Giáo án khối 1 - Năm 2007 - 2008 - Tuần 15

Giáo án khối 1 - Năm 2007 - 2008 - Tuần 15

Học vần Bài 60 om, am

A- Mục tiêu

- Học sinh đọc và viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm.

- Đọc được câu ứng dụng: Mưa tháng bảy, gãy cành trám

 Nắng tháng tám rám trái bòng

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời cảm ơn

B- Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Tranh minh họa các từ khóa

 Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói

- Học sinh: Bộ chữ học vần.

C- Các hoạt động dạy học

I- Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 em đọc: anh, âng, iêng, ênh, bình minh, nhà rông

- 2 em đọc câu ứng dụng SGK

 

doc 22 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 1 - Năm 2007 - 2008 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2007
Học vần Bài 60 om, am
A- Mục tiêu
- Học sinh đọc và viết được: om, am, làng xóm, rừng tràm.
- Đọc được câu ứng dụng: Mưa tháng bảy, gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bòng
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời cảm ơn
B- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh họa các từ khóa
 Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói
- Học sinh: Bộ chữ học vần.
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đọc: anh, âng, iêng, ênh, bình minh, nhà rông
- 2 em đọc câu ứng dụng SGK
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
II- Dạy bài mới: Tiết 1
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng. 
- Giáo viên viết lên bảng vần om, am.
- Gọi hs nhắc lại.
2/ Dạy vần om
a) Nhận diện vần:
- Hãy phân tích vần: om
- So sánh vần om với on giống và khác nhau điểm nào?
- Hãy ghép vần: om
 Om am
 Xóm trám
 Làng xóm rừng tràm 
- hs đọc: om, am
- hs: âm o đứng trước, âm m đứng sau
+ Giống nhau: Bắt đầu bằng o
+ Khác nhau: om kết thúc bằng m
- hs ghép vần: om
b) Đánh vần:
- Gv hướng dẫn đánh vần và đọc trơn 
tiếng và từ ngữ khóa
- Phân tích cho cô tiếng: xóm
- Hướng dẫn đánh vần và đọc trơn tiếng: xóm
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
+ Gv đưa tranh và giới thiệu
H: Tranh vẽ gì?
- Gv rút ra từ khóa và giảng từ
- Hướng dẫn đọc tổng hợp
o-mờ-om/om
Hs: cá nhân, tổ, cả lớp
 - hs ghép tiếng: xóm
+âm x đứng trước vần om đứng sau dấu sắc trên o.
- xờ-om-xom-sắc-xóm/xóm
- hs đọc 10 em, tổ, cả lớp
- hs: Làng xóm.
- hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
- om-xóm, làng xóm
3 Dạy vần am: Qui trình tương tự
a) Nhận diện vần am
- Hãy phân tích vần am
- So sánh vần am với om giống và khác nhau điểm nào?
- Học sinh ghép vần
- hs: a đứng trước, âm m đứng sau
+ Giống nhau: Kết thúc bằng m
+ Khác nhau: am bắt đầu bằng a
- Hs ghép vần: am
b) Đánh vần và đọc trơn vần và tiếng:
- Gv gọi hs đánh vần, phân tích tiếng, đánh vần và đọc trơn tiếng từ khoá.
- Hướng dẫn đọc tổng hợp
 Nghỉ giữa tiết hát vui
a-mờ-am/am
 trờ-am-tram-huyền-tràm/tràm
 Rừng tràm
- hs đọc cá nhận, tổ, cả lớp
 am-tràm, rừng tràm
c) Viết
- Gv viết mẫu lên bảng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
- Hướng dẫn hs viết vào bảng con
- Gv nhận xét và sửa sai
d) Đọc từ ngữ ứng dụng
- Gv viết các từ ngữ lên bảng lớp
- Hướng dẫn hs tìm tiếng có vần mới
- Phân tích và đọc trơn cả từ
- Gv giảng từ ngữ và đọc mẫu
* Trò chơi: Điền đúng vần.
- Gọi 2 em lên điền, ai điền đúng nhanh là thắng cuộc
Chòm râu quả trám
đom đóm trái cam
- hs đọc và tìm tiếng mới phân tích
- hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
- Điền vần om hay am
 số tám ống nhòm
 Tiết 2
4/Luyện tập
a) Luyện đọc
+ Luyện đọc bài tiết 1
+ Đọc câu ứng dụng: 
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
-hs đọc lại bài tiết 1
 cá nhân, tổ, cả lớp
-hs: Mưa tháng bảy, gãy cành trám
 Nắng tháng tám rám trái bòng 
- hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp 
b) Luyện viết
- Gv hướng dẫn hs mở vở tập viết và viết bài
- hs viết bài vào vở tập viết
c) Luyện nói theo chủ đề:
- Gv cho hs quan sát tranh và hỏi 
H: Bức tranh vẽ gì?
H: Tại sao Nam lại cảm ơn cô?
H: Em đã bao giờ nói lời cảm ơn chưa? 
+ Khi nào em phải cảm ơn?
- hs đọc tên bài luyện nói:
 Nói lời cảm ơn
- Vẽ cô cho Nam quả bóng bay và Nam cảm ơn cô
- hs vì khi nhận quà từ tay bất kì ai phải nói lời cảm ơn
-hs: tự trả lời
- Khi nhận quà từ tay người khác.
III- Củng cố, dặn dò
* Trò chời: Thi viết tiếng có vần om, am
- Học sinh đọc lại bài trong sgk
- Về học bài, viết bài, làm vở BTTV
- Xem bài : ăm, âm.
Toán: Luyện tập
	I/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh được củng cố và khắc sâu về:
	- Phép cộng trong phạm vi 10
	- Viết phép tính thích hợp với tình huống.
	- Cấu tapk số 10
	II/ Đồ dùng dạy học:A
	- Phấn mầu
	- Bảng phụ
	III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Kiểm tra bài cũ:
	- Gọi 3 em lên bảng làm bài: Cả lớp làm bảng con
	9 - 7 = 9 - 6 = 9 - 8 =
 9 - 4 = 9 - 1 = 9 - 0 =
	Giáo viên nhận xét và ghi điểm
	2/ Dạy bài mới 
	a/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập
	Bài 1: Tính các phép tính cộng trừ để làm 
Rõ mối quan hệ giữa phép cộng và trừ. 
- Giáo viên gọi 2 em lên bảng làm - Giáo viên nhận xét và ghi điểm 
- Giáo viên chỉ vào các cột và nói: - Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 
Bài 1: Tính
9+1=9 7+2=9 6+3=9 5+4=9
1+9=9 2+7=9 3+6=9 4+5=9
9- 8=1 9-7=2 9-6=3 9-5=4 9- 1=8 9-2=7 9-3=6 9-4=5
- Cả lớp làm vào phiếu bài tập
- Từng học sinh nêu lại kết quả
	Bài 2: Điền số vào chỗ trống. Dựa vào 
 bảng cộng, trừ đã học 
- Giáo viên cho học sinh làm bảng con theo tổ mỗi tổ làm 1 cột - Giáo viên gọi từng em đọc lại bài của mình
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
Bài 2: Số
5+.4..=9 9-.3..=6 .3..+6=9
4+..4.=8 7-.2..=5 .0..+9=9
2..+7=9 .5..+3=8. 9-.0..=9
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài tập 
 - Thực hiện các phép tính trước sau đó mới lấy kết quả so sánh với số còn lại để điền dấu thíc hợp - Giáo viên cho cả lớp làm vào phiếu bài tập 
Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ....
 4+5 .... 9 9-0....8
 9-2........8 4+5.......5+4 
3 em lên bảng làm bài
Bài 4: Viết phép tính thích hợp 
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và mô tả lại bức tranh 
- Giáo viên cho cả lớp đặt đề toán và viết phép tính tương ứng 
- Gọi 1 em lên bảng làm bài - Giáo viên nhận xét và ghi điểm 
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
HS có 9 con gà con; 6 con ở ngoài và 3 con ở trong lồng 
* ở ngoài có 6 con gà, trong lồng có 3 con gà. Hỏi tất cả có mấy con gà?
Cả lớp làm vào phiếu bài tập
 6 + 3 = 9 
Bài 5: Hình bên có mấy hình vuông?
 - Giáo viên cho học sinh đếm số hình vuông 
- Gọi từng em lên đếm và chỉ số hình vuông. 
Bài 5:
- HS quan sát và trả lời
Có 5 hình vuông
3/ Củng cố dặn dò:
	Trò chời: Đúng - sai
- Gọi 2 em lên bảng điền 5+3=9 9-7=2
 9-4=5 1+7=9
- GV và cả lớp nhận xét và tuyên dương 
- Về học bài và làm vở BTT. Xem bài: Phép cộng trong phạm vi 10
Tự nhiên - Xã hội: Bài 15 Lớp học
 I/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết.
- Lớp học là nơi các em đến học hàng ngày
- Nói về các thành viên trong lớp và các đồ dùng có trong lớp
- Nói được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp
- Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học.
- Kính trọng thầy cố giáo, đoàn kết với các bạn và yếu quý lớp học của mình.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa mỗi tấm ghi tên 1 đồ dùng có trong lớp học
- Tranh ảnh các loại lớp học
 III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
- H: Khi ở nhà cần chú ý an toàn với những đồ dùng, dụng cụ, đồ vật nào? (Dao, kéo, lửa, đồ dễ vỡ như li....nước sôi, điện...)
 2/ Dạy bài mới:	
a/ Giới thiệu bài.
- Hỏi: Em học ở trường nào? lớp nào? (Hs: trường tiểu học Phan Đăng Lưu, em học lớp 1.)
Hôm nay chúng ta tìm hiều bài: Lớp học
* Hoạt động 1: Quan sát
 Mục tiêu: Biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học
 Bước 1: Chia nhóm 2 em
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình ở trang 32, 33, SGK và trả lời các câu hỏi của bạ
- Học sinh 1: Trong lớp học có những ai và có những thứ gì?
- Học sinh 2: Trong lớp có cô giáo và các bạn và có bàn ghế, bảng, tủ, quát trần....
- Học sinh 1: Lớp học của bạ gần gống với lớp học nào trong các hình đó?
- Học sinh 2: Lớp học của mình gần gống lớp học thứ 2 trong tranh.
- Học sinh 1: Bạn thích lớp học nào trong các hình đó? Tại sao?
- Học sinh 2: Thích lớp học thứ 1 vì có đẩy đủ đồ dùng học tập
 Bước 2:
- Giáo viên gọi đại diện 1 số em trả lời trước lớp.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét và bổ sung thêm
 Bước 3:
 Giáo viên và học sinh thảo luận các câu hỏi
- H: Hãy kể têm cô giáo và các bạn của mình?
- H: Trong lớp em thường chới với ai?
- H: Trong lớp học của em có những thứ gì? chúng được dùng để làm gì?
 * Kết luật: Lớp học nào cũng có thày, cô giáo và học sinh. Trong lớp học có bàn ghế cho giáo viên và học sinh, bảng, tủ, đồ dùng, tranh ảnh.... Việc trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học phụ thộc vào điều kiện cụ thể của từng trường học
 Nghỉ giữa tiết hát vui (Lớp chúng ta đoàn kết)
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2 em
 Mục tiêu: Giới thiệu lớp học của mình
Bước1: Học sinh thảo luận và kể về lớp học của mình với bạn
Bước 2: Giáo viên gọi 1 đến 2 em học sinh lên kể về lớp học trước lớp
 * Kết luận
- Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình
- Yêu quý lớp học của mình vì đó là nơi các em đến học hằng ngày với thầy, cô giáo và các bạn.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- Mục tiêu: Nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học
 Bước 1: Mỗi nhóm được phát 1 bộ bìa
- 3 nhóm: Giáo viên chia bảng thành 3 cột
 Bước 2: Học sinh chọn tấm bía ghi tên các đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên và dán lên bảng
+ Đồ dùng có trong lớp học của em: Bảng đen, bàn ghế, tủ sắt...
+ Đồ dùng bằng gỗ: Bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên
+ Đồ treo trên tường: ảnh Bác Hồ, 5 điều Bắc Hồ dạy....
- Nhóm nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc
 Bước 3: Giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh giá sau mỗi lượt chơi
 IV/ Củng cố - Dặn dò 
- Lớp lọc là nơi các em đến học hàng ngày, nên các em cần bảo vệ, giữ gìn
- Học sinh kể tên các đồ dùng trong lớp
- Về học bài và làm vở BTTN-XH
- Xem bài 16: Hoạt động ở lớp.
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2007
Học vần: Bài 61 : ăm - âm
A/ Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được : ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm
- Đọc được câu ứng dụng: Con suối sau nhà. bên sườn đồi.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thứ , ngày tháng, năm
B- Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Các hình vẽ minh họa từ khóa, câu ứng dụng
- Học sinh: Bộ chữ học vần.
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh đọc, viết: om, am, chòm râu, quả trám, trái cam
- 2 em đọc câu ứng dụng SGK.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
II- Dạy bài mới: Tiết 1
1/ Giới thiệu bài:
- Gv viết đề bài lên bảng
- Đọc mẫu vần: ăm, âm
 ăm âm
 tằm nấm
 nuôi tằm hái nấm
2/ Dạy bài mới:
a) Nhận diện vần: ăm 
- Phân tích vần ăm
- So sánh vần ăm với am giống và khác nhau điểm nào?
- Hãy ghép vần ăm
- âm ă đứng trước âm m đứng sau
+ Giống nhau: Kết thúc bằng m
+ Khác nhau: ăm bắt đầu bằng ă
- Hs ghép vần ăm.
b) Đánh vần, đọc trơn:
 ... 
đờ- êm- đêm / đêm
 sao đêm
êm- đêm- sao đêm
c) Viết
- Gv viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- Hướng dẫn hs viết bảng con
- Gv nhận xét và sửa sai
- hs viết vào bảng con
d) Đọc câu ứng dụng
- Gv viết các từ ngữ lên bảng
- Gọi hs tìm tiếng có vần mới phân tích và đọc trơn từ.
- Gv giảng từ và đọc mẫu
 trẻ em ghế đệm
 que kem mềm mại
- hs đọc 10 em, tổ, cả lớp
- Gọi 3 em khá đọc lại
 Tiết 2
4/ Luyện tập
a) Luyện đọc:
+ Đọc bài tiết 1
+ Đọc câu ứng dụng-
Gv treo tranh và giảng tranh
- Gọi hs đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần mới phân tích, đọc trơn cả từ.
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng
- hs đọc lại bài tiết 1
10 em, tổ, cả lớp
- hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
- hs đọc 6 em, tổ, cả lớp
b)Luyện viết
- Hướng dẫn hs viết bài vào vở tập viết.
c) Luyện nói
- Gv treo tranh bài luyện nói và đặt câu hỏi gợi ý.
-H: Tranh vẽ gì?
H: Anh chị em trong nhà còn gọi là anh chị em gì?
H: Trong nhà nếu em là(anh) chị, em phải đối xử với em của em như thế nào?
H: Em hãy kể tên anh, chị em của mình cho cả lớp nghe.
- hs viết vào vở.
- hs đọc tên bài luyện nói
 Anh chị em trong nhà.
+ Vẽ hai anh em đang cùng nhau rửa quả.
+ Anh chị em ruột thịt.
- Hs: Phải thương yêu nhường nhịn em nhỏ.
- Hs xung phong tự kể về anh, chị, em của mình cho cả lớp nghe.
III- Củng cố , Dặn dò
- Gv cho cả lớp đọc lại bài trong sgk
- Tìm tiếng có vần vừa học trong sách báo
- Về học bài và làm vở BTTV
- Xem bài 64: im , um
Toán:(Tiết 60) Phép trừ trong phạm vi 10
 A/ Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 10
 B/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: chuẩn bị 50 hình tròn và trình bày như SGK
- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán
 C/ Các hoạt động dạy học :
 I/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con
 3+3+4=10 1+5+3=9 6+1+1=8 
 Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
 II/ Dạy bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: Hôm nay cô dạy các em bài: Phép trừ trong phạm vi 10
- Giáo viên viết đề bài lên bảng
 2/ Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10
a/ Hướng dẫn học sinh học phép trừ:
10-1=9 10-9=1 
- Giáo viên đính 10 hình tròn và bớt 1
hỏi hình tròn? Gọi hs nêu bài toán 
Vậy: 10 bớt 1 còn mấy? 
- Giáo viên cho hs lập phép tính 
- Giáo viên ghi lên bảng và gọi hs đọc 
* Giáo viên đính 10 ht bớt 9 ht. Gọi hs nêu 
000000000/0
- Hs: Có 10 hình tròn bớt 1 hình tròn.
còn lại mấy hình tròn?
-Hs: 10 bớt 1 còn 9
- Hs lập 10-1=9
- Hs đọc: 10 trừ 1 bằng 9
-Có 10 ht, bớt 9 ht. Hỏi còn lại mấy hình tròn?
Bài toán:
- Giáo viên cho hs lập phép tính - Giáo viên cho hs đọc lại cả hai phép tính 
- Hs lập : 10-9=1
10-1=9, 10-9=1
b/ Hướng dẫn học phép trừ 10-2=8 10-8=2
- Giáo viên đính 10 h.tròn và bơt 2 h.tròn 
- Giáo viên yêu cầu hs lập phép tính này 
- Giáo viên viết lên bảng và gọi hs đọc lại 
 - Giáo viên đính tiếp 10 h.tròn rồi bớt 8h.tròn 
- Giáo viên ghi phép tính lên bảng, gọi hs đọc 
- Gv cho hs đọc lại cả 2 phép tính trên 
00000000/00
- Hs nêu bài toán và trả lời
- Hs lập:10-2=8
- Hs đọc 10 trừ 2 bằng 8
- Hs ghép 10-8=2
-Hs đọc 10 trừ 8 bằng 2
- Hs đọc 10- 2 = 8 10- 8 = 2
c/ Hướng dẫn học sinh học phép trừ 10- 3 = 7 , 10-7 =3, 10- 4 = 6,
 10- 6 = 4 10-5 = 5 
- Giáo viên hướng dẫn như các phép tính trên
Học sinh nêu bài toán và trả lời bài toán
- Hs ghép các phép tính
- hs đọc lại các phép tính
 d/ Hướng dẫn học sinh ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10
- Giáo viên cho hs đọc thuộc bảng trừ 
- Đọc theo cách xoá dần kết quả 
-Hướng dẫn hs bước đầu ghi nhớ được bảng trừ trong phạm vi 10 
Nghỉ giữa tiết hát vui
Hs đọc thuộc bảng trừ trong pham vi 10
Hs đọc, cá nhân, tổ, cả lớp
3/Thực hành 
- Hướng dẫn hs làm các bài tập trong SGK 
Bài 1 Giáo viên cho hs nêu yêu cầu bài 
 a/ Tính theo cột dọc và thú ý viết thẳng cột số 0 thẳng với các số trên 
- Giáo viên cho hs làm vào SGK
Bài 1:Tính
a/ 10 10 10 10 10 10
 1 2 3 4 5 10
 9 8 7 6 5 0
b/ Tính phép tính cộng, trừ 
- Giáo viên cho hs lam vào SGK gọi 4 em lên bảng làm bài 
1+9=10 2+8=10 3+7=10 5+5=10
10-1=9 10-2=8 10-3=7 10-5=5
10-9=1 10-8=2 10-7=3 10-0=10
10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Bài 2 Viết số thích hợp vào ô trống -Hd hs nêu được 10 gồm 1 và 9
10 gồm 2 và 8, 10 gồm 7 và 3.... 
- Giáo viên lần lượt gọi hs nêu và giáo viên 
ghi kết quả lên bảng 
- Hs làm bài vào phiếu
Bài 2: Số
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống 
- Chú ý tính vế có phép tính cộng hoặc trừ rồi so sánh và điền dấu 
- Giáo viên cho hs làm vào phiếu bài tập
- Gọi 3 em lên bảng làm bài 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
Bài 3: >, <, =
9 4 6 = 10-4
3+4 4 6 = 9-3
Bài 4 Viết phép tính thích hợp 
- Gv đính hình vẽ bài 4 lên bảng 
- Yêu cầu hs nhình tranh vẽ nêu đề toán và viết phép tính tương ứng 
- H: Vậy chở đi ta làm phép tính gì? -H: Lấy mấy trừ mấy? 
- Vậy 10 trừ 4 bằng mấy 
- Giáo viên cho hs làm vào SGK - 1 em lên bảng 
* Trò chơi: Đoán số ở bảng trừ 
- Gv giơ tấm bìa có các phép tính 
- Yêu cầu hs đoán đúng số để phép tính đều 
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
Có 10 quả bí, Bác gấu chở đi 4 quả. Hỏi còn lại mấy quả bí?
- 4 đến 5 em nêu bài toán
- Hs phép tính trừ
- Hs lấy 10 trừ 4
- Hs 10 trừ 4 bằng 6
10 - 4 = 6
10- 1 = 9 10- .2.. = 8 10- 3 = .7..
10- .5.. =5 10- 6 = 4 10-.9..= 1
Hs xung phong đoán
bằng 10 
- Gv và cả lớp nhận xét, tuyên dương
 4/ Củng cố - Dặn dò:
 Giáo viên cho học sinh đọc lại bảng trừ trong phạm vi 10.
- Về học bài và làm vở BTT. Xem bài luyện tập.
Thể dục: (Tiết 15) Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản 
 Trò chơi vận động
 I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn một số kĩ năng thể dục rèn luyện tư thế cơ bản đã học. Yêu cầu thực hiện ở mức độ chính xác hơn.
 II/ Địa điểm - Phương tiện:
- Trên sân trường.
 III/ Nội dung và phương pháp:
1/ Phần mở đầu:
- Gv cho cả lớp tập trung ngoài sân, phổ biến nội dung yêu cầu bài học 2 phút.
- Đứng vỗ tay và hát 2 phút
- Giậm chân tại chỗ chạy nhẹ nhàng 40 m: 3 phút
- Vừa đi vừa hít thở sâu: 3 phút
* Trò chơi: Diệt các con vật có hại: 2 phút
2/ Phần cơ bản: 
- Ôn phối hợp 2 lần 2x4 nhịp:6 phút
- Nhịp 1: Đứng đưa chân trái ra sau, 2 tay giơ cao thẳng đứng.
- Nhịp 2: Về tư thế đứng chuẩn bị
- Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau, 2 tay giơ tay thẳng đứng
- Nhịp 4: Về tư thế đứng chuẩn bị
- Ôn phối hợp 2 lần 2x4 nhịp: 6 phút
- Nhịp 1: Đứng đưa chân trái sa ngang, 2 tay chống hông.
- Nhịp 2: Về tư thế hai tây chống hông
- Nhịp 3: Đứng đưa chân phải sang ngang, 2 tay chống hông
- Nhịp 4: Về tư thế đứng chuẩn bị.
* Trò chơi: Chạy tiếp sức: 8 phút.
- Gv nêu lại cách chơi, sau đó cho hs chơi
3/ Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp và hát: 1 phút.
- Gv hệ thống lại bài học: Cho hs tập lại 2 động tác vừa ôn: 2 phút
- Gv nhận xét tiết học: Đa số các em đều chú ý học tập thật đáng khen. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn 1 số em tập chưa đúng 
- Về nhà tập lại các động tác đã học: 1 phút
- Gv cho hs đi từng hàng vào lớp
: Thứ s áu ngày 21 tháng 12 năm 2007
Tập viết:(2tiết) nhà trường , buôn làng, hiền lành.
 đỏ thắm ,mầm non ,chôm chôm
I.Mục tiêu
- Hs viết đúng cấu tạo, hình dáng các con chữ
- Biết nối nét giữa các chữ và cách đắt dấu thanh đúng vị trí.
- Rèn các em viết cẩn thận, ngồi học đúng tư thế.
II.Chuẩn bị:
- GV : Các chữ mẫu.
- HS: Vở tập viết , bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 em viết: con ong, cây thông, vầng trăng, củ gừng.
- Cả lớp viết bảng con: vầng trăng.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
 2- Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài viết và viết mẫu:
- Gv giới thiệu bài viết hôm nay.
- Gv viết mẫu lên bảng lớp.
- Gọi Hs đọc lại bài viết.
- Gv hướng dần viết các từ trên bảng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết chữ.
- Chú ý khi viết phải nối nét giữa các chữ.
- Gv gọi 2 em lên bảng viết , cả lớp quan sát và nhận xét.
b. Hướng dẫn Hs viết vào bảng con:
- Gv cho Hs viết vào bảng con từng từ. Chú ý chữ: nhà viết chữ n nối với chữ h có độ cao là 5 ô li, nối chữ a sát chân chữ h ta được tiếng nhà.
- Gv nhận xét bài Hs viết trong bảng con.
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
c. Hướng dẫn viết vào vở:
- Gv cho Hs mở vở tập viết và viết bài.
- Gv đi từng bàn uốn nắn cách ngồi, để vở của Hs.
- Xong Gv thu vở chấm và nhận xét.
- Tuyên dương những em viết đúng và sạch đẹp.
nhà trường,buôn làng ,hiền lành,đỏ thắm,mầm non ,chôm chôm
- Hs viết vào bảng con.
- Hs chọn bài viết đẹp để tuyên dương.
IV. Củng cố- Dặn dò:
* Trò chơi: Thi viết đúng đẹp.
- Gv cho 3 em ở 3 tổ lên thi viết. Buôn làng đình làng hiền lành
- Gv và cả lớp nhận xét và chấm điểm thi đua.
- Về tập viết ở nhà cho đẹp hơn.
- Xem bài và chuẩn bị bài tiết sau.
Thủ công: Gấp cái quạt (T1)
I. Mục tiêu:: 
-Học sinh biết cách gấp cái quạt
- Gấp được cái quạt bằng giấy
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Quạt giấy mẫu
 1 tờ giấy màu hình chữ nhật
 1 sợi len, bút chì, hồ dán
- HS 1 tờ giấy màu, 1 sợi len, hồ dán, khăn lau
III. Các hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2.Dạy bài mới:
a.Giáo viên hướng dẫn hs quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu quạt mẫu với các nếp gấp đều
- ở giữa có dây buộc và dán hồ
b. Giáo viên hướng dẫn mẫu
- Giáo viên đặt tờ giấy màu lên mặt bàn và gấp
Giáo viên gấp các nếp gấp cách đều
- Khi gấp xong, gấp đôi hình để lấy dấu giữa
Cột gây len ở giữa và phết hồ
- Giáo viên làm động tác phết hồ lên nếp gấp ngoài cùng
*Chú ý: Cột dây trước khi dán
- Gấp đôi dùng ngón tay ép chặt, để hai phần dính sát 
vào nhau
Khi mở ra ta được chiếc quạt
c. Thực hành:
- Giáo viên cho hs lấy giấy trắng ô li và gấp thử
- Giáo viên đi từng bàn uốn nắn và giúp đỡ các em gấp các nếp gấp cách đều
- Xong giáo viên nhận xét bài gấp của các em
IV.Củng cố - Dặn dò: 
- Hãy nêu cách gấp quạt? (Gấp các nếp gấp cách đều đến hết tờ giấy. Xong gấp đôi lại để lấy dấu giữa, buộc sợi len ở giữa, phết hồ dán mặt trong....)
- Về nhà các em tập gấp lại để tiết sau hoàn thành sản phẩm gấp cái quạt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN15~1.doc