
- Cá nhân + nhóm lên biểu diễn trước lớp
 - Hát 1 lần
 Tiếng việt 
 Bài 12: i - a
I- Mục đích - yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: i - a , bi, cá
- Đọc được câu ứng dụng: bé hà có vở ô li
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lá cờ
II- Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạtđộng dạy - học.
 Tiết 1
HĐ1. ổn định tổ chức – KT bài cũ – GT bài:
 - Viết: ô, ơ, cô, cơ
- Đọc: Bé vẽ cô, bé vẽ cờ
- Hôm nay học 2 âm i - a
HĐ2. Dạy chữ ghi âm
Việc 1. Dạy chữ ghi âm: i
b1. Nhận diện chữ : 
- GV viết bảng i - a 
- GV ghi chữ i (in) i (viết) và nêu cấu tạo 
- Chữ i giống vật gì?
b2. Phát âm – cài chữ - đánh vần.
- GV HD phát âm 
- Cho HS cài âm i
- Có âm i muốn có tiếng bi cài thêm âm gì? 
- Vừa cài tiếng gì? Phân tích tiếng?
- GV đánh vần: b-i-bi
- Bức tranh vẽ gì? 
- GV viết bảng: bi
- Cho HS đọc từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên ( Không theo thứ tự)
b3. Hướng dẫn viết: 
- GV viết mẫu và nêu quy trình i , bi.
+ GV hướng dẫn cách ngồi viết.
+ Khi viết chữ bi cần lưu ý điều gì?
Việc 2. Dạy chữ ghi âm a (tương tự các bước) 
- So sánh: a với i
HĐ3. đọc từ ứng dụng: 
 bi vi li
 ba va la
 bi ve ba lô
- GV đọc mẫu, giải nghiã từ.
HĐ4. Chơi trò chơi.
- Tìm và cài tiếng có âm vừa học?
 Tiết 2
HĐ1. KT bài cũ: 
- Vừa học mấy âm?
HĐ2. Luyện đọc:
Việc 1. Luyện đọc bài T1: 
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc kết hợp nêu cấu tạo tiếng.
Việc 2. Đọc câu ứng dụng.
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng câu ứng dụng. Bé Hà có vở ô li
- GV đọc mẫu
- Cho HS đọc GV sửa lỗi.
HĐ3. Luyện viết: 
- GV viết chữ mẫu và nêu quy trình viết.
Chữ: i, a, bi, cá.
- Khi viết chữ bi (cá) cần lưu ý điều gì?
- Nêu cách ngồi viết?
- Cho HS viết bài?
HĐ4. Luyện nói: 
- Cho HS quan sát tranh - thảo luận nhóm 2.
- Tranh vẽ gì?
- Trong tranh có mấy lá cờ?
- Đó là những loại cờ gì?
- ở giữa cờ tổ quốc có gì? 
- Nền cờ tổ quốc màu gì?
- ở giữa cờ đội có gì?
- Cờ hội có màu gì?
- Ngoài ra em còn thấy có những loại cờ nào?
- Đọc tên chủ đề luyện nói.
HĐ5. Củng cố - dặn dò. 
Việc 1. Đọc bài trong SGK.
Việc 2. GV hướng dẫn đọc
Việc 3. Tìm tiếng mới có âm vừa học?
Việc 4. Nhận xét giờ học.
- HS viết bảng con
- 3-4 HS đọc
- HS đọc đầu bài
- HS nhắc lại và đọc i in , i viết
- Cọc tre
- HS đọc CN + nhóm + ĐT
- HS cài chữ i
- HS cài bi
- CN trả lời
- HS đánh vần CN + ĐT
- Viên bi
- HS đọc trơn
- HS đọc từ trên xuống, từ dưới lên CN + ĐT.
- HS viết trong k2 + bảng con
- 1 HS đọc
- 2 HS gạch chân âm vừa học
- Nhiều HS đọc trơn CN + ĐT từ trên xuống, từ dưới lên không theo thứ tự.
- HS thi đua cài nhanh.
- HS đọc CN 
2 – 3 em đọc lại 
- CN + tổ + lớp
- HS nêu
- HS nêu
- HS viết vào vở
- Lá cờ
- 3 lá cờ
- Cờ Tổ quốc, cờ Đội, cờ hội
- Ngôi sao màu vàng
- Màu đỏ
- Huy hiệu đội
- HS tự nêu
- Cờ hội chữ thập đỏ
- HS nêu
- CN + ĐT
- đi, di, bí, chì, la, là, ca, cả, xa
 Tự nhiên xã hội 
 Bài: Nhận biết các vật xung quanh 
I- Mục đích - yêu cầu:
- Học sinh hiểu: Mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết các vật xung quanh.
- Nhận xét và mô tả được 1 số vật xung quanh 
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể
II Đồ dùng dạy học:
- Đá, hoa, nước hoa, nước nóng, nước lạnh
III- Các hoạtđộng dạy - học.
HĐ1. Giới thiệu bài : 
 Chơi trò chơi “ Nhận biết các vật xung quanh”
- Cách chơi: Bịt mắt: Lần lượt đưa các vật đến gần, đoán đúng sẽ thắng.
- Làm thế nào để đoán được?
=> Qua trò chơi chúng ta biết được ngoài việc sử dụng đôi mắt để nhận biết các vật xung quanh, còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về điều đó.
HĐ2. Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
Quan sát vật thật - Mô tả được một số vật xung quanh.
- Quan sát: Hình dáng, màu sắc, hương vị...
Việc1. Thảo luận N4
- Nhờ đâu mà ta biết được các vật nhẵn hay sần sùi, mặn hay ngọt, đẹp hay xấu.
- Nhờ đâu mà em biết được màu sắc, hình dáng của một vật?
- Nhờ đâu ngửi được mùi hoa, quả?
- Ta phân biệt được mặn ngọt là nhờ đâu?
- Nhờ đâu chúng ta biết vật đó cứng, mền, nhẵn..
- Chúng ta nghe được mọi âm thanh là nhờ cơ quan nào của cơ thể?....
Việc 2. Kết luận: Nhờ mắt, mũi, lưỡi, da, tai... mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh.
HĐ3. Giúp học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ các giác quan của cơ thể.
- Tiến hành: 
- Điều gì xảy ra nếu mắt ta bị hỏng?
- Tai bị điếc (hỏng) sẽ NTN?
- Điều gì xảy ra nếu mũi, lưỡi, da bị mất hết cảm giác?
=>Kết luận: 
- Nhờ đâu mà chúng ta nhận biết được các vật xung quanh? 
- Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 trong các cơ quan đó bị hỏng?
- Vậy cần phải làm gì để các giác quan đó không bị hỏng?
HĐ4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại đầu bài
- Về thực hành giữ gìn và bảo vệ các giác quan của cơ thể.
- HS nêu
- Nhóm 2, q.sát, thảo luận
- HS đại diện nêu kết quả quan sát
- HS thảo luận nhóm 4
- Nhờ đôi mắt
- Nhờ mũi
- Nhờ lưỡi
- Tay (da)
- Tai
* HĐ cả lớp
- Không nhìn thấy gì?
- Không nghe thấy gì
- Không phân biệt được màu sắc, mùi vị ....
Nhờ mắt, mũi, da ...
- Không thể nhận biết được đầy đủ các vật xung quanh
- Giữ gìn và bảo vệ.
 sinh hoạt lớp 
 Nhận xét tuần 3
1. Ưu điểm: 
- Đã ổn định dần vào nếp.
- Duy trì được số lượng.
- Đi học đều, đúng giờ.
- Quần áo gọn gàng.
- Ngoan, lễ phép với thầy cô giáo.
- Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
2. Nhược điểm: 
- Đồ dùng sách, vở của một số em còn quên: Nam, Mẫn, Thuỳ
- Tác phong còn chậm: Quân, Sơn.
- Viết còn tẩy xóa nhiều, đọc còn chậm.
3. Phương hướng tuần tới:
- Duy trì nền nếp. Thực hiện tốt các quy định của trường lớp
- Khắc phục những nhược điểm đã nêu.
- Mang đầy đủ đồ dùng học tập
- Trong lớp chú ý nghe giảng đảm bảo hiểu bài ngay tại lớp.
-Vệ sinh cá nhân, trường lớp gọn gàng sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 1 tuan 3(2).doc