Giáo án học kì II môn Thủ công

Giáo án học kì II môn Thủ công

I/ Mục tiêu.

- Học sinh biết gấp cái ví bằng giấy.

- Gấp được cái ví bằng giấy.

- HS biết giữ vệ sinh chung khi lao động

II/ Chuẩn bị.

- Ví mẫu.

- Giấy màu , vở thủ công.

III/ Các họat động dạy học.

 

doc 29 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì II môn Thủ công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ công.
GẤP CÁI VÍ
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết gấp cái ví bằng giấy.
- Gấp được cái ví bằng giấy.
- HS biết giữ vệ sinh chung khi lao động
II/ Chuẩn bị.
- Ví mẫu.
- Giấy màu , vở thủ công.
III/ Các họat động dạy học.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
Kiểm Tra dung cụ HS.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 25’)
Hướng dẫn qưan sát, nhận xét.
- Cho xem cái ví mẫu: có 2 ngăn đựng và được gấp bằng tờ giấy hình chữ nhật.
Hướng dẫn mẫu.
- Lấy đường dấu giữa(H1) đặt mặt màu ở dưới.
- Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khỏang 1 ô (H3)
- Gấp tiếp 2 phần ngòai vào trong sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa(H7)
- Lật ra mặt sau bề ngang giấy, gấp 2 phần vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví.
- Gấp đôi theo đường dấu giữa. Ví đã được hòan chỉnh(H12).
- Hát.
- Quan sát.
- Chú ý thao tác của giáo viên .
- Thực hành bằng giấy vở.
- Thực hiện trên giấy màu ở tiết 2.
Tuần 19. 
 GẤP MŨ CA LÔ
(Tiết 1)
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy.
II/ Chuẩn bị.
- Mũ ca lô mẫu.
- Giấy màu. Giấy vở.
III/ Các họat động dạy học.
1/ Khởi động: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
Kiểm Tra dung cụ HS. GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 25’)
a.Giới thiệu: 1’
b.Các hoạt động
T. L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
10’
14’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- Mục tiêu: HS biết quan sát.
- Cách tiến hành:
- Cho xem mũ ca lô mẫu.
- Mũ ca lô có hình dáng như thế nào?
- Mũ dùng để làm gì?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp mũ.
- Mục tiêu: HS biết gấp mũ ca lô.
- Cách tiến hành:
- Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật(H1).
- Gấp tiếp theo (H1b)
- Miết nhiều lần và xé bỏ phần giấy thừa(H2)
- Gấp đôi hình vuông theo đường chéo ở hình 2 được hình 3.
- Gấp đôi H3 để lấy dấu giữa, mở ra gấp một phần của cạnh bên phải chạm vào dấu giữa(H4)
- Lật ra mặt sau gấp tương tự ta được (H5)
- Gấp 1 lớp giấy phần dưới H5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp như (H6). Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên (H7) được H8.
- Lật ra mặt sau cũng làm tương tự vậy (H9) được (H10). 
- Hát vui.
- Quan sát.
- Trả lời câu hỏi.
- Quan sát.
- Gấp vào giấy vở tạo hình vuông.
- Thực tập ở giấy vở.
4/ Củng cố. ( 5’)
- Các em vừa học thủ công bài gì? ( Gấp mũ ca lô).
- Gọi HS nhắc lại các bước gấp mũ ca lô. ( 5 HS)
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập gấp tiết sau gấp trên giấy thủ công.
- Chuẩn bị giấy màu, vở thủ công .
- Điều chỉnh, bổ sung kếhoạch:
.
.
Tuần 20.	 Gấp Mũ Ca Lô 
(Tiết 2)
 I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy.
II/ Chuẩn bị.
- Mũ ca lô mẫu.
- Giấy màu.
- Giấy vở.
III/ Các họat động dạy học.
T.L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
24’
* Hoạt động 1:Thực hành :
- Nhắc lại quy trình gấp mũ ca lô.
- Quan sát, giúp đỡ uốn nắn những học sinh còn yếu.
- Đánh giá sản phẩm
- Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương trước lớp.
- Nhận xét 
- Học sinh theo dõi.
- Thực hành quan sát.
 - Trình bày sảm phẩm.
- Dán sản phẩm vào vở.
4/ Củng cố: ( 5’)
- Nhắc lại các bước gấp. ( 5 HS)
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1’
- Nhận xét tiết học .
- Tiết sau kiểm tra chương II “ kỷ thuật ghép hình “.
- Điều chỉnh, bổ sung kếhoạch:
.
.
Tuần 21
ÔN TẬP CHƯƠNG II: KỸ THUẬT GẤP HÌNH
 I.MUCÏ TIÊU:
- HS hiểu các kí hiệu, qui ước gấp giấy.
- Gấp hình theo kí hiệu, qui ước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu vẽ những kí hiệu, qui ước về gấp hình.
- HS: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Khởi động: 1’
2.KTBC: 5’
- KT dụng cụ HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 24’
a. Giới thiệu: 1’
b. Các hoạt động:
T. L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
14’
5’
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Mục tiêu: HS quan sát hình mẫu.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu những kí hiệu gấp mẫu
- Lần 1: Hướng dẫn giải thích từng chi tiết.
Kí hiệu giữa hình.
- Đường giữa hình là đường có gạch chấm. ( - - - - - - - - - - - - - - - ).
- Hướng dẫn HS vẽ kí hiệu trên đường kẻ ngang và kẻ dọc của vở thủ công.
- Kí hiệu đường dấu gấp.
- Đường dấu gấp là đường có nét đứt ( - - - - - ). 
- Kí hiệu đường gấp vào.
- Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng dẫn gấp vào. HS vẽ đường dấu gấp và mũi tên chỉ gấp vào.
- Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong. HS vẽ đường dấu gấp và dấu ngược ra phía sau.
- Lần 2: GV làm mẫu hướng dẫn.
* Hoạt động 2: Thực hành
- Mục tiêu: HS biết gấp các nét gấp.
- Cách tiến hành:
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
* Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm
- Mục tiêu: HS biết trình bày sản phẩm của mình.
- GV: Cho HS trình bày.
Nhận xét
HS theo dõi
HS vẽ nháp.
HS vẽ vào vở thủ công các kí hiệu, đường gấp, dấu gấp ngược ra phía sau.
HS vẽ đúng kí hiệu theo yêu cầu.
4. Củng cố: 5’
- Cho HS nhắc lại các bước gấp.
- Trò chơi hát múa vận động “ Nhoong nhoong”
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: bút chì, thước kẻ, kéo để tuần sau học. 
Tuần 22. CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO.
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
II/ Chuẩn bị.
- Bút chì, thước kẻ, kéo.
- Giấy vở học sinh.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Kiểm Tra dung cụ HS.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 24’)
a.Giới thiệu: 1’ Giới thiệu từng dụng cụ: kéo, bút chì, thước kẻ.
b. Các hoạt động:
T. L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
5’
7’
7’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng bút chì:
- Mục tiêu: HS biết sứ dụng bút chì.
- Cách tiến hành:
 - Cầm bút chì ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ và ngón giữa giữ thân bút, các ngón còn lại ở dưới thân bút làm điểm tựa khi viết, vẽ, kẻ. Khỏang cách giữa tay cầm và dầu nhọn của bút khoảng 3 cm.
* Hoạt động 2: Cách sử dụng thước.
- Mục tiêu: HS biết sử dụng thước.
- Cách tiến hành:
Khi sử dụng tay trái cầm thước tay phải cầm bút. Muốn kẻ 1 đường thẳng ta đặt thước trên giấy, đưa bút chì tựa theo cạnh của thước di chuyển bút từ trái sang phải.
* Hoạt động 3: cách sử dụng kéo.
- Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kéo.
- Khi sử dụng kéo Ngón tay cáicho vào vòng thứ nhất, ngón giữa cho vào vòng thứ 2, ngón trỏ ôm lấy phần trên của cán kéo vòng thứ 2.
- Khi cắt tay trái cầm giấy. Đưa lưỡi kéo vào sát đường muốn cắt.
* Hoạt động 4: Thực hành
- Mục tiêu: HS biết dùng viết chì, thước, kéo để vẽ đoạn thẳng.
- Cách tiến hành:
- HS vẽ và cắt ra một man giấy.
- Quan sát. Uốn nắn học sinh kịp thời.
- Nhắc nhở HS giữ an toàn khi dùng kéo.
- Quan sát.
- Kẻ đường thẳng.
- Cắt theo đường thẳng.
- HS vẽ và cắt ra một man giấy.
4/ Củng cố: ( 5’)
- Các em vừa học thủ công bài gì? ( Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo).
- Trò chơi đoán đồ vật.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Tuần sau các em chuẩn bị giấy, bút chì, thước, kéo. Để học bài kẻ các đoạn thẳng cách đều.
- Điều chỉnh, bổ sung kếhoạch:
Tiết 23. KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I/ Mục tiêu.
- Kẻ được đọan thẳng.
- Kẻ được cá đoạn thẳng cách đều.
II/ Chuẩn bị.
- Hình mẫu các đọan thẳng cách đều.
- Giấy vở học sinh.
- Bút chì, thước kẻ.
1/ Ổn định: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Kiểm Tra dung cụ HS.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 25’)
giới thiệu: 1’
b. các hoạt động:
III/ Các hoạt động dạy học.
T. L
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
6’
8’
10’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
_ Mục tiêu:HS biết kẻ được đoạn thẳng.
- Cách tiến hành:
- Dán hình mẫu lên bảng.
- 2 đọan thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô?
- Quan sát và kể tên những vật có các đoạn thẳng cách đều nhau.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách kẻ đọan thẳng.
- Mục tiêu: HS kẻ được đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD.
- Cách tiến hành:
- Lấy 2 điểm A, B bất kỳ trên cùng 1 dòng kẻ ngang.
- Đặt thước kẻ qua 2 điểm A , B giữ thước cố định bằng tay trái, tay phải cầm bút dựa vào cạnh thước, đầu bút tì trên giấy vạch nối từ điểm A sang điểm B ta được đọan thẳng AB.
 A B
 C D
- Hướng dẫn kẻ từ 2 đọan thẳng cách đều.
- Trên mặt giấy có kẻ ô ta kẻ đoạn AB.
- Từ điểm A và B cùng đếm xuống dưới 2 hay 3 ô tùy ý. Đánh dấu và vẽ đọan thẳng CD cách đều với AB.
 * Hoạt động 3 :Thực hành
- Mục tiêu: HS kẻ 2 đoạn thẳng đúng đẹp.
- Cách tiến hành:
- Kẻ từ trái sang phải.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh.
- Quan sát đoạn thẳng.
- Bảng ,cửa sổ
- Chú ý thao tác của giáo viên.
- Thực hành trên giấy vở kẻ ô.
- Đánh dấu 2 điểm A, B kẻ nối 2 điểm đó được đọan thẳng AB.
- Vẽ tiếp đoạn CD.
4/ Củng cố: ( 5’)
- C ác em vừa học thủ công bài gì? ( kẻ các đoạn thẳng cách đều ).
- HS chơi trò chơi
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1’
- Nhận xét.
- Dăn dò: Các em chuẩn bi giấy màu thước, hồ, kéo Để tuần sau học bài cắt dán hình chữ nhật.
- Điều chỉnh, bổ sung  ... - Học sinh biết cách cắt, kẻ, dán hình tam giác.
- Cắt, dán hình tam giác theo 2 cách.
- HS biết thực hiện giữ vệ sinh chung.
II/ Chuẩn bị.
- GV: Hình mẫu. Giấy màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
- HS: Giấy màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán, vở thủ công.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Kiểm Tra dung cụ HS.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 25’)
Giới thiệu: 1’
Các hoạt động:
T.L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
10’
14’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn vẽ hình tam giác.
- Mục tiêu: HS biết quan sát và nhận xét.
- Cách tiến hành:
- Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 đỉnh, trong đó 2 đỉnh là 2 điểm đầu của cạnh hình chữ nhật có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của các cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. nối 3 đỉnh với nhau được hình tam giác.
- Cắt rời hình tam giác theo đường kẻ.
B
C
A
* Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
- Mục tiêu: HS biết làm theo mẫu.
- Cách tiến hành:
Để kẻ hình tam giác ta kẻ như thế nào?
Hình tam giác là 1 phần của hình chữ nhật có độ dài 1 cạnh 8 ô, muốn vẽ hình tam giác ta xác định 3 đỉnh trong đó 2 đỉnh là 2 điểm đầu của 1 cạnh HCN có độ dài 8 ô, sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh với nhau thành hình tam giác.
- Quan sát.
- Học sinh tập kẻ hình tam giác.
HS trả lời.
- Kẻ hình tam giác ở giấy nháp.
4/ Củng cố: ( 5’)
-Nhắc thao tác HS nắm. 
- Nhận xét tuyên dương.
5/ Hoạt động nối tiếp: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem bài.
- Chuẩn bị giấy màu tiết sau cắt dán hình tam giác.
- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ..
Tuần 29
CẮT , DÁN HÌNH TAM GIÁC (TT)
1/ Khởi động: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Kiểm Tra dung cụ HS.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 25’)
a. Giới thiệu: 1’
b. Các hoạt động:
T.L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
10’
* Hoạt động1: Thực hành.
- Mục tiêu: HS biết cắt dán hình tam giác.
- Cách tiến hành: 
GV nhắc qua cách kẻ, dán HCN theo 2 cách.
Kẻ HCN có cạnh dài 8 ô và cạnh ngắn 7 ô sau đó kẻ HTG như hình mẫu ( theo 2 cách)
Khích khích HS kẻ theo 2 cách như GV đã hướng dẫn.
GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành nhiệm vụ.
* Họat động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Mục tiêu: HS biết đánh giá sản phẩm lẫn nhau.
- Cách tiến hành:
GV chon sản phẩm đẹp tuyên dương trước lớp.
HS thực hành.
Cắt rời hình và dán sản phẩm cân đối, miết hình phẳng vào vở thủ công.
HS đánh giá sản phẩm.
4/ Củng cố: ( 5’).
- Nhận xét, biểu dương.
- GV nhận xét tinh thần học tập và chuẩn bị Đ D HT, kỹ thuật kẻ, cắt dán và đánh giá sản phẩm của HS.
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Cắt, dán hàng rào đơn giản.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 30
CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (Tiết 1)
Ngày soạn:.	Ngày dạy:.
I/ Mục tiêu.
- Học sinh nhận biết cách cắt dán các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
II/ Chuẩn bị.
- Mẫu nan giấy và hàng rào
- 1 tờ giấy kẻ ô, hồ dán, kéo, thước, nút chì.
- Vở thủ công.
- Giấy màu.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Kiểm Tra dung cụ HS.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 25’)
Giới thiệu: 1’
Các hoạt động:
T.L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
14’
10’
* Hoạt động 1: Quan sát hình mẫu.
- Mục tiêu: HS biết quan sát nhận xét.
- Cách tiến hành:
- Cho học sinh xem hình mẫu.
- Các em hãy cho biết số nan đứng? Số nan ngang?
- Khoảng cách giữa các nan đứng là bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang là bao nhiêu ô?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kẻ các nan.
- Mục tiêu: HS kẻ đươc các nan.
- Cách tiến hành:
- Hướng dẫn kẻ 4 nan đứng mỗi nan dài 6 ô rộng 1 ô. 
- 2 nan ngang dài 9 ô rộng 1 ô.
- Cắt các nan theo đường kẻ.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Quan sát.
- 4 nan đứng, 2 nan ngang.
- Các nan đứng là 1 ô. Các nan ngang là 4 ô.
- Thực hiện theo giáo viên.
- Cắt các nan khỏi tờ giấy màu.
4/ Củng cố: ( 5’).
- Nhận xét tin thần học tập, chuẩn bị Đ D HT, kỹ thuật kẻ, cắt dán và đánh giá sán phẩm của HS
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Giấy màu, kéo, hồ , thước kẻ.
- Điều chỉnh, bổ sung kếhoạch:
Tuần 31
CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (TT)
I/ Mục tiêu.
- Học sinh nhận biết cách cắt dán các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
II/ Chuẩn bị.
- Mẫu nan giấy và hàng rào
- 1 tờ giấy kẻ ô, hồ dán, kéo, thước, nút chì.
- Vở thủ công.
- Giấy màu.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Kiểm Tra dụng cụ HS.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 25’)	
Giới thiệu: 1’
Các hoạt động:
T.L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
10’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách dán hàng rào.
- Mục tiêu: HS cắt dán được hàng rào.
- Cách tiến hành:
- Kẻ 1 đường chuẩn (dựa vào đường kẻ ô tập)
- Dàn 4 nan đứng: Các nan cáhc nhau 1 ô.
- Dán 2 nan ngang: nan thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô.
- Nan thứ 2 cách đường chuẩn 4 ô.
- Học sinh thực hành.
- Nhắc nhở học sinh cách dán hàng rào.
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- Mục tiêu: HS biết đánh giá sản phẩm lẫn nhau.
- Cách tiến hành:
Yêu cầu HS đánh giá sản phẩm.
- Quan sát.
- Dán vào vở thủ công.
HS đánh giá sản phẩm lẫn nhau.
Nhận xét.
4/ Củng cố: ( 5’).
- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Giấy màu, kéo, hồ , thước kẻ.
- Điều chỉnh, bổ sung kếhoạch:
.
.
Tuần 32
CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (Tiết 1)
I/ Mục tiêu.
- HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài cắt dán và trang trí ngôi nhà.
- Cắt dán được ngôi nhà mà em thích.
II/ Chuẩn bị.
- Bài mẫu ngôi nhà có trang trí.
- Giấy màu, bút chì, bút màu, kéo, hồ.
- 1 tờ giấy trắng.
- Vở thủ công.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Khởi động: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Kiểm Tra dung cụ HS.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 25’)
Giới thiệu bài: 1’
Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Quan sát
 - Mục tiêu: HS quan sát nhận xét
 - Cách tiến hành:
- Cho xem bài mẫu.
- Ngôi nhà gồm có những bộ phận nào?
- Thân nhà, mái nhà, của ra vào, cửa số là hình gì?
- Vẽ và cắt các hình đó ra sao?
- Kẻ và cắt thân nhà.
- Vẽ lên mặt trái tờ giấy màu hình chữ nhật có chiều dài 8 ô, chiều rộng 5 ô, cắt rời hình chữ nhật khỏi tờ giấy màu.
- Kẻ cắt mái nhà.
- Vẽ lên mặt trái tờ giấy 1 hình chữ nhật có chiều dài 10, rộng 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như H3. sau đó cắt rời được mái nhà H4.
- Kẻ cắt cửa sổ, cửa ra vào.
- Kẻ lên mặt trái tờ giấy màu 1 hình chữ nhật có chiều dài 4 ô, chiều rộng 2 ô làm cửa ra vào, 1 hình vuông có cành ô làm cửa sổ.
- Cắt hình cửa ra vào, cửa sổ ra khỏi tờ giấy màu.
- Quan sát.
- Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
- Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào hình chữ nhật.
- Cửa sổ hình vuông.
- Đếm ô, chấm và vẽ các đường thẳng lại với nhau.
- Thực hiện theo giáo viên.
- Thực hiện theo giáo viên.
- Thực hiện theo giáo viên.
4/ Củng cố: ( 5’).
- Nhận xét, biểu dương.
- Chuẩn bị: Giấy màu, kéo, hồ , thước kẻ.
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Tiết sau cắt dán ngôi nhà.
- Điều chỉnh, bổ sung kếhoạch:
Tuần 33
CẮT , DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ
1/ Khởi động: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Kiểm Tra dung cụ HS.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: ( 25’)
a. Giới thiệu: 1’
b. Các hoạt động:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs kẻ, cắt hàng rào, hoa lá, mặt trời.
- Mục tiêu: HS kẻ, cắt hàng rào, hoa lá, mặt trời.
- Cách tiến hành:
Vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu những đường thẳng cách đều và cắt thành những nan giấy để làm hàng rào ( Đã học ở tuần 30, 31).
Phát huy tính sáng tạo của HS: vẽ hoặc xé, dán hình hoa, lá, mặt trời, mây, chim. Để trang trí thêm cho đẹp.
* Hoạt động 2: Thực hành dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy nền,
- Mục tiêu: HS dán ngôi nhà theo trình tự.
- Cách tiến hành:
Hướng dẫn trình tự dán.
Dán thân nhà trước, mái nhà sau
Dán cửa ra vào, cửa sổ
Dán hàng rào 2 bên nhà, tùy ý
Dán hoa lá trước nhà.
Mặt trời mây, chim 
Xa xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động.
Gợi ý cho HS dán trang trí xung quanh ngôi nhà.
Hàng rào cây cỏ, hoa, lá, mặt trời, mây, chim, núi. Theo ý thích
Nhận xét sản phẩm
HS theo dõi 
HS dán vào giấy nền.
Đánh giá sản phẩm.
- Kẻ , cắt hàng rào, hoa lá, mặt trời 
- Học sinh tự vẽ và trang trí vào ngôi nhà của mình.
4/ Củng cố: ( 5’).
- Nhận xét, biểu dương.
- Chuẩn bị: Giấy màu, kéo, hồ , thước ke.û
IV. Hoạt động nối tiếp: 1’
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập chương III: Kĩ thuật cắt, dán giấy.
- Điều chỉnh, bổ sung kếhoạch:
Tuần 34
ÔN TẬP CHƯƠNG III KỸ THUẬT CẮT, DÁN GIẤY
Tuần 35
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU CONG.doc