Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 5 - Thứ 5

Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 5 - Thứ 5

Toán:

SỐ 9

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS:

- Biết 8 thêm 1 được 9, viết được số 9; đọc, đếm được từ 1 đến 9; biết so sánh các số trong phạm vi 9.

- Biết vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các mẫu vật có số lượng là 8

- Bộ thực hành toán. Bảng phụ ghi bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 3 HS đọc số 8, cả lớp viết số 8 vào bảng con.

- 2 HS đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 8, 8 về 1.

2. Dạy học bài mới:

* Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp

 Hoạt động 1: Giới thiệu số 9

- GV yêu cầu HS quan sát với số hình vuông, hình tròn, que tính bằng cách đếm thêm: 8 thêm 1

 + HS cùng thực hành trên bộ đồ dùng

- GV hướng dẫn HS nhận xét: Có 9 hình vuông, 9 hình tròn, 9 que tính đều có số lượng là chín.

- GV nêu: Người ta dùng chữ số 9 để ghi số lượng đó.

 

doc 6 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 5 - Thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán:
SỐ 9
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS:
- Biết 8 thêm 1 được 9, viết được số 9; đọc, đếm được từ 1 đến 9; biết so sánh các số trong phạm vi 9.
- Biết vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các mẫu vật có số lượng là 8 
- Bộ thực hành toán. Bảng phụ ghi bài 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc số 8, cả lớp viết số 8 vào bảng con.
- 2 HS đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 8, 8 về 1.
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp
 Hoạt động 1: Giới thiệu số 9
- GV yêu cầu HS quan sát với số hình vuông, hình tròn, que tính bằng cách đếm thêm: 8 thêm 1
 + HS cùng thực hành trên bộ đồ dùng
- GV hướng dẫn HS nhận xét: Có 9 hình vuông, 9 hình tròn, 9 que tính đều có số lượng là chín.
- GV nêu: Người ta dùng chữ số 9 để ghi số lượng đó.
 Bước 2: Giới thiệu chữ số 9 in, chữ số 9 viết:
- GV đưa chữ số 9 in giới thiệu, yêu cầu lấy chữ số 9 in trong bộ thực hành.
- Hướng dẫn viết số 9. GV viết mẫu hướng dẫn quy trình viết
 + HS viết bảng con (GV nhận xét).
- Hướng dẫn đọc: số 9 đọc là “chín”
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp).
 Bước 3: Nhận biết thứ tự số 9 trong dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
HS lấy 9 que tính và yêu cầu đếm số que tính
 + HS đếm từ 1 đến 9. GV kết hợp ghi dãy số lên bảng.
H: Số 9 đứng liền sau số nào?
 + Số 8
H: Liền trước số 9 là số nào?
 + Số 8
Yêu cầu đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 9; 9 đến 1.
 Hoạt động 2: thực hành
Hướng dẫn HS làm trong vở bài tập toán
Bài 1: Viết số
- GV nêu yêu cầu
 + HS viết số 9 vào vở BT. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét.
Bài 2: GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống
- Một HS khá nêu cách làm.
- HS tự làm vào vở bài tập. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Gọi hs chữa bài trên bảng phụ.
- GV hướng dẫn để HS củng cố về cấu tạo số 9: 9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8; 
9 gồm 2 và 7, gồm 7 và 2; 9 gồm.......
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu HS làm bảng con (so sánh các số).
- GV nhận xét.
* Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại số 9, đếm xuôi, ngược từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1.
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng việt
Âm: k - kh
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Học sinh đọc và viết được: k, kh, kẻ, khế. 
- Đọc được từ, câu ứng dụng: Chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù, vù, ro ro, tu tu (HS khá, giỏi nói được đầy đủ nội dung chủ đề).
- HS khá, giỏi đọc trơn toàn bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ SGK, quả khế.
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc các từ: chữ số, su su, cá rô, rổ rá (cá nhân, lớp).
- Cả lớp viết bảng con: rễ, sẻ
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: 
- Yêu cầu hs quan sát tranh - vật thật để rút ra âm k - kh
- GV kết luận và ghi âm k – kh lên bảng.
- GV đọc, hs đọc theo.
* Dạy chữ ghi âm: 
Âm k
a. Nhận diện chữ:
- GV đưa chữ k: HS nhận diện chữ k 
- GV yêu cầu lấy chữ k trong bộ đồ dùng
 + HS ghép vào bảng cài.
- GV nhận xét.
b. Phát âm, đánh vần:
 Phát âm
- Yêu cầu hs khá phát âm k (ca). HS yếu đọc theo.
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV sửa sai.
 	Đánh vần 
- Yêu cầu hs ghép tiếng kẻ
 + HS ghép. GV nhận xét.
- HS khá phân tích tiếng kẻ và đánh vần (ca - e - ke - hỏi - kẻ/ kẻ).
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu.
c. Hướng dẫn HS viết vào bảng con.
- Chữ k:
 + GV vừa viết mẫu vừa viết hướng dẫn quy trình viết. HS theo dõi và viết trên không trung.
 + HS viết vào bảng con. GV nhận xét, chỉnh sửa.
GV lưu ý HS viết nét thắt ở giữa.
- Chữ kẻ: (hướng dẫn tương tự chữ k).
 Lưu ý nét nối giữa k và e.
Âm kh
(Quy trình dạy tương tự âm k)
 Lưu ý: kh đọc (khờ)
- Âm kh do 2 âm k và h ghép lại.
 Yêu cầu so sánh k – kh: Giống đều có âm k
 Khác: kh có thêm âm h
- HS ghép tiếng khế rồi đánh vần và đọc: khờ - ê - khê - sắc - khế/khế.
- Viết: Lưu ý viết liền nét từ k sang h để được kh.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV ghi bảng các từ: kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho.
- Yêu cầu HS nhẩm đọc
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
 + HS TB, yếu đánh vần đọc trơn.
 + HS khá, giỏi đọc trơn từ.
- Yêu cầu hs tìm tiếng có âm k, kh trong các từ trên.
- HS khá phân tích tiếng kẽ, khe, kho. 
- GV giải thích sơ qua các từ đó
- Yêu cầu cả lớp lại toàn bài.
TIẾT 2:
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- GV yêu cầu học sinh bài tiết 1 trên bảng lớp và SGK.
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. GV giúp đỡ hs yếu.
- Đọc câu ứng dụng.
 +Yêu cầu HS quan sát tranh - rút ra câu đọc
 + 2 HS khá đọc trơn. GV nhận xét.
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp (HS khá, giỏi đọc trơn). 
GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
 + Yêu cầu HS tìm tiếng chứa âm mới có trong câu ứng dụng và kết hợp phân tích tiếng đó (HS khá nêu: kha, kẻ và phân tích).
 GV nhận xét.
b. Luyện viết: 
- Học sinh lấy vở tập viết, viết 4 dòng: k, kh, kẻ, khế.
- GV lưu ý nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút.
- GV thu một số bài chấm điểm và nhận xét.
c. Luyện nói:
- HS quan sát tranh, đọc tên chủ đề luyện nói.
 + ù ù, vo vo, ro ro, tu tu.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi về chủ đề (GV giúp đỡ nhóm yếu).
- Các nhóm trình bày ý kiến trước lớp
 + HS TB, yếu nói 2 - 3 câu về chủ đề.
 + HS khá, giỏi nói đầy đủ nội dung chủ đề.
- GV cùng học sinh nhận xét, chỉnh sửa, tuyên dương nhóm trình bày tốt.
* Củng cố, dặn dò.
- Đọc lại bài trong SGK 1 lần.
- Về chuẩn bị trước bài 21.
Tự nhiên và xã hội:
VỆ SINH THÂN THỂ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Giúp học sinh nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. Biết cách rửua mặt, rửua tay chân sạch sẽ. 
- Giáo dục HS có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình vẽ bài 5 - Vở BTTNXH, xà phòng, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Khám tay
 Yêu cầu HS đưa ra 2 bàn tay để các bạn khám xem tay bạn nào sạch sẽ.
Hoạt động 1: Tự liên hệ về những việc đã làm để giữ vệ sinh cá nhân.
- Yêu cầu học sinh nhớ và kể lại mình đã làm gì để giữ sạch sẽ thân thể
 + HS suy nghĩ nêu trước lớp (tắm, giặt, thay quần áo, gội đầu, cắt móng tay)
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Yêu cầu HS nhận ra việc nên làm và không nên làm để giữ da sạch sẽ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK nói về việc làm của các bạn trong từng hình và nói rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
 + HS làm việc theo cặp. GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu.
 + Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
 + GV cùng HS nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu hs biết trình tự các việc làm hợp vệ sinh như: tắm, rửa tay, chân và biết nên làm việc đó vào lúc nào?
- GV nêu câu hỏi, HS thảo luận rồi trả lời
 H: + Hãy nêu các việc cần làm khi tắm?
 + Chúng ta nên rửa tay, rửa chân khi nào?
- HS nêu
- GV kết luận toàn bài và nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày. 
Hoạt động nối tiếp: 
- Phải có ý thức giữ vệ sinh thân thể luôn sạch sẽ.
- GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 5.doc