Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 22

Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 22

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I-MỤC TIÊU:

-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ.

-Biết tạo câu ghép có quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ bằng cách điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ,thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống,thay đổi vị trí trong các vế câu.

II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A-Bài cũ:

-HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ nguyên nhân-kết quả

-HS khác làm bài tập 3 tiết LTVC trước.

B-Bài mới:

Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài tập 1 (Cú thể HD HS làm nếu cũn thời gian)

- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1

- HS làm bài và trình bày bài làm. Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng:

 a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho

vế ĐK

ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.

 vế KQ

Bài tập 2

 - HS đọc yêu cầu của bài tập

 - GV giải thích các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện mối quan hệ ĐK - KQ hay GT -KQ, phải điền các QHT thích hợp vào chỗ chấm.trong câu.

 - HS làm bài, một số HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

 - Chữa bài.

 

doc 29 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ 2 ngày 4 tháng 2 năm 2012
Tiếng Anh
( GV chuyờn trỏch)
____________________________________________
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I-Mục tiêu:
-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ.
-Biết tạo câu ghép có quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ bằng cách điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ,thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống,thay đổi vị trí trong các vế câu.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ nguyên nhân-kết quả
-HS khác làm bài tập 3 tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 (Cú thể HD HS làm nếu cũn thời gian)
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1 
- HS làm bài và trình bày bài làm. Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng:
 a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho 
vế ĐK
ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.
 vế KQ
Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu của bài tập 
 - GV giải thích các câu trên tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện mối quan hệ ĐK - KQ hay GT -KQ, phải điền các QHT thích hợp vào chỗ chấm.trong câu.
 - HS làm bài, một số HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
 - Chữa bài.
Bài tập 3: Tiến hành tương tự bài 2. Lời giải:
 a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui.
 b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
 c) Giá mà( giá như ) Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. 
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ,ôn tập kiến thức vừa luyên tập.
_________________________________________________
Toán 
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình lập phương
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
-Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài toán có liên quan.
II-Đồ dùng: Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hãy nêu một số vật có dạng hình lập phương và cho biết hình lập phương có đặc điểm gì?
-Nêu công thức tính SXQvà STP của hình hộp chữ nhật?
B-Bài mới:
HĐ 1:Hình thành công thức tính Sxq và S tphình lập phương.
-GV đưa ra mô hình trực quan và hỏi:
+Hình lập phương có điểm gì giống hình hộp chữ nhật?
+Hình lập phương có đặc điểm gì khác với hình hộp chữ nhật?
+Có nhận xét gì về 3 kích thước của hình lập phương?
+Hình lập phương có đủ đặc điểm của hình hộp chữ nhật không?
-HS dựa vào công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật để tính diện tích hình lập phương.
-GV ghi công thức tính lên bảng.
-Gọi HS đọc ví dụ 1 trong SGK(trang 111)
-Yêu cầu hS lên bảng làm bài,cả lớp làm vở nháp.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
HĐ 2: HS làm bài tập.
HĐ 3: Chữa bài
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn công thức và quy tắc tính Sxq và STP của hình lập phương.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Lịch sử
 Bến Tre đồng khởi
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS nêu được:
-Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi ở miền Nam.
-Đi đầu phong trào đồng khởi ở miện Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
-ý nghĩa của phong trào Đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre.
II-Đồ dùng:
-Bản đồ hành chính VN.
-Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ?
-Vì sao đất nước ta,nhân dân ta phải chịu nỗi đau chia cắt?
-Nhân dân ta phải làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt?
B-Bài mới:
HĐ 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi Bến Tre.
-HS đọc SGK từ Trước sự tàn sát....mạnh mẽ nhất.
-Phong trào đồng khởi ở bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
-Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống lại Mĩ-Diệm?
-Phong trào bùng nổ vào thời gian nào?Tiêu biểu nhất ở đâu?
HĐ 2: Phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre.
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
-Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960.
-Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
-ý nghĩa của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre.
-GV tổng kết giờ học.
_____________________________
Buổi chiều:
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên trách lên lớp)
_______________________________
Tập đọc
Cao Bằng
I-Mục tiêu:	
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,3; thuộc ít nhất 3 khổ thơ, HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 và thuộc được toàn bài thơ (câu hỏi 5).
II-Đồ dùng: 
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
-Bản đồ VN.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
-Câu chuyện nói lên điều gì?
B-Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc:
-GV treo tranh minh họa,HS quan sát tranh.
-Một HS đọc toàn bài.
-HS đọc đoạn nối tiếp.
-Luyện đọc các từ ngữ: lặng thầm,suối khuất,rì rào...
-HS luyện đọc trong nhóm: mỗi em một khổ thơ.
-GV đọc toàn bài một lượt.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
-Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
-Từ ngữ hình ảnh nào nói lên lòng mến khách,sự đôn hâuk của người Cao Bằng?
-Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?
-Qua khổ thơ cuói tác giả muốn nói lên điều gì?
HĐ 3: Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng:
 Đọc diễn cảm 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 6 khổ thơ. GV hướng dẫn đọc thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Luyện đọc diễn cảm ba khổ thơ đầu. Chú ý ngắt giọng nhấn giọng tự nhiên giữa các dòng thơ: 
 Sau khi qua Đèo Gió Cao Bằng,rõ thật cao!
 Ta lại vượt Đèo Giàng Rồi dần/bằng bằng xuống
 Lại vượt đèo Cao Bắc Đầu tiên là mận ngọt 
 Thì ta tới Cao Bằng. Đón môi ta dịu dàng.
 Rồi đếnchị rất thương 
 Rồi đến em rất thảo 
 Ông lành/như hạt gạo 
 Bà hiền/như suối trong.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ 
- Thi đọc thuộc lòng một vài khổ thơ, cả bài thơ.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Bài thơ nói lên điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
_____________________________
Toán
 Luyện tập
I-Mục tiêu: 
Biết:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
-Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quang và diện tích toàn phần của hình lập phương.
-Gọi HS nhận xét.
B-Bài mới:
HĐ1. Hướng dẫn HS làm các bài tập 
Bài 1. Vân dụng công thức tính diện tích xung quanh, và diện tích toàn phần của hình lập phương để củng cố các qui tắc.
Bài 2. Củng cố biểu tượng về hình lập phương và diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương
Bài 3. Củng cố về cỏch tớnh cạnh hỡnh lập phương khi biết S toàn phần.
HĐ2. Chấm, chữa bài 
 - Gv chấm một số bài.
 - Chữa bài: 
 GV gọi 3 HS nêu cách làm và đọc kết quả. HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm.
HĐ3: HD HS làm bài 2 SGK ( Nếu cũn thời gian)
 Bài 2: 4 HS đọc kết quả và giải thích cách làm. GV đánh giá bài làm.
 Sau phần chữa bài tập GV giúp HS tự rút ra kết luận: 
 1) Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp.
 2) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật phụ thuộc vào vị trí đặt hộp.
 3) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật không phụ thuộc vào vị trí đặt hộp.
HĐ3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn hoàn thành bài tập trong SGK.
______________________________
Tiếng Anh
( Giáo viên chuyên trách lên lớp)
_______________________________
Thứ 3 ngày 5 tháng 2 năm 2013
Tập làm văn
Ôn tập văn kể chuyện
I-Mục tiêu:	
- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-GV chấm một số đoạn văn HS viết lại ở tiết trước.
-GV nhận xét.
B-Bài mới:
HĐ 1: Làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc to, rõ đề bài 
- HS các nhóm làm bài. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết: 
 + Thế nào là văn kể chuyện? ( Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối ; liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
 + Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? ( Tính cách nhân vật được thể hiện qua các mặt: Hành động của nhân vật, lời nói ý nghĩ, những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
 + Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? ( 3 phần ) 
 Bài tập 2: Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài: HS 1 đọc phần lệnh và truyện Ai giỏi nhất? 
HS 2 đọc các câu hỏi trắc nghiệm. 
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, suy nghĩ, làm bài vào VBT.
- GV treo bảng phụ viết ác câu hỏi trắc nghiệm, 3 -4 HS thi làm đúng, làm nhanh. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
 a) Câu chuyện có mấy nhân vật? ( Bốn)
 b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? ( Cả lòi nói và hành động).
 c) ý nghĩa của câu chuyện gì? ( Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc)
IV-Củng cố,dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học 
- Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện vừa ôn luyện. Chuẩn bị cho tiết TLV tới ( Viết bài văn kể chuyện) đọc trước đề và chọn một đề mình ưa thích.
_____________________________
Toán
 Luyện tập chung
I-Mục tiêu:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
- Vận dụng để giảI một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II-Đồ dùng:bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu công thức và quy tắc tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
-Từ công thức tính SXQ và STP ,rút ra cách tính chu vi mặt đáy và chiều cao của hình hộp.
Gọi 1 HS đại diện làm bài tập, cả lớp làm bài vào giấy nhỏp.
 Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 420 cm2 và có chiều cao là 7 ... Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Lịch sử
 Bến Tre đồng khởi
I-Mục tiêu: 
- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơI tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”)
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
II-Đồ dùng:
-Bản đồ hành chính VN.
-Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ?
-Vì sao đất nước ta,nhân dân ta phải chịu nỗi đau chia cắt?
-Nhân dân ta phải làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt?
B-Bài mới:
HĐ 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi Bến Tre.
-HS đọc SGK từ Trước sự tàn sát....mạnh mẽ nhất.
-Phong trào đồng khởi ở bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
-Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống lại Mĩ-Diệm?
-Phong trào bùng nổ vào thời gian nào?Tiêu biểu nhất ở đâu?
HĐ 2: Phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre.
-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
-Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960.
-Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
-ý nghĩa của phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre.
-GV tổng kết giờ học.
_____________________________
Buổi chiều:
 ( Cô Mỹ lên lớp)
_____________________________
Luyện: Tiếng Việt
Ôn tập: Văn kể chuyện
I-Mục tiêu: 
-Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
-Thể hiện khả năng hiểu một truyện kể về nhân vật,tính cách truyện,ý nghĩa truyện.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiến thức cần nhớ:
1.Kể chuyện là gì?
2.Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
3. Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
-HS nhắc lại một số câu chuyện cổ tích các em đã được đọc,được học.
-HS tự chọn cho mình một câu chuyện,lập dàn bài cho câu chuyện sẽ kể.
-HS dựa vào dàn bài đã lập viết một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện.
Mỹ thuật*
( Cô Mai Hương lên lớp )
_____________________________
Luyện: Toán
Luyện tập: Diện tích xung quanh-Diện tích toàn phần
 hình lập phương
I-Mục tiêu: II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiến thức cần nhớ:
HĐ 2: HS làm bài tập.
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Hình lập phương
(1)
(2)
(3)
Cạnh
5 cm
Diện tích một mặt
9 cm2
Diện tích toàn phần
24 cm2
THMĩ thuật
 Vẽ trang trí:
Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh,nét đậm
I-Mục tiêu:
-HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nết đậm.
-HS xác định được vị trí của nét thanh,nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh,nét đậm.
II-Chuẩn bị:
-Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh,nét đậm.
-Một số kiểu chữ khác ở bìa,sách,báo,tạp chí...
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Tìm hiểu cách kẻ chữ:
-Sự khác nhau và giống nhau của các kiểu chữ.
-Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ.
-Dòng nào là kiểu chữ in nét thanh,nét đậm?
-Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh,nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ.
-GV kể một vài chữ làm mẫu;tùy thuộc vào khổ chữ mà kẻ nét thanh,nét đậm cho phù hợp.
HĐ 2: Thực hành.
-Tập kẻ các chữ: A, B,M,N
-HS làm bài theo ý thích: Tìm màu chữ,màu nền...
HĐ 3: Nhận xét,đánh giá:
-GV cùng hS lựa chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét:
+Hình dáng chữ.
+Màu sắc của chữ và nền.
+Cách vẽ màu.
-Khen những HS làm bài tốt,nhắc nhở những HS chưa hoàn thành bài.
IV-Củng cố,dặn dò:
 Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung em yêu thích
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I-Mục tiêu:
-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ.
-Biết tạo câu ghép có quan hệ ĐK-KQ;GT-KQ bằng cách điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ,thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống,thay đổi vị trí trong các vế câu.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ nguyên nhân-kết quả
-HS khác làm bài tập 3 tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
HĐ 1: Phần nhận xét:Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV giao việc:
+Chỉ ra sự khác nhau về cách nối các vế giữa hai câu ghép.
+Chỉ ra cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép có gì khác nhau.
+Đánh dấu phân cách các vế trong mỗi câu ghép.
-HS làm bài và trình bày kết quả.
Bài 2:
-HS làm bài và trình bày kết quả.
-GV chốt lại lời giải đúng:nếu..thì;hễ...thì;nếu như...thì;hễ mà..thì;giá...thì;giá mà...thì;giả sử...thì...
HĐ 2: Ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ 3: Luyện tập:
-HS làm bài tập 1,2 VBT.
-HS chữa bài ở bảng phụ.
-Cả lớp và GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ,ôn tập kiến thức vừa luyên tập.
_____________________________
Tiếng Anh
( Cô Tùng lên lớp )
 _____________________________
Luyện tiếng việt
Luyện đọc: cao bằng
I-Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. 
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Hướng dẫn HS luyện đọc.
-HS nêu lại nội dung bài học.
-HS nêu lại cách đọc của từng đoạn.
-HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
-Từng nhóm luyện đọc trước lớp.
-Các bạn nhận xét bổ sung.
HĐ 2:Thi đọc diễn cảm( đọc thuộc lòng)
-Các nhóm cử đại diện thi đọc.
-Bình chọn bạn đọc hay nhất.
-Bạn đọc lại cho cả lớp cùng nghe.
III-Củng cố,dặn dò:
-Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Cao Bằng.
-Về nhà luyện đọc lại bài nhiều lần.
__________________________
Luyện: Toán
Luyện tập: Diện tích xung quanh,diện tích toàn phần 
hình hộp chữ nhật
I-Mục tiêu: Củng cố cách tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
II-Hoạt dộng dạy học:
HĐ 1: Kiến thức cần nhớ:
-Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật:
-Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật:
-Biết SXQ và chu vi mặt đáy,nêu cách tính chiều cao của hình hộp.
-Biết SXQ và chiều cao,nêu cách tính chu vi mặt đáy.
HĐ 2:HS làm bài tập.
Bài 2: Một cái hộp làm bằng tôn(không có nắp) dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 30 cm;chiều rộng 2 dm và chiều cao 1,5 dm.Tính diện tích tôn cần dùng để làm cái hộp đó? (không tính mép hàn)
Bài 3: 
HĐ 3: Chữa bài.
_____________________________
Luyện : Địa lí
 Ôn: Châu Âu
I-Mục tiêu: HS có thể:
-Dựa vào lược đồ.bản đồ,nhận biết mô tả được vị trí địa lí,giới hạn lãnh thố của châu Âu.
-Chỉ trên lược đồ và nêu tên một số dãy núi lớn,đồng bằng lớn,sông lớn của châu Âu
-Nêu khái quát về địa hình châu Âu.
-Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Vị trí địa lí và giới hạn.
-? nêu vị trí của châu Âu?
-? Các phía đông,bắc,tây,nam giáp những gì?
-? So sánh diện tích châu Âu với các châu lục khác?
-? Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?
HĐ 2: Đặc điểm tự nhiên của châu Âu.
Nêu các đồng bằng, núi sông lớn và cảnh thiên nhiên tiêu biểu của Đông Âu, Trung Âu, Tây Âu,Bán đảo Xcan-di –na-vi
-Vì sao mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu chỉ trừ giải đất phía Nam?
HĐ 3: Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế.
-? Nêu số dân của châu Âu?
-? So sánh số dân châu Âu với dân số các châu lục khác?
-? Mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu Âu,họ có nét gì khác so với người châu á?
-? Kể tên một số hoạt động sản xuất,kinh tế của người châu Âu?
-? Các hoạt động sản xuất của người châu Âu có gì đặc biệt?
-? Điều đó nói lên đều gì về sự phát triển của khoa học,kĩ thuật và kinh tế châu Âu?
HĐ4: Hd hs hoàn thành các bài tập ở vbt
 GV nhận xét tiết học.
_____________________________
	Địa lí
Châu Âu
I-Mục tiêu: 	
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thỏ châu Âu: Nằm ở phía tây châu á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
 + 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
 + Châu Âu có khí hậu ôn hoà.
 + Dân cư chủ yếu là người da trắng.
 + Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (luợc đồ).
Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
II-Đồ dùng dạy học:
-Lược đồ các châu lục và châu đại dương.
-Lược đồ tự nhiên châu Âu.
-Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia,Lào?
-Kể tên các loại nông sản của Lào,Cam-pu-chia?
-Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết?
B-Bài mới:
HĐ 1: Vị trí địa lí và giới hạn.
-GV cho HS quan sát quả địa cầu(hoặc bản đồ tự nhiên thế giới)
-HS quan sát lược đồ các châu lục và nêu vị trí của châu Âu?
-Các phía đông,bắc,tây,nam giáp những gì?
-So sánh diện tích châu Âu với các châu lục khác?
-Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?
HĐ 2: Đặc điểm tự nhiên của châu Âu.
-GV treo lược đồ tự nhiên châu Âu,HS quan sát và hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm địa hình và đặc điểm tự nhiên châu Âu.
Khu vực
đồng bằng,núi,sông lớn
Cảnh thiên nhiên tiêu biểu
Đông Âu
Trung Âu
Tây Âu
Bán đảo Xcan-di-na-vi
-GV yêu cầu đại diện nhóm lên hoàn thành bảng thống kê.
-Vì sao mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu chỉ trừ giải đất phía Nam?
HĐ 3: Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế.
-Đọc bảng số liệu trang 103 SGK.
-Nêu số dân của châu Âu.
-So sánh số dân châu Âu với dân số các châu lục khác.
-Mô tả đặc điểm bên người của người châu Âu,họ có nét gì khác so với người châu á
-Kể tên một số hoạt động sản xuất,kinh tế của người châu Âu?
-Các hoạt động sản xuất của người châu Âu có gì đặc biệt?
-Điều đó nói lên đều gì về sự phát triển của khoa học,kĩ thuật và kinh tế châu Âu?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Em có biết VN có mối quan hệ với các nước châu Âu nào không?
-GV nhận xét tiết học.
-Tiết sau: Tìm hiểu về các nước Liên bang Nga,Pháp.
_____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc