Giáo án Học vần 1 Bài 56: uông - wơng

Giáo án Học vần 1 Bài 56: uông - wơng

Học vần

Bài 56: uông - ương

I. Mục đích yêu cầu

 - HS đọc và viết đ¬ược: uông, ¬ương, quả chuông, con đư¬ờng.

 - Đọc được câu ứng dụng: Nắng đã lên.

 - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Đồng ruộng.

 - Thông qua bài học giáo dục kĩ năng sống cho HS.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: Sử dụng tranh trong sách giáo khoa - Mã TB THTV2112; Một số hình ảnh sưu tầm; Máy chiếu.

 - HS: Bộ đồ dùng học TV1; Bảng, Phấn.

 

doc 3 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học vần 1 Bài 56: uông - wơng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Học vần - Lớp 1
Người soạn: Lê Thị Dung
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Phú Sơn - Nho Quan - Ninh Bình
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Học vần
Bài 56: uông - ương
I. Mục đích yêu cầu 
	- HS đọc và viết được: uông, ương, quả chuông, con đường.
	- Đọc được câu ứng dụng: Nắng đã lên....
	- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Đồng ruộng.
	- Thông qua bài học giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: Sử dụng tranh trong sách giáo khoa - Mã TB THTV2112; Một số hình ảnh sưu tầm; Máy chiếu.
	- HS: Bộ đồ dùng học TV1; Bảng, Phấn.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
2. Bài cũ: (4ph)
* Đọc: Gọi 2 HS đọc bài
 HS1 đọc - kết hợp phân tích: 	củ riềng	cái kẻng 
xà beng	bay liệng
	 HS2 đọc: 	Dù ai nói ngả nói nghiêng
	Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Viết: 
	1 HS lên bảng viết: củ riềng
	 HS dưới lớp viết: xà beng
- Nhận xét, ghi điểm HS viết bảng.
2. Bài mới: (32ph) 
* Giới thiệu bài mới: (1ph): Các em đã được học các vần kết thúc bằng âm ng hôm nay chúng ta học tiếp 2 vần mới cũng kết thúc bằng âm ng đó là vần uông và ương.
- GV chiếu: Bài 55: uông- ương
- 2HS nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Dạy vần (12ph)
* Vần uông (6ph)
- GV giới thiệu vần uông
H: Vần uông được tạo nên từ âm nào? ( uô và ng)
H: So sánh vần uông với vần iêng? 
- GV đọc mẫu - HS đọc: uông (3 em) 
- HS ghép vần uông - phân tích (3 em)- đánh vần - đọc trơn (Cá nhân - Cả lớp)
- GV: Có vần uông rồi muốn có tiếng chuông thêm âm gì các em suy nghĩ ghép tiếng chuông.
- HS ghép tiếng chuông - nhận xét - đọc tiếng vừa ghép (chuông) 
- Phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng chuông (Cá nhân - Cả lớp)
- GV chiếu tranh.
H: Tranh vẽ gì? Đoán từ mới? (quả chuông)
– GV: Đây là quả chuông, quả chuông được làm bằng đồng thường có ở các nhà thờ, đền, chùa và chuông được đánh lên trong những ngày lễ.
- Chiếu từ: quả chuông – HS đọc từ quả chuông (1em) 
 H: Từ quả chuông có mấy tiếng? Tiếng nào là tiếng mới? Vì sao tiếng chuông là tiếng mới? 
– GV tô màu vần uông.
+ HS đọc: uông – chuông – quả chuông. (Cá nhân - Cả lớp)
* Vần ương (6ph)
- GV chiếu vần: uông 
H: Cô có vần gì? ( uông)
H: Từ vần uông cô thay âm uô bằng âm đôi ươ em nào giỏi đọc vần này cho cô?
1 HS đọc ương.
H: Vần ương được tạo nên từ âm gì? So sánh vần ương với uông?
- HS ghép vần ương - phân tích vần - đánh vần - đọc trơn. (Cá nhân - Cả lớp)
GV: Có vần ương rồi các em ghép thành các tiếng có vần ương, mỗi em ghép 1 tiếng (sương, mương, lương ) 
– Gọi HS đọc tiếng vừa ghép.
GV: Cô cũng có một tiếng mới có vần ương đó là tiếng gì? (đường) HS đọc - phân tích - đánh vần - đọc trơn. (Cá nhân - Cả lớp)
H: Có tiếng đường rồi muốn có từ con đường ta thêm tiếng gì? (con)
GV: Ta được từ: con đường - 1 em đọc.
- GV chiếu tranh: Các em quan sát tranh và hãy đặt tên cho bức tranh: (con đường)
- GV: Từ con đường chính là từ mới thứ 2.
- GV: Quan sát tranh em hãy nói câu có từ con đường.
- HS nói câu có từ con đường.
H: từ con đường tiếng nào có vần mới?
- GV tô màu vần ương.
+ HS đọc : ương- đường- con đường 
H: Bài hôm nay lớp ta học mấy vần? Là vần nào? 
+ HS đọc toàn bài: 1 em đọc – TT
Nghỉ giải lao 5ph
Hoạt động 2: Luyện viết (9ph)
GV: Các em đã đọc được vần uông, ương bây giờ chúng ta luyện viết chữ ghi vần và chữ ghi tiếng.
* Viết chữ ghi vần uông: 
H: Muốn viết chữ ghi vần uông ta viết như thế nào? Con chữ nào cao 5 dòng ly? Các chữ còn lại cao mấy dòng ly?
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết
- HS viết, GV + HS nhận xét, sửa lỗi.
* Chữ ghi tiếng chuông: 
GV lưu ý HS: Khi viết chữ ghi tiếng chuông các em lưu ý viết liền mạch từ chữ ghi âm ch sang chữ ghi vần uông.
- GV viết mẫu - HS viết – NX.
* Chữ ghi vần ương: 
- GV viết mẫu vừa viết vừa nói cách viết gần giống như chữ ghi vần uông
- HS viết - NX.
* Chữ ghi tiếng đường:
 - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS: Khi viết tiếng đường các em lưu ý nét nối từ con chữ đ sang chữ ghi vần ương, dấu huyền dặt ở trên con chữ ơ.
- HS viết- HS + GV nhận xét.
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng (5ph)
GV: Sau đây cô giáo sẽ có một số hình ảnh các em hãy quan sát và đặt tên cho các hình ảnh đó.
- GV chiếu 4 hình ảnh.
H: Cô đố các em đây là rau gì? (rau muống)
GV: Rau muống quen thuộc, ăn rất ngon, rau muống và các loại rau khác có chứa nhiều vitaminC. Vì vậy, trong các bữa ăn hằng ngày các em nên ăn nhiều rau sẽ tốt cho sức khoẻ.
+ Quan sát bức ảnh thứ hai hãy đặt tên hình ảnh này? (luống cày)
+ Em hãy nêu từ ứng dụng cho bức ảnh thứ tư? (nhà trường) 
GV: Đây chính là trường tiểu học Gia Tường của các em đấy. 
H: Các em đến trường để làm gì? (Để học tập, để vui chơi)
H: Em cần làm gì để trường em luôn sạch đẹp?
+ Đặt tên cho bức ảnh tiếp theo? (nương rẫy)
GV: Đây chính là cảnh đồng bào đi làm trên nương rẫy. Nương rẫy là nơi đất ở trên sườn đồi cao.
- GV tổ chức cho HS đọc từ ứng dụng: Mỗi em đọc 1 từ.
H: Em hãy tìm những tiếng có vần uông, ương? (muống, luống, trường, nương) - GV kết hợp gạch chân các tiếng.
- 4 h/s đọc và phân tích tiếng mới.
- 1 em đọc lại 4 từ - Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Củng cố: (2ph)
H: Hôm nay lớp ta học vần gì?
 – 1 em đọc cả bài - cả lớp đọc.
4. Dặn dò: (1ph)
- Về nhà các em học thuộc bài vần uông, ương và tìm nhiều tiếng có vần uông, ương; tập nói câu có chứa vần uông, ương.
	NGƯỜI SOẠN
 Lê Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docHọc vần Bài 56 uông- ương.doc