Tập đọc
TRANH LÀNG HỒ
I-MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II-ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A-Bài cũ:
-Gọi 2 hS lần lượt đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
-Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
-Bài văn nói lên điều gì?
B-Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc.
-HS đọc bài văn.
-HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu về mỗi bức tranh làng Hồ.
-HS đọc đoạn nối tiếp.
Đoạn 1: Từ đầu.tươi vui.
Đoạn 2: Tiếp theo.gà mái mẹ.
Đoạn 3: Phần còn lại.
Tuần 27 Thứ 2 ngày 18 tháng 3 năm 2013 Tập đọc Tranh làng Hồ I-Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) II-Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Gọi 2 hS lần lượt đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. -Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? -Bài văn nói lên điều gì? B-Bài mới: HĐ 1: Luyện đọc. -HS đọc bài văn. -HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu về mỗi bức tranh làng Hồ. -HS đọc đoạn nối tiếp. Đoạn 1: Từ đầu...tươi vui. Đoạn 2: Tiếp theo....gà mái mẹ. Đoạn 3: Phần còn lại. -Luyện đọc từ ngữ: Chuột,ếch,lĩnh... -HS đọc trong nhóm. -GV đọc diễn cảm toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài. -Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê VN? GV: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. -Kĩ thuật tậo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? -Tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ? -Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. HĐ 3: Đọc diễn cảm. -HS đọc diễn cảm bài văn. -GV đưa bảng phụ chép doạn cần luyện đọc và h/d HS luyện đọc. -HS thi đọc. -GVnhận xét,khen những HS đọc hay. IV-Củng cố,dặn dò: -Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn? -GV nhận xét tiết học. _____________________________ Toán Luyện tập I-Mục tiêu: - Biết tính vận tốc của chuyển động đều. - Thực hành tính vận tôc theo các đơn vị đo khác nhau.( Bài tập cần làm:bài1, 2, 3) II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Nêu quy tắc và viết công thức tính vận tốc. -Một HS chữa bài 3 SGK. -GV nhận xét cho điểm. B-Bài mới: HĐ1: Thực hành làm các bài tập VBT. Bài 1: -HS đọc y/c bài tập. -Muốn tính vận tốc ta làm thế nào? -Đơn vị của vận tốc trong bài là gì? -Có thể tính vận tốc bằng m/giây được không?Tính bằng cách nào? Bài 2: ( Học sinh tự làm) Bài 3:Muốn tìm vận tốc của vận động viên đó vối đv m/ giây ta làm thế nào? Bài 4: Muốn tính được vận tốc của ô tô thì ta phải biết được điều gì? Muốn tính được thời gian của ô tô đi ta làm thế nào? HĐ 2: Chữa bài. Bài 1: -HS chữa bài,cả lớp và GV nhận xét bài làm của bạn. -HS so sánh tính bằng đơn vị nào tiện hơn? Bài 2: -HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm. -Các HS khác nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hướng dẫn HS tìm các cách giải khác nhau. Bài 4:Gọi 1 hS lên bảng tính -GV nhận xét,cho điểm. III-Củng cố,dặn dò: -HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc. -Muốn đổi đơn vị vận tốc từ km/phút ra km/giờ ta làm thế nào?(lấy vận tốc nhân với 60). -Vận tốc của một chuyển động cho biết điều gì? -Hoàn thành bài tập trong SGK. _____________________________ Chính tả(nhớ- viết) Cửa sông I-Mục tiêu: Nhớ-viết chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. -Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2). II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: HS nhắc lại cách viết hoa tên người,tên địa lí VN. -GV đọc một số tên riêng nước ngoài cho HS viết: Mao Trạch Đông,Tây Ban Nha,An-giê-ri,In-đô-nê-xi-a... -GV nhận xét,cho điểm. B-Bài mới: HĐ 1: Hướng dẫn HS viết chính tả. -Gọi 1 HS đọc bài Cửa sông,cả lớp đọc thầm. -Một HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài. -Luyện viết những từ ngữ HS dễ viết sai: nước lợ,tôm rảo,lưỡi sóng,lấp lóa... -HS viết chính tả. -GV chấm,chữa một số bài. HĐ 2: HS làm bài tập. -HS làm bài tập và trình bày kết quả. Tên người : Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, ét-mân Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay. Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu-di-lân. Giải thích cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Tên địa lí: Mĩ, ấn Độ, Pháp.( Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam ( viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt. -GV nhận xét chốt lại kết quả đúng: Những tên riêng nước ngoai được phiên âm theo âm Hán-Việt thì viết như tên riêng VN. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài. __________________________________________ Khoa học Cây con mọc lên từ hạt I-Mục tiêu: Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. II-Đồ dùng: HS chuẩn bị hạt đã gieo từ tiết trước. GV chuẩn bị: Ngâm hạt lạc qua một đêm. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Thế nào là sự thụ phấn? -Thế nào là sự thụ tinh? -Hạt và quả hình thành như thế nào? -Em có nhận xét gì về các loài hoa thụ phấn nhờ gió và các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng? B-Bài mới: HĐ 1: Cấu tạo của hạt. -HS hoạt động theo nhóm 4. -GV phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc đã ngâm qua một đêm. -GV h/d HS bóc vỏ hạt,tách hạt làm đôi và cho biết đâu là vỏ,phôi,chất dinh dưỡng. -HS lên bảng chỉ vào từng bộ phận của hạt. -GV kết luận: Hạt gồm có 3 bộ phận:bên ngoài cùng là vỏ hạt,phần màu trắng đục nhỏ phía trên đỉnh ở giữa khi ta tách hạt ra làm đôi là phôi,phần hai bên chính là chất dinh dưỡng của hạt. -HS đọc bài tập 2 trang 108 và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ tương ứng với hình nào? HĐ 2: Quá trình phát triển thành cây của hạt. -GV cho HS hoạt động trong nhóm 4: Quan sát hình minh họa trang7 trang 109 SGK và nói vè sự phát triển của hạt mướp từ khi gieo hạt xuống đất cho đến khi mọc thành cây,ra hoa,kết quả. -HS trình bày kết quả thảo luận. -GV nhận xét,khen ngợi các nhóm tích cực làm việc,trình bày rõ ràng. HĐ 3: Điều kiện nảy mầm của hạt. -GV kiểm tra việc HS gieo hạt ở nhà như thế nào? -HS giới thiệu về cách gieo hạt của mình theo từng phần: +Tên hạt được gieo.Số hạt được gieo.Số ngày gieo hạt.Cách gieo hạt. Kết quả. -GV đưa ra 4 cốc ươm hạt có ghi rõ các điều kiện ươm hạt: Cốc 1: đất khô. Cốc 2: đất ẩm,nhiệt độ bình thường. Cốc 3: đặt ở dưới bóng đèn. Cốc 4: đặt vào tủ lạnh. -HS quan sát và nhận xét sự nảy mầm và phát triển của hạt. IV-Củng cố,dặn dò: Hạt gồm những bộ phận nào? -Nêu các điều kiện nảy mầm của hạt? -GV nhận xét tiết học. HS về nhà học bài và tìm hiểu về những loại cây mà có cây con không mọc lên từ hạt. ____________________________ Buổi chiều: Địa lí Châu Mĩ I-Mục tiêu: . - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn châu Mĩ : nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, và Nam Mĩ. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu. + Địa hình châu Mĩ từ Tây sang Đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên. + Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhân biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ. - Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ. ( HS khá, giỏi: giải thích được nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dàI từ phần cực Bắc tới cực Nam, quan sát bản đồ, lược đồ nêu được khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ. Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.) II-Đồ dùng: -Bản đồ tự nhiên thế giới. -Lược đồ các châu lục và đại dương. -Lược đồ tự nhiên châu Mĩ. -Hình minh họa trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu Âu và châu á. -Em biết gì về đất nước Ai Cập? B-Bài mới: HĐ 1: Vị trí địa lí và giới hạn châu Mĩ: -GV đưa quả địa cầu y/c HS cả lớp quan sát để tìm ranh giới giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây. -HS quan sát hình 1 trang 103 SGK,lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới,tìm vị trí châu Mĩ và các châu lục,đại dương tiếp giáp với châu Mĩ. -HS lên chỉ trên quả địa cầu và nêu vị trí địa lí của châu Mĩ. -HS mở SGK trang 104,đọc bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số các châu lục trên thế giới,cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu? HĐ 2: Thiên nhiên châu Mĩ. -HS hoạt động theo nhóm 6: quan sát các hình ảnh trong hình 2,rồi tìm trên lược đồ tự nhiên châu Mĩ,cho biết ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ,Nam Mĩ,hay Trung Mĩ. ảnh minh họa Vị trí Mô tả đặc diểm thiên nhiên Núi An-đét(pê-ru) Đồng bằng Trung tâm Thác Ni-a-ga-ra Sông A-ma-dôn Hoang mạc A-ta-ca-ma Bãi biển vùng Ca-ri-bê. -HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận -GV kết luận: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú,mỗi vùng,mỗi miền có những cảnh đẹp khác nhau. HĐ 3: Địa hình châu Mĩ. -GV treo lược đồ tự nhiên châu Mĩ. -Địa hình châu Mĩ có độ cao như thế nào?Độ cao địa hình thay đổi như thế nào từ Tây sang Đông? -Kể tên và vị trí của các dãy núi lớn,các đồng bằng lớn,các cao nguyên lớn. HĐ 4: Khí hậu châu Mĩ. -Lãnh thổ châu Mĩ trải dài tren các đới khí hậu nào? -Em hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên? -Nêu tác dụng của rừng A-ma-dôn đối với khí hậu các nước châu Mĩ? IV- Củng cố,dặn dò: -Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú? -GV tổng kết tiết học,dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. _____________________________ Đạo đức Em yêu hòa bình(Tiết 2) I-Mục tiêu: Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. (Biết được ý nghĩa của hoà bình; Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng) - GD kĩ ... = S : v. -Gọi HS nhắc lại và viết vào vở. Bài toán 2: -GV nêu bài toán;yêu cầu một HS đọc lại. -HS dựa vào công thức giải và trình bày bài giải. -Từ công thức tính vận tốc hãy suy ra công thức tính vận tốc và quảng đường? -HS nêu,GV viết lên bảng. V = S : t S = v x t t = S : v HĐ 2: HS làm bài tập. Bài 1. HS tự làm- Vận dụng công thức tính thời gian Bài 2, bài 3: Yêu cầu HS tự làm Bài 4: GV lưu ý HS đọc kĩ bài toán, HS tự giải bài toán,gợi ý để HS đổi vận tốc m/giõy ra km/ giờ . HĐ3. Chấm, chữa bài - Gv chấm một số bài. - Chữa bài Bài 1: Yêu cầu HS đọc kết quả giải thích cách làm , các HS khác nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS.. Bài 2, 3: Gọi 2 HS làm bài bảng phụ đớnh l lên bảng . HS cả lớp nhận xet và chữa bài của bạn III-Củng cố,dặn dò: -Ôn lại cách tính vận tốc. -Hoàn thành bài tập trong SGK. _____________________________ Mĩ thuật ( GV chuyên trách) ____________________________ Buổi chiều (Dạy bài TKB sỏng thứ 6) Tập làm văn Tả cây cối (Kiểm tra viết) I-Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng đủ 3 phần( mở bài, thân bài, kết luận) ý, đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài. - Hai HS tiếp nối nhau đọc đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả cây cối; HS 1 đọc 5 đề bài, HS2 đọc gợi ý. - Cả lớp đọc thầm lại các đề văn. - GV kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết viết bài của HS. -Một số HS trình bày ý kiến về đề bài mình chọn. HĐ 2: HS làm bài. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc đã học. Biểu điểm - Bài làm đúng yêu cầu của đề bài đã chọn, bố cục rõ ràng, ý phong phú, viết có sáng tạo, diễn đạt trôi chảy. 9- 10 điểm - Bài làm đúng yêu cầu của đề bài đã chọn, bố cục rõ ràng, ý đủ, diễn đạt mạch lạc, còn mắc một số lỗi nhỏ: 7- 8 điểm. - Bài làm đúng yêu cầu của đề đã chọn song ý chưa đầy đủ hoặc sắp xếp lộn xộn, còn mắc lỗi diễn đạt : 5- 6 điểm. _____________________________ Toán Luyện tập I-Mục tiêu: Giúp HS: -Biết tính thời gian của một chuyển động đều. -Biết mối quan hệ giữa thời gian , vận tốc và quảng đường. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Gọi vài HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động. -Một HS trình bày cách rút ra công thức tính vận tốc,quảng đường từ công thức tính thời gian và giải thích. B-Bài mới: HĐ 1: HS làm bài tập. Bài 1: HS tự làm, Gv nhắc nhở HS tính cẩn thận. Bài 2: GV nhắc nhở HS bài toán yêu cầu tìm thời gian được tính bằng đơn vị phút Bài 3: GV gợi ý để HS nhận thấy cần tìm quãng đường mà bác Ba đi từ quê ra thành phố. Bài 4: - GV hướng dẫn HS tìm vận tốc của người đi xe đạp. - áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian. HĐ 2: HS chữa bài. Bài 1: Chữa miệng, nêu kết quả và giải thích cách làm. Bài 2: 1 HS chữa bài, hs khác nhận xét. Bài 3: Gợi ý hs tìm ra cách giải khác nhau. Bài 4: nếu hs làm đúng thì không phải chữa bài này. Bài giải Vận tốc của người đi xe đạp đó là: 18,3 : 1,5 = 12,2 ( km/giờ ) Với vận tốc như vậy thì người đó đi quãng đường 30,5 km hết thời gian là: 30,5 : 12,2 = 2,5 ( giờ ) Đáp số: 2,5 giờ Lưu ý:Khi tính thời gian của chuyển động đều,cần chú ý: +Vận tốc và quảng đường phải tính theo cùng một đơn vị đo độ dài. +kết quả tính phải ghi rõ tên đơn vị thời gian. +Một số trường hợp cần viết số đo thời gian theo cách thông thường để hiểu rõ. III-Củng cố,dặn dò: -Ôn lại công thức tính quảng đường,vận tốc,thời gian. -Hoàn thành bài tập trong SGK. ___________________________________________ Kể chuyện Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia I-Mục tiêu: Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: Gọi 2 HS lần lượt kể một câu chuyện đã được nghe,được đọc về truyền thống hiếu học. -GV nhận xét cho điểm. B-Bài mới: *Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài - Một HS đọc 2 đề bài. - GV yêu cầu HS phân tích đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng trong 2 đề bài đã viết lên bảng lớp : 1) Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta. ( GV kết hợp giải nghĩa: tôn sư trọng đạo: tôn trọng thầy, cô giáo; trọng đạo học ). 2) Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòn biết ơn của em với thầy cô. - Bốn HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 2 gợi ý cho hai đề. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn kể. - Mỗi HS lập nhanh ( theo cách gạch đầu dòng) dàn ý cho câu chuyện. * Thực hành KC và trao đổi ý nghĩa câu chuyện a) KC trong nhóm: Hs kể chuyện theo nhóm đôi . Kể xong HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. b) HS thi kể chuyện trước lớp. - Các nhóm cử đại diện thi kể. Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện có ý nghĩa nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học. 3. Củng cố dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS đọc trước đề bài tuần 28 và chuẩn bị bài. _____________________________ Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp tuần 27 I . mục tiêu: Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 27 Lên kế hoạch tuần 28 II. Hoạt động trên lớp HĐ1. Nhận xét nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp trong tuần 27 Các tổ trưởng nhận xét mọi hoạt động của tổ mình . Lớp trưởng tổng hợp và nhận xét chung . Những ưu điểm: - Tích cực phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ. - Nhiều em tiến bộ về chữ viết - Nề nếp sinh hoạt, học tập và mọi hoạt động khỏc Những khuyết điểm: Tuy nhiên một số em cần cố gắng rèn chữ viết và trình bày bài cẩn thận như Một số em cũn yếu mụn Toỏn Một số em cũn yếu mụn Tiếng Viờt HĐ2. Kế hoạch tuần 28 Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt và học tập + Xây dựng tốt nề nếp tự quản trong học tập cũng như trong sinh hoạt. + Hăng hái phát biểu xây dựng bài. + Học bài và làm bài đầy đủ. + Thường xuyên có ý thức viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ. Nhận xét tiết sinh hoạt _____________________________________ Thứ 6 ngày 22 tháng 3 năm 2013 ( Thi định kỡ lần 3 ) __________________________________________________________________ Luyện:Toán Luyện tập tiết 1( tuần 27) I.Mục tiêu: Giúp HS : - Rèn luyện kĩ năng nhân chia số đo thời gian. - Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán thực tiễn. II. Hoạt động dạy- học 1)Bài cũ: Gọi 2 HS đồng thời lờn bảng làm bài tõp. HS cả lớp nhỏp bài: GV treo bảng phụ: 2) Bài mới: HĐ1:Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập 1,2,3,4 ở vở thực hành. HS nối tiếp đọc yờu cầu cỏc bài tập ? Nội dung của từng bài tập? HS làm bài vào Vở thực hành, 4 HS làm bài vào bảng phụ, GV theo dừi và giỳp đỡ HS yếu. HĐ2: GV chấm và hướng dẫn học sinh chữa bài . Lưu ý chữa kĩ bài 4 HS làm bài bảng phụ đớnh lờn bảng, HS nhận xột bài làm của bạn, GV khắc lại kiến thức cho HS. HĐ3:Làm thêm bài tập sau( nếu còn thời gian) Bài 1:Một chiếc máy cũ trong 49 phút 30 giây sản xuất được 15 sản phẩm. Cũng thời gian ấy một chiếc máy mới làm được 22 sản phẩm. Hỏi máy nào sản xuất nhanh hơn và thời gian sản xuất mỗi sản phẩm nhanh hơn bao lâu? Nhận xét tiết học __________________________________ Luyện Tiếng Việt Ôn tập: Văn tả cây cối Đề bài: Tả một cây ăn quả mà em yêu thích I-Mục tiêu: -Giúp HS củng cố hiểu biết về văn tả cây cối: cấu tạo của bài văn tả cây cối,trình tự miêu tả,cách quan sát,cách miêu tả. -Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Ôn tập cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. -HS nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. -GV ghi lên bảng. -HS đọc lại. HĐ 2: HS làm bài. -GV ghi đề bài lên bảng. -HS đọc đề bài. -Nêu yêu cầu của đề bài. -HS tự làm bài. -Một vài em trình bày bài văn. -Cả lớp và GV nhận xét,cho điểm. III-Củng cố,dặn dò: -Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. -Ôn tập văn tả cây cối. _____________________________ Hoạt động tập thể _________________________________________________________ Luyện Tiếng Viêt Luyện tập tiết 2 ( tuần 26) I-Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Biết sử dụng biện pháp tu từ,nhân hóa khi miêu tả đồ vật. HS viết được mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả đồ vật. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Giới thiệu bài. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. GV mời môt HS đọc bài tập 1 ở vở thực hành. -GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. HS thảo luận theo cặp tìm lỗi sai và tìm cách chữa lại. HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. GV mời môt HS đọc bài tập 2 ở vở thực hành. -GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài HS thực hành viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả cái ti vi. HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài hoặc kết bài cho bài văn. Cả lớp phân tích và bình chọn mở bài văn, đoạn kết bài hay. GV nhận xét tiết học. _____________________________ Thể dục BàI 53: Môn thể thao tự chọn Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức I-Mục tiêu: -Ôn một số nội dung môn thể thao tự chọn;học mới tâng cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150g trúng đích. -Chơi trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức. II-Địa điểm,phương tiện: -Trên sân trường. -Chuẩn bị bóng ném,cầu III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Phần mở đầu. -GV phổ biến y/c giờ học. -Xoay các khớp cố chân,đầu gối ,hông,vai. -Ôn các động tác bài thể dục phát triển chung. HĐ 2: Phần cơ bản. Môn thể thao tự chọn. *Đá cầu: -Học tâng cầu bằng mu bàn chân. -Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân. *Ném bóng: -Ôn chuyến bóng từ tay nọ sang tay kia,cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân. -Học ném bóng 150g trúng đích. Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức. HĐ 3: Phần kết thúc: -Đi thường theo 2-4 hàng dọc và hát. -GV nhận xét kết quả bài học. -Bài về nhà: Tập đá cầu và ném bóng trúng đích. _____________________________ Bài 1: Một người làm việc từ 8 giờ đến 11 giờ đã làm xong 5 sản phẩm . Hỏi trung bình mỗi sản phẩm người đó làm trong bao nhiêu phút?
Tài liệu đính kèm: