Giáo án Học vần 1 - Tuần 19, 20, 21 - GV: Phan Thị Nguyệt - Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn

Giáo án Học vần 1 - Tuần 19, 20, 21 - GV: Phan Thị Nguyệt - Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn

TUẦN 19

HỌC VẦN: ĂC – ÂC

A/ Mục tiêu:

- Học sinh đọc viết được: ăc,âc, mắc áo, quả gấc

- Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng

- Luyện nói theo chủ đề: Ruộng bậc thang

B/ Chuẩn bị: Tranh như SGK

C/ Các hoạt động:

TIẾT 1

 I/ Bài cũ:

a)Đọc: oc, ac, con sóc, bác sĩ, hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc.

b)Viết: con sóc, bản nhạc, hạt thóc, bác sĩ

II/ Bài mới:

 1/ Dạy vần ăc:

- Giáo viên giới thiệu vần ăc ghi bảng - đọc cho học sinh đọc theo

 - Cho học sinh ghép ăc – phân tích- đánh vần - đọc trơn

 - Cho học sinh ghép mắc – phân tích- đánh vần - đọc trơn

 Giới thiệu tranh và từ mắc áo cho học sinh đọc

 2/ Dạy vần: âc tương tự vần ăc

 3/ So sánh 2 vần: ăc, âc

 Cho học sinh nêu điểm giống nhau và khác nhau.

 4/ Cho học sinh đọc lại hai vần: ăc, âc

 5/ Viết 2 vần : ăc, âc, mắc, gấc

 

doc 27 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Học vần 1 - Tuần 19, 20, 21 - GV: Phan Thị Nguyệt - Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 31 / 12 / 2012
TUẦN 19
HỌC VẦN: ĂC – ÂC
A/ Mục tiêu:
Học sinh đọc viết được: ăc,âc, mắc áo, quả gấc
Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng
Luyện nói theo chủ đề: Ruộng bậc thang
B/ Chuẩn bị: Tranh như SGK
C/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
 I/ Bài cũ:
Đọc: oc, ac, con sóc, bác sĩ, hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc..
Viết: con sóc, bản nhạc, hạt thóc, bác sĩ 
II/ Bài mới:
 1/ Dạy vần ăc:
- Giáo viên giới thiệu vần ăc ghi bảng - đọc cho học sinh đọc theo
 - Cho học sinh ghép ăc – phân tích- đánh vần - đọc trơn
 - Cho học sinh ghép mắc – phân tích- đánh vần - đọc trơn
 Giới thiệu tranh và từ mắc áo cho học sinh đọc
 2/ Dạy vần: âc tương tự vần ăc
 3/ So sánh 2 vần: ăc, âc
 Cho học sinh nêu điểm giống nhau và khác nhau.
 4/ Cho học sinh đọc lại hai vần: ăc, âc
 5/ Viết 2 vần : ăc, âc, mắc, gấc
 *******
6/ Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:
 Màu sắc – ăn mặc
 Giấc ngủ - nhấc chân
* Giải thích từ:
- Màu sắc: Các màu xanh, đỏ, tím vàng  gọi chung là màu sắc
- Ăn mặc: Cách mặc quần áo, đi đứng của người
- Giấc ngủ: Từ lúc ngủ đến lúc thức dậy gọi là một giấc
- Nhấc chân: Cho học sinh dùng động tác nhấc chân lên
 7/ Trò chơi: Thi tìm vần mới học rồi gạch chân:
 - Bấc đèn, mặc áo, chắc chắn, miền bắc, bậc thang, giấc ngủ, nhấc chân, nấc thang, màu sắc, chắc chắn, sắc đẹp, quả gấc, ăn mặc 
- Cho hai đội thi nhau tìm vần mới học ở bảng phụ. 
TIẾT 2
1/ Đọc lại bài ở bảng tiết 1
2/ Luyện đọc câu ứng dụng:
 Những đàn chim ngói
 Mặc áo màu nâu
 Đeo cườm ở cổ
 Chân đất hồng hồng
 Như nung qua lửa.
3/ Luyện đọc bài ở SGK
 - Cho học sinh đọc theo hình thức nối tiếp.
*******
4/ Tập viết vào vở : 
 - Hướng dẫn học sinh cách viết và tư thế ngồi viết và khoảng cách giữa các chữ
5/ Luyện nói theo chủ đề: Ruộng bậc thang
Tranh vẽ gì?
* Giáo viên chỉ cho học sinh thấy đâu là ruộng bậc thang
- Trên ruộng bậc thang người ta làm gì?
- Xung quanh ruộng bậc thang có gì?
 * Ở miềm núi người ta gọi ruộng bậc thang là ruộng đồng.
 - Em thấy ruộng bậc thang ở đâu?
 6/ Trò chơi: Phục hồi chữ mất
III/ Củng cố, dặn dò:
 1/Đọc lại bài ở bảng
 2/ Đọc lại bài ở SGK
 3/ Nhắc lại chủ đề luyện nói
 - Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và xem trước bài uc, ưc
- Học sinh đọc
 - Học sinh viết vào BC
- Học sinh đọc theo
- Học sinh ghép, phân tích đánh vần. đọc trơn
- Học sinh ghép, phân tích đánh vần. đọc trơn
- Học sinh đọc
- Học sinh so sánh
- Cả lớp viết BC
- Học sinh luyện đọc
- Học sinh nghe
- Cả lớp tham gia chơi
- Học sinh đọc
- Học sinh đọc
 - Học sinh viết vào vở
- Vẽ cảnh ruộng lúa
- Lúa, ngô, sắn
- Cây cối 
- Tranh ảnh, truyền hình
- Học sinh đọc 
Thứ ba ngày 01 / 01 / 2013
TUẦN 19
HỌC VẦN: UC – ƯC
A/ Mục tiêu:
Học sinh đọc viết được: uc,ưc, cần trục, lực sĩ
Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng
Luyện nói theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?
B/ Chuẩn bị: Tranh như SGK
C/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
 I/ Bài cũ:
Đọc: ăc, âc, mắc áo, qủ gấc, màu sắc, nhấc chân, giấc ngủ, ăn mặc..
 b)Viết: mắc áo, quả gấc, màu sắc, nhấc chân
II/ Bài mới:
 1/ Dạy vần uc:
- Giáo viên giới thiệu vần uc ghi bảng - đọc cho học sinh đọc theo
 - Cho học sinh ghép uc – phân tích- đánh vần - đọc trơn
 - Cho học sinh ghép trục – phân tích- đánh vần - đọc trơn
 Giới thiệu tranh và từ cần trục cho học sinh đọc
 2/ Dạy vần: ưc tương tự vần uc
 3/ So sánh 2 vần: uc, ưc
 Cho học sinh nêu sự giống nhau và khác nhau.
 4/ Cho học sinh đọc lại hai vần: uc, ưc
 5/ Viết 2 vần : uc, ưc, trục, lực
 *******
6/ Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:
 máy xúc - lọ mực
 cúc vạn thọ - nóng nực
 * Giải thích từ:
- Máy xúc: máy để đào, bốc đất đá
- Cúc vạn thọ: ha màu vàng trồng làm cảnh
- lọ mợc: lọ nhựa hoặc thuỷ tinh để đựng mực viết
- Nóng nực: nóng bức và ngọt ngạt khó chịu
 7/ Trò chơi: Thi tìm vần mới học rồi gạch chân:
 - Cúc áo, đục đá, cái đục, giục giã, thể dục, gục ngã, múc nước, đôi lúc, rúc rích, vực sâu, thuần thục, khúc gỗ, bực tức, tổ chức, thức ăn, cực khổ, khu vực
- Cho hai đội thi nhau tìm vần mới học ở bảng phụ. 
TIẾT 2
1/ Đọc lại bài ở bảng tiết 1
2/ Luyện đọc câu ứng dụng:
 Con gì mào đỏ
 Lông mượt như tơ
 Sáng sớm tinh mơ
 Gọi người thức dậy?
3/ Luyện đọc bài ở SGK
 Cho học sinh đọc theo hình thức nối tiếp
*******
4/ Tập viết vào vở : 
 - Hướng dẫn học sinh cách viết và tư thế ngồi viết và khoảng cách giữa các chữ
5/ Luyện nói theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?
- Tranh vẽ gì?
- Mọi người đang làm gì?
 6/ Trò chơi: Viết thư chuyển nhanh
 - phát cho mỗi tổ một tờ giấy và bút lần lượt các tổ nối tiếp nhau viết thư chuyển xuống bàn dưới đến em cuối cùng mang lên trước lớp đọc to, tổ nào có số từ nhiều hơn là thắng.
III/ Củng cố, dặn dò:
 1/Đọc lại bài ở bảng
 2/ Đọc lại bài ở SGK
 3/ Nhắc lại chủ đề luyện nói
 - Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và xem trước bài ôc, uôc
- Học sinh đọc
- Học sinh viết vào BC
- Học sinh đọc theo
- Học sinh ghép, phân tích đánh vần. đọc trơn
- Học sinh ghép, phân tích đánh vần. đọc trơn
- Học sinh đọc
- Học sinh so sánh
- Cả lớp viết BC
- Học sinh luyện đọc
-Học sinh nghe
- Cả lớp tham gia chơi
- Học sinh đọc
- Học sinh đọc
- Học sinh viết vào vở
-Vẽ cảnh buổi sáng lúc ông mặt trời thức dậy..
- Bác nông dân dắt trâu ra đồng 
- Cả lớp tham gia chơi
- Học sinh đọc 
Thứ tư ngày 02 / 01 / 2013
TUẦN 19
HỌC VẦN: ÔC – UÔC
A/ Mục tiêu:
Học sinh đọc viết được: ôc,uôc, thợ mộc, ngọn đuốc
Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng
Luyện nói theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc
B/ Chuẩn bị: Tranh như SGK
C/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
TIẾT 1
 I/ Bài cũ:
 a)Đọc:uc, ưc, cần trục, lực sĩ, máy xúc, lọ mực, cúc vạn thọ, nóng nực 
 b)Viết: cần trục, máy xúc, nóng nực, lọ mực
II/ Bài mới:
1/ Dạy vần uc:
- Giáo viên giới thiệu vần ôc ghi bảng - đọc cho học sinh đọc theo
 - Cho học sinh ghép ôc – phân tích- đánh vần - đọc trơn
 - Cho học sinh ghép mộc – phân tích- đánh vần - đọc trơn
 - Giới thiệu tranh và từ thợ mộc cho học sinh đọc
 2/ Dạy vần: uôc tương tự vần ôc
 3/ So sánh 2 vần: ôc, uôc
 Cho học sinh nêu sự giống và khác nhau.
 4/ Cho học sinh đọc lại hai vần: ôc, uôc
 5/ Viết 2 vần : ôc, uôc, mộc, đuốc
 *****
6/ Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:
 Con ốc - gốc cây
 Đôi gốc - thuộc bài
 * Giải thích từ:
 Cho học sinh xem con ốc, đôi gốc
 Chỉ cho học sinh thấy gốc cây
 - Thuộc bài: nhớ trong đầu những gì đã học 
 7/ Trò chơi: Tìm vần mới học rồi gạch chân:
- Buộc dây, cuộc vui, bốc vác,gạo mốc, cái cuốc, tốc độ, hút thuốc, mắm ruốc, bạch tuộc, mộy vốc gạo,xốc vác, xốc xáo, xốc xếch, lộc xộc, hốc hác, cuộc họp, độc lập, luộc rau, thịt luộc
TIẾT 2
1/ Đọc lại bài ở bảng tiết 1 
2/ Luyện đọc câu ứng dụng:
 Mái nhà của ốc
 Tròn vo bên mình
 Mái nhà của em
 Nghiêng giàn gấc đỏ.
3/ Luyện đọc bài ở SGK
*******
4/ Tập viết vào vở : 
Hướng dẫn học sinh cách viết và tư thế ngồi viết
5/ Luyện nói theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc
Tranh vẽ gì?
Em nào đã được tiêm chủng ?
 - Khi nào thì em uống thuốc?
 6/ Trò chơi: Viết thư chuyển nhanh
 - phát cho mỗi tổ một tờ giấy và bút lần lượt các tổ nối tiếp nhau viết thư chuyển xuống bàn dưới đến em cuối cùng mang lên trước lớp đọc to, tổ nào có số từ nhiều hơn là thắng.
III/ Củng cố, dặn dò:
 1/Đọc lại bài ở bảng
 2/ Đọc lại bài ở SGK
 3/ Nhắc lại chủ đề luyện nói
 - Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và xem trước bài iêc, ươc
-Học sinh đọc
- Học sinh viết vào BC
- Học sinh đọc theo
- Học sinh ghép, phân tích đánh vần. đọc trơn
- Học sinh ghép, phân tích đánh vần. đọc trơn
- Học sinh đọc
- Học sinh so sánh
- Cả lớp viết BC
- Học sinh luyện đọc
- Học sinh nghe
- Cả lớp tham gia chơi
- Học sinh đọc
- Học sinh đọc
- Học sinh viết vào vở
- Vẽ cô y tá tiêm thuốc cho các bạn.
- Học sinh giơ tay
- Khi em đau ốm
- Cả lớp tham gia chơi
- Học sinh đọc 
Thứ năm ngày 03 / 01 / 2013
TUẦN 19
HỌC VẦN: IÊC – ƯƠC
A/ Mục tiêu:
Học sinh đọc viết được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn
Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng
Luyện nói theo chủ đề: Xiếc, múa rối, ca nhạc
B/ Chuẩn bị: Tranh như SGK
C/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 I/ Bài cũ:
a)Đọc: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc, đôi gốc, con ốc, thuộc bài, gốc cây và câu ứng dụng
 b)Viết: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
II/ Bài mới:
1/ Dạy vần iêc:
- Giáo viên giới thiệu vần iêc ghi bảng - đọc cho học sinh đọc theo
 - Cho học sinh ghép iêc – phân tích- đánh vần - đọc trơn
 - Cho học sinh ghép xiếc – phân tích- đánh vần - đọc trơn
 Giới thiệu tranh và từ xem xiếc cho học sinh đọc
 2/ Dạy vần: ươc tương tự vần iêc
 3/ So sánh 2 vần: iêc, ươc
 4/ Cho học sinh đọc lại hai vần: iêc,ươc
 5/ Viết 2 vần : iêc, ươc, xiếc, rước
 *****
6/ Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:
 Cá diếc – công việc
 Cái lược - thước kẻ
 * Giải thích từ:
 Cá diếc: cá gần giống cá chép nhưng nhỏ.
 Công việc: việc cụ thể phải bỏ công sức ra làm. VD: công việc học tập.
 Cái lược: vật bằng gỗ/nhựa/ sừng có răng để chải tóc. 
 Thước kẻ: đồ dùng để đo, để vẽ
 7/ Trò chơi: Tìm vần mới học rồi gạch chân:
Xanh biếc, xem xiếc, cá diếc, công việc, ăn tiệc, thương tiếc, mỏ thiếc, liếc mắt, liếc con dao, bước chân, rước đèn, hoa thược dược, chiếc chiếu, cây đước, ước mơ, dược phẩm, độc dược, đặt cược, đánh cược, bắt chước, châm chước, phía trước, vườn tược, tước chức, cây thước, cái lược, 
TIẾT 2
1/ Đọc lại bài ở bảng tiết 1 
2/ Luyện đọc câu ứng dụng:
 Quê hương là con diều biết
 Chiều chiều con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
 Êm đềm khua nước ven sông.
3/ Luyện đọc bài ở SGK
 Cho học sinh đọ nối tiếp
*******
4/ Tập viết vào vở : 
Hướng dẫn học sinh cách viết và tư thế ngồi viết
5/ Luyện nói theo chủ đề: Xiếc, múa rối, ca nhạc.
Tranh vẽ gì?
Em đxa được xem xiếc, múa rối, ca nhạc chưa?
Em được xem ở đâu?
Em hãy kể về các nội dung đã xem.
Em thích tiếc mục nào nhất?
6/ Trò chơi: Viết thư chuyển nhanh
 - Chia lớp thành 2 đội , phát cho mỗi tổ một tờ giấy và bút lần lượt đội  ... Giới thiệu vần ôp, đọc cho học sinh đọc theo: ôp
- Cho HS ghép ôp – phân tích – đánh vần - đọc trơn
- Cho HS ghép hộp – phân tích – đánh vần - đọc trơn
 - Giới thiệu tranh rút từ khóa: hộp sữa cho HS đọc
 b) Dạy vần ơp tương tự như vần ôp
2/ Đọc lại hai vần: ôp, hộp, hộp sữa, ơp, hợp, hợp sữa
3/ So sánh hai vần: ôp, ơp
4/ Viết bảng con: ôp, ơp, hộp, lớp
 5/ Luyện đọc từ ứng dụng:
- Tốp ca , hợp tác, bánh xốp, lợp nhà
- Giáo viên giải thích từ:
 + Tốp ca: năm đến bảy người biểu diễn một bài hát.
 + Hợp tác: cùng chung nhau trong công việc.
6/ Trò chơi: Phục hồi chữ mất
T́ca, ḷ nhà, bánh x́., h.̣ tác, kh́ chân, cá đ.́ mồi, tia ch́., n....̣. bài, mưa rơi ḷ độp, l..́́xe, 
 TIẾT 2
1/Đọc lại bài trên bảng tiết 1
 2/ Luyện đọc câu ứng dụng: 
Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đấy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức giấc bay vào rừng xa.
- Cho học sinh luyện đọc tiếng , từ, cụm từ và câu
 3/ Lưyện đọc bài trong SGK: Cho học sinh đọc nối tếp
 4/ Luyện viết vở TV:
 Ôp, ơp –hộp sữa, lớp học
5/ Luyện nói: Các bạn lớp em
- Tranh vẽ gì?
- Hãy kể các bạn lớp em?
- Tên các bạn là gì?
- Bạn học giỏi về môn gì?
 6/ Trò chơi: Tìm ting có vần mới học rồi gạch chân
 Đất xốp, tốp ca, lợp nhà, bánh xốp, khớp xương, cá đớp mồi, hợp tác, cái hộp, hộp bút, lớp học, nộp bài, miếng xốp, 
III/ Củng cố – Dặn dò:
1/ Đọc lại bài trên bảng.
2/ Đọc lại bài ở SGK
3/ Nhắc lại chủ đề luyện nói 
- Dặn HS về học lại bài và chuẩn bị bài 87: ep-êp
- Học sinh đọc và phân tích
- Cả lớp viết BC.
- HS đọc theo
- Học sinh ghép, phân tích, đánh vần, đọc trơn
- Học sinh ghép, phân tích, đánh vần, đọc trơn
- Học sinh đọc 
- Học sinh đọc nối tiếp
- Nêu kết quả so sánh
- Quan sát rồi viết BC
- Tìm, phân tích tiếng có ôp, ơp và đọc
- Luyện đọc từ nối tiếp
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh tham gia chơi
- HS đọc cá nhân
- Tìm, ptích tiếng có ôp, ơp
- HS luyện đọc theo yêu cầu
- Đọc cá nhân, lớp đồng thanh.
- Học sinh đọc theo yêu cầu
- HS quan sát
- Học sinh xem và viết bài trong vở TV.
- Học sinh đọc chủ đề
- Học sinh quan sát trả lời
- HS tham gia chơi
- Học sinh đọc theo yêu cầu
Thứ ba ngày 15 / 01/ 2013
TUẦN 21
HỌC VẦN: EP - ÊP
 A / Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc, viết được: ep, êp, cá chép, đèn xếp.
 - Đọc được và đúng các từ, câu ứng dụng ở SGK. 
 - Luyện nói theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp.
- GDPCTNTT: Không chơi đùa, chạy nhảy trong bếp gần lửa gây bỏng cháy. Không chơi dùa chạy nhảy trong bếp gần phích nước nóng, thức ăn nóng.Nếu co em nhỏ phải trông em không tiếp cận với nguồn gây bỏng như nước sôi.
 B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa nội dung bài học.
 C/Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
 TIẾT 1
I/Bài cũ:
a)Đọc : ôp, ơp, hộp sữa, lớp học, tốp ca, bánh xốp, cốp xe, lợp nhà.
b) Viết: tốp ca, lớp học, đất xốp, lợp nhà 
II/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu: EP - ÊP
 2/ Dạy vần mới:
 a) Dạy vần ep:
- Giới thiệu vần ep, đọc cho học sinh đọc theo: ep
- Cho HS ghép ep – phân tích – đánh vần - đọc trơn
- Cho HS chép – phân tích – đánh vần - đọc trơn
 - Giới thiệu tranh rút từ khóa: cá chép cho học sinh đọc
 b) Dạy vần êp tương tự như vần ep
c) So sánh 2 vần: ep - êp
d) Đọc tổng hợp sơ đồ 2 vần.
 3/ Viết bảng con: ep, êp – chép, xếp
- GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết.
 *****
 4/ Đọc từ ứng dụng kết hợp GDPCTNTT
 Lễ phép, gạo nếp, xinh đẹp, bếp lửa
 * GDPCTNTT: Không chơi đùa, chạy nhảy trong bếp gần lửa gây bỏng cháy. Không chơi dùa chạy nhảy trong bếp gần phích nước nóng, thức ăn nóng.Nếu co em nhỏ phải trông em không tiếp cận với nguồn gây bỏng như nước sôi.
5/ Trò chơi: Tìm vần mới
 TIẾT 2
1/ Đọc lại bài trên bảng tiết 1
 2/ Luyện đọc câu ứng dụng:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
 3/ Đọc bài trong SGK
*****
 4/ Luyện viết vở TV: ep, êp – cá chép, đèn xếp
- HD lại quy trình, khoảng cách giữa các chữ, điểm đặt, dừng bút và vị trí dấu thanh.
- Cho hs xem vở viết mẫu, nhắc tư thế ngồi
5/ Luyện nói: Xếp hàng vào lớp
 - Tranh vẽ gì?
 - Các bạn trong tranh đã xếp hàng như thế nào?
Hãy giới thiệu tên bạn hoặc tổ nào được cô khen về xếp hàng. 
 6/ Trò chơi: Tìm bạn thân
III/ Củng cố – Dặn dò:
1/ Đọc lại bài trên bảng.
2/ Đọc lại bài ở SGK
 3/ Học sinh nhắc lại chủ đề luyện nói
- Dặn hs về học lại bài và chuẩn bị bài 88: ip - up
- HS đọc, và phân tích.
- Cả lớp viết BC.
- HS đọc theo
- Học sinh ghép, phân tích, đánh vần, đọc trơn
- Học sinh ghép, phân tích, đánh vần, đọc trơn
- Học sinh đọc 
- Học sinh đọc nối tiếp
- Nêu kết quả so sánh
- Quan sát rồi viết BC
- Tìm, phân tích tiếng có ep, êp và đọc
- Luyện đọc từ nối tiếp
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh tham gia chơi
- HS đọc cá nhân
- Tìm, ptích tiếng có ep, êp
- HS luyện đọc theo yêu cầu
- Đọc cá nhân, lớp đồng thanh.
- Học sinh đọc theo yêu cầu
- Học sinh xem và viết bài trong vở TV.
- Học sinh đọc chủ đề
- Học sinh quan sát trả lời
- HS tham gia chơi
- Học sinh đọc theo yêu cầu
Thứ tư ngày 16 / 01 / 2013 
TUẦN 21
HỌC VẦN: IP – UP
 A/ Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc, viết được: ip, up, bắt nhịp, búp sen.
 - Đọc được và đúng các từ, câu ứng dụng ở SGK.
 - Luyện nói theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.
 B/ Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa nội dung bài học.
 C/Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
 TIẾT1
I/ Bài cũ:
 a)Đọc : ep, êp, đèn xếp, cá chép, lễ phép, xinh đẹp, bếp lửa, gạo nếp.
b) Viết: xin phép, nếp nhăn, tập chép, xếp hàng.
II/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu: IP - UP
 2/ Dạy vần mới:
 a) Dạy vần ip:
- Giới thiệu vần ip, đọc cho học sinh đọc theo: ip
- Cho HS ghép ip – phân tích – đánh vần - đọc trơn
- Cho HS ghép nhịp – phân tích – đánh vần - đọc trơn
 - Giới thiệu tranh rút từ khóa: bắt nhịp cho học sinh đọc
 b) Dạy vần up tương tự như vần ip
c) So sánh 2 vần: ip - up
d) Đọc tổng hợp sơ đồ 2 vần.
3/ Viết bảng con: ip, up – nhịp - búp
- GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết.
 *****
 4/ Đọc từ ứng dụng:
 Nhân dịp chụp đèn
 Đuổi kịp giúp đỡ
- GV giải thích từ:
 + Nhân dịp: GV ví dụ: Nhân dịp năm mới ...
 + Chụp đèn: bộ phận đặt úp trên ngọn đèn để ánh sáng bớt chói.
 - Đọc lại các từ ứng dụng đó.
5/ Trò chơi: Gạch chân vần mới
 TIẾT 2
1/ Đọc lại bài trên bảng tiết 1
2/ Luyện đọc câu ứng dụng:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
 3/ Luyện đọc bài trong SGK
 *****
4/ Luyện viết vở TV:
 Ip, up, bắt nhịp, búp sen.
5/ Luyện nói: Giúp đỡ cha mẹ
- Tranh vẽ gì?
 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, giới thiệu với các bạn mình đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ .
 6/ Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
 GV tổ chức cho HS viết từ có vần ip, up lên bảng.
III /Củng cố – Dặn dò:
1/ Đọc lại bài trên bảng.
2/ Nhắc lại chủ đề luyện nói
3/ Dặn hs về học lại bài và chuẩn bị bài 89: iêp - ươp
- HS đọc, và phân tích.
- Cả lớp viết BC.
- HS đọc theo
- Học sinh ghép, phân tích, đánh vần, đọc trơn
- Học sinh ghép, phân tích, đánh vần, đọc trơn
- Học sinh đọc 
- Học sinh đọc nối tiếp
- Nêu kết quả so sánh
- Quan sát rồi viết BC
- Tìm, phân tích tiếng có ip, up và đọc
- Luyện đọc từ 
- HS lắng nghe
- HS tham gia chơi
- HS đọc cá nhân
- Tìm, ptích tiếng có ip, up.
- HS luyện đọc theo yêu cầu
- Đọc cá nhân, lớp đồng thanh.
- HS quan sát
- Đọc chủ đề
- Quan sát trả lời
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày trước lớp
- HS đọc
Thứ năm ngày 17 / 01 / 2013
TUẦN 21
HỌC VẦN: IÊP - ƯƠP
 A/ Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc, viết được: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp.
 - Đọc được và đúng các từ, câu ứng dụng ở SGK.
 - Luyện nói theo chủ đề: Nghề nghiệp của cha mẹ.
 B/ Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa nội dung bài học.
 C/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 TIẾT1
I/ Bài cũ:
 a) Đọc : ip, up, bắt nhịp, búp sen, giúp đỡ, đuổi kịp, chụp đèn, cúp điện, nhân dịp.
b) Viết: túp lều. đuổi kịp, giúp đỡ, bắt nhịp 
II/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu: IÊP - ƯƠP
 2/Dạy vần mới:
 a) Dạy vần iêp:
- Giới thiệu vần iêp, đọc cho học sinh đọc theo: iêp
- Cho HS ghép iêp – phân tích – đánh vần - đọc trơn
- Cho HS ghép lịêp – phân tích – đánh vần - đọc trơn
 - Giới thiệu tranh rút từ khóa: tấm liếp cho học sinh đọc
 b) Dạy vần ươp tương tự như vần iêp
c)So sánh 2 vần: iêp - ươp
d) Đọc tổng hợp sơ đồ 2 vần.
3/ Viết bảng con: iêp, ươp – liếp, mướp
- GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết.
 *****
 4/ Đọc từ ứng dụng:
 Rau diếp ướp cá
 Tiếp nối nườm nượp
- GV giải thích từ:
 + rau diếp: rau lá to,dùng làm rau sống (nếu có thể cho HS xem ).
 + Nườm nượp: đông, hết lớp này đến lớp khác ( nói về sự di chuyển)
 - Đọc lại các từ ứng dụng đó.
5/ Trò chơi: Soi gương
TIẾT 2
1/ Đọc lại bài trên bảng tiết 1
 2/ Luyện đọc câu ứng dụng:
Nhanh tay thì được
Chậm tay thì thua
Chân giậm giả vờ
Cướp cờ mà chạy.
- Cho học sinh luyện đọc tiếng , từ, cụm từ, câu
3/ Đọc bài trong SGK
 *****
4/ Luyện viết vở TV:
 iêp, ươp, tấm liếp, rau diếp
5/Luyện nói: Nghề nghiệp của cha mẹ
- Tranh vẽ gì?
- GV yêu cầu HS lần lượt giới thiệu về nghề nghiệp của cha mẹ mình.
6/ Trò chơi: Tìm nhanh từ mới
 GV yêu cầu HS gài ở bảng, từ mới có vần vừa học
III/ Củng cố – Dặn dò:
1/ Đọc lại bài trên bảng.
2/ Nhắc lại chủ đề luỵện nói
3/ Dặn hs về học lại bài và chuẩn bị bài 90: ôn tập
UY
- HS đọc, và phân tích.
- Cả lớp viết BC.
- HS đọc theo
- Học sinh ghép, phân tích, đánh vần, đọc trơn
- Học sinh ghép, phân tích, đánh vần, đọc trơn
- Học sinh đọc 
- Học sinh đọc nối tiếp
- Nêu kết quả so sánh
- Quan sát rồi viết BC
- Tìm, phân tích tiếng có iêp, ươp và đọc
- Luyện đọc từ 
- HS lắng nghe
- HS tham gia chơi
- HS đọc cá nhân
- Tìm, phân tích tiếng có iêp, ươp.
- HS luyện đọc theo yêu cầu
- Đọc cá nhân, lớp đồng thanh.
- Cả lớp viết vào vở
- Đọc chủ đề
- Quan sát trả lời
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày trước lớp
- Cả lớp tham gia chơi
- HS đọc
	Thứ sáu ngày 18 / 01 / 2013

Tài liệu đính kèm:

  • docHỌC VẦN 19-20, 21.doc