Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối lớp 1

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối lớp 1

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

 THÁNG 9 VÀ 10

 Chủ đề : Mái trường thân yêu

 Hoạt động 1

Làm quen với bạn bè, thầy cô giáo

1.1. Mục tiêu:

 HS được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy lớp mình và các thầy cô trong BGH.

1.2. Hình thức và thành phần tổ chức:

 - Tổ chức theo lớp.

 - Thành phần tham dự : GVCN lớp 1A1,1A2, 1A3 cùng các em HS 3 lớp.

1.3. Tài liệu và phương tiện:

 - Ảnh các thầy cô giáo dạy ở lớp mình và thầy cô trong BGH.

1.4. Các bước tiến hành:

 

doc 34 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
 THÁNG 9 VÀ 10
 Chủ đề : Mái trường thân yêu 
 Hoạt động 1
Làm quen với bạn bè, thầy cô giáo
1.1. Mục tiêu:
 HS được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy lớp mình và các thầy cô trong BGH.
1.2. Hình thức và thành phần tổ chức:
 - Tổ chức theo lớp.
 - Thành phần tham dự : GVCN lớp 1A1,1A2, 1A3 cùng các em HS 3 lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Ảnh các thầy cô giáo dạy ở lớp mình và thầy cô trong BGH.
1.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 GV
 HS 
 GV
 HS
 v Chuẩn bị
 - Trước 1 tuần phổ biến cho HS nắm được tên và cách chơi 2 trò chơi: “ Người đó là ai?” và “ Vòng tròn giới thiệu tên”.
 - Để giành được chiến thắng trong trò chơi, các em hãy tìm hiểu để nhớ mặt, nhớ tên các bạn ở trong tổ, trong lớp, các thầy cô giáo trong BGH, thầy chủ nhiệm và thầy cô giáo khác dạy lớp mình.
- Hướng dẫn cách chơi 2 trò chơi
 v Tiến hành chơi
Hướng dẫn lại cách chơi trò chơi “ Người đó là ai?”
Tổ chức cho HS chơi thử
Tổ chức cho HS chơi thật
Hướng dẫn lại cách chơi trò chơi “ Vòng tròn giới thiệu tên”
Tổ chức cho HS chơi thử.
Tổ chức cho HS chơi thật
Cả lớp chơi trò chơi
v Nhận xét- Đánh giá
Khen ngợi cả lớp đã biết được tên các thầy, cô giáo và các bạn trong tổ, trong lớp.
Nhắc nhở HS nhớ chào hỏi lễ phép khi gặp các thầy cô giáo, đồng thời nhớ sử dụng tên gọi các bạn bè trong lớp, trong tổ khi cùng học, cùng chơi.
Cả lớp lắng nghe để thực hiện tốt.
Hoạt động 2
Tìm hiểu về nhà trường và nội quy trường lớp
2.1. Mục tiêu:
 - HS được tham quan và nghe giới thiệu về các phòng học, phòng chức năng,  của trường.
 - HS hiểu và thực hiện tốt những điều trong nội quy nhà trường.
1.2. Hình thức và thành phần tổ chức:
 - Tổ chức theo lớp.
 - Thành phần tham dự : GVCN lớp 1A1,1A2, 1A3 cùng các em HS 3 lớp.
2.3. Tài liệu và phương tiện:
 Bản nội quy nhà trường.
2.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 HS
 GV
 HS
 HS
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 - Trước 1 tuần phổ biến cho HS tìm hiểu các phòng của trường.
 - 2 tiết mục văn nghệ
 v Tham quan tìm hiểu về nhà trường
Giới thiệu cho HS nắm được: tên trường, số lớp học, số GV.
Cả lớp tham quan một vòng rồi trở về lớp học.
 v Tìm hiểu về nội quy trường học
Hát văn nghệ
Giúp HS hiểu: nội quy trường học là những điều quy định để đảm bảo trật tự, kỉ luật trong nhà trường.
Giới thiệu nội quy trường ngắn gọn.
Cả lớp lắng nghe để thực hiện tốt.
Thảo luận nhóm, sau đó xung phong phát biểu suy nghĩ của mình để thực hiện tốt.
 v Nhận xét – Đánh giá
Khen ngợi HS tích cực tham gia đóng góp ý kiến.
Nhắc HS cùng nhau thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
Hoạt động 3
Vui Trung thu
3.1. Mục tiêu:
 - HS hiểu Trung thu là ngày Tết của trẻ em.
 - HS được vui vẻ tham gia rước đèn Trung thu ở trong trường.
3.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức toàn trường
3.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Hình ảnh về Trung thu
 - Các loại đèn ông sao, đèn lồng, 
 - Bánh Trung thu, đèn cầy.
3.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 v Chuẩn bị
 - Trước 1 tuần giới thiệu: Theo truyền thống, hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng 8 là ngày Tết Trung thu. Tết Trung thu là ngày hội tưng bừng của trẻ em. Người lớn làm cho trẻ em đèn ngôi sao, đèn lồng để rước đèn dưới trăng.
 - Chỉ vào các hình ảnh về Trung thu và hướng dẫn HS cách rước đèn.
 - Tập cho HS học thuộc bài hát; Đêm Trung thu
 - Hướng dẫn HS chuẩn bị lồng đèn để tham gia rước đèn.
 v Vui Trung thu
Tập hợp và xếp thành hàng đôi
Dẫn HS rước đèn đi vòng quanh sân trường cùng với các bạn trong trường.
Rước đèn vòng quanh sân trường xong trở vào lớp.
Phát bánh Trung thu cho HS.
Cả lớp cùng ăn bánh Trung thu và vỗ tay hát bài “ Đêm Trung thu”.
Cả lớp chia tay ra về trong vui vẻ.
Hoạt động 4
Trò chơi “ Đèn xanh – Đèn đỏ”
4.1. Mục tiêu:
 - Thông qua trò chơi “ Đèn xanh – Đèn đỏ” và một số hình ảnh giao thông trên đường phố, HS hiểu được những điều cần thực hiện và cần tránh khi tham gia giao thông.
 - HS bước đầu biết tuyên truyền về ý thức tôn trọng Luật giao thông cho người thân trong gia đình.
4.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp
4.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Tranh ảnh về tình trạng ùn tắc giao thông
 - Hình ảnh minh họa tìm hiểu những điều cần tránh khi tham gia giao thông.
 - Mô hình đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.
4.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 GV
 GV
 HS
 GV
 GV
 v Chuẩn bị
 - Giới thiệu: Hàng ngày, trên đường tới trường, các em đã thấy trên các tuyến đường giao thông, tình trạng kẹt xe và tai nạn thường xảy ra gây nên những hậu quả đáng tiếc. Để giúp các em hiểu được một số điều cần tránh khi tham gia giao thông, chúng ta cần chơi trò chơi “ Đèn xanh – Đèn đỏ” và quan sát tìm hiểu nội dung một số bức ảnh về người tham gia giao thông.
 - Hướng dẫn HS cách chơi:
 + GV giơ tín hiệu đèn xanh, HS phải nắm bàn tay, hai tay đánh vòng tròn trước ngực, quay tay thật nhanh.
 + GV giơ tín hiệu đèn vàng, HS phải quay tay chầm chậm.
 + GV giơ tín hiệu đèn đỏ, HS phải dừng 2 tay trước ngực.
 + Nếu HS không thực hiện đúng thao tác quy định của tín hiệu phải bước ra khỏi chỗ, nhảy lò cò 1 vòng để trở về vị trí của mình.
 v Tiến hành trò chơi “ Đèn xanh – Đèn đỏ”
Tổ chức cho HS chơi thử 2- 3 lần.
Tổ chức cho HS chơi thật
 v Chơi trò “ Nhìn ảnh, đoán sự việc”
Treo một số hình ảnh của người tham gia giao thông yêu cầu HS : Quan sát các bức ảnh và cho biết hành động của người trong ảnh sẽ gây nguy hiểm gì khi tham gia giao thông?
Lần lượt thảo luận nhận xét từng bức tranh
Kết luận về sự nguy hiểm của các hành động vi phạm Luật giao thông cho bản thân và cho những người khác.
 v Nhận xét – Đánh giá
 - Khen ngợi HS hoạt động tốt.
 - Nhắc nhở HS: Qua buổi sinh hoạt hôm nay, các em đã thực hành cách di chuyển trên đường khi gặp tín hiệu “ đèn xanh, đèn đỏ”. Sau khi đã hiểu được một số nguy hiểm của người tham gia giao thông, các em hãy là những “ tuyên truyền viên nhỏ tuổi” nhắc nhở những người thân tránh được các hành động gây nguy hiểm trên để đảm bảo tính mạng cho mình , cho mọi người.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
 THÁNG 11
 Chủ đề : Kính yêu thầy giáo, cô giáo
 Hoạt động 1
Thầy giáo, cô giáo của chúng em
1.1. Mục tiêu:
 - HS biết thông tin về các thầy cô giáo dạy lớp mình và các thành tích đã đạt được trong các mặt hoạt động của trường mình.
 - Giáo dục HS tình cảm yêu trường, yêu lớp và kính yêu các thầy giáo, cô giáo.
1.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Một số thành tích của thầy giáo, cô giáo.
 - Thành tích các mặt hoạt động của trường.
1.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 - Trước 2 ngày phổ biến nội dung, kế hoạch hoạt động cho cả lớp.
 - Sắp xếp, kê bàn ghế theo hình chữ U.
- Trang trí lớp học vui tươi, nhẹ nhàng.
 v Tiến hành chơi
Cả lớp hát bài “ Em yêu trường em”
Giới thiệu về các thầy cô với HS.
Hỏi những điều các em muốn biết về thầy giáo, cô giáo của mình.
Giới thiệu những thành tích mà nhà trường và các thầy cô giáo đã đạt được trong những năm qua.
Bày tỏ tình cảm của mình với các thầy giáo, cô giáo dạy lớp mình.
Biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
v Nhận xét- Đánh giá
Nhận xét chung
Khen HS đã biết ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo.
Nhắc nhở HS học tập tốt để thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho lần hoạt động sau.
Hoạt động 2
Chúng em hát về thầy, cô giáo
2.1. Mục tiêu:
 - HS biết kính trọng, biết ơn, yêu quý các thầy giáo, cô giáo.
 - Tạo không khí hồ hởi học tập, rèn luyện trong lớp học.
 - Bước đầu hình thành cho Hs kĩ năng tự tin, kĩ năng hợp tác trong hoạt động.
2.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
2.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Một số bài hát về thầy giáo, cô giáo, về trường, lớp..
 - Các bài hát về thiếu nhi trong học tập.
 - Chuẩn bị hoa và quà tặng thầy, cô giáo.
2.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 HS
 GV
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 - Trước 1 tuần phổ biến nội dung, kế hoạch hoạt động cho cả lớp.
 - Tập luyện các tiết mục văn nghệ.
- Chuẩn bị nhóm tặng hoa, quà cho thầy, cô giáo.
 - Dự kiến khách mời: các GV dạy lớp, đại diện PHHS của lớp.
 v Tiến hành 
 - Tuyên bố lí do, giới thiệu khách mời
 - Khai mạc hội diễn
 - Đại diện lên tặng hoa và chúc mừng các thầy giáo, cô giáo.
 - Đại diện thầy cô giáo phát biểu
 - Trình diễn văn nghệ.
 - Kết thúc lớp trưởng thay mặt HS cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và nhà trường nhân ngày 20/ 11.
v Nhận xét- Đánh giá
Nhận xét chung buổi biểu diễn.
Khen và cảm ơn toàn thể HS tham gia buổi biểu diễn văn nghệ.
Hoạt động 3
Hội vui học tập
3.1. Mục tiêu:
 - Góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng các môn học.
 - Phát huy tính tích cực học tập của HS
 - Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.
 - Rèn kĩ năng giao tiếp của HS.
3.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
3.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập, đáp án.
 - Cây xanh để gắn các câu hỏi, bài tập.
 - Quà tặng, phần thưởng.
 - Các tiết mục văn nghệ.
3.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 v Chuẩn bị
 - Thông báo trước HS về kế hoạch tổ chức Hội vui học tập và nội dung chương trình giới hạn.
 - Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, đáp án.
 - Khách mời: đại diện PHHS của lớp.
 v Tiến hành Hội vui học tập
 - Kê bàn ghế theo hình chữ U
 - Văn nghệ mở màn
 - Tuyên bố lí do, giới thiệu khách mời
 - Điều khiển hội thi.
 - Lần lượt nêu các câu hỏi.
 - Suy nghĩ và trả lời
 - Đánh giá, ghi điểm
 - Trình diễn văn nghệ.
v Tổng kết- Đánh giá
Công bố kết quả hội thi.
Mời đại biểu trao phần thưởng
Cả lớp hát bài “ Sao vui của em”
Hoạt động 4
Trò chơi “ Bỏ rác vào thùng”
4.1. Mục tiêu:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ... nh:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 GV- HS 
 GV
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 Phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi:
 + Tên trò chơi: “Thuyền trong sương mù”.
 + Cách chơi:
 - Chia HS làm 5 nhóm, 4 HS/ nhóm. Mỗi nhóm là 1 con thuyền và mang 1 tên riêng ( Hải Đăng, Thái Bình, Ước Mơ, Tuổi Trẻ, Thắng Lợi)
 - Ở giữa sân vẽ 1 ô vuông, tượng trưng cho 1 cảng và trong sân có đặt một số vật, tượng trưng cho các chướng ngại vật. Mỗi nhóm sẽ cử 1 thủy thủ đứng ở cảng để điều khiển cho tàu vào cảng trong sương mù.
 - Đoàn thủy thủ của mỗi tàu đều phải bịt mắt và đứng theo hàng một, người sau đặt tay lên vai người trước.
 - Theo hiệu lệnh chỉ dẫn của hoa tiêu, mỗi con tàu tiến vào cảng. Nhóm nào vào cảng trước, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
+ Luật chơi: Các hoa tiêu phải hướng dẫn sao cho các tàu không đụng nhau và không đụng vào chướng ngại vật. Tàu nào va chạm với các tàu khác và đụng chướng ngại vật sẽ bị trừ điểm.( trừ 1 điểm/ lần)
 v Tiến hành chơi
 - Tổ chức cho HS chơi thử
 - Tổ chức cho HS chơi thật
 v Đánh giá
 Bình chọn và khen thưởng đội thắng cuộc.
 v Thảo luận
 - Để giành được thắng lợi trong trò chơi, người hoa tiêu cần phải chỉ dẫn như thế nào? Các thủy thủ cần phải lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của hoa tiêu như thế nào?
 - Một số HS trả lời
 - Kết luận: Để giành được thắng lợi trong trò chơi, phải có sự đoàn kết, hợp tác tốt giữa các thành viên: hoa tiêu phải chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ, chính xác; các thủy thủ phải chú ý lắng nghe, hỏi lại nếu chỗ nào chưa rõ và cùng nhau thực hiện chỉ dẫn của hoa tiêu.
Hoạt động 3
Chúng em hát về hòa bình, hữu nghị
3.1. Mục tiêu:
 HS biết thể hiện lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc qua lời ca, tiếng hát.
3.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
3.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Các bài thơ, bài hát về hòa bình, hữu nghị.
3.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 HS
 GV
GV-HS 
 GV
 HS
 GV
 HS
 v Chuẩn bị
- Trước 2 tuần, phổ biến kế hoạch liên hoan văn nghệ. Yêu cầu HS tập các bài hát, bài thơ về tình yêu hòa bình, tình hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới
- Hướng dẫn HS tập các bài hát, bài thơ về chủ đề.
- Các tổ, cá nhân HS đăng kí tiết mục với GV
- GV sắp xếp chương trình liên hoan.
 v Liên hoan văn nghệ
 - Lớp học trang trí, trên bảng viết chữ “ Chúng em hát vể hòa bình, hữu nghị”. Kê bàn ghế thành hình chữ U, khoảng trống ở lớp là sân khấu để biểu diễn văn nghệ.
 - Tuyên bố lí do và thông báo chương trình biểu diễn.
 - Các tổ, nhóm, cá nhân lần lượt biểu diễn văn nghệ.
 v Đánh giá và trao giải
 - Hướng dẫn cả lớp bình chọn: 
 + Tiết mục hay nhất
 + Tiết mục có nhiều bạn tham gia nhất
 + Tiết mục ấn tượng nhất
 + Tổ tham gia nhiều tiết mục nhất
 - Trao giải thưởng cho các cá nhân, tổ, nhóm đạt giải trong tiếng vỗ tay cả lớp.
 - Cả lớp hát bài “ Em yêu hòa bình” và bài “ Trái đất này là của chúng mình”.
Hoạt động 4
Tiểu phẩm “ Nhổ củ cải”
4.1. Mục tiêu:
 HS hiểu:Việc gì khó mấy cũng có thể làm được nếu biết đoàn kết, hợp tác với nhau.
4.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
4.3. Tài liệu và phương tiện:
 Một số đồ hóa trang.
4.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 GV 
 HS
 v Chuẩn bị
- Trước 1 tuần, chọn một số HS trong lớp có khả năng diễn kịch, phân vai và tổ chức cho các em tập vở kịch vui 
“ Nhổ củ cải”
- Nhóm kịch luyện tập và chuẩn bị một số đồ hóa trang.
 v Diển tiểu phẩm
 - Giới thiệu với HS cả lớp về tiểu phẩm và các vai diễn, yêu cầu HS chú ý quan sát để xem xong cùng nhau thảo luận.
 - Cả lớp xem tiểu phẩm.
 v Thảo luận
 - Sau khi xem kịch, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
 + Vì sao lúc đầu bé Na không nhổ được củ cải?
 + Nhờ đâu cuối cùng củ cải đã nhổ được?
 + Qua tiểu phẩm, em có thể rút ra được điều gì?
 - Một số em trả lời.
 - Kết luận: Dù việc khó đến mấy nếu biết đoàn kết, chung sức thì đều có thể làm được.
 v Nhận xét- Đánh giá
 - Nhận xét, khen những em đã diễn tiểu phẩm hay.
 - Nhắc nhở HS hãy biết đoàn kết, hợp tác với nhau trong công việc, nhất là những khi gặp khó khăn.
 - Cả lớp cùng hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”.
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
 THÁNG 5
 Chủ đề : Bác Hồ kính yêu
 Hoạt động 1
Xem tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi
1.1. Mục tiêu:
 HS biết được tình cảm yêu quý mà Bác Hồ đã dành cho thiếu nhi và ngược lại.
1.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện:
 Các ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi
1.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 v Chuẩn bị
 - Trước 1 tuần , phổ biến kế hoạch hoạt động và yêu cầu HS sưu tầm các tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi. Hướng dẫn HS sưu tầm trên sách, báo, tạp chí, và nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ.
 - Sưu tầm tranh, ảnh, ảnh trong Tư liệu tham khảo
 - Sưu tầm tranh, ảnh theo hướng dẫn của GV
 v HS xem tranh ảnh
 - Mời HS lần lượt giới thiệu các tranh, ảnh đã sưu tầm được về Bác Hồ với thiếu nhi.
 - Hỏi cả lớp xem các em biết gì về các bức ảnh đó.
 - Giới thiệu thêm một số tranh ảnh mà HS chưa sưu tầm.
 - Cả lớp xem tranh và nghe giới thiệu.
 v Thảo luận
- Sau khi HS xem tranh, ảnh xong, tổ chức cho các em thảo luận theo các câu hỏi sau:
 + Qua xem tranh ảnh, em thấy tình cảm Bác Hồ đã dành cho các cháu thiếu hni như thế nào?
 + Còn các cháu thiếu nhi có vui mừng, quấn quýt bên Bác Hồ không?
- Một số em trả lời
- Kết luận: Lúc còn sống, Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu hni. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng yêu quý và biết ơn Bác Hồ.
- Cả lớp hát bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
 Hoạt động 2
Múa hát mừng sinh nhật Bác Hồ
2.1. Mục tiêu:
 HS biết thể hiện tình cảm kính yêu Bác Hồ qua các lời ca, tiếng hát, điệu múa.
2.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
2.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Ảnh Bác Hồ
 - Các bài hát, điệu múa về Bác Hồ, về quê hương, Tổ quốc Việt Nam.
2.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 HS
 GV
GV-HS
 GV
 HS
 GV
 GV
 HS 
 v Chuẩn bị
 - Trước 2 tuần, phổ biến: Sắp tới ngày 19/5, lớp chúng mình sẽ tổ chức liên hoan văn nghệ để chào mừng sinh nhật Bác Hồ. Các em hãy tập các bài thơ, bài hát, điệu múa về Bác Hồ, về thiếu nhi với Bác Hồ, về quê hương, Tổ quốc Việt Nam. Sẽ có sự thi đua giữa các tổ và các cá nhân.
 - Tập các tiết mục văn nghệ về chủ đề Chào mừng sinh nhật Bác Hồ.
 - Các tổ và cá nhân đăng kí tiết mục với GV.
 - Sắp xếp chương trình liên hoan.
 v Liên hoan văn nghệ
 - Lớp học trang trí, trên bảng viết chữ “ Liên hoan văn nghệ mừng sinh nhật Bác Hồ”. Kê bàn ghế thành hình chữ U, khoảng trống ở lớp là sân khấu để biểu diễn văn nghệ.
 - Tuyên bố lí do và thông báo chương trình biểu diễn.
 - Các tổ, nhóm, cá nhân lần lượt biểu diễn văn nghệ.
 v Đánh giá và trao giải
Hướng dẫn cả lớp bình chọn:
 + Tiết mục hay nhất
 + Tiết mục có nhiều bạn tham gia nhất
 + Tiết mục ấn tượng nhất
 + Tổ tham gia nhiều tiết mục nhất
 - Trao giải thưởng cho các cá nhân, tổ, nhóm đạt giải trong tiếng vỗ tay cả lớp.
 - Cả lớp hát bài “ Nhớ ơn Bác Hồ” 
 Hoạt động 3
Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
3.1. Mục tiêu:
 - Giáo dục HS tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
 - Rèn luyện cho các em cách đặt câu và sử dụng từ.
3.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
3.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Giấy A0 trên ghi sẵn một số câu có chừa chỗ trống
 + Ngày 19 tháng 5 là . Bác Hồ.
 + Bác Hồ rất yêu các cháu .
 + Nhân dân Việt Nam ai cũng  Bác Hồ.
 + Làng Kim Liên là . của Bác Hồ.
 + Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên ..
 - Một số mảnh bìa ghi các từ: sinh nhật, thiếu nhi, kính yêu, quê hương,
 Bác Hồ.
3.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 HS
 HS
 GV
GV-HS
 HS
 v Chuẩn bị
 Phổ biến tên trò chơi và cách chơi:
- Tên trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội chơi.Mỗi đội được phát 1 tờ giấy ghi sẵn các câu có nội dung liên quan đến Bác Hồ với chỗ còn trống và một bộ các mảnh bìa ghi các từ. Các đội sẽ thảo luận tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu đã cho.
 - Đội nào hoàn thành nhanh và chính xác. Đội đó sẽ thắng cuộc.
 - Cách tính điểm:
 Đội hoàn thành nhanh nhất được 10 điểm. Đội tiếp theo được 8 điểm. Đội kế được 6 điểm. Đội cuối cùng được 4 điểm.
 Điền đúng mỗi từ được 2 điểm. Điền sai không được tính điểm.
 - Cả lớp lắng nghe.
 v Học sinh chơi trò chơi
 - Các đội nhận giấy và các mảnh bìa để ghép.
 - Các đội làm việc. Đội nào xong mang lên nộp GV.
 - Sau khi các đội hoàn thành, GV trưng bày kết quả của các đội lên bảng theo thứ tự thời gian.
 v Đánh giá và trao giải
 - GV cùng cả lớp đánh giá và cho điểm mỗi đội.
 - Khen và trao giải cho đội có điểm cao nhất.
 - Cả lớp cùng hát bài “ Nhớ ơn Bác Hồ”
 Hoạt động 4
Chia tay nghỉ hè
4.1. Mục tiêu:
 - HS biết chia tay với bạn bè, thầy cô giáo trước khi về nghỉ hè.
 - Giao nhiệm vụ cho HS trong dịp nghỉ hè.
4.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
4.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Các tiết mục văn nghệ
 - Bánh, kẹo, trái cây.
4.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
 GV
 HS
 GV
 GV
 HS
 GV
 HS
 v Chuẩn bị
 - Trước 1 tuần phổ biến kế hoạch hoạt động cho HS.
- Tập các tiết mục văn nghệ.
- Bánh, kẹo, trái cây.
 v Chia tay
 - Sau một năm học tập miệt mài, chúng ta đã hoàn thành năm học với nhiều thành tích xuất sắc.Hôm nay, chúng ta sẽ liên hoan chia tay nhau trước khi về nghỉ hè với gia đình.
 - Phát biểu ý kiến tự do về cảm xúc của em trước khi nghỉ hè, về dự kiến những việc em làm trong dịp hè.
 - Cả lớp vừa liên hoan văn nghệ vừa ăn kẹo, bánh, trái cây.
 - Chúc các em một mùa hè vui vẻ.
 - Nhắc nhở HS giữ gìn sức khỏe, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức và không quên ôn lại bài vở.
 - Cả lớp cùng hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết” và chia tay ra về.

Tài liệu đính kèm:

  • docHĐGDNGLL.doc