Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 4

Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 4

Tập đọc

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I-MỤC TIÊU:

+Đọc đúng tên ngời,tên địa lí nước ngoài trong bài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

-Hiểu ý chính của bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân,thể hiện khát vọng sống,khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II-ĐỒ DÙNG:

-Tranh minh hoạ trong SGK

-Bảng phụ

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A-Bài cũ: Hai nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân

B-Bài mới:

HĐ 1:Giới thiệu chủ điểm bài học

-GV giới thiệu chủ điểm Cánh chim hoà bình

-Giới thiệu bài đọc Những con sếu bằng giấy

HĐ 2:HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

1.Luyện đọc:

-HS giỏi đọc một lượt toàn bài

-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài

Đoan 1:Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Đoạn 2:Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra

Đoạn 3:Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki

Đoạn 4:Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi-rô-si-ma

-GV giải nghĩa các từ khó trong SGK.

 

doc 25 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ 2 ngày 1 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Những con sếu bằng giấy
I-Mục tiêu:
+Đọc đúng tên ngời,tên địa lí nước ngoài trong bài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
-Hiểu ý chính của bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân,thể hiện khát vọng sống,khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II-Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ trong SGK
-Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: Hai nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân
B-Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu chủ điểm bài học
-GV giới thiệu chủ điểm Cánh chim hoà bình
-Giới thiệu bài đọc Những con sếu bằng giấy
HĐ 2:HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
1.Luyện đọc:
-HS giỏi đọc một lượt toàn bài
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài
Đoan 1:Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
Đoạn 2:Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra
Đoạn 3:Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki
Đoạn 4:Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi-rô-si-ma
-GV giải nghĩa các từ khó trong SGK.
2.Tìm hiểu bài:
-Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào?
-Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
-Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ lòng đoàn kết với Xa-da cô?
-Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
-Nếu được đứng trước tượng đài em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
-Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
3.HDHS đọc diễn cảm
-GV đọc diễn cảm đoạn 3
-HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
-HS thi đọc diễn cảm trớc lớp
Chú ý: GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn của bài văn theo quy trình như các tiết trước. Chọn đoạn 3 đọc diễn cảm: 
Nhấn mạnh: từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, tới tấp gửi, chết, sáu trăm bốn tư con. 
Nghỉ hơi: sau tiếng rằng, tiếng chết.
IV- Củng cố,dặn dò:
-HS nhắc lại điều câu chuyện muốn nói.
-Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
__________________________
Toán 
Ôn tập và bổ sung về giải toán
i-Mục tiêu:
-Biết một dạng quan hệ tỷ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong 2 cách :Rút về đơn vi hoặc tìm tỷ số. 
iI. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Giới thiệu VD dẫn đến quan hệ tỉ lệ
-GVnêu VD trong SGK
-HS tự tìm quảng đường đi được trong 1giờ,2 giờ ,3giờ rồi đọc cho GV ghi vào bảng kẻ sẵn
-Cho HS q/s bảng và nêu nhận xét:”Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì q/đ đi 
được cũng gấp lên bấy nhiêu lần”
Hoạt động 2:Giới thiệu bài toán và cách giải
-GV nêu bài toán
*HS tự giải bằng cách “ rút về đơn vị” đã học ở lớp 3
-HS trình bày cách giải
*GV gợi ý để dẫn ra cách giải”tìm tỉ số”,HS nêu cách nh SGK
Hoạt dộng 3:Thực hành
-HS làm bài tập 1,2,3 vở BT
HS đọc đề toỏn và nờu yờu cầu của từng bài toỏn.
Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS làm bài vào bảng phụ ( mỗi em làm 1 bài)
Hoạt dộng 4: HS chữa bài 
- Bài 1: Giải bằng cách rút về đơn vị
- Bài 2: 
a, Giải bằng cách tìm tỉ số
b, Giải bằng cách rút về đơn vị
- Bài 3: Giải bằng cách tìm tỉ số
Lưu ý:HS có thể chọn một trong hai cách thích hợp để trình bày bài giải. Khắc lại cho học sinh 2 cỏch giải: PP rỳt về đơn vị và PP dựng tỷ số.
 III. Củng cố ,dặn dò:Ôn lại cách giải toán về quan hệ tỉ lệ
Chính tả( Nghe viết)
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chính tả bài “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo của vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếngcó ia,iê( BT2, BT3)
II. Đồ dùng dạy - học
- Vỡ bài tập (VBT) Tiếng Việt 5, tập 1.
- Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần .
III. Các hoạt động dạy - học
A- Bài cũ
HS chép vần của các tiếng: chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hoà bình.
B- Dạy bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc toàn bài chính tả, cả lớp theo dõi. 
- HS đọc thầm lại, chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và từ dễ viết sai.
- HS gấp SGK Giáo viên đọc cho HS viết.
- Giáo viên đọc cho HS khảo bài
- GV chấm chữa một số bài.
- GV nêu nhận xét chung
HĐ3- Hướng dẫn làm BT Chính tả 
Bài tập 1:
- HS nêu yêu cầu của BT.
- HS làm bài vào vỡ BT.
- Chữa bài
Bài tập 2:
- HS nêu yêu cầu của BT.
- HS làm bài vào vở BT.
- Chữa bài: Quy tắc: trong tiếng “nghĩa” (không có âm cuối) đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
Trong tiếng “chiến” (có âm cuối) đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đơn.
IV: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh
Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I-Mục tiêu:
-Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
II- Đồ dùng dạy học
-Thông tin và hình trang 16,17 SGK
-Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và các nghề khác nhau
III-Hoạt động dạy học
A-Bài cũ:HS lên bắt thăm các hình vẽ 1,2,3,5,6 bài 6 SGK,rồi trả lời:Đây là lứa tuổi nào?Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi đó?
B-Bài mới
Hoạt động 1:Làm việc với SGK
--HS đọc các thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi ghi vào bảng nh SGK
-Các nhóm treo S/p của nhóm mình lên bảng,cử đại diện trình bày,các nhóm khác bổ sung
Hoạt động 2:Trò chơi: Ai?Họ đang ở giai đoận nào của cuộc đời?
-GV chia lớp thành 4 nhóm,mỗi nhóm có 3-4 hình.Y/c các em xác định xem những người trong ảnh đang ở vào g/đ nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của g/đ đó
-Đại diện nhóm lên trình bày
-Các nhóm khác có thể nêu câu hỏi về hình ảnh mà nhóm bạn giới thiệu
-GV y/c cả lớp thảo luận các câu hỏi
?Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời
?Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
IV- cỦng cỐ - Dặn dò :Bài sau:Vệ sinh ở tuổi dậy thì
__________________________________________
Buổi chiều 
Địa lí
 Sông ngòi
I-Mục tiêu: 
 - Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam :
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa ( mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa.
+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống : bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện,
Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi : nước sông lên, xuống theo mùa ; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
Chỉ được vị trí một số con sông : sông Hồng, TháI Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ( lược đồ)
II-Đồ dùng:
-Bản đồ tự nhiên VN.Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta?
-Khí hậu MB và MN khác nhau như thế nào?
B-Bài mới:
Hoạt động 1:Nước ta có mạng lới sông ngòi dày đặc
-Làm việc theo nhóm 2:Dựa vào hình 1SGK trả lời câu hỏi
-HS trả lời câu hỏi
-HS lên chỉ trên bản đồ tự nhiên VN các sông chính của nước ta. HS rút ra k/l
Hoạt động 2;Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đỏi theo mùa.Sông có nhiều phù sa
-HS làm việc theo nhóm 4: Đọc SGK,q/s hình 2,3
Thời gian
Đặc điểm
ảnh hưởng tới đời sống và s/x
Mùa mưa
...
Mùa khô
..
-Đại diện các nhóm trình bày k/q,nhóm khác bổ sung
Hoạt động 3:Vai trò của sông ngòi
-Gv y/c HS kể về vai trò của sông ngòi
-HS lên chỉ bản đồ vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng,nhà máy thủy điện Hòa Bình,Y-a-ly,Trị An
IV – Củng cố,dặn dò
-Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta?
-Vai trò của sông ngòi đối với đời sống ,s/x?
-Bài sau:Vùng biển nước ta
_____________________________
Luyện: Tiếng Việt
Luyện tập VỀ Từ đồng nghĩa
I-Mục tiêu:Củng cố,nâng cao kiến thức về từ đồng nghĩa
II-Hoạt động dạy học:
HĐ1:HS luyện tập theo lớp
HS làm bài vào vở ụ li
Bài 1:a-Tìm các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, đỏ,trắng,đen.
b-Đặt câu với một từ đồng nghĩa về 4 màu sắc xanh,đỏ,đen ,trắng mà em vừa tìm được.
Bài 2:Tìm một số thành ngữ,tục ngữ,ca dao hoặc thơ có sử dụng từ đồng nghĩa.
Bài 3: Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa .
HĐ 2:Chữa bài theo lớp
Bài 1:-HS nối tiếp nhau làm bài tập 1
 -HS nhận xét về cách đặt câu của bạn.
Bài 2:VD: Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 (ca dao)
 Con ra tiền tuyến xa xôi
 Yêu bâm yêu nước cả đôi mẹ hiền
 (Tố Hữu)
Bài 3: Chữa miệng
Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa .
Gọi HS đọc đoạn văn mỡnh viết, cả lớp nhận xột về cỏi hay của đoạn văn và cỏch sửa chữa dựng từ đặt cõu của bạn.
III-Củng cố,dặn dò:
-Ôn tập về từ đồng nghĩa
-Tìm nhiều câu tục ngữ ca dao,thành ngữ về từ đồng nghĩa.
-Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn
_______________________________________
Tự học (Luyện viết)
Luyện viết bài : CON RỒNG CHÁU TIấN
I Mục tiêu 
 -Giúp hs viết đúng bài:Con Rồng chỏu Tiờn ở vở luyện viết 
 -Rèn tính cẩn thận khi viết chữ. HS viết đỳng cỡ, đỳng mẫu.
II- hoạt động dạy học 
Hđ1:Hướng dẫn hs viết đúng chính tả 
-Gv đọc bài chính tả bài: Con Rồng chỏu Tiờn
 -Gọi hs đọc lại bài chính tả:Con Rồng chỏu Tiờn
? Bài văn núi lờn điều gỡ?
Gv hướng dẫn hs viết những tiếng khó.
Hđ 2: Học sinh viết bài chính tả 
 GV đọc bài cho học sinh viết 
 Gv giúp đỡ những hs viết xấu 
Hđ3:Chấm chính tả
 Thu vở chấm và nhận xét
 Nhận xét chung tiết học 
_______________________________________
Luyện:Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu: 
- Luyện tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Luyện cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ1: ễn tập lý thuyết:
HĐ2 : H/d HS làm bài tập ở SGK
HĐ3 : Học sinh làm bài thờm vào vở ụ li:
Bài 1:Điền dấu >,<,= thích hợp vào chỗ chấm.
a. 6 m56 cm ......656 cm b.4m 9dm .....5 m
b.7 dm 5 cm = 70 cm 8 m 4 mm = 8m
Bài 2:Một giá sách có hai ngăn,số sách ở ngăn dưới gấp 3 lần só sách ở ngăn trên. Nếu chuyển 10 quyển sách ở ngăn trên xuống ngăn dưới thì số sách ở ngăn dưới gấp 7 lần số sách ở ngăn trên . Tính số sách ở mỗi ngăn
H/S đọc đề phân tích 
Hai số phải tìm là gì ?
Hai tỉ số là bao nhiêu?
Khi chuyển 10 quyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới thì tổng số sách có thăy đổi không ? 
HD H/S vẽ sơ đồ 
 GV ... 
-Gọi hai HS trình bày đoạn văn tả cơn ma.
-Gọi 2 HS trình bày k/q quan sát trường học.
B-Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài
HĐ 2:Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1:Quan sát trường em.từ những điều q/s đợc,lập dàn ý miêu tả ngoi trường.
*GV kiểm tra k/q quan sát ở nhà của HS.
*GV h/d xác định y/c của đề bài
+Đề bài y/c tả cảnh gì?ở đâu?vào thời gian nào?
+Em tả cảnh để làm gì?
+Tình cảm ,thái độ em cần có với ngôi trường là gì?
Lưu ý :
-Tên trường,vị trí,lí do chọn tả trường ở thời điểm đó em đa vào phần mở bài
 -Những đặc điểm k/q,cụ thể của cảnh trường em xếp vào phần thân bài
 -Tình cảm gắn bó,cảm xúc em đa vào phần kết bài.
*GV cho HS trình bày k/q và nhận xét dàn ý.
*HS tự chữa,hoàn htiện dàn ý.
Bài tập 2:Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên.
-HS chọn một phần trong dàn ý đã lập
-Gọi 2 HS đọc dàn ý vànói phần đợc chọn để viết bài.
-HS làm bài vào vở
-HS soát bài,sửa lỗi chính tả,dùng từ,đặt câu.
-Gọi 2-3 HS trình bày đoạn văn vừa viết.,GV nhận xét,sửa chữa.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS tiếp tục về nhà hoàn thiện đoạn văn.
-Tiết sau:Kiểm tra viết bài văn tả cảnh.
______________________________
Toán
Luyện tập
A-Mục tiêu: Biết giải bài toán liên quan đến tỷ lệ bằng một trong 2 cách: Rút về đơn vị hoặc tìm tỷ số.
B-Hoạt động dạy học
I-Bài cũ: Gọi HS lên chữa bài 3
-Nêu cách giải bài toán “tìm tỉ số”
II-Bài mới
HĐI:HS luyện tập: HDHShoàn thành bài tập 1,2,3,4 ở VBT
Yờu cầu HS đọc Y/C và nội dung bài toỏn
? Bài toỏn yờu cầu gỡ?
Bài 1:Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải bài toán theo cách “tìm tỉ số”
Bài 2: HS tỡm số tiền mua 15 gúi kẹo rồi tớnh số gúi nếu mỗi gúi 7500 đồng.
Bài3: Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề rồi giải
- HS đọc đề toán
- GV gợi ý để HS tìm cách giải bài toán:
+ Tìm số tiền thu nhập hàng tháng của gia đình.
+ Tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi người (sau khi thêm 1 người) 
+ Tìm số tiền bình quân thu nhập hàng tháng giảm đi của mỗi người.
-HS đưa ra cách giải
Bài 4: -Trước hết tìm số người đào mương sau khi bổ sung thêm
-Sau đó tóm tắt bài toán: 10 người: 35m
 30 người: m
HS giải rồi khoanh vào kết quả đỳng. 105m
C-Củng cố,dặn dò:
-Gọi HS chữa bài tập trên bảng lớp
-Nêu cách giải toán “Tìm tỉ số”
___________________________
Buổi chiều 
 Tin học
 ( GV chuyờn trỏch lờn lớp)
___________________________
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ trái nghĩa
I-Mục đích,yêu cầu:
- Tìm được các từ tráI nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 ( 3 trong số 4 câu), BT3
- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý : a, b, c, d) ; đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 ( BT5) 
II-Đồ dùng:Từ điển HS
III-Hoạt động dạy học
A-Bài cũ:HS đọc thuộc lòng các thành ngữ,tục ngữ ở BT2
B-Bài mới:
HĐ1:GV nêu MĐ,YC tiết học
HĐ2:H/d HS làm bầi tập
Bài 1:-HS đọc y/c BT1,làm bài vào vở,3 HS làm ở bảng lớp
-Cả lớp và GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng
+Ăn ít ngon nhiều:ăn ngon có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon
+Ba chìm bảy nổi:cuộc đời vất vả
+Nắng chóng trưa,mưa chóng tối:trời nắng có cảm giác chóng đến trưa,trời mưa có cảm giác chóng đến tối
+Yêu trẻ,trẻ đến nhà,kính già,già để tuổi cho:yêu quý trẻ thì trẻ em hay đến nhà chơi,nhà lúc nào cũng vui vẻ;kính trọng tuổi già thì mình cũng được tuổi thọ như người già
-HS học thuộc 4 thành ngữ,tục ngữ
Bài 2:-HS làm theo thứ tự trên
 -Các từ trái nghĩa với từ in đậm:lớn,già,dới,sống
Bài 3:-Các từ trái nghĩa thích hợp:nhỏ ,vụng ,khuya
-Học thuộc lòng 3 thành ngữ,tục ngữ 
BiI 4:GV gợi ý:Tìm những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau(cùng là từ đơn hay từ phức,cùng là từ ghép hay từ láy)
Bài 5:GV giải thích :Có thể đặt 1câu chứa cả cặp từ trái nghĩa hoặc mỗi câu chứa 1 từ
-HS đọc câu mình đặt.GV nhận xét
VD:+Hoa hớn hở vì đợc 10 điểm.Mai ỉu xìu vì không đợc điểm tốt
 +Đáng quý nhất là trung thực ,còn dối trá thì chẳng ai ưa
IV-Củng cố ,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
Học thuộc các thành ngữ ,tục ngữ ở BT3
____________________________________
Lịch sử
 Xã hội Việt Nam cuối Thế kỷ XIX -Đầu thế kỷ XX
I-Mục tiêu:
 -Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX :
+ Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đương sắt.
+ Về xã hội : xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
II-Đồ dùng:
-Hình trong SGK . Bản đồ VN
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
-Cuộc phản công ở Kinh thành Huế có tác động gì đến lịch sử nớc ta?
B-Bài mới:
*Hoạt động 1:Những thay đổi của nền KTVN cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
-Làm việc cả lớp
-GV giới thiệu bài
-GV nêu nhiệm vụ học tập
+Trớc khi thực dân Pháp xâm lược,nền KT VN có những nghành nào là chủ yếu?
+Sau khi đặt ách thống trị ở VN chúng đã làm gì?
+Ai là người được hưởng những nguồn lợi do Phát triển KT? 
HĐ 2: Những thay đổi trong xã hội VN cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XXvà đời sống của nhân dân
-HS thảo luận theo nhóm 2
+Trước khi T/d Pháp vào xâm lợc XH VN có những tầng lớp nào?
+Sau khi T/d Pháp xâm lược,XHVN có thêm những tầng lớp nào?
+Nêu những nét chính về đời sống của nhân dân VN trong thời kì này?
-Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
-GV hoàn thiện phần trả lời
IV-Củng cố,dặn dò:
-Đọc nội dung chính trong SGK
-Bài sau:Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
(Tổng phụ trỏch Đội lờn lớp)
_______________________________
Thứ 6 ngày 5 tháng 10 năm 2012
Tập làm văn
Tả cảnh (kiểm tra viết )
I. Mục tiêu: Viết được bài văn miêu tả có đủ hoàn chỉnh co đủ 3 phần ( mỏ bai, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. đồ dùng dạy - học
Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III. Hoạt động dạy - học
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết kiểm tra 
HĐ2: GV ra đề (3 đề trong SGK) 
- HS chọn 1 trong 3 đề để làm bài.
- HS xác định yêu cầu đề bài (mình chọn).
HĐ3: HS làm bài 
Trước khi HS viết bài vào vở GV hướng dẫn HS cách kẻ ô điểm, cách trình bày một bài văn viết 
HĐ4: GV thu bài về nhà chấm
GV nhận xét giờ làm bài của HS.
* Lưu ý: Cách cho điểm:
Điểm 9; 10 bài viết đúng trọng tâm đề, ngôn ngữ trong sáng, biết dùng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, bố cục bài viết tốt.
Điểm 7; 8 bài viết đúng trọng tâm đề, ngôn ngữ trong sáng, biết dùng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, bố cục bài viết tốt, trong bài có mắc một số lỗi chính tả.
Điểm 5; 6 bài viết đúng trọng tâm đề nhưng chưa hay còn mắc một số lỗi chính tả. Điểm dưới 5 bài viết chưa đạt các yêu cầu trên.
___________________________________________
Toán 
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Luyện giải toỏn về Tỡm 2 số khi biết tổng và tỷ số, hiệu và tỷ số, của hai số đú.
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng 2 cách : Rút về đơn vị hoặc tìm tỷ số
II. Hoạt động dạy - học
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 ở vở bài tập, cả lớp làm vào vở bài tập, 4 Hs làm vào bảng phụ, Trước khi làm bai GV yờu cầu HS nờu yờu cầu của tưng bài toỏn.
Bài1: HS đọc đề toán - xác định dạng toán (Tỡm 2 số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đú)
- yêu cầu HS vẽ sơ đồ rồi giải.
Bài 2 : HS đọc đề toán - xác định dạng toán (Tỡm 2 số khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đú)
HS tự giải 
Bài 3: Hướng dẫn HS trước khi giải cần đổi 300kg = 3tạ (hoặc đổi 1tạ = 100kg).
HS giải bài toán bằng cách dùng tỉ số.
Bài 4: HS đọc đề toán
- GV gợi ý HS : + Theo kế hoạch số sản phẩm phải hoàn thành là bao nhiêu?
	 + Nếu mỗi ngày dệt 450 sản phẩm thì xưởng đó làm trong mấy ngày thì hoàn thành kế hoạch?
- HS làm bài GV theo dõi , hướng dẫn thêm và chấm.
HĐ3: HD HS chữa bài
HS treo bảng phụ, HS lần lượt nhận xột bài làm của bạn và sửa chữa bổ sung
iii . Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học.
Khen những em có bài làm tốt.
____________________________
Kể chuyện
 Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai
I-Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng nói:dựa vào lời kể của GV ,hình minh hoạ trong SGK,HS kể lại 
được câu chuyện
-Hiểu đợc ý nghĩa câu chuyện :Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN
II-Đồ dùng:Hình ảnh minh hoậ trong SGK
III-Hoạt động dạy học
A-Bài cũ:HS kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người mà em biết
B-Bài mới:
1-Giới thiệu phim truyện
2-GV kể chuyện: 2-3 lần
-Lần 1:Gv kể kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày tháng ,tên riêng kèm chức vụ,công việc của những lính Mĩ
-Lần 2,3:Vừa kể vừa kết hợp giới thiệu hình ảnh minh hoạ trong SGK
3-Hướng dẫn HS kể chuyện,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-KC theo nhóm:HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm .Sau đó một em kể toàn bộ câu chuyện.
Cả nhóm trao đổi ý nghĩa câu chuyện
-Thi kể chuyện trước lớp:Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
+Chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh?
+Hành động của những người Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì?
IV- Củng cố ,dặn dò:
-Một HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. GV nhận xét tiết học
____________________________________
Sinh hoạt tập thể 
SINH HOẠT LỚP 
I- MỤC TIấU: Nhận xột nề nếp học tập ,lao động ,vệ sinh trực nhật, đồng phục và mọi nề nếp khỏc 
Phổ biến cụng tỏc tuần tới 
II -HOẠT ĐỘNG TRấN LỚP:
A: Nhận xột chung về thực hiện kế hoạch tuần qua: 
Các tổ trưởng nhận xét mọi hoạt động của tổ mình .
Lớp trưởng tổng hợp và nhận xét chung .
Nhỡn chung học sinh đi học đầy đủ đỳng giờ 
Lao động tớch cực trực nhật nhanh
Vệ sinh phong quang trường lớp tốt
Một số em chữ viết cũn quỏ xấu 
Một số em lực học còn yếu nhất là môn Toỏn và Tiếng Việt 
G/V nhận xét chung
B: Phổ biến cụng tỏc tuần tới:
Phân công học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu 
Những em cũn thiếu sỏch vở phải mua kịp thời
Phỏt động phong trào thi đua dạy tốt ,học tốt. 
C - Nhận xột chung tiết sinh hoạt
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc